Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 18, 2024, 09:54:50 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoàng Phi Hồng  (Đọc 4111 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« vào lúc: Tháng Hai 12, 2011, 07:50:02 PM »

Hoàng Phi Hồng là một võ sư của nền võ thuật Trung Quốc, sinh năm 1847 ở làng Lộc Đan, núi Tây Triều, thuộc phủ Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, mất 1924[1]. Ông còn là một danh y với hiệu thuốc Bảo Chi Lâm. Ông là một anh hùng dân tộc (folk hero) của Trung Hoa, là nhân vật trong nhiều bộ phim.
Xuất thân là con nhà võ. Cha của ông là Hoàng Kỳ Anh, từng theo học Thiếu Lâm Phúc Kiến (Nam Thiếu Lâm) với thiền sư Lục A Thái. Theo cha từ năm 5 tuổi tập võ nghệ, đến khi 13 tuổi, Hoàng Phi Hồng cùng cha đi đến Quảng Châu - Phật Sơn để biểu diễn võ thuật và bán thuốc (thường gọi là "Sơn Đông mãi võ")

Trong thời gian này, Hoàng Phi Hồng đã học thêm nhiều danh sư các môn võ khác nhau, do đó tài nghệ của ông còn lấn lướt hơn cả cha mình. Đương thời có người lớn thách đấu, Hoàng Phi Hồng đã sử dụng côn pháp để chiến thắng, nhờ thế nổi tiếng khắp nơi. Tuyệt chiêu của Hoàng Phi Hồng bao gồm Hổ Hạc Song Hình quyền, Thiết Tuyến quyền, Cung Tự Phục Hổ quyền, Vô Ảnh cước,Tử Mẫu đao,Đơn song hổ trảo,Tứ Lượng Tiêu Long côn,Song phi đà,La Hán bào. Ngón Vô Ảnh cước là do Hoàng Phi Hồng trao đổi với Hồng Đông Huy - bù lại, Hoàng Phi Hồng phải truyền lại cho Huy bài Hổ hạc song hình và công tự phục hổ quyền.

Một trong những điểm đáng chú ý của Hoàng Phi Hồng là tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, người ta nói rằng ông còn học võ của bà vợ cả là một danh thủ thuộc một môn phái khác.

Hoàng Phi Hồng mở hiệu thuốc Bảo Chi Lâm ở đường Nhân An, chuyên bán thảo dược trị thương. Mặc dù là võ sư dân gian nhưng cuộc đời Hoàng Phi Hồng vẫn gắn liền với lịch sử Trung Quốc cận đại, dấu chân của mãnh hổ này đã in lên nhiều nơi. Năm 1885, tướng quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc tấn công quân Pháp ở Việt Nam. Năm sau danh tướng Lưu Vĩnh Phúc được điều động về Phúc Kiến làm tổng binh. Hoàng Phi Hồng được Lưu Vĩnh Phúc chọn làm trưởng ban huấn luyện.

Năm 1895 Chiến tranh Trung-Nhật nổ ra, Hoàng Phi Hồng theo Lưu Vĩnh Phúc đến Đài Loan. Quân nhà Thanh đại bại, triều đình cắt Đài Loan cho Nhật, quân dân Đài Loan khởi nghĩa và phong Hoàng Phi Hồng lên làm "Điện Tiền Tướng Quân" thống lãnh. Sau này Cách mạng Tân Hợi bùng nổ, Lưu Vĩnh Phúc mời Hoàng Phi Hồng làm "giáo luyện dân đoàn tỉnh Quảng Đông".

Hoàng Phi Hồng từng đặt chân đến Hồng Kông, gặp lại môn đồ Lục Chính Cương và được mời đến võ đường của Lục Chính Cương tham quan. Thời gian ở đây do bất bình trước cảnh một người cô thế bị uy hiếp, Hoàng Phi Hồng ra tay can ngăn và bị một đám đông có vũ khí bao vây. Một mình đánh bại cả chục người, Hoàng Phi Hồng trở thành vị cứu tinh của những người bị áp bức. Bị triều đình truy nã, Hoàng Phi Hồng phải chạy trốn. Về sau Lục Chính Cương tìm đến nơi trú ẩn của Hoàng Phi Hồng, kể lại chuyện người phương Tây đem chó berger đến khiêu chiến và nhiều nhà sư bị chó tấn công. Hoàng Phi Hồng đùng đùng nổi giận lập tức đến Hương Giang đập gãy xương sống con chó hung thần ấy. Ngày hôm sau báo chí Hồng Kông chạy tên bài đỏ về tin này và gọi đó là "chí khí người Trung quốc".
Bảo tàng Hoàng Phi Hồng ở Phật Sơn, Quảng Đông

Trở về Quảng Đông, Hoàng Phi Hồng mở thêm một nhà thuốc nữa ở Phật Sơn, trở thành một trong 4 vị thầy thuốc lớn nhất Quảng Đông bấy giờ. Thời gian này ông gặp người vợ thứ 4, đây cũng là lúc ông sống sung túc nhất. Về chuyện tình cảm, ta thường thấy bên cạnh Hoàng Phi Hồng (trong các phim) là dì Mười Ba. Sự thật Hoàng Phi Hồng có 4 người vợ, người vợ cả là một võ sư như đã nói trên. Riêng chuyện gặp người vợ thứ tư đã là một giai thoại thú vị: năm đó Quế Lan 19 tuổi, một lần đi xem vía Phật có Hoàng Phi Hồng trình diễn võ thuật, không biết trời xui đất khiến thế nào mà khi múa bài chĩa ba vũ gia, lại văng chiếc giày vào mặt Quế Lan. Cho là xúc phạm, Quế Lan liền leo lên khán đài tát vào mặt Hoàng Phi Hồng một cái, nói: "một võ sư nổi tiếng như ông không thể phạm sai lầm như thế, đây là chiếc giày nếu là vũ khí thì sao". Kính phục, Hoàng Phi Hồng xin cưới nàng làm vợ.

Ngày 8 tháng 8 năm 1924 thương đoàn Quảng Đông, đoàn tự vệ vũ trang Quảng Đông tổ chức cuộc bạo loạn chống chính quyền Tôn Trung Sơn, đi đến đâu tổ chức này cũng thực hiện hành vi cướp phá. Bảo Chi Lâm cũng bị tổ chức này thiêu rụi, quá tức giận, Hoàng Phi Hồng ngã bệnh rồi qua đời, hưởng thọ 77 tuổi. Thi thể ông được quàn tại Quảng Đông...
 Hoàng Phi Hồng trên phim ảnh

Hoàng Phi Hồng được biết đến nhiều trong lĩnh vực điện ảnh, là nhân vật truyền kỳ đã chinh phục hàng triệu trái tim khán giả qua tài diễn xuất của các bậc thầy võ thuật.

Từ cuối năm 1940 đến nay, Hồng Kông đã thực hiện hàng trăm bộ phim và kịch truyền hình về Hoàng Phi Hồng khiến tên tuổi nhà võ thuật yêu nước này trở nên thân thuộc với mọi tầng lớp khán giả. Sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách, các tác phẩm về Hoàng Phi Hồng được người dân Quảng Đông chào đón nhiệt liệt. Đề tài Hoàng Phi Hồng thực sự trở thành cơn sốt. Cuộc đời Hoàng Phi Hồng cùng với võ công siêu việt và đức độ trong sáng của ông đã thật sự chinh phục những người mê võ thuật thật sự. triệu
Poster phim Thiết hầu (Iron monkey - tựa Việt là Thiếu niên Hoàng Phi Hồng) rất nổi tiếng

Khoảng đầu những năm 1950 ở Hồng Kông, phim ảnh Quảng Đông chiếm lĩnh thị trường. Những phim võ thuật thời đó thường đưa lên màn ảnh những nhân vật huyền bí và những nhà thuật sĩ (một chút gì đó tựa tựa như truyện Liêu trai chí dị, truyện ma quỷ của Bồ Tùng Linh).

Nhưng giữa những năm 1950-1970, chúng ta gặp dấu vết tới hàng trăm phim mà nhân vật chính là một người mang tên Hoàng Phi Hồng. Kịch bản phim này hướng theo triết lý Trung Hoa hơn là theo chiều hướng tượng[cần dẫn nguồn]. Kungfu không còn là tiết mục phụ mà đã trở thành ngay chính nền tảng của kịch bản. Những phim đó biểu diễn đích thực về nhiều thể loại võ thuật, chuyển hóa từ 5 trường phái lớn của miền nam Trung Quốc là Hồng, Lưu, Thái, Lý và Mạc.

Để có bề ngoài thực hơn, những diễn viên đóng vai Hoàng Phi Hồng phải là những võ sư đích thực. Người đầu tiên thủ vai này là Quan Đức Hưng - một diễn viên nhạc kịch Quảng Đông và là bậc thầy trong môn phái võ Bạch Hạc. Ngoài ra ông còn thành công trong nhiều phái võ khác, trong đó có cả Hồng gia phái. Ông đóng vai Hoàng Phi Hồng trong nhiều hồi của loạt phim hiệu quả này. Nhân cách của ông biểu thị đức hạnh của đạo lý Khổng giáo dưới tất cả mọi hình thái; đó là một đứa con tôn trọng quê hương quốc gia, tôn ti trật tự xã hội và gia đình. Những phim võ hiệp đó ca tụng đức khiêm cung, lòng trung thành, ý thức tôn sư trọng đạo và chỉ chiến đấu trong những trường hợp thực sự cần thiết. Quan Đức Hưng đã tạo ấn tượng tốt đẹp cho người xem về người anh hùng này. Một chi tiết ấn tượng của phim là trong một lần nhìn cặp gà chọi đấu nhau, Hoàng Phi Hồng nghĩ ra ngay đến cách giả gà để đối phó với thế trận con rết, sự sáng tạo này được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.
Bộ ba phim Hoàng Phi Hồng của Lý Liên Kiệt

Gần nửa thế kỷ sau, khi mà Quan Đức Hưng đã 92 tuổi, trở thành bậc đàn chú trong lĩnh vực điện ảnh võ thuật thì cơn sốt Hoàng Phi Hồng lại rộn lên lần nữa. Không biết bao nhiêu bộ phim Hoàng Phi Hồng xuất hiện và không biết bao nhiêu tài tử đóng, vậy mà hình ảnh thần tượng này vẫn không phai nhòa mà còn trải rộng ra cả thế giới.

Khán giả gặp lại Hoàng Phi Hồng (khác hẳn với nửa thế kỷ trước) qua Lý Liên Kiệt, vượt xa phim của Quan Đức Hưng ở màu sắc, âm thanh và kỹ xảo. Lý Liên Kiệt kế vị Quan Đức Hưng, trở thành người đi đầu và đóng nhiều phim điện ảnh về Hoàng Phi Hồng nhất, với những chi tiết hài nhẹ nhõm, những pha đấu võ đẹp mắt, những nhân vật hư cấu có võ công cao cường như Quỷ Cước Thất (có người nói Quỷ Cước Thất là nhân vật có thật, tên Lương Khoán với chiêu đá bay bằng chân điển hình), Nha Sát Tô và cả người tình hư cấu dì Mười Ba; bộ phim đã thật sự lôi cuốn người xem, tạo được cơn sốt nóng, đưa Hoàng Phi Hồng trở thành nhân vật truyền kỳ trên màn ảnh lớn khắp Á châu và thế giới - những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống.

Sau thành công của loạt phim Hoàng Phi Hồng do Lý Liên Kiệt đóng, một võ sư quán quân võ thuật Trung Quốc là Triệu Văn Trác được mời vào thay thế. Đây cũng là một vai diễn thành công do Triệu Văn Trác đã biết cách biến hoá những đường Hồng gia quyền trở nên đẹp mắt hơn, diễn xuất với một phong cách khác hơn so với Lý Liên Kiệt, nhưng nhân vật Hoàng Phi Hồng do Triệu Văn Trác đóng vẫn không được số đông khán giả chấp nhận và yêu thích.

Ngoài các phim truyền hình về Hoàng Phi Hồng, một số phim đã khắc họa Hoàng Phi Hồng qua những hình tượng khác, như trong Sư phụ túy quyền (Drunken master), Thiết hầu (Iron monkey)... Những phim này không ngừng tô điểm cho những kỳ tích có thật hoặc giả định về ông, để lại một nhân vật "hoàn hảo" trong lòng khán giả hâm mộ võ thuật...
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Hai 12, 2011, 07:53:04 PM »

 Chuyện người vợ làm rạng danh Hoàng Phi Hồng
10/02/2011 14:57 (GMT +7)
Nói Hoàng sư phụ “thân cư thê”, “ăn nhờ” đường vợ cũng không sai. Hai bà vợ “tả phù, hữu bật” sáng tạo ra Hương Lân khiến Bảo Chi Lâm không có đối thủ cả trên thương trường và võ trường.
Trong đời thực, cũng có một người đàn bà sát cánh và đóng góp lớn vào những thành công của Hoàng Phi Hồng như dì Mười Ba trên phim. Tên của người đàn bà ấy là Quế Lan.

Trong các người vợ của Hoàng Phi Hồng, không có ai là dì Mười Ba. Nhân vật điện ảnh này có lẽ được sáng tạo dựa trên nhân vật Quế Lan, bà là vợ thứ tư của Hoàng sư phụ.

Tạo dựng tên tuổi cho chồng

Bà Quế Lan sinh năm 1892, tại Quảng Châu, sống tròn 90 tuổi (mất năm 1982). Năm 1924, “Hoàng tướng công” đi vào cõi vĩnh hằng, 58 năm liền, bà gái góa Ma Quế Lan chỉ sống với mục đích duy nhất là tạo dựng tên tuổi cho người chồng quá cố để tinh hoa võ thuật của bậc anh hùng này được truyền bá rộng khắp Trung Hoa.

Câu chuyện về tình yêu của họ trong cái thời “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” còn hay hơn bất cứ tác phẩm giàu sức sáng tạo nhất nào của điện ảnh Hongkong. Một lần, trong cuộc diễn võ, chiếc giày của Hoàng sư phụ bị tuột ra và bất ngờ bay vào mặt một cô gái.

Lúc ấy Hoàng đã nổi danh là bậc anh hùng tái thế. Cô gái Quế Lan lúc ấy 19 tuổi đã làm một việc không thể hay hơn khi muốn chiếm được tình yêu của người anh hùng, leo thẳng lên võ đài “xáng” cho người cả Quảng Đông ngưỡng mộ một bạt tai nổ đom đóm mắt cùng câu quát: “Nếu chiếc giày là vũ khí thì sao?”.

Hoàng Phi Hồng không hổ danh là bậc anh hùng cũng làm một việc không thể hay hơn của một kẻ đại trượng phu trong tình huống tương tự: Xin cưới luôn Quế Lan trên võ đài. Rồi suốt 71 năm sau đó, dòng họ Hoàng có được một con người tài đức vẹn toàn chăm lo vun vén.

Khi nghe tôi thán phục về câu chuyện tình yêu này, Lương Kế - anh chàng bán đồ lưu niệm ở Bảo Chi Lâm cho biết thêm rằng, anh bán hàng lưu niệm ở đây là vẫn đang “làm thuê” cho bà Quế Lan. Không chỉ anh này mà mọi nguồn thu tại đây hàng năm vẫn đóng góp đều đặn cho Quỹ Hoàng Phi Hồng do bà Quế Lan lập ra.

Từ nguồn quỹ này đã có một trường giáo dục thể chất mang tên Hoàng Phi Hồng được thành lập tại Hongkong và Hiệp hội Võ thuật Quốc gia Hoàng Phi Hồng cũng được thành lập. Đây là hai tổ chức được bà Quế Lan thành lập sau khi chồng mất.

Bảo Chi Lâm sau sự kiện bi thảm năm 1924 (bị đốt phá, thiêu rụi) đã trở nên tan hoang nhưng bà Quế Lan lại tiếp tục tạo dựng việc buôn bán, sau đó xây dựng lại nguyên trạng cơ ngơi như khi chồng còn sống để Bảo Chi Lâm lúc nào cũng nằm trong 4 hiệu thuốc lớn nhất của Quảng Đông. Tài năng kinh doanh của bà không còn phải bàn cãi nhưng ngay cả võ học của chồng, bà cũng có những đóng góp không nhỏ.

Tuyệt kỹ Hương Lân

Thật ra, không như phim ảnh, cuộc đời Hoàng Phi Hồng không phải là “sớm đấm, chiều đá” mà công việc chính của ông là kinh doanh. Để trở thành một tài chủ lớn của đất Quảng Đông sầm uất, Hoàng sư phụ đã vô cùng vất vả để tạo dựng tên tuổi cho Bảo Chi Lâm.

Tất cả các hiệu thuốc lớn hồi ấy đều là các võ đường và đều có một đội lân do các võ sư hàng đầu biểu diễn, để bán thuốc và thi đấu với nhau nhằm quảng bá thương hiệu.

Nhờ có bà vợ cả của Hoàng sư phụ là một võ sư nên đội lân Bảo Chi Lâm có một tiến bộ khác người - mạnh dạn dùng nữ múa lân, với chiêu thức “Hương Lân quá giang”. Bà Quế Lan cho sắm một bộ đồ múa lân khác lạ:  Đó là một con lân yểu điệu thục nữ, màu sắc trang nhã, khuôn mặt thanh thoát, đáng yêu.

Hương Lân với lợi thế linh hoạt mềm dẻo lại có phục sức và cách múa điệu đàng đã tận dụng tối đa lợi thế của mình trong các cuộc thi tài. Đến tận bây giờ, nhìn tuyệt kỹ “Hương Lân quá giang” được biểu diễn ở Bảo Chi Lâm, tôi vẫn rợn tóc gáy. Hai người đứng trên vai nhau nhảy vọt qua ba cọc gỗ cao 2,5m, ngã xuống thì tan xương. Khi chạm đích, đầu Hương Lân cúi xuống gần sát mặt đất rồi mới mềm mại cất đầu lên.

Nói Hoàng sư phụ “thân cư thê”, “ăn nhờ” đường vợ cũng không sai. Hai bà vợ một cả, một út “tả phù, hữu bật” sáng tạo ra Hương Lân khiến Bảo Chi Lâm không có đối thủ cả trên thương trường và võ trường. Sướng nhất cụ Hoàng!
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn