Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 05, 2024, 02:25:38 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phật Pháp và tâm lượng  (Đọc 987 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« vào lúc: Tháng Mười Hai 06, 2020, 04:13:43 PM »

PHẬT PHÁP & TÂM LƯỢNG  (1)


Tâm lượng ở đây là dung lượng của tâm. Để tiện việc khảo sát, ta lấy không gian & thời gian làm chuẩn mực:

- không gian: chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến gia đình là hẹp; chỉ nghĩ đến gia đình mà không nghĩ đến làng xóm là hẹp; chỉ nghĩ đến làng xóm mà không nghĩ đến đất nước là hẹp; chỉ nghĩ đến đất nước mà không nghĩ đến toàn thể trái đất là hẹp; chỉ nghĩ đến trái đất mà không nghĩ đến toàn vũ trụ là hẹp.

- thời gian: chỉ nghĩ đến đời này mà không nghĩ đến đời trước là hẹp; chỉ nghĩ đến đời trước mà không nghĩ đến những đời trước đó là hẹp; chỉ nghĩ đến đời này và các đời quá khứ mà không nghĩ đến đời sau là hẹp; chỉ nghĩ đến đời sau mà không nghĩ đến nhiều đời sau nữa là hẹp.

Hành động "nghĩ đến" ở trên tượng trưng cho các hoạt động khác của tâm như "mong muốn", "ước nguyện", "thương yêu", "cảm thông", "lo lắng", v.v. Thí dụ: chỉ lo lắng cho bản thân chứ không lo lắng cho gia đình là hẹp; chỉ thương yêu gia đình chứ không thương yêu làng xóm là hẹp, v.v.

Để các trạng thái tâm nói trên có tác dụng thật sự, tức có thể làm cho "sức chứa" của tâm ngày càng rộng lớn hơn, thì phải ứng dụng các Pháp thực hành đi kèm. Ở đây chỉ trình bày 3 Pháp căn bản dành cho bồ-tát tại gia: tâm Từ, tâm Bi, và Bố thí.

TÂM TỪ

(1) Mong cho mình được yên vui; mong cho mọi người trong gia đình được yên vui; mong cho mọi người trong làng xóm được yên vui; mong cho mọi người trong thành phố được yên vui, v.v.

Mỗi ngày đều phải dành thì giờ ngồi và mong cầu như thế: hoặc nói ra bằng lời, hoặc nghĩ thầm trong đầu. Tùy theo hoàn cảnh mà "mở rộng" tâm dần dần: lúc đầu chỉ có thể mong cho bản thân và các thành viên trong gia đình mình. Khi đã nới rộng được phạm vi quán sát ra đến tỉnh thành, đất nước, thế giới, thì chỉ quán tổng quát, trừ trường hợp có những chúng sinh đặc biệt nào đó cần phải quán riêng. Thí dụ, với một người nào đó đã từng có ân oán với mình và hiện đang định cư ở châu Phi, chẳng hạn.

Mỗi lần nói ra bằng lời, hoặc nghĩ thầm như thế, đều để lại 1 "dấu vết" ở trong tâm, gọi là "tâm lực" (mental force). Lực này sẽ "lớn mạnh" dần theo thời gian tu luyện. Thánh điển ghi lại đức Phật đã dùng lực này để hàng phục con voi dữ. Ở ngoài đời thì trẻ con và một số loài vật rất nhạy cảm với lực này: khi cảm nhận được tâm từ, chim chóc không hoảng sợ, thú dữ không làm hại, trẻ con không la khóc, v.v.

(2) Làm cho mình được yên vui:

Yên là thân-tâm không bị khuấy động bởi phiền não, cụ thể là tham-sân-si. Vì thế, muốn yên thì hàng ngày phải giảm dần mức độ sinh khởi của chúng. Phiền não sinh và diệt trong chỉ một sát-na nên không thể chặt đứt chúng mà chỉ có thể nhận ra sau khi chúng đã diệt. "Đoạn trừ phiền não" có nghĩa là nhận ra và không bám theo chúng. Vì không bám theo nên "Tư" (tức suy nghĩ & quyết định) không sinh khởi. Tư không khởi thì các nghiệp ý-thân-ngữ cũng không khởi.

Vui là "vui với Pháp, không vui với ngũ dục thế gian" (xem chi tiết ở stt NIỀM VUI Ở PHÁP November 26).

Sau khi đã thực chứng được phần nào về tâm Từ, tức tự mình kinh nghiệm được thế nào là Yên & Vui, thì hành giả có thể giới thiệu pháp tu này với các thành viên trong gia đình, rồi làng xóm, v.v.; mở rộng dần phạm vi tu tập như đã nói ở trên. Nên nhớ rằng, sự tu tập trong Bồ-tát đạo hầu như chẳng có khái niệm về thời gian. Hành giả không chỉ tu tập trong một đời này mà là trải qua 3 Vô-số-kiếp, cho đến ngày thành tựu giác ngộ vô thượng.

Theo Thánh Điển, việc tu tập tâm Từ và tiếp theo là Tâm Bi, được gọi là "chúng sinh duyên từ bi", tức lấy chúng sinh làm điều kiện tu tập. Nói cách khác, nếu không có chúng sinh làm môi trường tu tập thì người học không thể nào thực hành Từ Bi Quán, cũng như Từ Bi Hành. Đây có thể xem như yếu chỉ của sự tu tập, không chỉ Từ-Bi, mà bao hàm luôn cả Bố thí. ...
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 06, 2020, 11:47:03 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn