Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 04, 2024, 06:08:57 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 2 3 [4]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài hay copy trên facebook  (Đọc 9748 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #45 vào lúc: Tháng Chín 23, 2021, 09:47:40 AM »

Say sưa nghĩ cũng hư đời
Không say không rượu biết ngồi với ai
Khi say mới thấy được người
Tỉnh ra lại thấy mình ngồi với ma

CHÁO LÚ

Xưa, có một bác sĩ thú y qua đời, thần hồn xuống âm phủ, sau khi được Diêm Vương xét xử, hồn ma được ăn cháo lú trước khi đầu thai. Lúc đó, hồn ma tình cờ gặp một bầy chó mà thuở còn sống ông thường chữa bệnh cho chúng. Bầy chó vốn có nghĩa, chúng rất mừng rỡ khi gặp lại ông. Ông bèn nhịn phần mình cho bầy chó ăn.
Lính canh ở Diêm Phủ dắt hồn ma đi đầu thai làm một thằng cu. Nhờ không ăn cháo lú, nên thằng cu nhớ rõ tiền kiếp mồn một. Được 5 tuổi, thằng cu khẩn khoản xin ba má dắt đi thăm thân bằng quyến thuộc cũ. Ba má nó thấy lạ nhưng vẫn chiều con. Cuộc gặp gỡ giữa bà con  họ hàng và thằng cu diễn ra trong một không khí éo le và cảm động. Nó được gặp lại bà vợ cũ, con trai, con gái, cháu nội, cháu ngoại. Bằng giọng nói ngọng ngịu của đứa bé lên 5, cu kể vanh vách tiền kiếp của mình cùng thăm hỏi hàn huyền với vợ con, cháu chắt…
Sau  lần này thằng cu không thể sống bình thường như bao nhiêu thằng bé khác, gánh nặng của tiền kiếp hằn sâu trên thân xác thơ dại của nó, những mối dây thân ái trong quá khứ khiến nó quên mất nhịp sống hiện tại. Cuối cùng ba má nó đành đưa nó vào chùa, không phải để tu mà là để di dưỡng tâm  thần. Cậu con trai út của bác sĩ thú y này cũng tình nguyện vào chùa để chăm sóc người cha tiền kiếp mà tu tâm dưỡng tính luôn thể.
Người  kể quả quyết rằng câu chuyện trên hoàn toàn có thật, những nhân vật trên hiện còn, thằng cu trong câu chuyện là một sư tăng tuổi trạc tứ tuần.
Các bậc đắc đạo gọi sư nhớ tiền kiếp là “túc mạng minh”. Trong kinh Đức Phật cũng từng khuyến cáo các hành giả tu tập, nếu chưa được lậu tận thông, tức là khả năng hóa giải hết thảy phiền não, mà lại có thần thông thì phải bỏ đi lập tức…
Có lẽ Ngài e rằng chúng ta sẽ lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười  như thằng cu trên đây. Trong quãng đời hiện tại, nếu chỉ nhớ đến những chuyện vui buồn quá khứ, chúng ta sẽ sầu khổ vô hạn rồi, huống chi là nhớ lại những ân oán buồn vui từ tiền kiếp, Đức Phật và các bậc đắc đạo, nhớ rõ quá khứ với từng tình tiết chi ly mà tâm các Ngài hoàn toàn bình thản, trong khi chúng ta lại nhìn quá khứ với bao tiếc nuối, buồn thương, càng sống với dĩ vãng, tâm chúng ta càng xao xuyến, mắt mở mà vẫn chiêm bao.

Tỉnh táo khi chết mới đau
Lú lẫn khi chết biết đâu là gì

Sống ngày nay biết ngày nay
Còn xuân thu trước ai hay là gì

CÔNG ÁN THIỀN
Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #46 vào lúc: Tháng Mười 15, 2021, 12:36:40 AM »

FB: Bảo Sinh

Hồn soi gương thấy hình không có
Là biết mình đã bỏ trần gian
Hương linh về cõi niết bàn
Xả muôn duyên nợ trần gian luân hồi

TÔI Ở ĐÂU

Có một lần thiền sư Vô Căn nhập định ba ngày, mọi người cho là đã chết, liền đem thân thể sư thiêu hóa. Qua mấy hôm, khi thần thức của sư xuất định, lại tìm không ra thân mình. Đại chúng trong chùa thường nghe tiếng rên bi thảm của sư:

Tôi? Tôi ở đâu?

Càng về đêm, âm thanh tìm thân của thiền sư Vô Căn càng lảnh lót, làm náo động khiến cho mọi người vô cùng bất an.

Có một hôm, bạn của thiền sư Vô Căn là thiền sư Diệu Không biết được điều này bèn nói với đại chúng trong chùa rằng:

Đêm nay tôi muốn ở lại trong phòng của thiền sư Vô Căn. Khi ông ấy xuất hiện, tôi sẽ nói chuyện với ông ấy. Xin các ông chuẩn bị cho tôi một bồn lửa và một thùng nước, tôi muốn cho ông ta hiểu cái gì là “tôi”.

Lúc nửa đêm, Thiền sư Vô Căn xuất hiện tìm thân, ông rên rĩ rất bi thương:

Tôi ơi! Tôi ở đâu?

Thiền sư Diệu Không rất bình tĩnh đáp:

Ông ở trong đất bùn đó.

Thiền sư Vô Căn liền chui vào trong đất bùn, tìm đông tìm tây, tìm rất lâu mà chẳng thấy mình đâu cả, ông nói hết sức đau thương:

Trong đất không có tôi.

Thiền sư Diệu Không nói:

Hay là ở trong hư không, ông vào hư không tìm xem.

Thiền sư Vô Căn vào trong hư không tìm rất lâu, nhưng vẫn nói một cách thảm thiết:

Trong hư không vẫn không có tôi! Vậy tôi ở đâu?

Thiền sư Diệu Không chỉ vào thùng nước nói:

Có lẽ ông ở trong đây chăng?

Thiền sư Vô Căn tự tại bước vào thùng nước, không bao lâu, lại chui ra nói một cách đau khổ:

Tôi ở đâu? Trong nước cũng không có tôi!

Thiền sư Diệu Không chỉ vào bồn lửa nói:

Ông ở trong lửa!

Thiền sư Vô Căn vào trong lửa, nhưng vẫn tìm không ra.

Khi ấy thiền sư Diệu Không mới nghiêm chỉnh nói với thiền sư Vô Căn:

Ông có thể vào trong đất, xuống nước, cũng có thể vào trong lửa hừng và có thể tự do tự tại ra vào hư không, mà ông còn chấp vào cái thân nhơ nhớp kia làm gỉ?

Thiền sư Vô Căn nghe xong, bừng tỉnh. Từ đó không còn ồn ào tìm “tôi” nữa.

Thấy cờ phướn hiu hiu ngọn gió
Là hồn về từ giã cố hương
Xin đừng níu kéo khóc thương
Để hồn thanh thản lên đường siêu sinh

Cõi niết bàn bất sinh bất tử
Cực lạc hồn hoan hỉ đồng tu
Trần gian nhân ảnh mịt mù
 Bọt trong bể khổ dạt bờ bến mê

Cõi cực lạc luân hồi siêu thoát
Hồn nguyện tu thành Phật uy linh
Độ cho tan cõi u minh
Độ cho muôn loại siêu sinh niết bàn
Là hồn mãn nguyện trần gian
Ta bà thành cõi niết bàn chân như

Nam mô a di đà Phật

   CÔNG ÁN THIỀN
« Sửa lần cuối: Tháng Một 08, 2022, 11:54:43 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #47 vào lúc: Tháng Mười Một 08, 2021, 09:35:12 AM »

Thí là không còn bám chặt tự ngã.
Giới là không còn bất lương.
Nhẫn là không còn sợ sự thật tuyệt đối.
Tấn là thường hằng tu tập.
Thiền là đình trú ở hiện tại.
Tuệ là liễu tri vạn pháp.

MILAREPA

For generosity, nothing to do,
Other than stop fixating on self.
For morality, nothing to do,
Other than stop being dishonest.
For patience, nothing to do,
Other than not fear what is ultimately true.
For effort, nothing to do,
Other than practice continuously.
For meditative stability, nothing to do,
Other than rest in presence.
For wisdom, nothing to do,
Other than know directly how things are.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 08, 2022, 11:49:36 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #48 vào lúc: Tháng Một 08, 2022, 11:49:10 PM »

Đạo Sinh
7 giờ  ·

TẠP SỰ 8 | ĐỨC PHẬT & LOÀI NGƯỜI


Trong cấu trúc thân-tâm của một con người bình thường có 3 trạng thái tâm được đức Phật xem như chất độc là THAM-SÂN-SI. Ba chất độc này lan toả qua 3 loại hoạt động thường xuyên nhất của một con người:

- nghĩ gì cũng phải có lợi cho mình;
- nói gì cũng phải có lợi cho mình;
- làm gì cũng phải có lợi cho mình.

“Lợi cho mình” là yếu tố chính khiến cho mỗi người tự tách rời mình với thế giới xung quanh; trong lúc yếu tính tồn tại của con người là không thể tách rời, mà phải nương tựa vào cái khác mới có thể sống còn. Dù có ở một mình nơi cô tịch không có bóng người hay dã thú đi nữa thì con người vẫn cần đến không khí để thở, mặt đất để đứng vững, nước suối để uống, lá cây để ăn, vỏ cây để mặc.

Trong một tương quan tồn tại như thế, nếu con người, vì không nhìn thấy điều đó (si) mà chỉ muốn cái gì tốt đẹp nhất cũng thuộc riêng mình (tham), và đẩy tất cả những gì xấu xa độc hại cho thế giới xung quanh (sân) thì rõ ràng con người đang tự huỷ hoại những gì đang làm nơi nương tựa cho chính mình, huỷ hoại chính nền tảng tồn tại của bản thân mình.

Đây là thực trạng tồn tại của con người mà mỗi người chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra. Và chúng ta còn nhận ra mọi xung đột, xáo trộn, hỗn loạn trong cộng đồng loài người đều xuất phát từ 3 loại hành động “phải có lợi cho mình” nói trên. Thế thì, xưa và nay, cả Đông và Tây, con người đã làm gì để thoát ra khỏi tình trạng này? Ở đây, chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong khuôn khổ những lời giáo huấn của đức Phật.

Trước tiên, đức Phật mô tả hay chỉ ra cho con người thấy một sự thật: mọi khổ đau, xung đột, hỗn loạn thường xuyên xảy ra trong đời sống cộng đồng loài người đều xuất phát từ “ý nghĩ phải có lợi cho mình”, hay nói một cách ngắn gọn và rõ ràng hơn, từ Ý NGHĨ VỀ MÌNH. Tất cả chúng ta thường nghĩ rằng mình là “có thực”, và điều bi đát nhất là mình đang tồn tại “độc lập” với xung quanh. Đức Phật chỉ ra đây là suy nghĩ ngu xuẩn nhất của con người. Chỉ riêng về hoạt động “thở” thôi: nếu không có môi trường xung quanh cung cấp dưỡng khí thường xuyên, đồng thời tạo lối thoát cho thán khí, thì có còn cái gọi là “tồn tại độc lập” của con người hay không?

Vì thế, giải pháp đức Phật đề ra là trước tiên con người phải nhận ra một sự thật: không có thực một tồn tại gọi là “con người” tách rời với các tồn tại khác; mà “con người” chỉ là một tập hợp của các điều kiện ở cả “bên trong” lẫn “bên ngoài” con người. Và muốn nhận chân điều này, con người phải nỗ lực khai phát một tiềm năng có sẵn trong mỗi người, được nhà Phật gọi là TRÍ TUỆ.

Tuy nhiên, trí tuệ mới chỉ là sự nhìn thấy của riêng từng con người. Muốn giải quyết tận gốc rễ mọi vấn đề trong xã hội, con người phải nỗ lực khai phát một tiềm năng khác nữa: đó là sự quan tâm đích thực đến thế giới xung quanh. Sự quan tâm này phải được làm cho trở thành hiện thực qua hai loại hành động được đức Phật gọi là TỪ-BI: mang đến niềm vui nhiều như có thể, và chia sẻ khổ đau nhiều như có thể với tất cả mọi tồn tại xung quanh, bao gồm cả môi trường sống và tất cả các sinh vật khác.

Giải pháp đức Phật đề ra chỉ có thế. Hành tinh này không phải là tồn tại duy nhất trong ba ngàn đại-thiên-thế-giới. Và con người trên hành tinh này cũng không phải là cộng đồng sinh vật duy nhất tồn tại trong vũ trụ bao la rộng lớn này. Ngài đến đây chỉ để gởi một thông điệp với nội dung như thế. Có nghe hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào quyết định của mỗi con người trên trái đất.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #49 vào lúc: Tháng Một 16, 2022, 04:45:57 PM »

Đạo Sinh
5 giờ  ·

TẠP SỰ 9 | CHẶT ĐỨT HỮU THÂN KIẾN

Hữu thân kiến (有身見; Satkāyadṛṣṭi; Sakkāyadiṭṭhi) là cái nhìn, là suy nghĩ, là quan niệm, là sự tin tưởng của một người bình thường, cho rằng “gánh nặng” năm-uẩn-phiền-não mà mình đang mang vác chính là MÌNH, là CỦA MÌNH.
Cách nhìn này chính là một trong 10 loại trói buộc khiến con người không thể thoát ra khỏi khổ đau của vòng tái sinh.
Để giúp chúng sinh chặt đứt loại trói buộc này, Đức Phật công bố một tiến trình tu tập bao gồm 3 bước chính:

- không TRUY TÌM 5 Uẩn đã diệt (quá khứ);

- không MONG CHỜ 5 Uẩn chưa sinh (tương lai);

- không ĐEO BÁM 5 Uẩn đang liên tục tập khởi và biến diệt ở hiện tại.

Theo quan điểm của Phật Pháp, đơn vị tồn tại đang được loài người gọi là “con người” (a human being) là một tập hợp của 5 uẩn.

Một hiện tượng không tự tồn tại mà phải phụ thuộc vào sự kết hợp của các yếu tố, thành phần khác nhau, được nhà Phật xem như “giả hữu” (không có thực). Vì thế, cái được con người xem là thực hữu và gọi tên là “con người”, thực ra chỉ là một tổ hợp của 5 “đống”: sắc-thọ-tưởng-hành-thức.

Thánh điển mô tả một tổ hợp như thế là “thủ ngũ uẩn” (năm uẩn phiền não), bởi lẽ

-năm uẩn chính là phiền não nhiễm ô;

-năm uẩn là nhân của phiền não nhiễm ô;

-năm uẩn là quả của phiền não nhiễm ô.

Vì thế, có thể xem tiến trình tu tập trong Phật giáo là một tiến trình chặt đứt phiền não nhiễm ô. Khi không còn bị phiền não nhiễm ô đeo bám nữa thì năm uẩn trở thành thanh tịnh (tịnh ngũ uẩn). Đó là thân-năm-uẩn của các bậc giác ngộ, giải thoát.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 16, 2022, 04:46:29 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #50 vào lúc: Tháng Một 22, 2022, 09:04:38 AM »

Đạo Sinh
1 giờ  ·

TẠP SỰ 20 | “I WILL CONTINUE, ALWAYS”


Thầy Nhất Hạnh vừa từ giã Phật tử Việt Nam chúng ta, không chỉ Phật tử Việt Nam, mà còn tất cả những ai trên toàn trái đất đã từng học Pháp và thực hành Pháp với Thầy.

Trong tất cả các ngôn từ được con người sử dụng để chỉ cho cái chết thì hai chữ “qua đời” trong tiếng Việt, và “passing away” trong tiếng Anh là các từ diễn tả đúng Pháp nhất nội hàm của sự kiện này.

Với Pháp, không gian của cuộc sống là “con đường”; thời gian là “chiều dài” bất tận của cuộc lữ hành; và chúng ta chính là “lữ khách”. Cả ba khái niệm này đều có thể tìm thấy trong hai danh hiệu của bậc giác ngộ viên mãn: Như Lai & Thiện Thệ (bậc đến-và-đi nhiệm mầu như thế!)

Thánh điển mô tả một phân đoạn trong cuộc lữ hành của đức Phật Thích-ca khởi đầu từ cung trời Đâu-suất như một Bồ-tát “nhất sinh bổ xứ”, đi qua hành tinh xanh chúng ta hơn 40 mươi năm, và rồi lại tiếp tục đi qua các quốc độ Phật khác. Đây chính là ý nghĩa những gì Thầy Nhất Hạnh có lần đã phát biểu:

“I WILL CONTINUE, ALWAYS.”

Đạo Phật là con đường giác ngộ. Luôn luôn có sự hiện diện của hai hạng người trên con đường: những người đang âm thầm đặt từng bước chân hướng về giác ngộ & các bậc giác ngộ với sứ mệnh hoằng pháp lợi sinh. Niết-bàn tịch diệt là sự vắng lặng của phiền não và vô minh, không phải là chặng cuối của con đường. Con đường này không có chặng cuối (a road without end). Và vì thế, cuộc lữ hành cũng không có kết thúc (a journey without goal).

Các bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi đặt chân lên con đường này. Đó là con đường không có một quán trọ nào cho các bạn nghỉ chân. Và cũng không có điểm đến nào cho các bạn trút bỏ hành trang. Đây cũng chính là điều Bồ-tát Địa Tạng có lần đã cảm thán:

“Khi nào địa ngục trống không thì ta mới có cơ duyên để về với Phật.”
« Sửa lần cuối: Tháng Một 22, 2022, 09:05:18 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #51 vào lúc: Tháng Năm 30, 2022, 11:29:32 AM »


Các bậc chân sư chấp nhận rằng Đức phật đã chỉ ra con đường giác ngộ nhưng họ tuyên bố Thượng Đế CHÍNH LÀ sự giác ngộ, hay một trạng thái nhận thức mà chúng ta đang tìm kiếm" - BT. Spalding
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 30, 2022, 11:31:01 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #52 vào lúc: Tháng Bảy 06, 2022, 09:56:11 AM »


1. Chưa quen nhau nay được gặp nhau gọi là HỮU DUYÊN.

2. Muốn làm một việc gì đó giúp người khác biết về Phật pháp gọi là KẾT DUYÊN.

3. Hay ấn tống kinh sách, máy giảng pháp cho người khác nghe gọi là GIEO DUYÊN.

4. Những gì đã đến và chưa đến với mình gọi là NHÂN DUYÊN.

5. Mình thường hay làm những việc thiện giúp đỡ mọi người gọi là THIỆN DUYÊN.

6. Mình thường hay làm những điều xấu ác hại người gọi là ÁC DUYÊN.

7. Mình làm việc gì cũng gặp phải sự trắc trở trái ý mình gọi là NGHỊCH DUYÊN.

8. Mình làm việc gì cũng đúng với ý mình gọi là THUẬN DUYÊN.

9. Mình thường hay mắc phải những tật xấu gọi là NGHIỆP DUYÊN.

10. Có những việc mình chưa biết có làm được hay không được gọi là TÙY DUYÊN.

11. Trong cuộc sống luôn có những điều tốt đẹp may mắn đến với mình gọi là PHƯỚC DUYÊN.

12. Có những điều tốt đẹp đến với mình hơn cả những gì mình mong đợi gọi là THẮNG DUYÊN.

Đủ nắng hoa sẽ nở
Đủ duyên ắt sẽ gặp
Đủ phước ắt sẽ hưởng.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 06, 2022, 09:58:26 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #53 vào lúc: Tháng Bảy 14, 2022, 10:41:22 PM »

Đạo Sinh


“Người Tây Tạng không có ý định ‘lừa gạt thần linh’ bằng cách làm cho họ vui lòng qua những lời nguyện cầu giả dối. Họ cũng không cố trốn chạy sự phiền toái của việc phải nỗ lực hết mình hoặc thoái thác trách nhiệm về những việc làm và hành vi của mình.

“Theo Phật giáo, cầu nguyện không phải là những lời cầu xin trước một quyền năng nằm ngoài chúng ta và vì các lợi ích cá nhân, mà là sự khơi dậy các sức mạnh có sẵn trong mỗi người chúng ta. Và việc làm này chỉ có hiệu quả khi chúng ta buông bỏ các tham vọng vị kỷ.

“Nói cách khác, người Phật tử không đặt niềm tin của mình vào quyền năng của thánh thần đang ngự trị ở những cõi trời xa xăm nào đó, mà là sự tin tưởng vào sức mạnh của ý chí và sự thanh tịnh của tín tâm.

“Nếu một nông phu chất phác lắp đặt một chiếc mani-chö-khor (từ này thì chính xác hơn từ ‘bánh xe cầu nguyện’) giữa dòng suối hay một đường mương dẫn nước về làng hay đồng ruộng của mình, với tâm nguyện gia trì cho dòng nước và tất cả những ai dùng đến — dù đó là con người hay súc vật, thậm chí cả vi sinh vật và cỏ cây — thì việc làm đầy thành tâm này cũng tốt đẹp và quý giá như hành động ban phước lành để làm cho nước uống bình thường trở thành ‘nước thánh’ của một vị linh mục. Ngoài ra, âm thanh của chiếc chuông nhỏ phát ra từ bánh xe cầu nguyện trong mỗi lần quay là để nhắc nhở cho tất cả những ai nghe thấy phải lập lại câu thần chú thiêng liêng trong chính tâm thức mình.”

LAMA ANAGARIKA GOVINDA

The Tibetan is not out to ’cheat the gods' by placating them with sham prayers, or to escape the trouble of exerting himself and escaping the responsibility for his own deeds and conduct (karma). Prayers in the Buddhist sense are not requests to a power outside ourselves and for personal advantages but the calling up of the forces that dwell within ourselves and that can only be effective if we are free from selfish desires. In other words, Buddhists do not put their faith in the power of gods, residing in some heavens beyond, but they believe in the power of motive and the purity of faith (or purity of intention).

If a simple peasant installs a maṇi-chö-khor (which is a more appropriate name than prayer-wheel) in the brook or channel that brings water to his village and his fields, with the motive of blessing the water and all those who partaken of it---whether man or animals, down to the smallest creatures and plants---then this act of sincere faith is as good and valid as that of the Christian priest who by his blessings converts ordinary water into `holy water'. And, apart from this, the sound of the little bell, which the prayer-wheel emits with each revolution, is a reminder for all who hear it to repeat the sacred mantra in their own mind.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 14, 2022, 11:02:22 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 2 3 [4]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn