Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 18, 2024, 06:34:36 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: BALALAIKA  (Đọc 5583 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Khuatlao76
Khách
« vào lúc: Tháng Bảy 20, 2009, 07:05:28 AM »


Đàn Balalaika(tiếng Nga: балала́йка) là loại đàn hình tam giác với ba dây. Cây đàn này là một trong những nhạc cụ truyền thống của Nga.



1. Cấu Tạo


Một cây đàn Balalaika có cấu tạo gồm phần thùng đàn hình tam giác 3 mặt, phím đàn khá dài và gồm 3 dây đàn: ngày xưa dây đàn Balalaika được làm bằng dây ruột mèo, tuy nhiên ngày nay hầu hết đều được làm từ Nylon. Hai dây trên của đàn Balalaika được chỉnh nốt “La” và hai dây dưới thấp hơn đều được chỉnh nốt “Mi”. (E – E – A) Đàn Balalaika được sử dụng để đệm vào bài hát, hoặc chơi “solo”. Loại đàn này có khá nhiều kích cỡ và thích hợp với nhiều giọng khác nhau: từ những cây ContraBass Balalaika rất lớn đến loại dành cho giọng Soprano(tức picollo Balalaika rất nhỏ).

2. Phân Loại

Nhỏ:  icollo Balalaika(dành cho giọng Soprano – giọng nữ cao)
Vừa:  rima Balalaika và 2 loại Secunda, Alto Balalaika( 2 loại này thích hợp với giọng nam cao)
Lớn: Bass và ContraBass Balalaika:Loại này có một chân đế đặt ở góc để có thể đặt cố định dưới đất mới có thể đánh được. Thường dùng miếng gảy bọc bằng da.

3. Nguồn gốc

Cho đến nay, thật sự về nguồn gốc của loại đàn này vẫn chưa rõ ràng. Đàn Balalaika lần đầu tiên được nói đến trong một tài liệu vào năm 1688. Theo tài liệu này thì ông Savka Fedoov, một công dân của thành phố Arzamas và Ivashka Fedorov, một nông dân trong khi đi ngang qua cổng Yauza của thành phố đã chơi đàn Balalaika. Vì những hành động như thế nên họ đã bị bắt, bị đánh đập và bị cho lưu đày. Nghe có vẻ thật lạ, nhưng theo dòng Lịch Sử Nga thì đúng như vậy.

Sa Hoàng Alexei Mikhailovich, còn gọi là “Người Im Lặng”,trị vì nước Nga vào thế kỷ XVII, đã ban hành đạo luật thu thập và phá hủy tất cả các loại nhạc cụ: trong đó có cả đàn Balalaika. Tất cả những ai làm trái lệnh, hoặc biểu diễn, sử dụng các loại nhạc cụ đều phải bị bắt và đem đi lưu đày tại vùng Ukraine ngày nay.
Đến cuối thế kỷ XVII, đạo luật này đã giảm tác dụng và nền âm nhạc dân gian Nga phát triển hơn bao giờ hết. Trong đó, đàn Balalaika đóng một vai trò quan trọng và trở nên rất phổ biến. Bạn có thể bắt gặp người ta chơi Balalaika ở khắp nơi trên lãnh thổ đất nước Nga rộng lớn.

4. Hình Dạng

Đàn Balalaika có thùng đàn hình tam giác và thật ngẫu nhiên, nó cũng chỉ có đúng 3 dây đàn. Có một số giả thuyết cho rằng điều đó tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi, mặt khác, có một số thời điểm trong lịch sử Nga, việc biểu diễn cũng như chơi đàn Balalaika bị cấm trên toàn lãnh thổ. Nguyên do là vì các Skomorokhi”(những người chơi đàn Balalaika) đều là những người chống lại Nhà Thờ Cơ Đốc và Sa Hoàng. Ngoài ra, nhạc cụ này cũng không được biểu diễn ngay trong các buổi tế lễ ở Nhà Thờ(mặc dù đây là nhạc cụ truyền thống của người Nga).

Ngoài giả thuyết trên, có một giả thuyết khác khả quan hơn được đề cập đến bởi sử gia Nikolai Gogol trong tác phẩm “Dead Souls”(tạm dịch là Những Linh Hồn Đã Chết). Theo đó, đàn Balalaika được một người nông dân làm ra và lấy từ hình dạng của quả bí ngô. Nếu như bạn chia quả bí ngô ra làm tư. Bạn sẽ thấy nó sẽ có hình dáng giống như chiếc đàn Balaika ngày nay.
Cũng còn một giả thuyết khác là: trước triều đại của Sa Hoàng Pie I, các nhạc cụ không được cho phép sử dụng tại Nga. Và vua Pie đã cho ban bố sắc lệnh phổ biến các loại nhạc cụ, tuy nhiên, tại thời điểm đó chỉ có các công nhân ở các xưởng đóng tàu là biết làm nghề mộc. Chính vì thế, hình dáng tam giác của thùng đàn Balalaika cũng giống như mặt trước của một chiếc thuyền vậy nêu như chúng ta đặt đàn theo chiều ngang.

Dàn Nhạc Balalaika

Cuối thế kỷ XIX, một quý tộc Nga, ông Vassily Vassilievich Anreyev đã bắt đầu xây dựng một dàn nhạc trong đó có cả đàn balalaika. Được sự giúp đỡ của nghệ nhân Nalimov, đã phát triển nên nhiều loại đàn balalaika với nhiều kích cỡ và âm sắc đa dạng như ngày nay. Ông cũng đã soạn nhiều tác phẩm dân gian Nga và các giai điệu trong dàn nhạc để phù hợp với đàn Balaika.

Cần phải nói thêm, ông Andreyev còn có công rất lớn trong việc “làm sống lại” hai loại nhạc cụ từ lâu đã bị “thất truyền” ở Nga đó là:

- Đàn Domra, một loại đàn dây với phím đàn dài gồm 3 dây và thùng đàn hình quả dưa. Sau đó ông cũng đã tạo ra đàn Domra với nhiều giọng khác nhau: Alto, tenor(giọng nam cao), prima(giọng nữ cao) và giọng Bass.

Đàn Domra

- Đàn Gusli: một loại đàn với các phím giống như Piano.

Đàn Gusli

Đến cuối cuộc đời mình, ông Andreyev đã tạo nên một dàn hợp xướng với các nhạc cụ: đàn Balalaika, đàn Domras, đàn Gusli, đàn Bayan(một lọai đàn Accordion của Nga), đàn kugikles(một loại sáo), “kèn chăn cừu” Vladimir, đàn garmoshkas(Accordion của Nga) và nhiều loại nhạc cụ gõ khác.
Kế tục sự nghiệp của nhà quý tộc Andreyev, dàn nhạc Balalaika được phát triển hoàn toàn dưới thời Chính Phủ Liên Xô. Rất nhiều tiền bạc, thời gian của chính phủ Xô Viết được đổ vào việc xây dựng cũng như phát triển đàn Balalaika, từ đó, xây dựng nên khá nhiều dàn nhạc, tiêu biểu là dàn nhạc của vùng Osipov. Các nghệ sĩ bậc thầy về Balalaika như Boris Feoktistov và Pavel Necheporenko trở nên nổi tiếng trong và ngoài biên giới Liên Xô. Dàn hợp xướng “Cận Vệ Đỏ” của chính phủ Liên Xô thời ấy không sử dụng Vĩ Cầm, Viôla cũng như Cello mà thay vào đó là rất nhiều loại đàn Balalaika và Domra khác nhau.

Các loại sáo và bộ gõ trong dàn nhạc Balalaika(hay còn gọi là dàn nhạc dân gian Nga)

5. Sự phát triển

Từ đó, đàn Balalaika không chỉ phát triển ở Liên Xô cũng như nước Nga sau này mà còn phổ biến rộng khắp trên thế giới. Thậm chí, năm 1968, trong “Album Trắng”(The White Album) của ban nhạc huyền thoại The Beatles, trong tác phẩm “Back in the USSR”(Quay lại Liên Bang Xô Viết) có một đoạn lời nhạc như sau:

Take me to your daddy’s farm
Let me hear your balalaikas ringing out
Come and keep your comrade warm.
I’m back in the USSR.

(Hãy dẫn chúng tôi đến trang trại của cha bạn
Hãy để chúng tôi nghe tiếng đàn Balalaika rộn vang
Hãy đến và giữ tấm lòng nồng nhiệt của bạn
Tôi sẽ quay lại Liên Bang Xô Viết)

Cũng vậy, vào thập kỷ 1990 ban nhạc Scorpions với bài Hát “Wind of Change” nói đến sự thay đổi của các nước Đông Âu trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh có một đọan lời như sau:

The wind of change
Blows straight into the face of time
Like a stormwind that will ring the freedom bell
For peace of mind --
Let your balalaika sing
What my guitar wants to say...

“Cơn gió của sự đổi thay
Thổi vào gương mặt thời gian
Giống như những cơn bão rồi đây sẽ gióng lên hồi chuông hòa bình
Cho tâm hồn được tự do
Hãy để tiếng đàn Balalaika rộn vang
Là điều mà cây đàn guitar của chúng tôi muốn nói……..”
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 20, 2009, 07:17:04 AM gửi bởi Khuatlao76 » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Hai 19, 2016, 12:17:56 AM »

Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn