Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 04, 2024, 05:49:50 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngũ uẩn  (Đọc 1442 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« vào lúc: Tháng Mười Một 10, 2020, 11:00:25 PM »

FB: Đạo Sinh

Uẩn

Nghĩa đen trong Phạn ngữ là "đống", tức "cái được tích hợp bởi nhiều cái khác", hay "tất cả những gì cấu thành hiện thể"; một trong những phạm trù thông dụng nhất trong văn học Phật giáo nhằm liệt kê những thành phần cấu tạo nên con người. Một chuyện kể rằng đức Phật đã dùng một hạt lúa để biểu thị cho mỗi một trong nhiều thành phần cấu tạo, dẫn đến năm chồng hay năm đống. Năm uẩn là

(1) Vật chất hay hình thể (sắc),
(2) Cảm xúc hay cảm giác (thọ),
(3) Nhận biết hay phân biệt (tưởng),
(4) Các yếu tố tạo tác (hành),
(5) Cái biết (thức)

Trong năm uẩn này, chỉ có sắc uẩn thuộc về vật chất, bốn uẩn còn lại thuộc về tinh thần và được gọi chung là "danh", vì thế có từ kép "danh-sắc" hay "tinh thần-vật chất".

Dù được phân loại như thế nào đi nữa, trong số các uẩn này vẫn không tìm thấy chỗ cho một cái Ta. Thế nhưng, vì vô minh, tâm thường đồng nhất một uẩn nào đó trong tập hợp năm uẩn này với một cái Ta. Đây là loại tà kiến chính, có tên là "hữu thân kiến", gây ra khổ đau và sự hiện hữu tương tục trong vòng tái sinh (luân hồi).

~ Princeton Dictionary of Buddhism

SKANDHA

(P. khandha; T. phung po; C. yun; J. un; K. on 蘊). In Sanskrit, lit. “heap,” viz., “aggregate,” or “aggregate of being”; one of the most common categories in Buddhist literature for enumerating the constituents of the person. According to one account, the Buddha used a grain of rice to represent each of the many constituents, resulting in five piles or heaps. The five skandhas are.

(1) materiality or form (rūpa),

(2) sensations or feeling (vedanā),

(3) perception or discrimination (saṃjñā),
 
(4) conditioning factors (saṃskāra), and

(5) consciousness (vijñāna).

Of these five, only rūpa is material; the remaining four involve mentality and are collectively called “name” (nāma), thus the compound “name-and-form” or “mentality-and-materiality” (nāmarūpa). However classified, nowhere among the aggregates is there to be found a self (ātman). Yet, through ignorance (avidyā or moha), the mind habitually identifies one or another in this collection of the five aggregates with a self. This is the principal wrong view (dṛṣṭi), called satkāyadṛṣṭi, that gives rise to suffering and continued existence in the cycle of rebirth (saṃsāra).
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 11, 2020, 05:53:57 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2020, 05:53:13 PM »

SẮC


Trong tiếng Phạn và Pāli, rūpa có nghĩa là "thân thể," "hình thể," hay "cái được tạo thành bởi vật chất"; tức những gì có hình thể và do vật chất tạo thành. Từ này có hai giáo nghĩa quan trọng:

(i) Theo nghĩa phổ quát nhất, sắc chỉ cho cái do vật chất tạo thành, làm đối tượng cho năm thức thân: thấy, nghe, ngửi, nếm, và xúc chạm. Đây là nghĩa của sắc, nghĩa của uẩn đầu tiên trong năm uẩn; trong đó sắc bao gồm mọi thành phần vật lý cấu tạo nên con người.

(ii) Nghĩa thứ hai hạn hẹp hơn: các màu sắc và hình dạng làm đối tượng cho cái biết thuộc về mắt (nhãn thức) cũng gọi là sắc (và điều này giải thích lý do từ Hán dịch của rūpa là "sắc" (màu). Nghĩa thứ hai này xuất phát từ nghĩa thứ nhất, và hạn hẹp hơn nhiều, chỉ dùng để chỉ cho các đối tượng của nhãn thức. Chính theo nghĩa thứ hai này mà sắc được tính là một trong mười hai Xứ và mười tám Giới.

Trong những phát biểu xem con người là "danh-sắc", tức các thành phần tinh thần và vật chất của một cá thể, thì "danh" bao gồm bốn uẩn thuộc về tâm là Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, và Thức uẩn; trong khi, "sắc" chỉ cho Sắc uẩn, tức thân thể vật lý. 

Trong một số kinh điển Đại thừa, rūpadi (sắc, v.v.) chỉ cho tất cả các pháp, vì sắc là pháp đứng đầu trong toàn bộ danh sách các pháp nhiễm và tịnh. Các pháp này được cho rằng không có một tự tính riêng.

~ Princeton Dictionary of Buddhism

RŪPA

[T. gzugs; C. se; J. shiki; K. saek 色]. In Sankrit and Pāli, “body,” “form,” or “materiality,” viz., that which has shape and is composed of matter. The term has two primary doctrinal denotations.

More generally, rūpa refers to materiality, which serves as objects of the five sensory consciousnesses (vijñāna): visual, auditory, olfactory, gustatory, and tactile. This is the meaning of rūpa as the first of the five aggregates (skandha), where it includes all the physical constituents of the person.

The second sense is more limited; the colors and shapes that serve as objects of the visual consciousness (cakṣurvijñāna) are designated as rūpa (and this accounts for the Chinese translation of the term as “color”); this second denotation is a subset of the first, and much more limited, referring only to the objects of the visual consciousness (cakṣurvijñāna). It is in this second sense that rūpa is counted among the twelve āyatana and eighteen dhātu.

In formulations of the person as “name and form” (nāmarūpa), viz., an individual’s mental and physical constituents, “name” (nāma) subsumes the four mental aggregrates (skandha) of sensation (vedanā), perception (saṃjñā), conditioning factors (saṃskāra), and consciousness (vijñāna), while “form” (rūpa) refers to the materiality aggregate (rūpákandha), viz., the physical body.

In some Mahāyāna sūtras, rūpādi (“form, and so on”) means all dharmas because form is the first in the all-inclusive list of saṃkliṣṭa and vyavadāna dharmas that are declared to be empty of an essential identity (svabhāva).
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười Một 12, 2020, 11:49:35 AM »

NGÃ

Trong Phạn ngữ, ātman có nghĩa là "self" (cái ta) hay "I" (cái tôi), với một loạt các ý nghĩa tương tợ của hai từ này như trong tiếng Anh. Tuy nhiên, ātman đặc biệt được dùng để chỉ một thể chất thường hằng làm nền cho một tồn tại; và chính cái āman này là tác nhân của mọi hành động, là sở hữu chủ của tâm và thân (danh-sắc) và luân chuyển từ đời này sang đời khác.

Quan niệm sai lầm có một "cái ta" (ngã), một linh hồn trường cửu tồn tại trong thực tại (hữu thân kiến), và quan niệm sai lầm có "cái của ta" (ngã sở), tức những gì thuộc về ta, đã đưa vào mọi nhận thức (tưởng uẩn) của chúng ta một "điểm nhìn", mà "điểm nhìn" này tất nhiên dẫn đến sự đeo bám (những thứ chúng ta thích; tức tham) và ghét (những thứ chúng ta không thích; tức sân).

Sự tin tưởng sai lầm về một cái ngã thường hằng như thế được xem là sự mê muội căn bản (vô minh) và là gốc rễ của mọi đau khổ. Vì thế, đức Phật đã dạy "vô ngã" để làm giảm nhẹ loại vọng tưởng về sự thường hằng này. Ý nghĩa chính xác của ātman, các cách thức vọng tưởng sinh khởi, và rồi loại vọng tưởng này đã được mở rộng ra ngoài phạm vi con người như thế nào; tất cả đều được xem xét rất chi li trong nhiều trường phái triết học khác nhau của Phật giáo.

~ The Princeton Dictionary of Buddhism

ĀTMAN

(P. attan; T. bdag; C. wo; J. ga; K. a 我).
In Sanskrit, “self” or “I,” with a similar range of meanings as the terms possess in English, but used especially to refer to a perduring substratum of being that is the agent of actions, the possessor of mind and body (NĀMARŪPA), and that passes from lifetime to lifetime. The misconception that there is an “I” (ātman), a perduring soul that exists in reality (SATKĀYADṚṢṬI), and a “mine” (ātmīya), viz., things that belong to me, injects a “point of view” into all of one’s perception (SAṂJÑĀ), which inevitably leads to clinging (toward things we like, viz., LOBHA) and hatred (toward things we dislike, viz., DVEṢA). This mistaken belief that there is such a permanent self is regarded as fundamental ignorance (AVIDYĀ) and the root cause of all suffering (DUḤKHA). The Buddha therefore taught “nonself” (ANĀTMAN) as a palliative to this misconception of permanence. The precise meaning of ātman, the ways in which the misconception arises, and how that misconception is then extended beyond the person are considered in great detail in the various Buddhist philosophical schools.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 21, 2020, 11:31:51 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Mười Một 14, 2020, 02:27:28 PM »

QUÁN NGŨ UẨN

Khi dạy về Ngũ Uẩn, đức Phật không có ý đưa ra một học thuyết mới về Nhân học, về Cơ thể học, về Phân Tâm học, v.v., mà mục đích duy nhất của ngài là giúp các đệ tử biết được "Mình Là Ai", "Mình Là Cái Gì". Có biết "mình là ai" thì mới biết được mình là người, là súc sinh, là quỷ đói, là a-tu-la, là chúng sinh đang ở cõi trời, hay đang ở địa ngục. Có biết "mình là cái gì" thì mới biết 3 nghiệp thân-ngữ-ý mà mình đang liên tục tạo tác, chúng xuất phát từ đâu để điều chỉnh; vô minh và phiền não nằm ở đâu để đoạn trừ; các thiện pháp nằm ở đâu, sinh khởi như thế nào để phát triển và nuôi dưỡng, v.v.

Đức Phật cho biết hầu hết chúng sinh đều sống bằng "tưởng". Tưởng là 1 trong năm "đống" cấu tạo nên một con người. Chức năng của tưởng là gán lên các đối tượng được tri nhận các dấu hiệu, ký hiệu do mình hoặc cộng đồng đặt ra. Vì các dấu hiệu, ký hiệu đó không phải là thực thể của đối tượng cho nên những gì được Tưởng nhận biết đều không đúng với thực tại. Chữ "tưởng" trong tiếng Việt là một từ cực kỳ chính xác để diễn tả chức năng nói trên. Có lẽ những người nói tiếng Việt là một trong những cộng đồng đã có quá trình tu học lâu dài nhất.

Khi chúng ta nói "Tôi TƯỞNG ông chết rồi chứ" thì có nghĩa là ông ta không chết. "Tôi tưởng trời mưa" có nghĩa là trời không mưa. "Tôi tưởng là độc lập-tự do-hạnh phúc chứ" có nghĩa là chỉ có lệ thuộc, tù hãm, khổ đau. "Mình tưởng mình là Phật tử chứ." "Mình tưởng mình đang bố thí chứ."; v.v.

Đó mới chỉ là vài thí dụ về 1 trong các chức năng tệ hại nhất cấu tạo thành con người. Với những phàm phu tục tử, độn căn độn trí như chúng ta thì Phật dạy phải tu tập thiền quán về Ngũ Uẩn thì may ra mới hy vọng có ngày thoát được khổ đau:

"Này các Tỳ-kheo, hãy tu tập thiền định. Các Tỳ-kheo, một tỳ-kheo định tĩnh sẽ thấy biết như thực. Thấy biết như thực cái gì? Đó là sự tập khởi và biến diệt của Sắc, sự tập khởi và biến diệt của Thọ, sự tập khởi và biến diệt của Tưởng, sự tập khởi và biến diệt của Hành, sự tập khởi và biến diệt của Thức.
"Và này các Tỳ-kheo, sự tập khởi của Sắc là gì? Sự tập khởi của Thọ là gì? Sự tập khởi của Tưởng là gì? Sự tập khởi của Hành là gì? Sự tập khởi của Thức là gì?
"Này các Tỳ-kheo, ở đây có tỳ-kheo hoan hỷ, đón nhận, đeo bám. Hoan hỷ, đón nhận, đeo bám cái gì? Hoan hỷ, đón nhận, đeo bám Sắc, [các Thọ, các Tưởng, các Hành, các Thức]; và khi hoan hỷ, đón nhận, đeo bám Sắc, [các Thọ, các Tưởng, các Hành, các Thức,] thì niềm vui sinh khởi. Niềm vui đối với Sắc, [các Thọ, các Tưởng, các Hành, các Thức] này chính là sự chấp thủ. Sự chấp thủ này là nền tảng của tiến trình hiện hữu [trong ba cõi]. Tiến trình hiện hữu này là nền tảng của sự sinh ra đời. Sự sinh ra đời là nền tảng của sự già-chết, cùng với phiền muộn, bi thương, khổ đau, lo âu, tuyệt vọng. Toàn bộ sự chồng chất của khổ đau là như thế." (*)

Trên đây chỉ là một số thông tin dành cho những ai chưa biết về một trong những Pháp hành mà đức Phật đã để lại cho những người đang đi trên con đường tu tập. Để hành được Pháp này, những người sơ phát tâm có thể tự học từ Tam Tạng Thánh Điển các khái niệm căn bản về Ngũ Uẩn. Tuy nhiên, muốn thực hành, tức thiền quán, thì phải có Thầy dẫn dắt. Từ xưa đến nay, không ai có thể thực hành thiền quán mà không có người Thầy trực tiếp dẫn dắt. Không có Thầy mà tự hành, dù có được thành tựu nào đi chẳng nữa, thì đó cũng chỉ là sản phẩm của Tưởng, chỉ dối mình dối người.

-----------
(*) "Samādhiṃ bhikkhave, bhāvetha. Samāhito bhikkhave, bhikkhu yathābhūtaṃ pajānāti. Kiñca yathābhūtaṃ pajānāti? Rūpassa samudayañca atthagamañca, vedanāya samudayañca atthagamañca, saññāya samudayañca atthagamañca, saṃkhārānaṃ samudayañca atthagamañca, viññāṇassa samudayañca atthagamañca. Ko ca bhikkhave, rūpassa samudayo, ko vedanāya samudayo, ko saññāya samudayo, ko saṃkhārānaṃ samudayo, ko viññāṇassa samudayo: Idha bhikkhave, bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Kiñca abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati: rūpaṃ abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati, tassa rūpaṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandi. Yā rūpe nandi tadupādānaṃ tassūpādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṃ  sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.  Vedanaṃ abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati tassa vedanaṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandi. Yā vedanāya nandi tadupādānaṃ, tassupādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.  Saññaṃ abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa saññaṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandi. Yā saññāya nandi tadupādānaṃ, tassupādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.  Saṅkhāre abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati tassa saṃkhāre abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandi. Yā saṅkhāresu nandi tadupādānaṃ, tassupādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Viññāṇaṃ abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Tassa viññāṇaṃ abhinandato abhivadato ajjhosāya tiṭṭhato uppajjati nandi. Yā viññāṇe nandi tadupādānaṃ, tassupādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. (S. iii, 13)
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 21, 2020, 11:32:05 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn