Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 22, 2024, 02:06:22 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: PHONG THỦY  (Đọc 6524 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hoa lưu ly
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 16



Email
« vào lúc: Tháng Mười 30, 2008, 08:36:46 PM »


Khái niệm về phong thuỷ

Về cơ bản Phong Thuỷ là một bộ môn khoa học về môi trường sống, là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng nên một hệ thống canh tác hiệu quả. Ngoài ra với ý nghĩa sâu xa hơn, Phong Thuỷ còn chứa dựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của các thiên thể mà người Trung Quốc đã nghiên cứu để xác định đường đi của thời gian. Qua nhiều thế kỷ, những lý lẽ diễn dịch này càng phức tạp và được ghi chép lại bằng chữ viết và được lưu truyền đến ngày nay.

Ở Trung Quốc, khoa Phong Thuỷ chi phối toàn bộ cuộc sống nhân sinh. Bằng cách thấu hiểu các khái niệm căn bản về Phong Thuỷ, chúng ta có thể chọn ra các mô hình về thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng đầy ý nghĩa từ chính nền văn hoá của mỗi dân tộc để hỗ trợ cho đời sống tinh thần của dân tộc đó.

Ngày nay về mặt thực hành, Phong Thuỷ cho chúng ta các lời khuyên về cách kiến tạo ra một môi trường sống thoải mái và tích cực. Những yếu tố bất thường trong đời sống hiện đại đang ngày càng gia tăng sức huỷ hoại và vì vậy ngày càng có nhiều người tìm đén các cách sống khác, mong rằng có thể lấy lại thế quân bình cho đời sống cá nhân và những người thân của họ.

Các kiến thức Phong Thuỷ chủ yếu mang đến cho chúng ta cơ hội được sống khoẻ mạnh, hạnh phúc và sung túc vì ý nghĩa căn bản của Phong Thuỷ là giữ gìn và duy trì một cuộc sống hài hoà với môi trường xung quanh ta. Hiểu biết về Phong Thuỷ có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Việc chọn nơi làm văn phòng cũng như các thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Thuật phong thuỷ không những giúp ta biết được vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn mầu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống. Việc thể hiện những lý thuyết của thuật Phong Thuỷ vào cuộc sống chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cụ thể cho chúng ta, cho dù chúng ta chỉ mới hiểu biết sơ qua về chúng.

Khi hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống của mình và bắt đầu có ý thức tích cực thay đổi những nhân tố gây khó chịu cho chúng ta thì cũng đồng thời chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ chính bản thân và vai trò của mình trong bối cảnh rộng lớn hơn.
Logged
Hoa lưu ly
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 16



Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười 30, 2008, 08:37:37 PM »


Chúng ta đã biết hiện có rất nhiều trường phái Phong Thuỷ khác nhau, trong đó phải kể đến các trường phái chủ yếu là Bát Trạch Minh Cảnh, phái Huyền Không, Dương Trạch Tam Yếu và phái Huyền Thuật. Mỗi trường phái có một lý thuyết căn bản và ứng dụng cho bài trí Phong Thuỷ khác nhau. Tuy nhiên, đều căn cứ từ Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên bát Quái làm lý thuyết căn bản nhất để suy ra các vận dụng riêng rẽ cho Phong Thuỷ.

Trong thực tế áp dụng, thật rất khó nhất là cho những người mới bắt đầu nhập môn Phong Thuỷ khi phải lựa chọn một trường phái Phong Thuỷ cho ngôi nhà mà bạn đang xem xét. Vậy nên hiểu, lý giải và ứng dụng thế nào để đảm bảo tính chính xác, tránh mơ hồ dễ gây nên sai lệch khi ứng dụng thuyết Phong Thuỷ ?

Để trả lời câu hỏi đó cần nhắc lại rằng, theo triết học Phương Đông thì tất cả mọi việc trên đời đều lấy nguyên lý Thiên - Địa - Nhân làm chuẩn. Theo nguyên lý này thì con người là sản phẩm điển hình nhất của Thiên - Địa, con người luôn là trung tâm của vũ trụ. Sống trên đời, con người luôn hoà hợp với Thiên, Địa, đó là bản chất của việc cầu lành tránh dữ, đem lại hạnh phúc mà may mắn cho con người. Thiên - Nhân tương hợp thì phúc đến, ngược lại thì mang lại nhiều rủi ro.

Nói một cách khác, con người phải hoà hợp với thiên nhiên, trời đất thì mới trường tồn và hạnh phúc.Các trường phái khác nhau có những căn bản suy luận khác nhau để ứng dụng vào Phong Thuỷ. ta đi cụ thể hơn như sau :

+ Phái Bát Trạch dùng mệnh cung phối với hướng để xác định hoạ phúc. Như vậy, đó là sự xác định Thiên Khí phối hợp với Nhân khí để đem lại sự hoà hợp. Đó là nguyên lý Thiên - Nhân tương hợp.

+ Phái Huyền Không căn cứ sự luân chuyển của các luồng khí trong vũ trụ mà cụ thể là sự vận hành các Phi Tinh trên địa bàn để xác định hoạ phúc chi phối mọi vật trên trái đất. Đó chính là sự nghiên cứu các quy luật vận động vũ trụ, sự phối hợp giữa Thiên Khí và Địa Khí để xác định hoạ phúc. Đó là nguyên lý Thiên - Địa tương phối. Tuy nhiên phái này xem nhẹ ảnh hưởng của Thiên Địa khí đến yếu tố Nhân tức bản thân con người. Xem ra quyền lực của Thiên - Địa có vai trò tuyệt đối lớn.

+ Các phái khác chủ yếu nghiên cứu sự vận hành của Địa Khí (như một số phái Huyền thuật chuyên nghiên cứu các huyệt vị và âm phầm) và một số yếu tố Nhân vận dụng vào cải biến Phong Thuỷ (Dương trạch Tam Yếu).

Tựu trung lại, Phong Thủy cũng như các môn khoa học huyền bí khác đều có đặc điểm dễ học nhưng rất khó tinh tường, dễ sai lệch, đòi hỏi kinh nghiệm rất tốt mới có thể đem khả năng ra giúp đời, giúp người. Nhiều khi sách vở chỉ là căn bản, cần biết vận dụng phối hợp các lý thuyết, các trường phái chi hiệu quả. Có như vậy mới mong ứng dụng Phong Thuỷ được tốt đẹp cho cuộc sống

(Theo Phong thuỷ Việt Nam)
Logged
Hoa lưu ly
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 16



Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười 30, 2008, 08:38:26 PM »



Chúng ta đã biết hiện có rất nhiều trường phái Phong Thuỷ khác nhau, trong đó phải kể đến các trường phái chủ yếu là Bát Trạch Minh Cảnh, phái Huyền Không, Dương Trạch Tam Yếu và phái Huyền Thuật. Mỗi trường phái có một lý thuyết căn bản và ứng dụng cho bài trí Phong Thuỷ khác nhau. Tuy nhiên, đều căn cứ từ Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên bát Quái làm lý thuyết căn bản nhất để suy ra các vận dụng riêng rẽ cho Phong Thuỷ.

Trong thực tế áp dụng, thật rất khó nhất là cho những người mới bắt đầu nhập môn Phong Thuỷ khi phải lựa chọn một trường phái Phong Thuỷ cho ngôi nhà mà bạn đang xem xét. Vậy nên hiểu, lý giải và ứng dụng thế nào để đảm bảo tính chính xác, tránh mơ hồ dễ gây nên sai lệch khi ứng dụng thuyết Phong Thuỷ ?

Để trả lời câu hỏi đó cần nhắc lại rằng, theo triết học Phương Đông thì tất cả mọi việc trên đời đều lấy nguyên lý Thiên - Địa - Nhân làm chuẩn. Theo nguyên lý này thì con người là sản phẩm điển hình nhất của Thiên - Địa, con người luôn là trung tâm của vũ trụ. Sống trên đời, con người luôn hoà hợp với Thiên, Địa, đó là bản chất của việc cầu lành tránh dữ, đem lại hạnh phúc mà may mắn cho con người. Thiên - Nhân tương hợp thì phúc đến, ngược lại thì mang lại nhiều rủi ro.

Nói một cách khác, con người phải hoà hợp với thiên nhiên, trời đất thì mới trường tồn và hạnh phúc.Các trường phái khác nhau có những căn bản suy luận khác nhau để ứng dụng vào Phong Thuỷ. ta đi cụ thể hơn như sau :

+ Phái Bát Trạch dùng mệnh cung phối với hướng để xác định hoạ phúc. Như vậy, đó là sự xác định Thiên Khí phối hợp với Nhân khí để đem lại sự hoà hợp. Đó là nguyên lý Thiên - Nhân tương hợp.

+ Phái Huyền Không căn cứ sự luân chuyển của các luồng khí trong vũ trụ mà cụ thể là sự vận hành các Phi Tinh trên địa bàn để xác định hoạ phúc chi phối mọi vật trên trái đất. Đó chính là sự nghiên cứu các quy luật vận động vũ trụ, sự phối hợp giữa Thiên Khí và Địa Khí để xác định hoạ phúc. Đó là nguyên lý Thiên - Địa tương phối. Tuy nhiên phái này xem nhẹ ảnh hưởng của Thiên Địa khí đến yếu tố Nhân tức bản thân con người. Xem ra quyền lực của Thiên - Địa có vai trò tuyệt đối lớn.

+ Các phái khác chủ yếu nghiên cứu sự vận hành của Địa Khí (như một số phái Huyền thuật chuyên nghiên cứu các huyệt vị và âm phầm) và một số yếu tố Nhân vận dụng vào cải biến Phong Thuỷ (Dương trạch Tam Yếu).

Tựu trung lại, Phong Thủy cũng như các môn khoa học huyền bí khác đều có đặc điểm dễ học nhưng rất khó tinh tường, dễ sai lệch, đòi hỏi kinh nghiệm rất tốt mới có thể đem khả năng ra giúp đời, giúp người. Nhiều khi sách vở chỉ là căn bản, cần biết vận dụng phối hợp các lý thuyết, các trường phái chi hiệu quả. Có như vậy mới mong ứng dụng Phong Thuỷ được tốt đẹp cho cuộc sống

(Theo Phong thuỷ Việt Nam)
Logged
Hoa lưu ly
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 16



Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Mười 30, 2008, 08:39:14 PM »


Trong việc vận dụng lý thuyết của Phong Thuỷ vào thiết kế và bài trí nhà ở, văn phòng, cơ sở kinh doanh đặc biệt là bài trí nội thất, việc quan trọng nhất là hoá giải những cấm kỵ Phong Thuỷ phạm phải, tăng cường những nhân tố tốt theo đúng Phong Thuỷ để cải biến Trạch Vận nhà ở, đem lại điều may mắn.

Người xem phải biết vận dụng lý thuyết sao cho phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, từng gia đình,phù hợp với lối sống cũng như điều kiện kinh tế. Trong điều kiện đô thị hiện đại, nhà nhà san sát nhau và được xây dựng bê tông kiên cố, việc sửa chữa là vô cùng tốn kém và khó khăn.

Chính vì vậy, xây dựng lại một phần hoặc toàn bộ căn nhà là điều khó có thể thực hiện được. Nhưng thuật Phong Thủy kỳ diệu ở chỗ, chỉ cần biết cách phán đoán hợp lý và vận dụng những pháp khí rất nhỏ cũng có thể cải biến khí của toàn bộ căn nhà, hoá giải được hung khí một cách rất hiệu quả vượt ra ngoài những suy nghĩ thông thường. Một bình nước nhỏ cũng đủ để hoá giải luồng sát khí lớn.

Khí là vô hình nhưng lại rất thực tế và gần gũi xung quanh ta. Bản chất của khí chính là các nguồn năng lượng, năng lượng chính là khởi nguồn của vũ trụ và vạn vật. Năng lượng biến đổi từ dạng này sang dạng khác với thiên hình vạn trạng. Khí tụ lại thì thành hình, tán ra thì lại trở về khí. Sử dụng các pháp khí như tượng, thuỷ tinh, kim loại,… có tác dụng ngăn cản, chuyển hướng, hoá giải bản chất, biến đổi trạng thái của khí, cải biến được năng lượng và do đó thay đổi được sự tác động của môi trường địa lý thiên nhiên đến con người.

Thực tế, những công trình nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, xung quanh mỗi vật thể, và cả con người cũng có những trường điện từ luôn luôn phát xạ với những tần số và cường độ khác nhau. Sự tương tác lẫn nhau giữa môi trường thiên nhiên với con người cũng chính là sự tương tác của các trường điện từ, điện sinh học trên cơ thể. Một quả cầu thuỷ tinh rất nhỏ đặt ở một vị trí sẽ có tác dụng thay đổi trường điện từ xung quanh nó. Những thí nghiệm hiện đại cũng cho thấy thuỷ tinh, thạch anh có tác dụng thay đổi dòng điện từ trường đi qua nó. Hoặc một tượng kim loại đặt tại một vị trí cũng có tác dụng dẫn điện và phát xạ ra những xung điện từ khi bị những luồng điện từ khác hướng đến, chính vì thế nó có tác dụng cải biến năng lượng, thay đổi vận khí tại vị trí ấy.

Sử dụng pháp khí Phong Thuỷ là phương pháp chủ yếu để bài trí, cải biến, hoá giải hung khí và tăng cường cát khí đem lại may mắn cho ngôi nhà. Nhưng quan trọng hơn cả là việc sử dụng pháp khí phải được thực hiện đúng theo lý luận của thuật Phong Thuỷ, không được sử dụng bừa bãi, phải tham khảo ý kiến các thầy chuyên môn. Mặt khác, về mặt Âm Dương, Ngũ Hành của các pháp khí cần quán xét cẩn thận đúng theo học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành thì pháp khí mới phát huy tác dụng tối đa. Ví dụ một tượng Quan Công bằng Đồng tức thuộc Kim có tác dụng chế hoá khác với một tượng Quan Công bằng gỗ thuộc Mộc và có cách thức sử dụng khác nhau.

Các pháp khí trước khi sử dụng phải được thẩm định chất lượng và vật liệu, phải được tẩy trần, khai quang và hấp thu đầy đủ các khí âm dương, có như thế mới phát huy được tác dụng một cách mạnh mẽ và đầy đủ, nếu không chỉ là vật bình thường và tác dụng không đáng kể. Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, năng lượng nội tại của pháp khí sẽ bị hao tán dần và mất đi tác dụng. Sau một thời gian sử dụng cần thay thế bằng pháp khí mới, ví dụ một chuông gió treo cửa nên tiến hành thay chuông gió mới vào mỗi năm để có tác dụng hiệu quả.

(Theo Phong thuỷ Việt Nam)
Logged
Hoa lưu ly
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 16



Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Mười 30, 2008, 08:41:28 PM »


Lỗ Ban tương truyền là ông tổ của nghề mộc đã được hoá thân thành Thánh đã phát minh ra cây thước Lỗ Ban. Cây thước Lỗ Ban có rất nhiều thuyết khác nhau liên quan đến xuất xứ của nó. Chỉ biết rằng trong Phong Thuỷ thì nó được ứng dụng để đo chiều dài trong thiết kế nhà cửa và âm phần.

Hiện nay người ta thường sử dụng loại thước Lỗ Ban dài 43cm chia thành 8 cung bằng nhau.

Đo chiều dài của nhà cửa, vật dụng mà rơi vào các cung Tài, Ly, Nghĩa, Bổn là tốt, các cung khác là xấu.
Ngoài ra còn một loại khác dài 51cm chia thành 8 cung.

Nhìn chung có thể sử dụng một trong hai loại trên để đo đạc và tính toán. Nếu cẩn thận có thể sử dụng cả hai loại thước trên.

Về tính khoa học của thước Lỗ Ban hiện có rất nhiều cách giải thích khác nhau, có thuyết cho rằng đó là sự trải dài của Bát Quái và việc sử dụng thước tuân theo Bát Quái và Ngũ Hành. Song theo khoa học thì ngay cả trong lòng đất cũng tồn tại những dao động với những tần số khác nhau, nhất là những dao động âm trong lòng đất vồn liên tục tồn tại. Vì vậy, nếu kích thước của nhà ở và các yếu tố trùng với bước sóng thì dễ gây ra cộng hưởng và làm giảm sự bền vững. Có thể, cây thước Lỗ Ban là sản phẩm của sự đúc kết kinh nghiệm trong xây dựng để tránh những sự cộng hưởng hoặc phần bụng sóng dao động mạnh, giảm thiểu được rủi ro, tăng tuổi thọ cho nhà ở và vật dụng.

Logged
Hoa lưu ly
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 16



Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Mười 30, 2008, 08:42:54 PM »



Phong Thuỷ là môn khoa học tổng hợp của các môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết khác như vật lý địa cầu, thuỷ văn địa chất, vũ trụ tinh thể học, khí tượng học, môi trường học và kiến trúc.

Người vận dụng phải có kiến thức tổng hợp, biết xem xét thiên nhiên môi trường, cải tạo nó thành môi trường tối ưu cho con người sinh sống để phát triển tốt đẹp. Đích cuối cùng của Phong Thuỷ phải là Thiên - Nhân - Địa hợp nhất, con người đạt đến cái đích thấu hiểu những quy luật của trời đất và sống hoà hợp với những quy luật ấy. Từ trước đến nay những quy luật của thiên nhiên, của trời đất vũ trụ vẫn vô tư tồn tại, chỉ có con người duy ý chí mới cho rằng mình sống không cần phụ thuộc vào nó nên vô tình đã phạm phải những điều gây tai hoạ cho chính bản thân con người.

Ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp cải biến vận mệnh khác :

Làm việc thiện : Có câu “một việc thiện giải trăm việc ác”. Theo quan điểm của Đạo Phật, tích đức hành thiện sẽ thay đổi nghiệp quả ác từ đời trước, tạo nên những nghiệp thiện và nếu làm nhiều có thể báo ứng ngay hiện tại góp phần cải thiện vận mệnh. Các việc thiện có rất nhiều như giúp người khó khăn, chữa bệnh, làm đường xá cầu cống, ủng hộ thiên tai, hiến máu nhân đạo,…Thực tế cho thấy hạnh phúc lớn lao của con người chỉ đạt được khi mà hạnh phúc ấy được chia sẽ với những thành viên khác trong cộng đồng.

Đổi danh tính : Danh tính có vai trò rất quan trọng bởi đó là nhân tố thường xuyên tác động đến bản mệnh. Cái tên gọi mỗi ngày sẽ có tác dụng to lớn đến quá trình cải tạo vận mệnh.Vì vậy khoa tính danh học đã phát triển, sử dụng Âm Dương, Ngũ Hành bổ trợ cho vận mệnh. Để biết mệnh của mình thiếu Hành gì phải dùng môn Bát Tự để xem xét, sau đó đặt lại tên để bổ cứu.

Y phục và đồ vật đi kèm : Trên cơ sở xem xét bản mệnh thiếu loại ngũ hành gì có thể sử dụng loại màu sắc quần áo, trang phục, xe cộ,… để có Ngũ Hành phù hợp bổ trợ cho chỗ thiếu của mệnh. Ví dụ, mệnh thiếu hành Hoả có thể dùng quần áo nhiều màu hồng, đỏ, xe cũng nên dùng màu đỏ sẽ bổ cứu cho mệnh tốt hơn. Các dụng cụ đồ vật đi kèm cũng nên dùng Ngũ Hành phù hợp, như mệnh cần hành Kim nên dùng nhiều đồ trang sức kim loại, vàng bạc. Mệnh cần hành Thổ nên dùng nhiều loại đá quý, ngọc.

Sử dụng phương hướng phù hợp : Căn cứ Ngũ Hành của bản mệnh, xem xét bản mệnh hợp với phương vị nào thì nên sinh sống lập nghiệp ở phương vị đó sẽ tốt hơn là sinh sống lập nghiệp ở phương vị không phù hợp. Ví dụ, mệnh cần hành Hoả thì nên sinh sống ở phương Nam, ở nhà hướng Nam, văn phòng hướng Nam. Mệnh cần hành Kim thì nên sinh sống ở phương Tây, ở nhà hướng Tây, văn phòng hướng Tây.

Sử dụng các con số phù hợp : Ngũ Hành của bản mệnh cần bổ cứu hành gì thì sử dụng các con số phù hợp để bổ trợ. Các con số thường sử dụng như số nhà, số điện thoại, biển số xe,…Đại diện ngũ hành của các con số như sau : Số 1,2 thuộc Mộc, số 3-4 thuộc Hoả, số 5-6 thuộc Thổ, số 7,8 thuộc Kim, số 9,0 thuộc Thủy.

Chọn nghề nghiệp phù hợp : Căn cứ ngũ hành cần thiết cho bản mệnh mà chọn nghề nghiệp cho phù hợp,. Như mệnh cần hành Thổ nên làm về những ngành nghề thuộc Thổ như sản xuất nông nghiệp, kiến trúc, xây dựng, bất động sản.

Chọn vợ chồng và bạn bè, đối tác làm ăn phù hợp : Nên chọn những người có Ngũ Hành bản mệnh phù hợp và bổ trợ tốt cho ngũ hành của bản thân mình. Đặc biệt là người vợ, chồng chung sống suốt đời có vai trò vô cùng quan trọng, vì thế cần phải chọn lựa cẩn thận trước khi tiến đến hôn nhân. Các phương pháp trên sẽ được khảo luận cụ thể ở các mục tương ứng.

(Theo Phong thuỷ Việt Nam)
Logged
Hoa lưu ly
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 16



Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Mười 30, 2008, 08:44:18 PM »


Ý nghĩa của Bát cung trong Phong Thủy

- Cung Sinh khí (Seng Qi): (Thuộc sao Tham Lang, rất tốt) chủ việc vượng tốt cho con nguời, có lợi cho con trai, lợi cho danh tiếng, tạo ra sức sống dồi dào cho con người, tính dục mạnh mẽ. Nếu sinh khí ở khu vệ sinh, phòng kho ,… thì hay mất vặt, thất nghiệp, đẻ non, nhiều bệnh tật.

- Cung Thiên y (Tian Yi): (Thuộc sao Cự Môn, rất tốt) Chủ về sức khỏe tốt, lợi cho phụ nữ, vượng tài lộc, tiêu trừ bệnh, tâm tình ổn định, có giấc ngủ ngon, thường có quý nhân phù trợ, luôn đổi mới. Nếu Thiên y ở khu vệ sinh, phòng kho ,… thì mắc bệnh kinh niên, chứng ung thư.

- Cung Diên niên (Yan Nian): (Thuộc sao Vũ Khúc, tốt) Đây là cung hoà thuận, tốt cho sự nghiệp và ngoại giao, với các mối quan hệ khác, vợ chồng hoà thuận, tuổi thọ tăng thêm, bớt kẻ địch, tính hoà dịu, với nữ giới có bạn đời tốt. Nếu Diên niên ở khu vệ sinh, phòng kho ,… thì hay cãi vã thị phi, nhà cửa không yên ổn.

- Cung Phục vị (Fu Wei): (Thuộc sao Tả Phù, tốt) Đây là cung bình yên, trấn tĩnh. có lợi để bàn thờ. Vững cho chủ nhà, tình duyên nam nữ gắn bó, khả năng tài chính tốt, quan hệ cha mẹ vợ con tốt nhưng tình dục giảm sút. Nếu Phục vị ở khu vệ sinh, phòng kho …. thì gia chủ nóng nảy, luôn cảm thấy bất yên.

- Cung Tuyệt mệnh (Jue Ming): (Thuộc sao Phá Quân, rất xấu) ở vào cung Tuyệt mệnh là khu vệ sinh, phòng kho thì chủ nhà có sức khoẻ tốt, tuổi thọ tăng thêm, duyên phận con cái tốt, có tài vận. Nếu cung Tuyệt mệnh vào vị trí tốt : chủ nhân bị bệnh khó chữa, mổ xẻ, đụng xe, mất trộm, trong người cảm thấy không yên ổn, mọi việc tính toán quá đáng, buồn phiền, đau khổ, u sầu, ít nói, ức chế tâm thần, duyên phận con cái bạc bẽo.

- Cung Ngũ quỷ (Wu Gui): (Thuộc sao Liêm Trinh, xấu) Nếu Cung Ngũ quỷ là khu vệ sinh, kho thì có thể biến xấu thành tốt. Nếu cung Ngũ Quỷ là vị trí tốt ( cửa ra vào, phòng ngủ, bếp ) thì các sự việc lôi thôi vô cớ ập đến, người nhà mổ xẻ ung thư, tai tiếng thị phi, mất trộm, phá sản, hoả hoạn.

- Cung Lục sát (Liu Sha): (Thuộc sao Lộc Tốn, xấu) Nếu Cung Lục sát là khu vệ sinh, kho thì người trong nhà có suy nghĩ đúng đắn, có số đào hoa và lợi cho đuờng tình duyên. Nếu cung Lục sát là vị trí tốt ( cửa ra vào, phòng ngủ, bếp ) thì tình duyên trắc trở, vợ chồng thường cãi nhau, sự nghiệp không tốt. Riêng với nam giới thi không lo làm ăn, hay rượu chè cờ bạc.

- Cung Hoạ hại (Huo Hai): (Thuộc sao Lộc Tốn, xấu) Nếu Cung Hoạ hại là khu vệ sinh, kho thì người trong nhà được yên ổn, hoà thuận, sức khoẻ tốt, không xảy ra quan sự. Nếu cung Hoạ hại là vị trí tốt ( cửa ra vào, phòng ngủ, bếp ) thì người nhà bị chia rẽ, quan tai, mệt mỏi vì những việc vụn vặt, hay thưa kiện với người ngoài, thất tài…
Logged
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Bảy 01, 2010, 11:17:03 AM »

Thăng Long lược

 

Phong Thủy kí

 

Gọi là long mạch được chia ra thân (can long), cành (chi long), nhánh (cước long), ngoặt (bàng long)… Lớn thì gọi là đại can long, đại chi long, nhỏ thì gọi là tiểu can long, tiểu chi long… Long mạch được tạo nên do sự vận hành của Âm Dương, Thiên Địa, Ngũ hành, Can Chi, bát Quái… con người chỉ có thể vận dụng, không can thiệp vào được, cho dù có sử dụng hàng vạn tấn TNT hay thậm chí bom nguyên tử… Đó chính là một bộ nhớ vĩ đại, ghi chép những chu kì lặp lại của Không – Thời gian trong tổng thể cái gọi là quá khứ, vị lai… của vũ trụ. Sách “Địa giải Huyền thư” nêu rằng nằm trên đại can long thì có thể hình thành kinh sư (nơi đóng đô), chi long có thể lập nên thành, phủ, đô thị (tỉnh), cước long có thể lập nên trấn, xứ (huyện, xã)… Có long mạch, lại phải có ít nhất một đại can long hình thế khúc chiết, vững vàng thì mới được coi là đất đế vương. Đó là một trong những yếu tố tiên quyết để có thể lập quốc, hình thành một quốc gia. Trung Quốc rộng lớn có ba đại can long, hình thành bởi ba con sông là Trường Giang, Hoàng Hà và Áp Lục Giang. Nước ta cũng có một số đại can long. Trong đó sông Hồng chính là một trong những ranh giới giữa hai đại can long nước Việt từ xưa tới nay vậy.

Khoa học về long mạch xem xét sự vận hành của khí tương quan với địa hình, phương vị, các chòm sao… nên xem Trời là tĩnh mà Đất thì động. Đó là một kiệt tác quan sát của người xưa. Chỉ riêng một môn này thôi, cũng đủ thấy trí tuệ phương Đông xưa vĩ đại đến nhường nào. Long mạch tạo nên sự vận hành của “khí”. Có chỗ bế (tắc), chỗ khai (mở), có nơi phát tán, có nơi ngưng tụ, có khi hung, khi cát… biến ảo tuỳ thời. Tất cả đều không thể xem thường. Đời Nguyên có Liêu Kim Tinh vốn là người nghèo rách, tầm thường. Nhờ học được sách phong thuỷ của Ngô Cảnh Loan đời Tống mà tìm được một nơi đắc địa, có thể phất lên nhanh chóng. Song chỗ đất ấy nếu ở quá hai mươi năm mà không tu tạo thì sẽ bị tuyệt tự. Liêu Công bèn dọn nhà đến đó ở. Quả nhiên vài năm sau trở thành một phú hộ giàu có nhất vùng, tiếng tăm vang dội thiên hạ. Bấy giờ, trong nước có họ Trương là một bậc quyền thế nghe tiếng liền đón Liêu về để nhờ xem đất. Trong vòng hơn chục năm, Liêu tìm cho họ Trương được bẩy mươi tư chỗ đất có kết huyệt tốt. Vậy mà họ Trương vẫn chưa thỏa lòng tham. Đến khi thấy thời hạn hai mươi năm gần hết, Liêu ngỏ ý xin về để tu tạo mồ mả thì họ Trương cố giữ lại thêm mấy năm nữa. Kết quả khi Liêu trở về nhà thì con cháu đã bị nạn chết sạch, chỉ còn bà vợ già và đứa cháu ngoại. Liêu Công từ đó đau buồn, sinh bệnh rồi mấy năm sau cũng mất nốt. Chuyện từ xưa mà buồn đến tận bây giờ.

Cách đây xấp xỉ một nghìn năm, Lý Công Uẩn, ông vua khai sáng triều Lý đã nhìn thấy ở thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (Cao Biền) nằm trên đại can long sông Hồng là một nơi có long mạch lý tưởng: “Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời…” (Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn). Càng đắc địa hơn vì trước khi chảy đến đất này, sông Hồng đã bao lần ngoằn ngoèo, uốn khúc để thải bớt khí hung. Đến đây vừa đủ để lập nên một vùng cát địa, có long mạch đạt tầm cỡ thượng đô kinh sư. Thế mà trước khi chảy ra với biển, dòng sông vẫn còn muốn ngoái lại, lưu luyến như tiếc nuối điều gì… Rồi cũng từ đại can long Hồng Hà vĩ đại ấy, tỏa ra các chi long, cước long… vây bọc, tạo nên bức gấm thêu giữa một vùng trời nước.

Cũng cần phải nói rằng Thăng Long (thành Đại La cũ) là một vùng đất ngưỡng diện (ngửa mặt lên trời), sách xưa gọi là thế Dương lai Âm thụ (khí dương phủ xuống, khí âm ngẩng lên đón). Đất này nhược (mềm mỏng), khí ngưng kết ở bên trên mà tiêu tán ở bên dưới. Địa huyệt kết ở nơi cao nhất, chính là khu vực có tên gọi núi Nùng ngày trước. Long mạch này không nộn (non), song cũng chưa phải lão (già), tuy “cát” đấy nhưng chưa hẳn đã hết khí “hung”. Thăng Long ngược lại với nơi Lý Công Uẩn lên ngôi là kinh đô Hoa Lư trước đó. Nơi ấy có long mạch gọi là thế Âm lai Dương thụ. Đó là thế đất cường (cương mãnh), khí tiêu tán ở bên trên mà ngưng tụ ở bên dưới. Thiên huyệt kết ở chỗ thấp nhất. Long mạch Hoa Lư lợi cho phòng thủ, chiến tranh, có thể lập nghiệp đấy nhưng phúc trạch không dài. Ba triều vua trước (Ngô, Đinh, Tiền Lê), mặc dù triều nào cũng có võ công hiển hách. Nhưng không triều nào dài quá ba chục năm. Liệu đó có phải là lý do chính để Lý Thái Tổ, vị vua có tầm nhìn xa trông rộng phải tìm đến Thăng Long? Và long mạch của chốn này quả đã không phụ lòng vị vua ấy khi mà nhà Lý dời đô thì lập tức tồn tại hơn hai trăm năm. Không những thế, các triều đại sau (Trần, Hậu Lê…), vẫn đóng đô trên đất ấy cũng được hưởng phúc, kéo dài không kém. Tuy nhiên, khác với Hoa Lư, Thăng Long là nơi trống trải bốn mặt, giặc có thể xâm lấn bất cứ chỗ nào. Lịch sử từng chứng kiến Thăng Long bao lần bị tàn phá, vua quan phải bồng bế nhau chạy ra ngoài. Kể cả người Chiêm Thành, bao nhiêu đời bị coi là nhược tiểu, vậy mà cũng mấy phen đem quân ra cướp phá tận Kinh sư.

Long mạch để phúc trạch cho con người không phải là không có điều kiện, càng không phải thiên thu. Câu chuyện của Liêu Công trên đây là một ví dụ. Phải là người có đức mới ở được chốn đất thiêng. Đức càng kiên cố thì vận càng dài, đến khi nào đức cạn thì vận cũng tuyệt theo. Thăng Long chính là một nơi như thế. Hình như có một “giới hạn” đã định sẵn cho những “nhà” nào ngự trên long mạch ấy. Xin mạn phép có một cuộc đại thể đối với những triều đại từng định đô ở chốn này như sau:

Hoàng Đế Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Việc đầu tiên, đáng lẽ phải lập tông miếu, xã tắc… thì Ngài lại cho dựng tám ngôi chùa tại phủ Thiên Đức (trước là châu Cổ Pháp thuộc Bắc Giang) – quê Ngài. Các nhà chép sử đời sau sở dĩ đem điều đó ra trách Ngài vì hình như không hiểu được thâm ý của Ngài. Tại sao Ngài lại dựng đúng tám ngôi chùa? Có phải Ngài muốn chuẩn bị sẵn chốn về cho vong linh mình và con cháu sau này? Nghĩa là Ngài đã biết trước và hiểu rõ những bí mật về long mạch của đất Kinh Sư mới mà Ngài vừa chọn? Con số tám huyền bí ấy về sau như là cái giới hạn khó vượt qua đối với tất cả những chủ nhân của long mạch ấy. Nhà Lý do Ngài lập nên ngự trên đất Thăng Long hơn hai trăm năm (1010-1225). Tính từ Ngài (Lý Thái Tổ) đến Lý Huệ Tông, quả vừa đúng tám đời thì đức suy, cũng là lúc vận tuyệt, vạ từ trong nhà sinh ra, cơ nghiệp lọt hết vào tay người khác.

Nhà Trần giành cơ nghiệp từ tay nhà Lý, tồn tại được hơn một trăm bẩy mươi năm (1226-1399). Làm chủ Thăng Long bao gồm mười hai vị vua. Nhưng nếu tính từ đời thứ nhất là Thái Tông (Trần Cảnh) đến đời cuối cùng là Thiếu Đế (Trần An), thì thực chất cũng vừa đúng tám đời. Bởi có tới bốn vị vua là Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và Duệ Tông đều cùng đời thứ sáu (cùng là con Trần Minh Tông), hai vị: Phế Đế (con Duệ Tông) và Thuận Tông (con Nghệ Tông) là con chú con bác, đều cùng đời thứ bẩy. Cuối cùng, Thiếu Đế (con Thuận Tông) là đời thứ tám. Để cho rõ, xin hình dung theo sơ đồ sau:

Đời thứ nhất:…………………………………..Trần Thái Tông

Đời thứ hai:…………………………………….Trần Thánh Tông

Đời thứ ba:……………………………………..Trần Nhân Tông

Đời thứ tư:………………………………………Trần Anh Tông

Đời thứ năm:…………………………………..Trần Minh Tông

Đời thứ sáu:…Trần Hiến Tông – Trần Dụ Tông – Trần Nghệ Tông – Trần Duệ Tông

Đời thứ bẩy:………………………….Phế Đế – Trần Thuận Tông

Đời thứ tám:……………………………………Thiếu Đế.

Nếu tính theo đời vua thì từ Trần Thái Tông đến Trần Nghệ Tông – đúng vị vua thứ tám thì hết phúc, bấy giờ đức đã nghiêng ngả lắm rồi. Mấy đời sau thực chất chỉ còn hư danh, bởi thời vận đã đến hồi kết thúc, cơ đồ xuống dốc không phanh. Rốt cuộc vạ cũng từ trong nhà sinh ra, con cháu bị giết, cơ nghiệp về tay kẻ ngoại thích là Hồ Quý Ly.

Hai vị vua thời Hậu Trần (Giản Định Đế và Trùng Quang Đế) chẳng qua chỉ là vớt vát, vả lại cũng đã lưu lạc ra khỏi kinh thành, không còn liên quan đến long mạch Thăng Long nữa rồi.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Bảy 01, 2010, 11:17:20 AM »


Hồ Quý Ly cướp được ngôi nhà Trần nhưng phúc ngắn, đức mỏng, chỉ giữ được trong khoảng tám năm (1400-1407), cuối cùng cả hai cha con lẫn triều thần đều bị quân Minh bắt.

Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, lập nên triều đại Hậu Lê (Lê Sơ). Triều Hậu Lê làm chủ nhân của Thăng Long chín mươi chín năm (1428-1527), bao gồm mười vị vua. Song tính theo đời thì chỉ có bẩy đời. Đó là một triều đại hiển hách nhưng đầu voi đuôi chuột (các vua càng về sau càng ngắn ngủi, chết non, chính sự càng ngày càng nát). Trong đó có ba vị là Túc Tông, Uy Mục Đế, Tương Dực Đế cùng đời thứ sáu, hai vị cuối cùng là Chiêu Tông và Cung Hoàng cùng đời thứ bẩy. Cả hai vị này (Chiêu Tông và Cung Hoàng) đều bị giết bởi Mạc Đăng Dung. Tại sao trước đó, Lý Công Uẩn (triều Lý), Trần Cảnh (triều Trần) và con cháu của hai vị ấy đều được ngự trên đất này tám đời, mà đến lượt Lê Lợi (triều Lê Sơ) thì con cháu chỉ được hưởng mệnh đế vương đến đời thử bẩy? Giật mình nhớ lại lời nguyền trước khi bị giết ở thành Cổ Lộng của Trần Cảo, vị vua do chính Lê Lợi lập nên và cũng do chính Lê Lợi sai người giết. Có phải con cháu Lê Lợi đã phải trả nợ bớt một đời (đế vương) cho Trần Cảo?

Lại nghe một cuốn gia phả có đưa ra một giả thuyết khác. Rằng Lê Lợi và con cháu không phải đã trả nợ cho Trần Cảo, mà là trả cho Lê Lai, người đã liều mình cứu Chúa (là Lê Lợi). Lê Lai về sau lại bị chính Lê Lợi giết tại chân thành Đông Quan (Thăng Long), đơn giản vì (Lê Lợi) không thể (và không muốn) thực hiện lời hứa chia đôi thiên hạ ngày trước(?). Gia phả ấy còn chép rằng khi giết Lê Lai, chính Lê Lợi đã tự làm giảm mất một đời (là đế vương) của con cháu mình. Nếu vậy thì đời còn thiếu kia của triều Lê Sơ trên long mạch Thăng Long, phải chăng đã được tính vào Lê Lai, kẻ bị giết oan vì (trót) có công lớn (là cứu Chúa) ấy? Tính vào chỗ nào? Lê Lợi có thể quên, các nhà chép sử (thời Lê) có thể quên. Nhưng nhân dân thì không quên điều ấy. Dân gian có câu: “hai mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” nói về ngày giỗ của hai vị. Dù thế nào đi nữa, thì nếu không có Lê Lai, sẽ không có Lê Lợi. Cho nên Lê Lai phải được hưởng cúng trước, giỗ trước, tương đương với việc xem Lê Lai là… đời trước của Lê Lợi. Nghĩa là long mạch đã tính cho triều Lê Sơ phải bắt đầu từ Lê Lai (rồi mới đến Lê Lợi…). Thế là trước sau vẫn đủ… tám đời. Nếu quả như vậy thì cái long mạch kia xem ra vừa nghiêm khắc, lại vừa… công bằng. Từ đó cũng xin tạm đưa ra sơ đồ sau đối với triều Lê Sơ:

Đời thứ nhất:…………………………………..Trần Cảo (hoặc Lê Lai)??

Đời thứ hai:……………………………………..Lê Thái Tổ

Đời thứ ba:………………………………………Lê Thái Tông

Đời thứ tư:……………………………………….Lê Nhân Tông

Đời thứ năm:……………………………………Lê Thánh Tông

Đời thứ sáu:…………………………………….Lê Hiến Tông

Đời thứ bẩy:………………..Lê Túc Tông – Uy Mục Đế – Tương Dực Đế

Đời thứ tám:……………………….Lê Chiêu Tông – Cung Hoàng Đế

Người viết sở dĩ không tính triều Lê Trung Hưng sau này vào đây bởi các vị vua triều Lê Trung Hưng ngự ở Thăng Long thực chất không phải con cháu của chính Lê Lợi, vả lại cũng đã xiêu giạt rất lâu mới trở lại kinh thành, mà thực ra có trở lại thì cũng chỉ làm hư vị (như sau đây sẽ nói) mà thôi.

Mạc Đăng Dung tàn sát con cháu Lê Lợi, cướp cơ nghiệp nhà Lê, lập ra nhà Mạc, chiếm giữ Thăng Long sáu mươi lăm năm (1527-1592), trải năm đời. Nhưng long mạch ghê gớm này không phải nơi mà đức của họ Mạc có thể giữ được lâu dài. Mạc Đăng Dung về xây kinh đô ở Cổ Trai (gọi là Dương Kinh thuộc Hải Dương), tiếng là để làm thanh viện cho Thăng Long, song thực chất là ngại chính cái long mạch ở đó. Mà chẳng riêng gì Mạc Đăng Dung. Đời sau cũng có khối anh hùng từng ngại cái long mạch đó mà phải tìm nơi khác để lập đô. Bản thân con cháu Mạc Đăng Dung, trừ thời Mạc Đăng Doanh huy hoàng nhưng ngắn ngủi (trong khoảng mười năm), còn lại luôn luôn phải chạy giạt ra ngoài, thậm chí nhiều phen phải dựng hành cung ở ngoại thành, không dám vào ở trong nội cung. Triều Mạc rốt cuộc còn xa mới đạt tới cái giới hạn tám đời mà cách đó hơn năm trăm năm, Lý Thái Tổ trước khi dời đô đã xem xét long mạch mà tiên định trước.

Triều Lê Trung Hưng (Lê mạt) kế tiếp nhà Mạc. Song thực ra chỉ có hư vị, Thăng Long nằm trong tay chủ nhân đích thực là các Chúa Trịnh. Nhà Chúa kể từ khi Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm nổi lên đã có lời “sấm”: “phi bá, phi đế, quyền khuynh thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ”. Lại đúng tám đời thì nhà Chúa phúc hết, vận tan…

Lịch sử đã đành không thiếu gì những sự trùng hợp lý thú. Song tác động ghê gớm của long mạch là một điều hoàn toàn có thật, từ xưa tới nay, không ai có thể xem thường. Đó chính là mối quan hệ nhân quả giữa quá khứ – hiện tại và tương lai… điều mà chính khoa học đang cố chứng minh và ngày càng tiến gần tới… cổ xưa. Kiến thức về long mạch của người xưa quả đã từng đạt tới những đỉnh cao kì vĩ. Tiếc rằng vì nhiều lí do, kiến thức ấy ngày nay hầu như đã bị thất truyền. Tuy nhiên, những tri thức của tiền nhân dù phong phú, kì bí đến mấy, thì tất cả đều được xây dựng trên một nền tảng là đạo lý làm người. Chỉ hy vọng rằng cái nền tảng ấy đừng bao giờ đổ nát, thì sự thất truyền chẳng qua chỉ là vận hạn, tạm thời. Nếu được như thế thì sẽ đến lúc, những tri thức ấy sẽ trở lại, sẽ tồn tại cùng với muôn đời con cháu chúng ta sau này.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn