Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 04, 2024, 06:46:00 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thần chú của Đại bi tâm  (Đọc 1731 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« vào lúc: Tháng Chín 29, 2019, 10:09:27 AM »



OM MANI PADME HUM

Tạng ngữ đọc Om Mani Pémé Hung. Thần chú này tiêu biểu tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, bồ tát, nhất là ân sủng của Quán tự tại, vị Phật của lòng bi mẫn. Quán tự tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong hình thức Báo thân, và thần chú của ngài được xem là tinh túy của lòng bi mẫn của chư Phật đối với hữu tình. Nếu Liên Hoa Sanh là bậc Thầy quan trọng nhất của người Tây Tạng, thì Quán tự tại là vị Phật quan trọng nhất của họ, là vị thần hộ mạng của dân tộc này. Có câu nói nổi tiếng là vị Phật của lòng bi mẫn đã ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nỗi một hài nhi vừa biết nói tiếng "Mẹ" là đã biết đọc thần chú này, OM MANI PADME HUM.

Tương truyền vô lượng kiếp về trước có một ngàn thái tử phát tâm bồ đề nguyện thành Phật. Một vị nguyện thành Phật Thích Ca mà ta đã biết; nhưng Quán tự tại thì nguyện sẽ không đạt thành chánh giác khi mà tất cả ngàn thái tử chưa thành. Với tâm đại bi vô biên, ngài còn nguyện giải thoát tất cả chúng sinh ra khỏi khổ sinh tử luân hồi trong lục đạo. Trước mười phương chư Phật, ngài phát nguyện: "Nguyện cho con cứu giúp được tất cả hữu tình, và có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này, thì nguyện cho thân con tan thành một ngàn mảnh". Đầu tiên ngài xuống cõi địa ngục, tiến lên dần đến cõi ngạ quỷ, cho đến các cõi trời. Từ đấy ngài tình cờ nhìn xuống và trông thấy than ôi, mặc dù ngài đã cứu vô số chúng sinh thoát khỏi địa ngục, vẫn còn vô số khác đang sa vào. Điều này làm cho ngài đau buồn vô tận; trong một lúc ngài gần mất tất cả niềm tin vào lời nguyện vĩ đại mà ngài đã phát, và thân thể ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Trong cơn tuyệt vọng, ngài kêu cứu tất cả chư Phật. Những vị này từ mười phương thế giới đều bay đến như mưa tuyết để tiếp cứu. Với thần lực nhiệm mầu, chư Phật làm cho ngài hiện toàn thân trở lại, và từ đấy Quán tự tại có mười một cái đầu, một ngàn cánh tay, trên mỗi lòng bàn tay có một con mắt. Ý nghĩa rằng sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo là dấu hiệu của đại bi chân thực. Trong hình thức này, ngài còn sáng chói rực rỡ, và có nhiều năng lực hơn trước để cứu giúp tất cả chúng sinh. Tâm đại bi của ngài khi ấy còn mãnh liệt hơn nữa, và ngài lại phát lời nguyện này trước chư Phật: "Con nguyện không thành chánh giác khi tất cả chúng sanh chưa thành".

Tương truyền rằng vì đau buồn trước nối khổ luân hồi sinh tử, hai giọt nước mắt đã rơi từ đôi mắt ngài, và chư Phật đã làm phép biến hai giọt nước mắt ấy thành hai nữ thần Tara. Một nữ thần có mầu xanh lục, năng lực hoạt động của tâm đại bi, và một nữ thần có mầu trắng, khía cạnh như mẹ hiền của tâm đại bi. Tara có nghĩa là người giải cứu, người chuyên chở chúng ta vượt qua biển sinh tử.

Theo kiểu đại thừa, chính Quán tự tại đã cho đức Phật câu thần chú, và đức Phật trở lại giao phó cho ngài công tác cao quí đặc biệt là cứu giúp tất cả chúng sinh tiến đến giác ngộ. Vào lúc ấy, chư thiên tung hoa xuống ca ngợi hai ngài, quả đất chấn động và không trung vang lên âm thanh OM MANI PADME HUM HRIH.

Có câu thơ về ngài ý nghĩa như sau:

"Quán Thế Âm như vừng trăng sáng, với ánh sáng mát dịu dập tắt những thiêu đốt của sinh tử. Trong ánh sáng ấy, đóa sen từ bi - loại hoa nở về đêm - mở ra những cánh trắng tinh khôi".

Giáo lý giải thích rằng mỗi âm trong sáu âm của thần chú OM MANI PADME HUM có một hiệu quả đặc biệt để mang lại sự chuyển hóa thuộc nhiều tầng lớp khác nhau của bản thể ta. Sáu âm này tịnh hóa tất cả sáu phiền não gốc, biểu hiện của vô minh khiến chúng ta làm những ác nghiệp của thân, ý, lời, tạo ra luân hồi sinh tử và những khổ đau của chúng ta trong đó.

Kiêu mạn, ganh tị, dục vọng, ngu si, thèm khát, và giận dữ, nhờ thần chú mà được chuyển hóa trở về bản chất thực của chúng, trí giác của sáu bộ tộc Phật thể hiện trong tâm giác ngộ (Chú thích: Giáo lý thường nói đến năm bộ tộc Phật, bộ tộc thứ sáu là tổng hợp của năm bộ tộc trên).

Bởi thế khi ta tụng thần chú OM MANI PADME HUM, thì sáu phiền não nói trên được tịnh hóa: nhờ vậy ngăn ngừa được tái sinh vào sáu cõi, xua tan nỗi khổ ẩn tàng trong mỗi cõi. Đồng thời thần chú này cũng tịnh hóa các uẩn thuộc ngã chấp, hoàn thành sáu hạnh siêu việt của tâm giác ngộ (sáu ba la mật): bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ. Người ta cũng nói rằng thần chú OM MANI PADME HUM có năng lực hộ trì rất lớn, che chở ta khỏi những ảnh hưởng xấu và các thứ bệnh tật.

Thường có chủ tự HRIH của Quán Thế Âm được thêm vào sau câu thần chú làm thành OM MANI PADME HUM HRIH. HRIH là tinh yếu tâm đại bi của tất cả chư Phật, là chất xúc tác đã khởi động tâm đại bi chư Phật để chuyển hóa các phiền não của ta thành bản chất trí tuệ của các ngài.

Kalu Rinpoche viết:

Một cách khác để giải thích thần chú này là, OM là tính chất của tâm giác ngộ; MANI PADME tiêu biểu ngữ giác ngộ, HUM tiêu biểu ý giác ngộ. Thân ngữ ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân, lời, ý và đưa tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, mà phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định, thì năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng. Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy.

Đối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, thì Tử thư Tây Tạng nói, ở trong cõi Trung Ấm: "Khi âm thanh của pháp tánh gầm thét như muôn ngàn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm". Tương tự Kinh Lăng nghiêm cũng nói:

"Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ...Đó là tiếng thì thầm âm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn".
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 29, 2019, 11:30:43 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Tám 28, 2021, 05:28:44 PM »

FB: Đạo Sinh

OM MANI PADME HUM

"Việc hành trì thần chú sáu-âm-tiết này cũng có thể xem như hành động cúng dường Tam Bảo và tất cả hữu tình. Nó có năng lực mang lại lợi lạc vô cùng tận. Ngay cả những chúng sinh cuồng ngạo và tàn độc nhất, hoàn toàn không có một tập khí nhỏ nhoi nào đối với Pháp, cũng có thể được thuần hóa và gia bị qua thần chú này. Bởi vì đó là suối nguồn của Bồ-đề tâm, là năng lượng từ bi vô tận, luôn luôn hiện khởi những nơi nào vũ lực và bạo hành đã thất bại.

Qua những thực hành trên, mà cốt tủy là tấm lòng độ lượng và sự lo lắng cho người khác, quý vị có thể giải thoát bản thân ra khỏi cái tâm đeo bám quy ngã, cái tâm vốn làm nền tảng cho sinh tử luân hồi. Bằng cách cúng dường và phát triển từ bi đối với tất cả chúng sinh, cuối cùng quý vị sẽ có thể buông bỏ bất cứ chấp trước nào đối với thân tâm mình. Đây là sự cúng dường tối thắng, là ba-la-mật đích thực của loại bố thí siêu việt; bởi vì bố thí thông thường lúc đó đã được thăng hoa thành Từ Bi và Trí Tuệ."
    
The six-syllable mantra, too, can be recited as an offering to the Three Jewels and to all sentient beings; it has the power to bring infinite benefit. Even the most ruthlessly cruel and arrogant beings, completely lacking the slightest inclination toward the Dharma, can be tamed and helped with this mantra, for it is the source of the bodhichitta, whose infinite power of compassion always succeeds where force and violence fail.

Through these practices, whose essence is generosity and concern for others, you can free yourself from the ego-centered grasping mind, the very basis of samsara. Making offerings and developing compassion for all sentient beings, you will eventually be able to give up any attachment to yourself whatsoever. This is the supreme offering, the true paramita of generosity ‘gone beyond’; for ordinary generosity has been sublimated into wisdom and compassion.

~ Dilgo Khyentse Rinpoche, The Heart Treasure of the Enlightened Ones – in ‘The Path of the Sutras, Collected Works Vol II p 286, Shambhala
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 28, 2021, 05:29:36 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn