Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 04, 2024, 01:11:52 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bố thí  (Đọc 982 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« vào lúc: Tháng Mười Một 15, 2020, 11:30:38 PM »

FB: Đạo Sinh

BỐ THÍ

Đàn-na (dāna) là một trong những đức hạnh được tán dương nhiều nhất trong Phật giáo, và là sự tu tập căn bản của hàng Phật tử tại gia. Điều này có lẽ vì giá trị của bố thí trong việc giúp hàng tại gia từ bỏ dần sự chấp trước các sở hữu vật chất trong quá trình cúng dường các vật phẩm nhu yếu cho Tăng-già. Bố thí là nguyên nhân chính của một đời sống sung túc trong tương lai, và sự tái sinh làm chư thiên ở một trong những cõi trời Dục giới. Có rất nhiều chuyện kể trong văn học Tỷ Dụ Truyện và Túc Sinh Truyện minh họa về đức hạnh bố thí.

Câu chuyện nổi tiếng nhất là về hoàng tử Viśvaṃtara. Lòng độ lượng của ông sâu sắc đến độ ông đã cho đi không chỉ các sở hữu thế gian mà còn cả vợ con. Trong những chuyện khác, các bồ-tát thường cho đi thân thể hay các phần thân thể của họ. Nghiệp quả trực tiếp của việc thực hành bố thí là sự sung túc trong tương lai, nhất là sự tái sinh vào một trong những cõi trời. Bố thí, đặc biết là bố thí cho Tăng-già, tạo ra phước đức; và phước đức này sẽ mang lại lợi lạc cho người bố thí trong đời này và đời sau.

Thật vậy, bố thí đứng đầu trong danh sách tiêu chuẩn về các hạnh công đức, cùng với giới luật và tu tập. Trong các "bài pháp dẫn dắt từng bước" thường được đức Phật dùng để giáo huấn hàng cư sỹ thì bài pháp nói về bố thí còn mang tính nền tảng hơn cả những bài pháp tiếp theo đó về giới và những hỷ lạc của sự tái sinh vào cõi trời. Tám hạng mục điển hình để cúng dường đúng pháp là: thức ăn, nước, y phục, xe cộ, tràng hoa, trầm hương, giường với chỗ ở, và đèn.

Trong một liệt kê khác, bố thí lại chia làm ba loại:

(1) Tài thí: bố thí của cải vật chất;
(2) Vô úy thí: bố thí sự không sợ hãi;
(3) Pháp thí: bố thí pháp.

Tuy nhiên, loại bố thí lớn nhất trong tất cả là "bố thí Pháp", tức sự giáo huấn tâm linh để dẫn đến không chỉ một đời sống tương lai tốt hơn mà còn giải thoát khỏi vòng tái sinh. Đây là loại bố thí mà Tăng-già cung ứng cho hàng Phật tử tại gia.

Trong giáo pháp về giải thoát của Đại thừa, bố thí đứng đầu trong sáu pháp viên mãn (ba-la-mật) được thực hành trên Bồ-tát đạo. Theo truyền thống Pāli, bố thí cũng đứng đầu trong mười pháp viên mãn. Theo một số tông phái, chúng sinh nào không thể có một chút xả bỏ mảy may nào cần thiết để cống hiến các vật sở hữu của mình cho người khác thì xem như đã tự mình làm đứt đoạn các năng lực tâm linh lành mạnh (đoạn thiện căn; nhất-xiển-đề) và đã đánh mất vô thời hạn triển vọng giác ngộ của chính mình.

~ The Princeton Dictionary of Buddhism

DĀNA

(T. sbyin pa; C. bushi; J. fuse; K. posi 布施).
 
In Sanskrit and Pāli, “giving,” “generosity,” or “charity”; one of the most highly praised of virtues in Buddhism and the foundational practice of the Buddhist laity, presumably because of its value in weaning the layperson from attachment to material possessions while providing essential material support to the SAṂGHA. It is the chief cause of prosperity in future lives and rebirth as a divinity (DEVA) in one of the heavens of the sensuous realm (KĀMADHĀTU). There are numerous stories in the AVADĀNA and JĀTAKA literatures that illustrate the virtues of giving, the most famous being that of Prince Viśvaṃtara (P. VESSANTARA), whose generosity was so profound that he gave away not only all his worldly possessions but even his wife and children. In other stories, BODHISATTVAs often give away their body or parts of their body (see DEHADĀNA; SHESHEN). The immediate karmic result of the practice of giving is said to be wealth in the future, especially as a divinity in one of the heavens. Giving, especially to the SAṂGHA, is presumed to generate merit (PUṆYA) that will accrue to the benefit of the donor in both this and future lifetimes; indeed, giving is the first in a standard list of meritorious acts, along with morality (ŚĪLA) and religious development (BHĀVANĀ). In the “graduated discourse” (S. ANUPŪRVIKATHĀ; P. ANUPUBBIKATHĀ) that the Buddha commonly used in instructing the laity, the discourse on giving (dānakathā) was even more fundamental than the succeeding discourses on right conduct (śīlakathā) and the joys of rebirth in the heavens (svargakathā). Eight items are typically presumed to make appropriate offerings: food, water, clothing, vehicles, garlands, perfume, beds and dwellings, and lights.

In yet another enumeration, there are three kinds of dāna: the “gift of material goods” (ĀMIṢADĀNA); the gift of fearlessness (ABHAYADĀNA), and the “gift of the dharma” (DHARMADĀNA). Of all gifts, however, the greatest was said to be the “gift of the dharma” (dharmadāna), viz., spiritual instruction that will lead not just to better rebirths but to liberation from SAṂSĀRA; it is this gift that the saṃgha offers reciprocally to the laity. In MAHĀYĀNA soteriology, giving is listed as the first of the six perfections (PĀRAMITĀ) cultivated on the bodhisattva path (see DĀNAPĀRAMITĀ). According to the Pāli tradition, dāna is the first of ten perfections (P. pāramī). In some schools, a being who is incapable of even the modicum of detachment that is required to donate one’s possessions through charity is thought to have eradicated his wholesome spiritual faculties (SAMUCCHINNA-KUŚALAMŪLA; see also ICCHANTIKA) and to have lost for an indeterminate period any prospect of enlightenment.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 17, 2020, 11:23:32 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn