Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 05, 2024, 02:11:15 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 2 [3] 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài hay copy trên facebook  (Đọc 9752 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #30 vào lúc: Tháng Hai 15, 2021, 06:41:48 PM »

VỀ CHỮ "TRÍ" TRONG PHẬT HỌC
Trương Công Dũng

Trong các văn bản Phật học Pāḷi có thuật ngữ "ñāṇa". Người Trung Hoa dịch là 智, phiên âm là "trí" được quy ước nghĩa là "hiểu thấu sự lý". "Ñāṇa" được dịch sang tiếng Anh là wisdom (khôn ngoan), insight (cái nhìn sâu sắc), inlightening (chiếu sáng), v.v…

Thuật ngữ "ñāṇa" có liên quan đến năng lực hiểu biết. Theo Phật học có năm loại năng lực hiểu biết.

1 – Hiểu biết theo cách tưởng (sañjānāti – tưởng tri)

Tưởng (saññā) có nghĩa là nghĩ và tin chắc vào điều thật ra không phải. Điều thật ra không phải ở đây là "mọi sự vật chỉ có trong trạng thái hưng phấn của các axon thần kinh của riêng từng người nhưng mọi người lại thấy là có thật và ở bên ngoài". Trong cả cuộc đời của người bình thường không ai có thể ra khỏi tình trạng tưởng

"Hiểu biết bằng cách tưởng" là tình trạng chung của mọi người bình thường. Nó không có nguyên nhân.

2 – Hiểu biết bằng dạng thức (vijānāti – thức tri)

Hiểu biết của người bình thường dựa trên các định dạng của cái biết dạng thức (viññāṇacitta – thức tâm), tức là biết trên các định dạng cụ thể (viññāṇa). Các kiến thức mà người bình thường có được, từ đơn giản nhất đến cao siêu nhất, đều là hiểu biết bằng dạng thức. Các dạng thức khi  xuất hiện chỉ là các định dạng nguyên sơ (parāmaṭṭha  dhammā – nguyên pháp) không có bất kỳ tên gọi hay ý nghĩa gì. Các định dạng nguyên sơ được người ta quy ước ý nghĩa và tên gọi (khái niệm) rồi phát triển sự hiểu biết bằng các thao tác tư duy trên các khái niệm đã được quy ước (paññatti dhammā – chế định pháp) ấy.

Theo Phật học, các dạng thức là cái quả của nghiệp, do đó hiểu biết của người bình thường vừa là hiểu biết trong tình trạng tưởng, vừa là hiểu biết trên các cái quả do động lực nội sinh (nghiệp) tạo ra.  

3 – Hiểu biết vi mô (abhijānāti – thắng tri)

Hiểu biết vi mô là loại năng lực hiểu biết đặc biệt của những vị thực hành yên tĩnh ổn định (thiền định), có được từ khi đạt được mức yên tĩnh ổn định thứ nhất (sơ thiền), khi mà năng lực thấy biết đã phân biệt được các tác dụng vi mô.

Đây là loại năng lực mà người bình thường không có được, không sánh bằng, đặc thù, hơn hẳn, do đó vốn được dịch ra từ Hán Việt là thù thắng (abhi, abhiññā). Do đặc tính "liên thông tổng thể" trong thế giới vi mô nên năng lực này có thể thấy, nghe không bị vật thể cản ngại.
 
Mặc dù là loại năng lực hiểu biết phi thường nhưng hiểu biết vi mô cũng vẫn là hiểu biết theo cách tưởng và hiểu biết bằng dạng thức. Ở cấp độ cao nhất của yên tĩnh ổn định (tứ thiền) thì tình trạng tưởng mới giảm đến mức không thể xác định là còn hay không còn tưởng (phi tưởng phi phi tưởng) còn các hiểu biết thì thao tác trên các dạng thức vi mô và siêu vi mô.  

4 – Hiểu biết sáng suốt (pajānāti – tuệ tri)

Đây là loại hiểu biết bằng sáng suốt (paññā – tuệ) theo cách thật biết. Có được năng lực "thật biết" được xem như có sự thức tỉnh, và vận hành của năng lực này là ghi nhận bằng thật biết (sati sampajaññā ñāṇa – chính niệm tỉnh giác). Năng lực thật biết này chính là ý nghĩa của thuật ngữ "ñāṇa". Đây là loại năng lực hiểu biết không có trong đời thường, do đó nếu dịch là "trí" thì không hợp lý (vì "trí" là năng lực đời thường).

Hiểu biết sáng suốt vẫn còn là "động thái biết" vì nó vẫn còn vận động. Nó chỉ là năng lực hiểu biết cao nhất trong các loại động thái biết chứ chưa phải là hiểu biết tuyệt đối.

5 – Hiểu biết tuyệt đối (ājānāti – liễu tri)

Hiểu biết tuyệt đối không còn là "động thái biết", vì nó hoàn toàn bất động. Nhờ bất động nên nó phân biệt được từng lực tức thời (sat-na sinh-diệt) hoặc từng tác dụng tức thời (sat-na sinh-trụ-diệt) vô cùng bé – "niệm niệm phân biệt". Đây là năng lực hiểu biết của vị Phật (bodhiñāṇa, sambodhi).  

*

Như vậy "ñāṇa" nên dịch là "hiểu theo cách thật biết".
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 01, 2021, 03:15:45 PM gửi bởi Đom đóm » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #31 vào lúc: Tháng Ba 03, 2021, 11:57:44 AM »

FB: Đạo Sinh

KẾT SỬ

Trong tiếng Phạn và Pāli, saṃyojana có nghĩa là "sự trói buộc". Có 10 Trói Buộc thường được liệt kê là những thứ trói buộc con người vào vòng tái sinh:

[Hạ Phần:]

(1) Hữu Thân Kiến: là tin tưởng sai lầm về sự hiện hữu của một cái Ta liên quan đến năm uẩn.

(2) Nghi: là sự nghi ngờ về hiệu năng của con đường [dẫn tới sự chấm dứt khổ đau]. Sự hoài nghi như thế cũng được xếp vào một trong năm chướng ngại làm cho tâm không đạt được thiền định.

(3) Giới Cấm Thủ hay "sự chấp chặt các điều luật và các nghi thức", một trong bốn loại chấp thủ: là sự tin tưởng sai lầm các nghi lễ tẩy tịnh như tắm trên sông Hằng hay sát sinh tế lễ, có thể làm cho một người thoát khỏi các nghiệp quả bất thiện.

(4) Dục Tham: là sự ham muốn nhục dục, hay ham muốn thỏa mãn nhục dục.

(5) Sân ("ác ý"), đồng nghĩa với dveṣa (P. dosa); cả hai cũng được xếp vào loại các chướng ngại thiền định; cùng với Tham và Si (xem loại Trói Buộc thứ mười ở dưới), Sân cũng là một trong ba căn bất thiện.

[Thượng Phần:]

(6) Sắc Tham (khao khát được tồn tại trong cảnh giới của sắc vi tế): là mong muốn được tái sinh làm thần tiên ở Sắc giới, nơi chúng sinh sở đắc sắc thân vi tế và thường xuyên chuyên tâm về thiền định.

(7) Vô Sắc Tham (khao khát loại hiện hữu không có sắc thân): là mong muốn được tái sinh làm thần tiên trong cảnh giới Vô sắc, nơi chúng sinh được tạo thành hoàn toàn bằng tâm và thường xuyên chuyên tâm vào niềm vui tĩnh lự của các thành tựu vô sắc (Định).

(VIII) Mạn ("kiêu mạn") sinh khởi từ việc so sánh bản thân với người khác và hiển bày theo ba cách: cảm nhận mình cao hơn, ngang bằng, hoặc thấp hơn kẻ khác.

(9) Trạo Cử: là trạng thái bồn chồn hay khích động của tâm, chướng ngại sự tập trung.

(10) Vô Minh là sự không hiểu biết về Bốn Sự Thật Cao cả, vì thế cho là ngã cái không phải là ngã, cho là lợi ích cái không phải lợi ích, cho là vui cái làm đau khổ.

Ba Trói Buộc đầu được đoạn tận khi hành giả đạt đến giai vị Nhập Lưu; một số các Trói Buộc khác được xả bỏ khi đạt đến các giai vị Nhất Lai và Bất Hoàn; và tất cả được đoạn trừ khi đạt đến giai vị A-la-hán.    

~ Princeton Dictionary of Buddhism

saṃyojana. (T. kun tu sbyor ba; C. jie; J. ketsu; K. kyŏl 結). In Sanskrit and Pāli, “fetter.” There are ten fetters that are commonly listed as binding one to the cycle of rebirth (SAṂSĀRA):

(1) SATKĀYADṚṢṬI (P. sakkāyadiṭṭhi) is the mistaken belief in the existence of a self in relation to the five aggregates (SKANDHA).

(2) VICIKITSĀ (P. vicikicchā) is doubt about the efficacy of the path (MĀRGA). Such skeptical doubt is also classified as one of five hindrances (NĪVARAṆA) that prevent the mind from attaining meditative absorption (DHYĀNA).

(3) ŚĪLAVRATAPARĀMARŚA (P. sīlabbataparāmāsa), “attachment to rules and rituals,” one of four kinds of clinging (UPĀDĀNA), is the mistaken belief that, e.g., purificatory rites, such as bathing in the Ganges River or performing sacrifices, can free a person from the consequences of unwholesome (AKUŚALA) actions (KARMAN).

(4) KĀMARĀGA (“craving for sensuality”), or KĀMACCHANDA (“desire for sense gratification”), and

(5) VYĀPĀDA (“malice”), synonymous with DVEṢA (P. dosa; “hatred”), are both also classified as hindrances to meditative absorption; along with greed (LOBHA) and ignorance (AVIDYĀ, P. avijjā; see the tenth fetter below), dveṣa is also one of the three unwholesome faculties (AKUŚALAMŪLA).

(6) RŪPARĀGA (“craving for existence in the realm of subtle-materiality”) is the desire to be reborn as a divinity in the realm of subtle materiality (RŪPADHĀTU), where beings are possessed of refined material bodies and are perpetually absorbed in the bliss of meditative absorption (dhyāna).

(7) ĀRŪPYARĀGA (“craving for immaterial existence”) is the desire to be reborn as a divinity in the immaterial realm (ĀRŪPYADHĀTU), where beings are comprised entirely of mind and are perpetually absorbed in the meditative bliss of the immaterial attainments (SAMĀPATTI).

(VIII) MĀNA (“pride”) arises from comparing oneself to others and manifests itself in three ways, in the feeling that one is superior to, equal to, or inferior to others.

(9) AUDDHATYA (P. uddhacca) is the mental restlessness or excitement that impedes concentration.

(10) AVIDYĀ is ignorance regarding the FOUR NOBLE TRUTHS whereby one sees what is not self as self, what is not profitable as profitable, and what is painful as pleasurable.

The first three fetters vanish when one reaches the level of stream-enterer; there is a reduction in the other fetters when one reaches the level of once-returner and nonreturner; and all the fetters vanish when one reaches the stage of arhatship. See also ANUŚAYA; ĀRYAMĀRGAPHALA; ANĀGĀMIN.
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 03, 2021, 06:34:10 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #32 vào lúc: Tháng Ba 12, 2021, 06:14:23 PM »

Lưu Trọng Văn
12 giờ.


Dễ hiểu nhất về thầy Phật và thầy chùa.

Tại sao cha ông ta gọi sư là thầy chùa?
Thầy ở chùa có còn ở các chùa hiện nay không?

Gã mời bà con đọc bài viết của nhà giáo Thái Hạo, một người am hiểu Phật giáo với lối viết dung dị, dễ hiểu để chúng ta thấy đa số các chùa ở nước ta hiện nay đang bị biến dạng như thế nào.

Phật giáo là một trong những rường cột Đức của Dân tộc. Phật giáo biến dạng - Đức biến dạng.

1. Phật giáo là gì?

Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do một người có tên Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập.

Ông là một Thái tử, đã kết hôn và có con; nhưng vì cảm nghiệm thấy cuộc đời nhiều khổ đau nên đã quyết tìm con đường giải thoát.

Sau 6 năm gian khổ, trải qua nhiều phương pháp thực hành khác nhau, đến năm 30 tuổi ông đã giác ngộ (thấy được chân lý của vũ trụ, nhân sinh và đạt tới hạnh phúc trọn vẹn).

Sau đó, ông dành cả cuộc đời còn lại (đến 80 tuổi) để truyền đạt tư tưởng và hướng dẫn đường lối tu hành cho mọi người.

Tất cả những lời giảng của ông được tập hợp lại sau đó, được gọi là Kinh Phật.

Như vậy, Phật giáo vốn KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO, nó là một hệ thống tư tưởng triết học có tính hiện sinh, dùng để áp dụng vào đời sống để tránh những lầm lạc và đạt tới mục đích cao nhất là hạnh phúc (viên mãn) bằng con đường của trí tuệ sáng suốt dựa trên nỗ lực và sự tự chủ của cá nhân mỗi người.

Như thế, Phật là một ông thầy giáo - người có năng lực trí tuệ và lòng bi mẫn đã dành cả đời để giúp đỡ mọi người bằng cách “khai dân trí” cho họ.

Chùa là trường học của nhà Phật, kinh là sách giáo khoa, đệ tử là học sinh.

Mỗi người đến chùa là đang thực hiện con đường học vấn theo phương pháp của nhà Phật.

Tuyệt nhiên không cần cúng bái, lạy lục - nếu có lạy cũng để tỏ lòng tôn kính và biết ơn thầy minh; không cần bày ra các lễ lạt rườm rà hình thức gây lãng phí và làm mê muội nhân tâm.

Ngày nay, khi ông thầy sáng lập đã qua đời thì công việc giáo dục ấy được trao vào tay những vị thầy chùa (sư).
Những người Phật tử đến chùa không được biến những vị sư này thành những thần thánh, hãy chỉ coi họ là thầy giáo, và kính trọng họ như kính trọng những vị thầy giáo (nếu họ có đức hạnh).

Xin nhớ rằng, họ không có quyền năng gì trong việc ban phước giáng họa cho ta cả; cái lợi ích (nếu có) thì là do sự chân thành học hỏi và kiên trì thực hành đúng phương pháp từ lòng nhiệt thành giảng dạy của thầy chùa mà có.

2. Tu Phật

Tu Phật là gì? Tu là sửa mình, sửa lại cái sai bằng cách suy nghĩ, nói năng, hành động đúng. Tụng kinh, ăn chay, niệm phật, ngồi thiền, cúng dường…sẽ không phải là tu nếu nó không lấy việc sửa mình làm mục đích. Nếu một người Phật tử làm một hành động nào đó, như ăn chay chẳng hạn, để mong được ban phước (hay được phước đức) thì đó không phải là một người Phật giáo!

Cái ý muốn ấy là ý muốn của kẻ tham lam và ích kỉ, chỉ muốn đổi chác bằng cách bỏ ít để lấy nhiều; nó đồng thời là một sự mê tín khi không hiểu rằng ăn chay là cách nuôi dưỡng tình yêu thương với động vật, lòng yêu thương ấy sinh ra năng lượng tích cực và niềm hạnh phúc tự sinh khởi từ tâm ý tốt lành ấy; con người sống tốt lành, vô cầu vô dục thì trí tuệ sáng suốt, và đồng thời sẽ nhận được tình yêu thương từ mọi người mọi vật. Vì thế mà cuộc sống mỗi ngày một hạnh phúc và tốt lành hơn.

Vậy thì tu cái gì? chỉ có 3 chữ: GIỚI - ĐỊNH - TUỆ.

Giới là sự ngăn giữ mình trong khuôn khổ đạo đức để không phạm vào những tội ác (giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối...);

Định là làm cho tâm yên ổn lại bằng cách trụ vào 1 đối tượng nào đó (ví dụ như trụ vào hơi thở - luôn biết hơi thở vào - ra chứ không để ý nghĩ lang thang chỗ khác) để đạt tới trạng thái quân bình.

Tuệ là quan sát, suy nghĩ, tư duy đúng đắn – phải thấy biết được bản chất của thế giới và đời sống một cách chân thật (thấy được sự dời đổi vô thường, thấy được bản chất của đời sống là khổ, thấy được cái “tôi” là giả...)

Tất cả mọi tông phái của Phật giáo đều là tu Định, tức làm cho tâm an trụ lại, chứ không để bị rơi vào tán loạn, rong ruổi mà đánh mất “chánh niệm”.

Khi tâm định lại rồi thì trí tuệ sẽ sáng suốt, như nước lặng thì mặt trời hiện, mây tan thì mặt trăng tỏa rạng.

Xin nhớ rằng, mọi sự thực hành trong đường lối của Phật giáo là đều nhằm để khắc chế cái tâm động loạn và vô minh này. Và mọi sự “tu hành” phải lấy việc hướng nội làm tông chỉ.

Hướng ngoại tìm cầu đều là đường tà.
Cho nên mới có câu “Phật tại tâm” là vì thế.

Nhưng tại sao? Phật giáo giải minh rằng:

Mỗi người đều vốn có trí tuệ sáng suốt viên mãn (tức là có tâm phật), nên Thích Ca mới nói “ta là Phật đã thành, các ông là phật sẽ thành”, chỉ cần nỗ lực, siêng năng đúng phương pháp thì sẽ khai mở được cái trí tuệ đang bị vùi lấp bởi vô minh kia (tham sân si) mà đạt tới trạng thái tâm sáng suốt và hạnh phúc chân thật (gọi là Niết Bàn).

Như thế, Phật giáo chuyên chở một tinh thần nhân bản sâu xa và tư tưởng tự do tiến bộ mà ở đó con người được đề cao với địa vị chưa từng có. Và những người Phật giáo phải tự tin và tự lực mà khai mở lấy cái trí tuệ vô giá đang bị chôn lấp kia chứ không phải ném cuộc đời mình cho Phật hay Bồ Tát nào cả.

Thích Ca Mâu Ni nói “tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”.

Cái sự “không hiểu” này, cộng với thói tham lam cố hữu đã biến những người theo Phật giáo thành những kẻ mê tin dị đoan, biến một tư tưởng tiến bộ và đầy nhân văn thành một thứ tôn giáo mà ở đó cuộc sống của mỗi người lại bị ném ra cho những vị thầy (Phật) của mình. Phật - vị thầy giáo trí tuệ đã bị những người "theo Phật" biến thành một thần linh có khả năng ban phước giáng họa!

Họ đã không muốn trở thành con người tự chủ, tự do; mà ngược lại, từ trong vô minh, họ đã biến mình thành những nô lệ của lòng tham, biến mình thành kẻ yếu hèn và bạc nhược khi gửi gắm cuộc đời mình cho những “thế lực” bên ngoài.

Người đến với Phật giáo là để thành tựu lý tưởng tự do; trở nên sáng suốt hơn, dũng khí hơn chứ không phải để sống kiếp ăn mày nơi cửa Phật.

Tình trạng mê tín mịt mù trong xã hội Việt Nam ngày nay cần phải được tẩy uế bằng cách rọi ánh sáng của chánh pháp và tiếp nhận các thành tựu của khoa học nhân loại như Phân tâm học, vật lý lượng tử... để mong cứu chuộc lấy nhân tâm.

Trách nhiệm ấy thuộc về những người quản lý, những nhà khoa học và những nhà giáo chân chính như là một cách thực hành từ bi đối với chúng sinh theo lời Phật dạy."
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 12, 2021, 06:17:38 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #33 vào lúc: Tháng Tư 08, 2021, 05:32:22 PM »

CÂU CHUYỆN THẦY TRÒ - THAM KHẢO 6
CHÁNH KIẾN VỀ THÂN


Cư sỹ Duy-ma-cật nói: “Các Nhân giả, thân này là vô thường, không vững mạnh, yếu đuối, cũng chẳng bền lâu; là pháp chóng mục nát, không đáng tin cậy. Nó là sự khổ, là sự ưu não, là nơi tập hợp của các loại tật bệnh. Này các Nhân giả.

- Thân này không phải là chỗ đáng nương tựa cho người minh trí.

- Thân này như đống bọt, không thể vốc nắm.

- Thân này như bong bóng nước, không tồn tại lâu.

- Thân này như quáng nắng bốc từ khát vọng yêu đương.

- Thân này như cây chuối, ruột không lõi chắc.

- Thân này như huyễn, hình thành bởi ý nghĩ đảo điên.

- Thân này như giấc mộng, do hư vọng mà thấy có.

- Thân này như bóng, theo duyên là nghiệp mà có.

- Thân này như tiếng vang, tùy thuộc nhân duyên.

- Thân này như đám mây trôi, chợt biến chợt diệt.

- Thân này như ánh chớp lóe, thoáng chốc tiêu tan.

- Thân này không chủ tể, như đất.

- Thân này không tự ngã, như lửa.

- Thân này không thọ mạng, như gió.

- Thân này không con người, như nước.

- Thân này không thật, lấy bốn đại làm nhà.

- Thân này rỗng không, không ngã cũng không ngã sở.

- Thân này vô tri, như cỏ , cây hay gạch ngói.

- Thân này không động, chỉ chuyển động vì sức gió.

- Thân này bất tịnh vì chứa đầy uế tạp.

- Thân này hư ngụy, tuy nhờ bởi tắm rửa, y phục, ẩm thực, rồi sẽ trở về tàn hoại diệt vong.

- Thân này nhiều tai họa, bị gây rối bởi một trăm lẻ một thứ tật bệnh.

- Thân này như cái giếng trên gò, vì sự già bức bách.

- Thân này vô định, nhất định sẽ chết.

- Thân này như rắn độc, như kẻ thù, như xóm hoang; nó được tập thành bởi các uẩn, các giới, các xứ."

~ Duy-ma-cật Sở Thuyết, bản dịch của Hòa Thượng Tuệ Sỹ HuhHuhHuhHuh
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 08, 2021, 05:40:48 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #34 vào lúc: Tháng Tư 15, 2021, 06:35:12 PM »

"Với những người không tham, thì chẳng có gì để sợ"

Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #35 vào lúc: Tháng Tư 28, 2021, 09:53:11 AM »

FB: Bảo Sinh

Âm Dương

Đạo nào tóm lại cũng là
Âm – dương, đực – cái, đàn bà – đàn ông

 Mõ hình âm hộ. Dùi hình dương vật. Khi dương hòa hợp với âm thành tiếng mõ vô vi. Sống hỗn loạn, trái với thiên nhiên, phá hoại cân bằng âm dương làm trái đất nóng lên, tan băng nam bắc cực, nạn hồng thủy đang báo ứng loài người.

Lão hòa thượng khi sắp hóa, tâm nguyện được ngắm âm hộ. Đệ tử thỏa mãn ý thầy. Ngắm đi ngắm lại Âm hộ, lão hòa thượng buông lời thõng thượt: “Cũng giống như ngôi chùa”.

Sống để tập thở là điên
Tập thở như lẽ tự nhiên là thiền
Sống để thể dục càng điên
Tập trên sân bụng là tiên cõi trần

Đạt Đa phát biểu về dục (sớm hơn Freud 1400 năm): “Một khi thấy bản tính của mình thì dục là phi vật chất. Cái ngày bạn trở thành hài hoà hoàn toàn với sự tồn tại thì dục biến mất. Giống hệt như giọt sương trong ánh sáng mặt trời buổi sớm. Dục là tự nhiên sinh học. Dục là phi vật chất. Nếu biết tự mình, bản thể mình, thì mọi thứ sẽ xẩy ra theo cách của nó”.

Nam mô đức phật Di Đà
Cho ta thấy được cái ta đang là

Thuyết hiện sinh của Jean-Paul Sartre và cái “ta đang là” của đức Phật bị đời hiểu lầm nghiêm trọng. Họ cho hiện sinh là chỉ có hiện tại nên sống gấp, sống thác loạn không cần biết tới tương lai:

“Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.

Cái thiện và cái ác đều hiện sinh. Thiện lúc này có thể ác lúc khác. Thiện với người này có thể là ác với người khác. Cũng như trong chuyến đò ngang, sang với người này có thể là về với người kia.

Vậy hiện sinh không có nghĩa là sống gấp, chỉ biết có hôm nay. Hiện sinh là hiểu chân lý chỉ tương đối. Tuyệt đối không có tuyệt đối gọi là tuyệt đối:

“Hôm qua là việc hôm qua
Bây giờ là việc chúng ta bây giờ
Ngày mai thì chỉ là mơ
Chúng ta là việc bây giờ với nhau”.

Thiền Tông và Tịnh Độ

Tịnh là Tiệm Ngộ: Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén
Thiền là Hoát Ngộ-đốn ngộ: Tình yêu sét đánh

* Dục tính tức nhân tính.

* Học thuyết Freud phân tích rõ tính dục quyết định tiền, hậu vận con người.

* Lão Tử coi tính dục như lửa, dùng đúng sẽ thành năng lượng sống, dùng sai sẽ bị đốt cháy – tẩu hỏa nhập ma.

* Tố nữ Kinh (Nhật Bản):

Đàn ông muốn lấy âm bổ dương phải ngự nhiều đồng nữ.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 29, 2021, 05:16:32 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #36 vào lúc: Tháng Năm 10, 2021, 10:37:38 AM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh

Tất cả những cái ta tìm
Thật giả chỉ bởi niềm tin con người
Cái duy nhất thật trên đời
Là cái đang có trong người của ta.

Ngày xưa, có một người được bạn mời đến nhà chơi. Lúc nâng cốc rượu chủ nhà mời, anh ta tưởng như thấy một con rắn con dưới đáy. Không muốn làm bạn ngượng ngùng nếu chỉ con rắn cho bạn, anh ta không nói gì dũng cảm nuốt luôn. Về đến nhà, anh ta cảm thấy dạ dày bắt đầu đau đớn. Các thầy thuốc hết sức chữa chạy, nhưng càng uống thuốc anh ta càng đau hơn, tưởng như sắp chết đến nơi. Được tin báo, người bạn kia lại mời anh ta ngồi đúng chỗ lần trước, lại mời anh ta một cốc rượu và nói rằng đó là thuốc trị bệnh. Lúc nâng cốc lên, người bệnh lại thấy con rắn con. Lần này anh ta nói cho bạn biết. Người bạn không nói gì mà chỉ cho anh ta thấy một cái cung treo trên trần nhà. Bệnh nhân hiểu ra rằng “con rắn con” chỉ là phản chiếu của cái cung treo bên trên. Hai người nhìn nhau cười phá lên. Cơn đau của bệnh nhân tan biến ngay và anh ta khỏe mạnh trở lại.
Tu thành Phật cũng giống như chuyện này. Tổ sư Vĩnh Gia Huyền Giác (Yoka 665 – 713) nói: “Khi bạn chứng được chân tánh của vũ trụ, bạn biết rằng không có thực tướng chủ quan mà cũng không có thực tướng khách quan. Ngay vào lúc đó, những tạo nghiệp kéo bạn xuống tận đáy địa ngục sẽ được quét sạch”. Chân tánh ấy là bản thể căn nguyên của mọi chúng sinh.

Khi say tưởng tỉnh hóa lơ mơ
Lúc tỉnh làm say thật khéo vờ
Nằm mơ mơ chuyện mình khi thức
Thức rồi lại chép mộng thành thơ.

HUYỀN NGÔN -CÔNG ÁN THIỀN
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 18, 2021, 11:07:00 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #37 vào lúc: Tháng Năm 18, 2021, 11:05:56 PM »

Đạo Sinh
10 giờ  ·

TUỆ SỸ: TÂM

Trước hết chúng ta phải hiểu Tâm là gì? Trong tiếng Hán, Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mới suy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suy nghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này như sau:

三 點 如 星 像
橫 鉤 似 月 斜
披 毛 從 此 得
做 佛 也 由 他

Tam điểm như tinh tượng,
Hoành câu tợ nguyệt tà.
Phi mao tùng thử đắc,
Tố Phật dã do tha.

Bài thơ này ví von cũng rất hay. Chữ 心 trong chữ Hán được mô tả có ba chấm như ba ngôi sao ("Tam điểm như tinh tượng"), còn móc câu nằm ngang như ánh trăng nghiêng ("Hoành câu tợ nguyệt tà"). "Phi mao tùng thử đắc, tố Phật dã do tha": Mang lông đội sừng tức làm thân trâu ngựa...là do tâm này, mà Phật cũng từ nó.

Định nghĩa tâm xét theo tiếng Phạn thì có khác. Theo tiếng Phạn, tâm (citta) có nghĩa là tích tập. Định nghĩa này được thấy trong kinh Hoa Nghiêm, bản dịch chữ Hán của Bát Nhã (quyển 6): tích tập danh tâm 積 集 名 心. Nó do gốc động từ là Ci (cinoti): tích chứa, tích lũy, tăng trưởng, và cũng có nghĩa là quán sát, tri nhận, cảm nhận. Đây là định nghĩa đắc biệt trong thuật ngữ Phật giáo, đặc biệt là Đại thừa. Nghĩa thông thường của nó, được nói là do gốc động từ cit hay cint (cintayati): tư duy, suy tưởng. Tâm là cái tư duy.

Nói tâm là cái tích tập: tích tập gì? Một cách tổng quát, đó là KINH NGHIỆM hay NHẬN THỨC được tích lũy. Vậy tâm là kinh nghiệm đời sống; tất cả những gì đã từng trải, bằng hành động và nhận thức, tích lũy lại thành tâm. Nếu diễn tả ra trong cuộc đời con người, từ khi bắt đầu biết suy nghĩ, biết hành động và có ghi nhớ, cho đến khi chết; tất cả những ghi nhớ trong óc não còn lại đó gọi là tâm. Chính những ghi nhớ đó tác thành một con người hoặc thiện hoặc ác tùy theo kinh nghiệm môi trường, hoàn cảnh. Vì thế ta nói tâm hướng dẫn đời sống con người.

Như vậy, tâm đó chính là NGHIỆP, là hành vi của con người, vì những năng lực tạo ra hành vi của con người không bao giờ mất.

Chúng ta không nói tới luật bảo tồn năng lượng, nhưng phải biết rằng không có cái gì mất đi trong hành động của chúng ta. Kinh nói: "bất sinh bất diệt, bất tăng bất giảm". Thế giới này không sinh cũng không diệt, không có cái gì xuất hiện hoàn toàn mới mẻ cũng không có cái gì biến mất đi hoàn toàn. Chúng sinh luân hồi vô thủy, chỉ là sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, như gạo biến thành cơm, cơm biến thành những dưỡng chất trong dạ dày, tiêu hóa, rồi thải ra, thành da, máu, thịt,... Khi chết da máu thịt này biến thành phân tro, phân tro này đem bón trở thành cây trái, rau cỏ..., trở lại làm thực phẩm  cho người và vật, theo một quá trình sinh diệt, sống chết nữa nữa.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, thân này chết nhưng nó không mất mà trở thành những cái khác, biến thành phân tro, đất,... Những cái này cũng không mất mà trở thành máu thịt của con người, tức là không có cái gì sinh và cũng không có cái gì hủy diệt mà chỉ có SỰ BIẾN THÁI.

Tâm cũng vậy, nó tích lũy. Những gì được làm, được nói năng, suy nghĩ, hoặc thiện, hoặc bất thiện, thảy đều không mất; mà tự chúng là sự biến thái của tâm từ một trạng thái này sang trạng thái khác.
Nghiệp là nguồn năng lượng được tích chứa trong kho chứa gọi là tâm, phát hiện ra ngoài thành hành vi của thân, khẩu; hướng thân, khẩu đến mục tiêu, theo hướng được định bởi lực đẩy ban đầu từ tâm. Kho chứa ấy không phải nằm im lìm bất động, vì nguồn năng lượng trong đó, mà Duy Thức gọi là chủng tử (hạt giống, tức hạt năng lượng; cũng gọi là tập khí hay công năng sai biệt, tức một loại công năng hay năng lượng có thế lực đặc biệt tác thành những hiện tượng sai biệt mà ta biết đó là thân, tâm, thế giới). Những hạt giống năng lượng này tồn tại trong trạng thái sinh và diệt trong từng sát-na, tạo thành hình ảnh như một dòng thác chảy liên tục. Kinh nói: "Nhất thiết chủng tử như bộc lưu".

Những hành vi của thân và khẩu chỉ là những vận động tự nhiên của thân và khẩu, do tác động hỗ tương giữa trong và ngoài, không mang giá trị đạo đức, không xác định thiện hay ác gì. Nhưng khi có NGUỒN LỰC TỪ TÂM điều khiển nó theo hướng thiện hay bất thiện, bấy giờ hành vi của thân hay khẩu bị nhuốm màu hoặc thiện, hoặc bất thiện, ta gọi là nghiệp thiện và nghiệp bất thiện. Hành vi ấy huân tập trở lại tâm, nghĩa là tác động trở lại tâm và biến đổi nó. Đó là sự tích lũy nghiệp.

Theo ý nghĩa này mà ta hiểu câu kinh sau đây: "Tam giới duy tâm", ba cõi duy chỉ là tâm. Ý nghĩa ấy cũng phù hợp với điều mà Phật nói trong các kinh điển Nguyên thủy: "Chúng sinh là kẻ thừa tự của nghiệp", tức hành vi của chính nó.

Nói cách khác, thế giới được hình thành tốt hay xấu, thảy đều là sự biến thái của những gì, của tất cả hành vi, được tích lũy bởi tâm, chứa đựng trong tâm.

~ Tuệ Sỹ Văn Tuyển, Tập II, tr. 116-119
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #38 vào lúc: Tháng Sáu 03, 2021, 11:20:04 PM »

Đạo Sinh
14 giờ  ·

ĐỆ TỬ QUY Y PHÁP, NGUYỆN ĐỜI ĐỜI KIẾP KIẾP KHÔNG QUY Y NGOẠI ĐẠO TÀ GIÁO!

LỜI KHUYÊN CỦA PADMASAMBHAVA (07)
NAMO GURU DEVA DAKINI HUNG


Quý vị có thể thụ hưởng đủ thứ cao lương mỹ vị, nhưng tất cả sẽ trở thành một đống ô uế nếu quý vị bỏ qua nước cam lồ của tính thể nội tại. Vì thế, hãy uống loại nước cam lồ của các giáo huấn sâu xa!

Quý vị có thể trân quý tấm thân máu thịt này, và đeo bám vào đó để thành con người của quý vị; thế nhưng đó chỉ là thứ vay mượn từ các đại chủng [đất-nước-gió-lửa]. Chẳng mấy chốc nó sẽ bị tước đoạt nếu quý vị không tựu thành Pháp thân vô sinh. Vì thế, hãy trân quý và nắm giữ cứ điểm của Pháp thân vô sinh này!

Quý vị có thể kết hợp với một ngàn bạn bè thân thiết, nhưng nếu không đồng hành với các phương tiện và trí tuệ thì chẳng bao lâu quý vị sẽ tách rời họ. Vì thế hãy đồng hành với phương tiện và trí tuệ!
  
Tiếng tăm và danh vọng có thể có đầy trong một tỷ thế giới; thế nhưng, nếu quý vị không nhận ra thể tính bất khả tư nghị, bất khả biểu đạt của mình thì tất cả chỉ là nỗ lực của Ma vương nhằm mê hoặc quý vị. Vì thế hãy đeo đuổi thể tính bất khả ngôn thuyết, bất khả tư nghị, bất khả biểu đạt này!

Quý vị có thể sở đắc quyền lực và sức mạnh của một kẻ thống trị thế giới, nhưng nếu không làm chủ được tâm mình, thì khi giờ chết ập đến, quý vị vẫn không thể đạt được thần lực của sự tự do. Vì thế hãy làm chủ tâm thức mình!

Quý vị có thể có được sự dũng cảm của một chiến binh cường tráng; nhưng nếu không sở hữu được sức mạnh lý giải của trí tuệ phân biệt, quý vị sẽ không chuyển được tình thế trong cuộc chiến với sinh tử luân hồi.  Vì thế hãy sở đắc bằng được sức mạnh lý giải của trí tuệ phân biệt này!

Quý vị có thể phát ngôn như Sư Tử Hống [= Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi], nhưng nếu không khắc cốt ghi tâm bản thể thanh tịnh của tánh Không hoằng đại thì vẫn không ngăn được nghiệp lực trổ quả. Vì thế hãy chánh niệm bản thể thanh tịnh của tánh Không hoằng đại này!  


You may consume all kinds of delicious food, but unless you adhere to the nectar of the innate nature, it all turns into a heap of filth. So drink the nectar of the profound instructions! You may dearly treasure this body of flesh and blood and cling to it as being yourself, but as it is only on loan from the elements, unless you attain the nonarising dharmakaya, it will soon be snatched away. So, treasure and capture the stronghold of nonarising dharmakaya!
You may consort with one thousand amiable friends, but unless you keep company with means and knowledge, you will soon be separated from them. So keep company with means and knowledge!

Your fame and renown may fill a billion universes, but unless you recognize your inconceivable and inexpressible nature, it is all only Mara’s attempt to seduce you. So pursue the ineffable, inconceivable and indescribable nature!
You may possess the power and might of a world ruler, but unless you gain mastery over your own mind, when the time of death arrives you still haven’t attained the power of freedom. So gain mastery over your mind!

You may have the bravery of a strong fighter, but unless you possess the intelligent strength of discriminating knowledge, you will not turn the tide in the battle with samsara. So possess the intelligent strength of discriminating knowledge!

You may speak like the Lion of Speech [Manjushri], but unless you take to heart the primordially pure nature of resounding emptiness, that will not prevent the ripening of karma. So take to heart the primordially pure nature of empty resounding!

~ Advice from the Lotus-Born, Vol. I
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 20, 2021, 06:08:40 PM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #39 vào lúc: Tháng Sáu 09, 2021, 10:17:20 AM »

Nguyễn Bảo Sinh

Bệnh Quỷ thuốc Tiên
Bệnh Tiên thuốc Thánh
Bệnh Thánh thuốc Phật
Bệnh Thật thuốc Giả

MỘT PHƯƠNG THỨC CHỮA TRỊ

Bernard Shaw là một nhà văn hào kiêm kịch tác giả người Anh. Ông ta bị bệnh tim nặng, cứ mỗi lần nghẹt thở, căng thẳng thì ông ta gọi bác sĩ đến. Thông thường, bác sĩ đo huyết áp, xoa bóp và nắn vài ba chỗ trên ngực, rồi lấy vài ba loại thuốc có sẵn trên bàn cho bệnh nhân uống với nước lã đun sôi. Xong, khi bệnh nhân ra về khỏe khoắn, tỉnh táo thì bác sĩ nhận tiền thù lao và đi về nhà.

Hôm nọ, Bernard Shaw gọi điện thoại khẩn cấp cho bác sĩ của mình và nói:

- Tôi đang gặp trục trặc ghê gớm, dường như tim tôi sắp sửa ngưng đập. Xin bác sĩ đến gấp rút cho.

Vị bác sĩ đến ngay lập tức. Ông ta nhảy từng ba bậc thang một và trông đổ mồ hôi hột, nhòe nhoẹt áo quần. Ông ta lết vào phòng không nói một lời, khuôn mặt tái mét, gieo phịch xuống chiếc ghế và há hốc mồm, mắt nhắm nghiền lại.

Bernard Shaw nhảy ra khỏi giường và hỏi:

- Có chuyện gì vậy, bác sĩ?

Ông bác sĩ nhăn nhó:

- Đừng nói gì cả. Dường như tôi sắp chết đến nơi, cơn đau tim lại tới, tôi không thể thở nổi!

Bernard Shaw bắt đầu thực hiện tất cả những công đoạn chữa trị mà trước đây bác sĩ thường làm cho mình. Ông ta cũng xoa  bóp vài chỗ cần thiết trên ngực bác sĩ, tìm vài ba viên thuốc có sẵn trên bàn và pha một cốc nước mang cho bác sĩ uống. Trong vòng nửa giờ ông bác sĩ bắt đầu hồi tỉnh và bình phục dần.

Cuối cùng ông bác sĩ nói:

- Thôi tôi về nhà. Bây giờ xin ông cho tôi tiền chữa bệnh.

Bernard Shaw lấy làm kinh dị vô cùng, nói:

- Hừm. Lẽ ra bác sĩ phải trả tiền cho tôi chứ! Tôi đã lăng xăng hơn nửa tiếng đồng hồ đề cứu chữa cho bác sĩ, làm cho bác sĩ tỉnh táo, hồi phục. Tại sao bác sĩ lại đòi tiền của tôi nữa ư?

Bác sĩ cười:

- Đây là một phương pháp trị liệu tân tiến nhất. Tôi đã chữa cho ông rồi đấy! Và ông phải trả tiền về buổi điều trị hôm nay.
-
Không thầy đố mày làm nên
Không trò đố thầy dậy ai

Khi bạn quan tâm đến bệnh tình của một ai đó thì bạn quên mất bệnh tình của mình. Do đó, thế gian mới xuất hiện biết bao nhiêu nhà lãnh đạo, biết bao nhiêu bậc đạo sư, biết bao nhiêu bậc thầy. Trong khi các bậc thầy, các nhà lãnh đạo quan tâm đến đau khổ của nhân loại thì họ quên bẵng đi tất cả những đau khổ của bản thân.

Có thể, nếu chúng ta một mực tin vào năng lực siêu hình, thì chúng ta cũng phải phát nguyện “mang lợi ích đến cho tha nhân”, bởi vì chính cái lý tưởng này sẽ giúp chúng ta hoàn thiện niềm tin của mình, củng cố nhân cách cũng như khơi sáng cái Tâm của mình, chứ không phải công việc ấy sẽ cứu độ thế giới và giúp đỡ người khác. Xin đừng trẻ con như vậy! Chính sự ngông nghênh, hiểu nhầm này đã khiến chúng ta đôi khi mang ảo tưởng rằng mình là Đấng Cứu Thế, mình là Giáo Tổ, Đại Tôn Sư, Người khai đạo, …

Các nhà tâm thần học thì ít khi phát điên – không phải họ được miễn nhiễm căn bệnh điên khùng mà bởi vì họ đã quá quan tâm đến chứng điên khùng của những người khác, họ lo toan chạy chữa giúp đỡ cho người khác đến mức họ quên mất hoàn toàn rằng họ cũng có thể phát điên.

Hoặc là, trong khi quan tâm và làm việc phục vụ nhân loại, họ đã vô tình truyền lây căn bệnh điên khùng của họ sang cho tất cả những người khác rồi! Nhờ vậy mà họ trông có vẻ tỉnh táo hơn.

Cho nên nếu bạn đang bất ổn tâm lý, rối loạn tâm thần, xin bạn chớ mưu toan giúp đỡ người khác, bởi vì việc cứu giúp của bạn sẽ biến thành sự đầu độc. Nếu bạn đang nhầm lẫn nhiều thứ, thì bạn chớ nên bận tâm giúp đỡ người khác, bởi vì bạn đơn thuần tạo nên rắc rối, căn bệnh nhầm lẫn của bạn trở thành tiêm nhiễm cho tất cả những người xung quanh.

Đừng ban tặng lời khuyên cho bất cứ ai. Bởi vì những người nhầm lẫn, điên khùng thường thích thú khi hào phóng trao tặng lời khuyên cho những người khác!

Tôi đi cuối đất cùng trời
Tìm mua thuốc ngộ chữa người đang mê
Tôi đi thủy tận sơn khê
Chữa cho người ngộ ta mê thật rồi.

Hoa đà biển thước tái sinh
Kê đơn thần dược tối linh cho mình:

“Lục bản mộc
Nhị lạng đinh
Ngâm tam thốn thổ”
Bệnh tình khỏi ngay
 
CÔNG ÁN THIỀN -HUYỀN NGÔN
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 20, 2021, 06:08:11 PM gửi bởi Đom đóm » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #40 vào lúc: Tháng Sáu 22, 2021, 06:07:38 PM »

FB: Đạo Sinh



“Một lỗi lầm khiến cho bạn phải hạ mình thì hay hơn sự thành đạt mà làm cho bạn kiêu ngạo.”
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #41 vào lúc: Tháng Bảy 20, 2021, 06:02:04 PM »

Đạo Sinh
18 tháng 7 lúc 04:07·


“Những gì làm cho bạn tổn thương ngày hôm nay sẽ khiến cho bạn mạnh mẽ hơn vào ngày mai.”

GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH: Trong tu tập, “tổn thương” có giá trị rất lớn:

- khi bị cuộc đời làm tổn thương, chúng ta nhận ra một sự thật: cuộc đời không đẹp, không thơ mộng như chúng ta tưởng;

- từ sự thật này, chúng ta nhận ra một sự thật khác: không phải thành viên nào trong cộng đồng cũng đều mong cho chúng ta được hạnh phúc, mong cho chúng ta đừng gặp khổ đau;

- khi nhận ra thế, chúng ta thường phản ứng bằng cách nguyền rủa, mắng nhiếc. Sau khi nguyền rủa, mắng nhiếc đủ kiểu, chúng ta nhận ra họ chẳng thay đổi. Điều này khiến chúng ta thấy bực mình hơn. Tuy nhiên, nhờ thế chúng ra lại nhận ra 2 sự thật khác:

- chúng ta không thể thay đổi người khác bằng sự nguyền rủa, chửi bới; vì thế, chúng ta đã làm một việc vô ích.

- không những làm việc vô ích, chúng ta còn làm xấu thêm tình huống: thay vì chỉ có 1 người làm tổn thương người khác thì bây giờ lại có thêm chúng ta góp phẩn vào việc làm tổn thương này nữa.

Khi nhận ra tất cả những điều trên, nếu là người tin tưởng vào Pháp, chắc chắn chúng ta sẽ thay đổi. Thay đổi nhận thức: chúng ta nhìn thấy rõ hơn. Thay đổi cảm xúc: chúng ta không dễ dàng bị tác động bởi sự làm tổn thương của người khác nữa. Nói “mạnh mẽ” là như thế.
Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #42 vào lúc: Tháng Tám 06, 2021, 05:57:38 AM »

KHÔNG GIAN & THỜI GIAN

Luân-hồi-sinh-tử được tạo thành bởi các chu kỳ hiện hữu nối tiếp nhau. Chu kỳ này kết thúc lại làm nhân-duyên cho sự sinh khởi của chu kỳ kế tiếp, cho nên luân-hồi không phải là “đoạn diệt”. Vào một chu kỳ nào đó, nếu con người phá tan được vô minh, và vì thế không còn tạo nghiệp để tiếp tục tái sinh nữa, thì chu kỳ vĩnh viễn kết thúc, cho nên luân-hồi không phải là “thường hằng”. Đây là cơ hội duy nhất để con người có thể thoát khỏi vòng tái sinh; đồng thời cũng là lý do duy nhất chư Phật thị hiện để cứu giúp con người.

Để tiện lợi cho việc khảo sát chuỗi hiện hữu của mỗi người trong vòng tái sinh, Luận Câu-xá phân chia mỗi chu kỳ thành 4 giai đoạn:

- sinh hữu: sự hiện hữu của thể tính 5 uẩn ở giai đoạn nhập thai;
- bổn hữu: sự hiện hữu của thể tính 5 uẩn ở giai đoạn sau khi nhập thai cho đến trước khi chết;
- tử hữu: sự hiện hữu của thể tính 5 uẩn ở giai đoạn sắc thân thô hiển bị biến hoại;
- trung hữu: sự hiện hữu của thể tính 5 uẩn ở giai đoạn sau khi chết và trước khi nhập thai.

Ở đây, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa 3 thuật ngữ Phật học là “hữu”, “sinh”, và “tử”. Với nhà Phật, “chết” không có nghĩa con người không còn hiện hữu nữa mà đó chỉ là giai đoạn thể tính 5 uẩn tách rời khỏi sắc thân thô hiển; và “sinh” không có nghĩa con người mới bắt đầu hiện hữu mà đó chỉ là giai đoạn thể tính của 5 uẩn bắt đầu nhập vào bào thai người mẹ.

Chúng ta cần nắm rõ điều này để khỏi rơi vào loại tà kiến, hay vọng tưởng, về Hữu & Phi Hữu. Nói một cách dễ hiểu hơn, “chết” không phải là trở thành hư vô mà chỉ là sự hiện hữu của 5 uẩn ở vào thời điểm tách rời khỏi xác thân thô; vì thế con người đừng mong tìm đến cái chết (tự tử) để “không còn hiện hữu” trên đời nữa. Đồng thời cũng đừng mong cầu “trường sinh bất tử”, vì cho dù có thể “sống mãi không chết” đi nữa thì con người vẫn không thoát ra được luân hồi. Đây là lý do tại sao 3 cảnh giới khác nhau “dục giới”, “sắc giới”, “vô sắc giới” còn có tên gọi khác là Tam Hữu. Khi chưa giải thoát thì tất cả chúng sinh đều không thể cầu mong đừng bị khổ đau—không hiện hữu ở cảnh giới này thì cũng phải hiện hữu ở cảnh giới nào đó trong ba cõi. Hoặc nói một cách hài hước hơn, chúng ta đừng mất công tìm cầu “trường sinh bất tử”, vì chúng ta vẫn đã, và đang, và sẽ “sống mãi” trong Tam Giới.

Có một chi tiết cực kỳ quan trọng, liên quan đến vòng tái sinh của con người, cần được làm rõ ở đây:

-vì luôn luôn hiện hữu trong tam giới, cho nên con người không bao giờ thoát ra được khái niệm về “không gian”;
-vì một chu kỳ tái sinh luôn luôn bao hàm 3 yếu tố thuộc về quá khứ, hiện tại, và tương lai, cho nên con người không bao giờ thoát ra được khái niệm về “thời gian”.

Từ hai sự thật trên, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của “tự tại” và “bất động” đối với các bậc giải thoát: đừng bao giờ hỏi chư Phật, chư A-la-hán, chư Đại Bồ-tát ĐANG Ở ĐÂU. Vì “đang” & “ở đâu” chỉ có ý nghĩa đối với những ai còn bị trói buộc trong Tam Giới.

HuhHuhHuhHuh
Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #43 vào lúc: Tháng Tám 28, 2021, 08:48:26 AM »

Đạo Sinh
54 phút·

CẦU PHÁP

Một ẩn sỹ đang tọa thiền bên bờ sông thì có một thanh niên đến quấy rầy ông. Anh chàng nói, "Thưa Thầy, tôi muốn theo học Thầy."

Ẩn sỹ hỏi: "Tại sao?"

Chàng thanh niên suy nghĩ một lúc rồi nói, "Vì tôi muốn thấy Pháp.”

Vị ẩn sỹ nhảy lên, túm cổ anh ta, kéo xuống sông rồi nhấn đầu anh ta xuống nước. Mặc cho anh chàng vùng vẫy muốn thoát ra, ông chờ khoảng một phút, cuối cùng mới kéo lên. Người thanh niên vừa sặc nước vừa thở dốc. Chờ khi anh chàng bình tĩnh trở lại, ông mới hỏi, "Nói đi. Khi ở dưới nước ngươi cần thứ gì nhất?" 

"Không khí," anh chàng đáp.

Ông thầy bảo, "Được lắm. Bây giờ về nhà đi. Khi nào thấy cần đến Pháp giống như vừa rồi cần không khí thì hãy đến đây."

A hermit was meditating by a river when a young man interrupted him. “Master, I wish to become your disciple,” said the man.
“Why?” replied the hermit.
The young man thought for a moment, “Because I want to find Dharma.”
The master jumped up, grabbed him by the scruff of his neck, dragged him into the river, and plunged his head under water. After holding him there for a minute, with him kicking and struggling to free himself, the master finally pulled him up out of the river. The young man coughed up water and gasped to get his breath. When he eventually quieted down, the master spoke, “Tell me, what did you want most of all when you were under water?” “Air!” answered the man. “Very well,” said the master. “Go home and come back to me when you want Dharma as much as you just wanted air.”
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #44 vào lúc: Tháng Tám 28, 2021, 09:10:29 AM »

CÓ & KHÔNG

(i) Khi các bộ phận của chiếc xe chưa được ráp lại thì chúng ta nói KHÔNG CÓ chiếc xe.
(ii) Khi các bộ phận đó được ráp lại thì chúng ta nói CÓ chiếc xe.
(iii) Khi các bộ phận được tháo rời ra thì chúng ta lại nói KHÔNG CÓ chiếc xe.

Sở dĩ chúng ta cho rằng “không có” là vì chúng ta chỉ nhìn thấy thời điểm các bộ phận “không được ráp lại”, chứ không nhìn thấy thời điểm các bộ phận “được ráp lại”.

Sở dĩ chúng ta cho rằng “có” là vì chúng ta chỉ nhìn thấy thời điểm các bộ phận “được ráp lại”, chứ không nhìn thấy thời điểm các bộ phận “không được ráp lại”.

Nếu chúng ta có thể nhìn xuyên suốt cả 3 thời điểm quá khứ, hiện tại và vị lai của các bộ phận hợp thành chiếc xe thì chúng ta sẽ thấy rằng

-chiếc xe không phải “có”, mà cũng không phải “không có”.
-các bộ phận chính là chiếc xe; chiếc xe chính là các bộ phận.
-ngoài các bộ phận ra, không tìm thấy chiếc xe; ngoài chiếc xe ra, không tìm thấy các bộ phận.
-khi “có” chiếc xe, các bộ phận chẳng tăng thêm; khi “không có” chiếc xe, các bộ phận chẳng hề giảm đi.

Nhà Phật gọi sự nhìn thấy như thế là như-thực-tri-kiến. Và những ai biết-thấy-như-thực thì tự mình chấm dứt mọi tranh luận về Pháp.

HuhHuhHuhHuh
Logged
Trang: 1 2 [3] 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn