Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 13, 2024, 03:02:04 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 ... 7 8 [9] 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lượm trên FB - Đọc và ngẫm!!!!  (Đọc 53205 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #120 vào lúc: Tháng Bảy 20, 2020, 05:24:58 PM »

Quoc Viet Le
13 giờ  ·
GÓP NHẶT CÁT SỎI (石砂集)

No 3.

1. Từng xem sách Truyền đăng lục của Hoà thượng Mật Nhân An Thiền triều Nguyễn, mang máng nhớ chuyện đại loại là có một vị phẫn chí xuất gia, mới đến cầu đạo một vị Thiền tổ ở một ngôi chùa nọ. Thoạt trông, Tổ phủ đầu:

- Ngươi đến đây cầu gì?

Bạch:

- Cầu cởi trói [giải thoát]!

Tổ bảo:

- Ai trói ngươi mà đến bắt vạ ta cởi?

Vị kia hoát nhiên tỉnh ngộ.

2. Lại đọc văn của Tử Sầm Hối Tích Lão phu thời Lê có bài tựa kể, đại loại có tay Tiến sỹ họ Trương thời Tống bỗng hôm rửng mỡ đi vãn cảnh chùa, thấy tượng pháp kinh điển rất mực trang nghiêm, mới nghĩ: 'Đạo Khổng Mạnh ta há lại thua ba cái mớ giáo pháp rợ Hồ!”

Bèn bỏ về, bực dọc trằn trọc cả đêm định viết một bài luận để đả phá. Vợ là Hướng thị .- vốn là người mộ Phật, nằm mãi thấy chồng vẫn ngồi cắn bút, mới vén màn bước ra hỏi:

- Khuya rồi, sao không ngủ, ngồi ị ra làm gì?

Trương bẩu:

- Định viết bài với tai tồ là "Vô Phật luận", để bài bác đạo Phật!

Hướng thị bảo:

-  Phật vốn dĩ là .... không, sao ông lại đi bàn có? Ông dở hơi ăn cám lợn à?

Trương nghe xong, tịt hẳn!

3. Lại nhớ đận 2004, thích bọn Bát quái lắm, mới đi Bắc Kinh rồi trứng vịt lộn về Dương Châu xem chữ của Tiến sỹ Trịnh Bản Kiều đời Thanh. Loạng quạng có đọc đâu mẩu chuyện đại loại: Trịnh trước khi nổi danh văn nghệ văn gừng, toàn viết nhái chữ danh gia, dẫu học lắm,  chung cục vẫn bị người biết chê là nét sổ kéo dài của cổ nhân.

Bực lắm, đêm khuya nằm bên vợ mà tâm trí vẫn cứ nghĩ đến việc tìm một thể chữ sao cho chả giống cổ nhân. Đầu thì nghĩ tay thì viết lên hư không như bị bệnh Pảkinson. Lần dờ một hồi cứ ngỡ tấm lưng vợ là ..... tờ giấy. Đang ngáy, thấy nhột, bà Bèn quay người lại cáu:

- Ông bị thần kinh a? Ai cũng có một Thể [với ý cơ THỂ - nhưng Trịnh lại hiểu xiên ra là .... THỂ chữ), sao lại lấy cái THỂ của tôi ra viết?

Dứt lời, Trịnh đại ngộ!

Kết:

Phàm! Cái sự NGỘ thường xảy ra trong quãng sát na, nhưng để CHỨNG được cái ngộ trong khoảng sát na đó thì phải .... củ từ - nếu không nói là rất lâu, thậm chí hao phí cả kiếp nhân sinh chưa chắc đã chứng được. Thiên hạ hay nói CHỨNG NGỘ xét ra có vẻ phi trật tự, nhưng ta tạm cứ nghe thế đi!
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #121 vào lúc: Tháng Bảy 30, 2020, 10:51:56 PM »

Hồ Tĩnh Tâm

CHUYỆN KỂ ĐAU THẮT CON TIM CỦA NHẠC SĨ HUY DU  KHI VIẾT CA KHÚC “NỔI LỬA LÊN EM”


Gần cuối thế kỷ 20, tôi và cô Hương giáo viên dạy nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Bình, đèo nhau bằng xe đạp đến thăm giáo sư âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, tại đây chúng tôi may mắn gặp đại tá nhạc sĩ Huy Du đang ở nhà cùng vợ. Nhờ vậy tôi có hỏi về xuất xứ ca khúc “Nổi lửa lên em” của ông. Huy Du kể rất say sưa.

Năm ấy Huy Du cùng đoàn văn nghệ sĩ Miền Bắc đi thực tế chiến trường Trường Sơn. Vào một đêm mưa rừng, bên ngọn lửa chập chờn trong hang núi, cô cấp dưỡng nấu cho văn đoàn nghệ sĩ một nồi cháo cá suối ăn bồi dưỡng, vì có mấy người hâm hấp sốt. Thấy cô đang mang thai lùm lùm trong bụng, Huy Du hỏi chuyện và cô đã kể. Rằng cô mang thai với một anh thương binh trẻ lắm, là lính cao xạ pháo chốt trên đỉnh núi bảo vệ ngầm đá, gần nơi trạm quân y của cô đóng quân.

Hôm ấy mấy chục chiếc phản lực F105D đã thay nhau hơn mười lần nhào xuống đánh bom trận địa pháo. Bom nổ liên hồi, rung chuyển cả rừng núi. Chúng đánh cả bằng bom na pan và bom xăng, nên cây rừng bốc cháy ngùn ngụt, khói cuộn lên cao mù mịt. Đến sập chiều hoàng hôn, anh em cáng xuống một người binh nhất bị bỏng na pan rất nặng. Cả trạm quân y tập trung săn sóc cho người chiến sĩ ấy. Riêng cô là y tá có kinh nghiệm lâu năm, nên được phân công săn sóc các vết bỏng cho anh mỗi ngày. Khổ nhất là săn sóc các vết bỏng nặng ở phần mông và chỗ kín. Do vết cháy na pan ăn âm sâu vào da thịt, nên người thương binh phải cởi trần truồng, chỉ đắp trên người một miếng vải dù. Binh trạm tế nhị, nên việc bôi thuốc chỉ giao cho cô, vì cô đã ngoài ba mươi tuổi. Công việc không thể tránh được sự đụng chạm. Khi các vết bỏng đã lành được phần nào, sự đụng chạm da thịt đã đánh thức nỗi thèm khát rất đỗi con người của anh binh nhất pháo thủ cao xạ pháo. Và rồi pháo đã nổ giòn dã trong một đêm mưa rừng tầm tả. Chỉ một lần duy nhất trong đêm mưa rừng ấy, nhưng điểm hồng tâm đã báo bia điểm mười sáng chói.

Khi bụng cô thượng sĩ y tá lùm lên, trạm trưởng quân y đã họp cả trạm thông báo tội vi phạm kỷ luật chiến trường của cô y tá chị cả, và yêu cầu cô phải phá thai, để bảo vệ sự trong sạch của trạm. Khổ nhất là cả trạm trưởng và chính trị viên trạm, liên tục bằng các biện pháp mềm mỏng và cứng rắn, yêu cầu cô thượng sĩ phải khai ra tác giả là ai, bởi kẻ “xấu xa” cần bị kỷ luật đích đáng, chứ không thể tha thứ được. Ngoài ba mươi tuổi, có kinh nghiệm chục năm chiến trường, cô ý tá chẳng những khao khát được làm mẹ, mà còn biết đòn sấm sét sẽ giáng xuống đầu người binh nhất cao xạ pháo như thế nào. Bởi vậy cô chấp nhận mọi hình thức kỷ luật, chứ không hé răng một lời; ngay cả người pháo thủ cũng không hề biết mình sắp được làm cha. Trước sự cứng đầu lì lợm của cô, binh trạm quyết định hạ cấp thượng sĩ của cô xuống binh nhì, khai trừ cô khỏi Đảng, chuyển cô xuống làm anh nuôi.

Huy Du và nhiều người nữa thức nghe chuyện đã khóc ngậm ngùi. Huy Du có hỏi, sao cô không cho người chiến sĩ ấy biết chuyện. Cô gái cúi đầu nói nhỏ. “Em lo sợ anh ấy sẽ nhận con mình, sẽ bị kỷ luật chiến trường, mình em biết là được rồi, sau này con lớn lên sẽ nói; với nữa, anh ấy đã hy sinh cách đây ba tuần ngay trên mâm pháo. Mãnh bom xé rách toang TTTg ngực, quả tim văng cả ra ngoài. Một cánh tay của anh ấy không biết mất đi đằng nào, không tìm được”.

Đêm ấy nhạc sĩ Huy Du thao thức trằn trọc không thể nào nhắm mắt ngủ. Mấy lần ông ngồi dậy trên võng, mở sổ tay định viết cái gì đó, nhưng nỗi đau tình người cắt cứa và giằng xé, khiến ông không thể nào viết được. Sáng hôm sau, đoàn văn nghệ sĩ cuốn võng, tiếp tục đi xa hơn về phía nam, về phía tiếng súng. Suốt dọc đường, câu chuyện của người nữ ý tá Trường Sơn đeo đẳng trong tâm trí, khiến TTTg ngực người nhạc sĩ quân đội lúc nào cũng đau thắt, đầu óc mung lung, không thể nào viết được một nốt nhạc.

Hơn hai tháng sau, đoàn văn nghệ sĩ trở lại binh trạm ấy, nghỉ lại đó hai ngày, nhưng người nấu cơm lại là một cô thanh niên xung phong trẻ măng. Huy Du hỏi thăm, cô gái trẻ bưng mắt cúi đầu khóc thổn thức, nói không nên lời. “Chị… chị Thủy… chị ấy… mất rồi”.  Huy Du nghe xong ù cả hai tai, hoa cả hai mắt. Khó khăn lắm ông mới gặng hỏi để biết chuyện. Chuyện về cô thượng sĩ y tá bị kỷ luật, bị khai trừ Đảng, điều xuống làm anh nuôi. Chuyện về cô thượng sĩ y tá có gần mười năm chiến trường bị giáng chức xuống binh nhì, leo núi hái rau rừng, bị mãnh bom chém vào bụng, văng cả thai nhi ra ngoài, máu ướt sũng một đám lớn trên đất rừng Trường Sơn.

Hình ảnh cô y tá anh nuôi hiện lên bên bếp lửa chập chờn. Hình ảnh cái giỏ rau còn đeo sau lưng cô gái bị éo úa đen sạm khói bom hiện lên chập chờn. Huy Du không thể nào tin được sự khắc nghiệt và tàn nhẫn của chiến tranh. Quá nửa đêm vẫn không thể nào chợp mắt, nhìn thấy mảnh trăng thượng tuần nhô lên trên đỉnh núi, ông ngồi bật dậy, lôi sổ tay kẻ vội mấy dòng nhạc, viết ngay tứ nhạc vừa vụt hiện trong đầu. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa lên em! Ánh trăng sáng ngời đưa ta vào trận đánh, núi rừng xanh dồn dập bước quân hành”. Về tới Hà Nội, Huy Du vùi đầu viết hai ngày hai đêm thì hoàn thành ca khúc nổi tiểng, “Nổi lửa lên em”.

Kể xong, Huy Du lặng đi một lúc, rồi bước qua gần góc nhà, từ từ ngồi xuống bên cây piano, vung hai bàn tay gân guốc, gầy guộc, gõ mạnh xuống bàn phím. Từng chùm hợp âm vang lên, bùng cháy và thúc giục. Hương bước tới, vịn một góc thành đàn cất tiếng hát. Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thị Nhung, giám đốc Nhạc viện Hà Nội cũng đến đứng sau lưng chồng. Hợp âm bùng lên chập chùng chập chùng. Giai điệu vang lên day dứt mà rạo rực, thiết tha mà bỏng cháy. Tiếng hát của hai cô trò một khàn một trong vút lên. Căn phòng nhỏ phút chốc biến thành cả một thế gới âm thanh sáng rực. “Nổi lửa lên em! Nổi lửa len em!”.

HTT
Vĩnh Long, 23 tháng 7 năm 2020
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #122 vào lúc: Tháng Tám 04, 2020, 09:00:04 AM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh

HỘI THƠ THANH LÂU



“Làm thơ, nuôi chó, chọi gà
Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ
Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ
Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà”.

Bát Phố rất mê chó. Một lần Bát Phố đến chữa bệnh chó cho một bà chủ karaoke tại đường Nguyễn Văn Cừ quận Gia Lâm - Hà Nội. Bà chủ này tên là Xuân tuổikhoảng 40 vẫn còn nhan sắc. Đặc biệt bà chủ cũng rất mê thơ của Bát Phố.Một trong những tiêu chuẩn chọn tiếp viên của bà chủ là phải yêu thơ. Vì vậy quán karaoke của bà Xuân có một phong vị đặc biệt của những kĩ viện thời Thúy Kiều, Thúc Sinh, thời Lý Sư Sư chỉ khác một chỗ là bà chủ lúc nào cũng ôm chú chó trong lòng và gác chân lên một chú chó khác. Nhiều khi khách đến hát karaoke hơi hoảng:

“Bước chân vào chốn thiên thai
Thất kinh thấy chó bồng lai sủa mình
Trách ai thả chó vô tình
Hay tiên thử nắn gân mình xem sao”.

Khách đến hát karaoke thường ngâm nga thơ phú với bà chủ và một số các em tiếp viên xinh đẹp. Có vị khách cao hứng còn nhờ bà chủ làm một bữa tiệc nhỏ cùng nhau thưởng thức ngâm ngợi thi ca. Một số các em cave ở các nhà hàng bên cạnh yêu thơ cũng sang góp vui cùng bà chủ Xuân và khách. Sau những cuộc sớm đào tối mận lân la như vậy thì khi vào hát karaoke khách hàng và các tiếp viên trở thành tri âm tri kỉ:

“Có thể mua được mỹ nhân
Không ai mua được tri âm cho mình”.

Thế mới biết ngày xưa các cụ thưởng thức gái tế nhị sâu sắc hơn bây giờ nhiều. Các cụ hát ả đào. Kĩ nữ đủ mùi cầm kì thi tửu. Nhật Bản đào tạo kĩ nữ công phu hơn ta đào tạo tiến sĩ nhiều:

“Người thường bàn chuyện ngu xưa
Mấy ai bàn chuyện bây giờ ngu hơn”

Đặc biệt bà chủ Xuân rất nghiêm không bao giờ chấp nhận những tiếp viên nào đi quá mức với khách. Quá mức ở đây có nghĩa là sau khi hát karaoke tiếp viên cùng khách sang nhà nghỉ để giao hoan mà danh từ chuyên môn gọi là “đóng gạch”. Khách chỉ được ngồi “ấp trứng” nghĩa là ngồi hôn nhau chứ không được nằm “ấp trứng” - nghĩa là nằm đè lên nhau để hôn. Nhưng cũng không tránh khỏi có những tiếp viên và khách hàng quá yêu vì sắc trọng vì tài thơ đã lén lút vi phạm kỉ luật và bị đuổi. Thân hình các nữ sỹ thanh lâu tràn đầy tình ái nhưng đôi mắt của họ lại chứa đầy sự chán nản thờ ơ của người già mặc dầu họ cố liếc mắt đưa tình với khách. Các nữ sỹ hội nhà văn thì thân hình thường già cỗi
nhưng đôi mắt lại lóe lên ngọn lửa hồi xuân. Bát Phố thỉnh thoảng lại đến quán karaoke của bà Xuân sinh hoạt hội thơ một cách thú vị. Có những tối thơ quá say sưa bà chủ đã đóng cửa hàng không tiếp khách. Nhiều khách cáu đứng cửa chửi ầm lên. Một số nhà thơ nổi tiếng, đẹp trai nghe Bát Phố giới thiệu hội thơ này xin Bát Phố được vào sinh hoạt và tự hào thể nào cũng sẽ chinh phục được các em. Một buổi tối đẹp trời Bát Phố mời mấy nhà thơ của hội nhà văn - xin cho phép được giấu tên sang sinh hoạt hội thơ thanh lâu. Vào hội thơ này không cần phải làm đơn, xét duyệt chỉ cần Bát Phố đưa đến là đủ. Các vị nhà thơ nổi tiếng này cũng thấy rất thú vị vì được thưởng thức một cuộc bình thơ hi hữu. Trên giá sách của thi đàn thanh lâu có cả những tập thơ của chính mình mà bà chủ đọc thuộc vanh vách. Mấy nhà thơ nổi tiếng sướng rơn:

“Nghe phò đọc thuộc thơ ta
Sướng hơn được giải gọi là nobel”

Sau đó mỗi nhà thơ đều tìm một em mình thích và đưa vào phòng riêng. Bát Phố vẫn ngồi nhà ngoài đọc thơ cùng bà chủ. Sau một tiếng hai nhà thơ nổi tiếng nhất Việt Nam mặt mũi ủ rũ đi ra và đòi về ngay. Chẳng may một nhà thơ dẫm chân vào con chó bị cắn toạc quần rớm máu. Bát Phố hỏi kĩ mới biết hai nhà thơ này giận vì cứ ngỡ với tài thơ nổi tiếng của mình thể nào các em cũng chiều từ A đến Z. Nhưng các em kiên quyết không cho các nhà thơ nổi tiếng đóng gạch. Bát Phố hỏi, một nhà thơ nổi tiểng bảo:

- Mình chưa vào được sâu (nói một cách trắng phớ là chưa được đóng gạch).

Còn nhà thơ khác bảo:

- Tuy chưa được đóng gạch nhưng mình vẫn “bo” đầy đủ. Mình tin chắc rằng những em tiếp viên kiểu này nếu mai kia gặp lại trong vai trò một giám đốc thì mình cũng không ngạc nhiên. Đặc biệt trong những buổi bình thơ có chàng sinh
viên khoa y năm cuối cùng rất đẹp trai ngồi nghe thơ một cách say mê. Anh sinh viên này là người đến trước và về sau Bát Phố. Trong đám tiếp viên Bát Phố rất cảm tình với một cô sinh viên khoa ngoại ngữ. Nhiều lần Bát Phố rủ cô
đi chơi, cô đều từ chối phắt. Một lần Bát Phố tâm sự với anh sinh viên khoa y, anh hứa chắc chắn sẽ mời cô ta đi được. Sau đó Bát Phố muốn đi chơi với cô sinh viên khoa ngoại ngữ thì đều phải nhờ đến anh sinh viên khoa y. Cuối cùng Bát Phố được bà chủ Xuân cho biết: anh sinh viên y chính là chồng sắp cưới của cô gái tiếp viên khoa ngoại ngữ. Đến nay, mười năm đã trôi qua mà Bát Phố vẫn không thể giải thích được tại sao anh sinh viên khoa y lại hành xử với Bát Phố và vợ chưa cưới của mình như vậy. Bát Phố nghi là mình già lạc hậu nên đi hỏi các lớp sinh viên trẻ, những anh sinh viên tuổi teen này cũng lắc đầu bảo “không hiểu”:

“Nhân loại dù tiến bao xa
Hôn nhau vẫn cũ như là ngày xưa
Dù người làm được nắng mưa
Thì em vẫn mới ta chưa hiểu gì”

Cuối năm đôi tình nhân sinh viên y khoa và ngoại ngữ tổ chức đám cưới mời Bát Phố đến dự và đọc thơ. Trong những người đến dự đám cưới Bát Phố thấy vài ba cô là hội viên thơ thanh lâu. Bát Phố cảm động gặp lại thi hữu. Những thi hữu thanh lâu này kẻ vẫn còn hành nghề, kẻ đã trở thành chủ cửa hàng kinh doanh khá giả. Có thi hữu còn gửi mấy bài thơ tặng Bát Phố. Đặc biệt các thi hữu thanh lâu không thích nghe thơ tục. Vì chạm vào nỗi đau của họ:

“Vuốt mặt phải nể mũi nhau
Đọc thơ phải tránh nỗi đau của người"
.

Còn các vị giáo sư tiến sĩ thì ngược lại. Một lần nói chuyện tại hội thảo toàn quốc bàn về văn học hậu hiện đại. Một vị giáo sư bảo Bát Phố cứ đọc thơ tục không sao. Bát Phố hơi run khi đọc thơ tục trước mặt các vị giáo sư khả kính và các em sinh viên trong trắng ngây thơ. Nhờ trời mọi sự đều tốt đẹp:

“Đáy lòng của gái mại dâm
Đều mơ thánh thiện thánh nhân trên đời
Đáy lòng thiên tử con trời
Mong tận hưởng hết muôn đời mỹ nhân”

Các nữ sỹ thanh lâu tâm đắc nhất bài thơ này của Bát Phố:

“Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ rồi mới biết trong tiền có tâm”.

“Núi đá suối vẫn chảy qua
Ngậm đau thành ngọc chính là loài trai”.

“Đời người như tốt qua sông
Tiến ngang tiến dọc chứ không được lùi”.

Thơ Bát Phố tặng nữ sỹ thanh lâu:

“Đời thường thấy cánh hoa rơi
Hai chân di nát không chơi hoa tàn
Mấy ai khóc mộ hồng nhan
Mấy ai quét cánh hoa tàn về chôn”.

“Chợ đời mua chữ bán lời
Chợ đạo họ bán cả trời cho nhau
Chợ tình em bán nỗi đau
Bán non cả cái kiếp sau cho trời”.

“Đỗ Phủ đêm đông thương hàn sỹ
Ai thương kỹ nữ lúc tàn xuân”.

Chồng cô Xuân thấy quán karaoke làm ăn thất bát vì cô quá say mê thơ. Có lần quán đóng cửa bình thơ không cho đồng chí công an địa phương đến hát nên bị công an sờ gáy, phải phạt mười triệu. Nhiều khách đến hát ca thán vì các tiếp viên say đắm thơ nên thái độ săn sóc khách hàng chểnh mảng. Chồng cô Xuân sang tận nơi đánh ghen thơ ầm ĩ.
Anh ta xé nát tất cả các tập thơ và đạp đổ giá sách để hả cơn giận, anh ta còn cho mấy chú chó cú đá như trời giáng.
Nhưng rồi quán thơ vẫn sinh hoạt bình thường. Thi đàn thường sinh hoạt từ 18h đến 19h30. Từ 20h khách bắt đầu
đi hát. Hội thơ tàn Thỉnh thoảng có những tiếp viên sinh hoạt hội rất vô cảm, rồi mất tích. Cô Xuân giải thích với Bát Phố những em này do bọn cò gái đưa đến giá 10 triệu nhưng chỉ làm vài ngày tên cò lại đến bắt cóc cô gái đi bán cho quán karaoke ở tỉnh khác.

Đã có hợp hẳn có tan. Quán karaoke bị giải phóng mặt bằng lấy đường vào bến xe ô tô Gia Lâm:

“Tình nào cũng chỉ dở dang
Đôi ta tạo hóa cũng đang hoàn thành
Cái gì cũng chỉ dở dang
Ngay như vũ trụ cũng đang hoàn thành”.

Hôm đó Bát Phố đến thấy nhà hàng đang bị xe ủi đập phá tan hoang. Cô Xuân buồn rũ rượi bên xác phòng karaoke. Các thi hữu nhớn nhác thất thần Bát Phố thấy lòng trống trải, tan hoang, hụt hẫng. Bát Phố mời tất cả hội viên sang Tửu lâu làm bữa tiệc chia tay. Có thi sĩ say rượu khóc giàn dụa gọi:

- Mẹ ơi sao đời con khổ thế

“Bể khổ ngàn năm chư Phật tát
Mà sao mãi mãi chẳng hề vơi”

“Trần gian nhân ảnh mịt mờ
Bọt trong bể khổ dạt bờ bến mê”

Bát Phố đọc bài thơ chia tay mắt rưng rưng lệ

“Vui thay buổi mới làm quen
Xinh xinh cô gái dịu hiền trong ta
Buồn thay cái phút lìa xa
Buồn như ta với hồn ta giã từ”

Hồng Thắm người quan họ Bắc Ninh - mắt nhìn sâu vời vợi khép hàng my dài ngâm bài thơ:

“Quanh năm trăng sáng trăng tròn
Thì rằm tháng tám đâu còn trung thu
Khi tình tuyệt đẹp như mơ
Là tình yêu đến phút giờ biệt ly”.

Nữ sĩ Thu Lan cũng xúc động tặng Bát Phố bài thơ:

“Gia lâm vắng lặng vô vàn gió
Tố nữ linh vân đợi bóng quỳnh”

Các thi hữu nghe đều lặng đi. Nhiều nhà thơ có tên tuổi chưa chắc đã làm nổi một câu như vậy:

“Biết bao thi sĩ vô danh
Nhưng vần thơ lại trở thành ca dao
Biết bao thi sĩ ngôi sao
Suốt đời chẳng để câu nào cho ai“.

Trăng đã lên. Cuộc rượu tàn Bát Phố đọc bài thơ trước lúc chia tay:

“Đoạn cuối cuộc đời lại gặp thơ
Được thua thua được thực hay mơ
Chiếc thuyền ảo ảnh lô xô sóng
Mộng bến Tầm Dương vẫn đợi chờ”


Cô Xuân đọc bài thơ tạm biệt mà hồn thấy bâng khuâng:

“Thuyền về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến đây là chỗ rẽ của lòng
Gặp nhau còn biết trên sông bến nào”.

Nghe bài thơ lòng các thi hữu thấy nỗi đau dịu đi:

Cô Xuân mắt rớm lệ gượng mỉm cười động viên các thi hữu:

“Yêu nhau giây phút đầu tiên
Đắm say là lẽ tự nhiên trên đời
Chia tay vẫn giữ nụ cười
Thì tình yêu ấy muôn đời không phai”.

Chiều chiều Bát Phố sang thăm thi đàn chỉ còn là đống gạch hoang tàn. Ánh điện nhập nhòa. Nhấp nhô dưới đống gạch thò đầu ra mấy chú chuột cống. Một con mèo đen nhảy qua khiến Bát Phố hốt hoảng, tỉnh hẳn giấc mơ xưa. Trên đường về Bát Phố thấy bồng bềnh như đi trên mây:

“Trên đường cát bụi tha hương
Tình xưa như khói như sương bay về “

Hình ảnh các thi hữu chập chờn trước mắt khiến mấy lần Bát Phố suýt đâm vào ô tô.

“Giờ này em ở nơi nao
Cuộc đời chìm nổi ra sao bây giờ”.

Cô Xuân nhiều lần sang chơi nhà Bát Phố. Cô gâỳ rộc và già hẳn đi. Ánh mắt thất thần. Bát Phố hỏi cô có định mở
quán nữa không. Cô lắc đầu bảo:

- Em quỵ mất rồi anh ạ, em chán sống lắm. Bỗng một hôm Bát Phố nghe tin cô Xuân đột quỵ, phải chăng cũng vì hội tao đàn tan rã!

“Vừa ngoảnh mặt đã thành ra mộng
Chưa quay nhìn đã hóa cố nhân“

Bát Phố hỏi thăm và tìm đến mộ cô Xuân trong một chiều đông mưa phùn ảm đạm. Những mộ chí xếp hàng như hộp lịch thời gian. Bát Phố đọc bia mộ mới biết cô Xuân là người chết trẻ nhất. Bỗng một bóng áo trắng lướt qua với dáng đi quen thuộc, Bát Phố nhận ra ngay đấy là cô sinh viên khoa ngoại ngữ. Bát Phố và cô sinh viên cắm xong thẻ hương ngồi trên ghế đá không nói năng gì nhưng cùng đồng cảm về kiếp phận phù du nhân thế.

Thế rồi quán karaoke thành địa danh đến của Bát Phố mặc dầu quán cũ nay đã thành đường:

“Tìm đường để đến nhà em
Đến nơi mới biết nhà em là đường
Thuyền tình cập bến yêu đương
Biết đâu bến cũng là đường mà thôi”

Quán cũ, lầu thơ tuy không có cái thi vị như ngôi nhà Đạm Tiên để người khách viễn phương bâng khuâng luyến tiếc với rêu phong dấu giày, phòng không lặng ngắt như tờ, dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh. Cũng không có nét trữ tình như người hàn sĩ qua cửa người đẹp cũ, chỉ thấy hoa đào năm ngoái còn cười gió đông:

“Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu hiếu đông phong”

Vườn và quán đã thành con đường bê tông vô cảm để lại nỗi bâng khuâng luyến tiếc cho những cố nhân:

“Với người mất ta thấy lòng trống vắng
Với người còn ta thầm lặng bơ vơ“

Đang thơ thẩn trong nhà Bát Phố bỗng thấy một khuôn mặt quen quen đứng trước cửa, Bát Phố chưa nhận ra ai thì Thu Lan đọc câu thơ xưa mà hồn Bát Phố như rung lên:

“Gia lâm vắng lặng vô vàn gió
Tố nữ linh vân đợi bóng quỳnh”

Thu Lan dắt theo một cháu gái 4 tuổi bụ bẫm, xinh xắn, đôi mắt đầy chất thơ. Thu Lan kể sau khi chia tay thi đàn cô đi mát xa và ngâm người vào bể tắm nửa ngày để rửa hết mùi tục lụy. Thu Lan bảo nghề đã bỏ nhưng nghiệp vẫn còn. Quá khứ đè nặng cả trong giấc mơ:

“Mơ màng những lúc ái ân
Chồng đè lại tưởng khách dằn ở trên
Không sướng cũng giãy cũng rên
Nhiều khi quen miệng đòi tiền chồng bo”.

Bát Phố khen con Thu Lan xinh. Cháu bé lễ phép khoanh tay đọc:

“Em xinh đâu bởi nụ cười
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn”

Bát Phố bỗng thấy Thu Lan mờ mịt như sương khói bay. Bát Phố nhớ lần bình thơ Thu Lan gục đầu vào vai Bát Phố khóc thổn thức. Bát Phố đọc bài thơ an ủi:

“Ai lau nước mắt cô mình
Dưới trời riêng chỉ một mình ta thôi
Cầm khăn dạ những bồi hồi
Lệ ta cũng chẳng ai người lau cho”.

Thu Lan nghe thơ cũng đỡ tủi, bớt sầu. Cô Xuân bảo tối qua có đồng chí bộ đội về hưu vào hát. Lần nào đến hát
đồng chí này cũng tỏ lòng thương xót cho cuộc sống Thu Lan. Đồng chí khuyên Thu Lan nên bỏ về về quê đi cầy
ruộng, sống hoàn lương. Cứ sau lần như vậy, Thu Lan lại ủ ê não nùng mấy ngày. Biết vậy, cô Xuân mời Thu Lan và
đồng chí bộ đội lên trao đổi:

- Cô rất thương tất cả nhân viên của cô như người mẹ thương con. Em Thu Lan bị siết nợ vì vay 20 triệu lấy tiền chữa bệnh cho bố. Bây giờ cô sẽ giúp em Thu Lan 10 triệu, yêu cầu đồng chí bộ đội cũng giúp em 10 triệu. Đồng thời
yêu cầu đồng chí bộ đội này trả tiền lần trước đi hát chưa thanh toán. Đồng chí bộ đội im thin thít, từ đó cạch cửa
quán đến già. Sau đó thì Thu Lan thấy an tâm hơn trong công việc:

“Thà rằng ở với thằng tù
Còn hơn ở với thằng tu giả vờ”

Bát Phố hỏi thăm em Hồng Thắm dạo này ra sao. Thu Lan bảo:

- Hồng Thắm yêu một thanh niên đẹp trai học ở nước ngoài về nhưng nghiện.

 Bát Phố hỏi:

- Hồng Thắm xinh và thông minh như thế lấy ai không lấy sao lại lấy người nghiện.

 Thu Lan giải thích:

- Anh chưa hiểu hết tâm hồn chúng em. Chúng em hàng ngày bị khách chơi chà đạp dày vò nhân phẩm. Họ vứt tiền vào mặt chúng em như cho một con chó. Ai cũng nhìn chúng em bằng cặp mắt khinh bỉ. Trên đời này có lẽ chỉ mình Bát Phố là Quý trọng các em thật sự, và thằng nghiện đến xin tiền chúng em là coi chúng em như Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn. Cho nên cave bòn từng đồng xu của khách một cách nhục nhã để mua xe máy xịn cho thằng nghiện là để mua lấy sự Quý trọng của con người. Đấy là lí do cave cặp bồ với thằng nghiện.

Thu Lan thành thật hỏi:

- Chúng em không hiểu làm sao mà Bát Phố lại quý trọng các em tiếp viên như vậy.

Bát Phố bảo:

- Có lẽ kiếp trước anh cũng là một ả đào nên kiếp này anh mới đồng cảm với các em như vậy. Bát Phố giải thích thêm người yêu đẹp hay xấu không quan trọng. Mối tình tuyệt đẹp là ở cách yêu. Cách yêu đẹpdù có nghìn tỉ cũng không thể mua được, như tình yêu của người khách viễn phương và Đạm Tiên:

Có người khách ở viễn phương
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi
Thuyền tình vừa ghé tới nơi
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ
Phòng không lặng ngắt như tờ
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh
Khóc than khôn xiết sự tình
Khéo vô duyên mấy là mình với ta
Đã không duyên trước chăng mà
Thì chi chút đỉnh gọi là về sau
Sắm sanh nếp tử xe trâu
Bụi hồng một nấm mặc dầu cỏ hoa
Trải bao thỏ lặn ác tà
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm.

Trong chúng ta mấy ai nghe tin bạn thân mất mà đã khóc than khôn xiết sự tình. Nguyễn Khuyến khóc bạn tri kỉ Dương Khuê cũng chỉ đến:

Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.

Mối tình của người khách viễn phương với kỹ nữ Đạm Tiên là tình đạo phật, đã đạt tới cảnh giới từ bi hỷ xả. Người khách viễn phương phải chăng là hóa thân của bồ tát.
 
TRÍCH BÁT PHỐ
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 15, 2020, 05:40:58 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #123 vào lúc: Tháng Tám 13, 2020, 07:06:10 PM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh

Ấn Độ bàn về chiêm tinh học


Khi sinh ra đời, mỗi cá nhân đều mang sẵn một tài sản khác nhau, đó là Nghiệp Báo. Tài sản này có thể tốt đẹp do nguyên nhân hợp với thiên ý hoặc xấu xa bởi các lỗi lầm trong tiền kiếp. Tất cả nguyên nhân này đều ẩn chứa trong Tàng thức hoặc A-lại-da-thức (Alayavijnana) và trở thành động lực chi phối đời ta. Động lực này bị ảnh hưởng bởi các mãnh lực trong vũ trụ một cách vô cùng phức tạp và biến thành một thứ gọi là Tia vũ trụ. (cosmic rays). Những Tia vũ trụ này không ồ ạt ảnh hưởng đến ta ngay, mà tùy theo sự thay đổi của tinh tú để phản chiếu xuống trần gian. Điều này rất hợp lý vì trải qua vô lượng kiếp sống, con người đã làm biết bao chuyện xấu xa, đâu thể nào trong vài ba kiếp mà trả hết được. Đó cũng là lý do con người cứ trầm luân trong luân hồi sinh tử. Chiêm tinh học nghiên cứu sự xê dịch, vận hành của tinh tú mà đoán được các ảnh hưởng đối với con người trong kiếp sống này. Nhờ nghiên cứu chiêm tinh mà người ta hiểu rõ rằng không hề có đấng thần linh nào thưởng phạt hay kiểm soát các hành động của ta. Tất cả chỉ là hậu quả của những gì do ta tạo nên và ta phải gánh chịu.

- Nhưng chính ông đã đề cập đến Thượng đế và sự hiện hữu của ngài kia mà?

Babu bật cười:

- Các ông vẫn còn quan niệm rằng Thượng đế là ông già ngồi trên cao nắm quyền sinh sát, định đoạt số phận con người- đó là quan niệm rất ấu trĩ. Thượng đế cao cả hơn nhiều, ngài sáng tạo và đặt tất cả vào một trật tự trong vũ trụ. Làm gì có việc ngài định đoạt số phận từng người như các ông nghĩ. Tất cả diễn tiến theo luật vũ trụ, nhân vào quả nấy, bất cứ lực nào cũng có một phản lực đi kèm, đó là khoa học vật lý chứ đâu phải gì xa lạ? Làm gì có việc số mệnh đã định sẵn, nếu thế ta cứ tiêu cực, bất động mặc cho số phận run rủi hay sao? Này các bạn, chiêm tinh học là một khoa học thực tiễn và tiến bộ, không thể có vấn đề mê tín. Lá số tử vi không có nghĩa rằng con người là nô lệ của quá khứ, mà nó cho ta thấy rõ sự tuần hoàn của vũ trụ, trong đó con người có thể thay đổi số mạng của mình. Chiêm tinh học nghiên cứu phản ứng của con người dưới ảnh hưởng của các vì tinh tú. Các tinh tú chỉ là những khí cụ trung gian biểu lộ một cách trung thực các tác động quân bình của nghiệp quả gây nên trong quá khứ. Mỗi người sinh ra đời vào một ngày giờ mà ảnh hưởng của tinh tú hòa hợp với nghiệp quả cá nhân của người đó. Các tia vũ trụ được tinh tú phản chiếu xuống  làm mạch máu di chuyển, tế bào thay đổi, dĩ  nhiên ảnh hưởng đến cuộc đời con người. Mặc dù con người không thể thay đổi việc đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nhờ ý chí tự do, họ có thể vượt khỏi tầm ảnh hưởng này và chiến thắng ảnh hưởng tinh tú. Tôi lấy một thí dụ như thương gia Keymakers, bạn của các ông. Đáng lý theo số mạng thì ông ta phải chết trong cuộc chiến vừa qua. Nhưng vì một mầm thiện nảy sinh, thấy chiến tranh quá ư tàn khốc, ông ta động lòng trắc ẩn mang tài sản ra giúp đỡ rất nhiều nạn nhân chiến cuộc. Dĩ nhiên, khi đó ông ta không hề biết gì về số mạng của mình, nhưng hành vi bác ái này đã tạo ra một phản lực mạnh mẽ thúc đẩy các tia vũ trụ xê dịch sang một bên và nhờ thế ông ta thoát chết. Số mạng của ông ta hoàn toàn thay đổi từ đó. Các ông cần hiểu rằng hoán cải số mạng không có nghĩa việc quá khứ sẽ bị xóa bỏ, nhưng đáng lý một biến cố lớn sẽ xảy ra trong kiếp này lại không xảy ra. Khi ta phát tâm làm một việc hợp thiên ý thì một tinh tú ảnh hưởng tới ta bỗng chói sáng mà sóng điện mạnh mẽ đẩy ngược tia vũ trụ sang hướng khác. Dó đó, con người có thể cải số mệnh dễ dàng nếu biết làm vệc tốt lành, đẹp đẽ. Dĩ nhiên, ảnh hưởng xấu không mất đi nhưng sẽ tiềm ẩn, chờ đợi một cơ hội khác sẽ xuất hiện lại. Nói một cách khoa học thì đời người có thể ví như một phương trình toán học A+B=C. A  với B là nguyên nhân và C là hậu quả, nhưng nếu ta thêm vào đó nguyên nhân X thì A+B+X không thể bằng C nữa vì đã có thêm giá trị X. Đó là nguyên lý hoán cải số mạng mà tôi vừa trình bày. Đời người thực ra đã ghi khắc trên tinh tú nhưng các tinh tú khi sáng khi mờ và sự mờ tỏ đó do chính ta quyết định. Khi ta có các hành vi xấu xa, nó tạo ra những động lực xấu và sẽ thu hút các điều xấu ghi khắc trên tinh tú, phản chiếu xuống mau lẹ hơn. Dĩ nhiên hậu quả là không thể lường. Trái lại, nếu ta ý thức điều này, phát tâm làm việc hữu ích thì sẽ tự nhiên phát sinh các động lực tốt đánh bật ảnh hưởng xấu sang một bên. Nhờ nghiên cứu chiêm tinh học một cách đúng đắn, khoa học, con người sẽ hiểu biết mệnh trời, biết tin tưởng ở mình và sống cuộc đời thoải mái, không bi quan, không lạc quan, an vui tự tại.

-  Như thế người đi trên đường Đạo sẽ gặp gì khi đã có nghiệp quả xấu?

-  Nghiệp quả xấu ví như một án treo bất động, nhưng không ai có thể tránh được nó. Đối với những người đã vào cửa Đạo, đã hiểu biết thì họ lại cầu xin được trả quả cho lẹ. Tuy họ không gây các nhân xấu nữa nhưng họ đủ can đảm để chịu đựng nghiệp quả. Có thế họ mới rút ngắn thời gian trong sinh tử luân hồi. Hiểu biết mệnh trời để sống thoải mái chính là mục đích của khoa chiêm tinh chân chính.

- Các ông nên nghĩ thế này, tinh tú chỉ là biểu tượng mà thôi. Tự nó không ăn nhập gì đến chúng ta hết mà chính cái dĩ vãng của ta đã ảnh hưởng đến đời sống hiện tại. Tinh tú chỉ phản chiếu lại ảnh hưởng này mà thôi. Không ai có thể hiểu khoa học chiêm tinh nếu họ không tin luật Luân Hồi. Con người chết và tái sinh trở lại trong nhiều kiếp. Định mệnh của y theo dõi và ảnh hưởng lên đời sống y theo luật  Nhân Quả. Nếu ta không tin con người chết đi và đầu thai để học hỏi, để tiến hóa, để trở nên một người hoàn thiện thì mọi sự đều là ngẫu nhiên hay sao? Một Thượng đế công bình, bác ái có lẽ nào dung túng điều này? Khi ta qua đời, thể xác hư thối tan rã nhưng tính tình, dục vọng, ý chí vẫn còn nguyên, cho đến khi ta đầu thai vào một kiếp sống mới thì những tính này sẽ trở thành tính cách kiếp sau. Các hành tinh chỉ là tấm gương ghi nhận các nguyên nhân này và phản chiếu trở lại. Bất cứ hành động nào cũng tạo nên một nguyên nhân dù xấu hay tốt. Ví như ta ném một trái bóng lên không trung, trước sau gì nó cũng rơi xuống vì trọng lượng và ảnh hưởng của sức hút Trái đất, nhưng đến khi nào nó rơi xuống thì còn tùy sức ném của ta mạnh yếu ra sao. Khoa học chiêm tinh nghiên cứu các năng lượng vũ trụ này để đoán được khi nào cái nguyên nhân trước sẽ trở lại.

Babu im lặng một lúc và thong thả giải thích thêm:

- Trước khi đi xa hơn, tôi muốn các ông hiểu lịch sử chiêm tinh để có một cái nhìn thật đúng đắn. Từ ngàn xưa, chiêm tinh học vẫn được coi là một khoa học quan trọng. Chiêm tinh gia có địa vị cao đứng thứ hai, chỉ sau giáo sĩ mà thôi. Đối tượng của khoa học chiêm tinh là vũ trụ. Tiếc thay phần này đã bị thất truyền, chỉ còn phần nhỏ nói về sự liên hệ giữa con người và các vì tinh tú vẫn được lưu truyền đến nay và được xem là khoa học bói toán.  Khoa học chiêm tinh có từ lúc nào không ai biết, nhưng hiền triết Bhrigu đã truyền dạy các môn đồ của ông vào khoảng 6000 năm trước dựa vào bộ sách Brahma Chinta do chính ông soạn ra. Bhrigu có bốn đệ tử. Người thứ nhất rất giỏi về khoa học đã đi sang Ba Tư (Iran) lập nghiệp, từ đó khoa học chiêm tinh đi về hướng Tây và ảnh hưởng đến Hy Lạp và La Mã sau này. Người thứ hai rất giỏi về triết học đã đi về phương Đông sang truyền bá ở Trung Hoa. Người thứ ba thích nghiên cứu những hiện tượng siêu hình đã lên Tuyết Sơn nhập thất và sau truyền môn này cho dân chúng Tây Tạng. Người thứ tư ở lại xứ Ấn và làm đến chức quốc sư.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 15, 2020, 05:46:08 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #124 vào lúc: Tháng Tám 15, 2020, 09:07:40 AM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh

PHÁ CHẤP



“Bước vào một chốn lao tù
Mặt nhìn không thấy tay sờ không ra
Tù trong bộ não của ta
Mở cửa mà chẳng biết ra đường nào”.

Thiền nhân hoát ngộ sẽ phá lên cười, cười đến hỷ xả, cười đến từ bi, cười đến rạn vỡ màn vô minh bao quanh họ. Vì thiền nhân thấy được sự hài hước, sự ngược ngạo của chính họ và của mọi người. Nên tiếng cười của họ là tiếng cười nổi dậy. Họ nổi dậy nhưng họ hiểu được luật nhân quả, cho nên họ chấp nhận hiện thực. Họ vui sống trong cây đời, chấp nhận hiện thực, họ không chống lại cái toàn thể, họ chỉ chống lại bộ phận. Họ hiểu luật vô thường – phép biện chứng – nên thiền nhân là người phá chấp, phá bỏ những cái bảo thủ, lạc hậu. Họ thấy được bản chất sai lầm của mọi chế độ, nhưng chưa bao giờ có một đội quân thiền sư đi cướp chính quyền, rồi thiền sư xưng là hoàng đế, hoặc thiền sư tổ chức cuộc thập tự chinh để giành giật ngôi bá chủ, mà chỉ có các hoàng đế tự xưng là thiền sư, là lão phật gia như Võ Tắc Thiên, Từ Hy Thái Hậu. Thiền sư hiểu rõ, sở dĩ có chính quyền sai vì có nhân dân sai và ngược lại, nhân dân chính là nhân, còn chính quyền chỉ là quả. Không thể đem chính quyền Mỹ đặt tại Việt Nam và ngược lại. Thiền nhân chỉ chứng kiến chứ không có ý kiến. Thiền nhân chỉ bàn về đường đi chứ  không bàn về cách đi.

 Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Thiền nhân cho rằng tất cả vạn pháp đều đúng, chỉ có họ là sai. Còn người duy ý chí thì cho rằng, mọi thứ đều sai, chỉ có họ và phe họ là đúng. Erkhart: “Siêu thoát hoàn toàn không muốn cái gì, nó để yên tất cả mọi sự vật”. Lão Tử gọi là vô vi.

 Nghệ thuật thiền nổi dậy chống mọi điều chấp trước, nổi dậy phá chấp để yêu say đắm mọi chế độ, mọi cuộc đời hiện hữu. Nghệ thuật thiền không nổi loạn, phá bỏ toàn bộ mọi tồn tại khách quan. Nếu mình là tổng thống Mỹ, mình sẽ làm mọi điều như các tổng thống Mỹ đã làm. Và nếu tổng thống Mỹ có đủ cơ duyên như ta thì cũng làm mọi thứ như ta làm:

“Nếu mình được làm tổng thống
Chợ đời cũng thế mà thôi
Tổng thống nếu được làm mình
Buồn vui cũng thế thôi mà”.

THIỀN DÂN GIAN
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 15, 2020, 05:45:41 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #125 vào lúc: Tháng Tám 17, 2020, 05:07:29 PM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh

Khi mê người chỉ là người
Ngộ rồi mới biết trong người có con
Khi mê con chỉ là con
Ngộ rồi mới biết trong con có người

4. VẪN CÂU HỎI: TÔI LÀ AI?

Trong Áo Nghĩa Thư (Upanishads), một bộ luận thư nổi tiếng của Ấn Độ, có thuật một chuyện ngụ ngôn như sau. Nên nhớ đây là chuyện ngụ ngôn mà thôi, nó chỉ trình bày cho chúng ta một vài tầng nghĩa nào đó. Người Ấn Độ không bao giờ quan tâm tới sự kiện ấy có thật hay không có thật. Đối với họ, cuộc sống con người quá ngắn ngủi để có thể bày đặt đánh giá mọi sự kiện là thật hay là giả, vấn đề nằm ở chỗ sự kiện ấy chứa đựng bao nhiêu phần trăm ý nghĩa minh triết ở trong đó. Ủa, lại nói dông dài rồi, xin đi vào chủ đề chính:

Sau bao nhiêu năm tháng chuyên cần dùi mài kinh sử tại trường đại học triết Bà La Môn, một chàng thanh niên tên là Svetketu về thăm gia đình với niềm tự hào lớn lao và hân hoan cực  độ, bởi vì chàng ta vừa đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp. Quý vị giáo sư trong nhà trường cũng như ngài viện trưởng đều vô cùng trân trọng một môn sinh xuất sắc, và bạn bè cũng hết sức thán phục trước một người bạn đồng học cực kỳ thông minh, đầu óc nhạy bén và sức làm việc cùng khả năng nghiên cứu hầu như không ai theo kịp.

Như vậy, anh ta trở về với những bước chân kiêu hãnh. Và người cha đã nhìn thấy anh ta qua khung cửa sổ trên lầu cao khi anh ta sắp sửa đến trước cổng nhà.

Người cha bảo người mẹ:

- Mẹ nó à! Con của chúng ta đã thu được kết quả tốt đẹp, với vô số tri thức trong đầu đến nỗi người ta có thể trông thấy ngay cả trong dáng đi của nó cũng hàm chứa không biết bao nhiêu là niềm kiêu hãnh, bao nhiêu là nỗi tự cao. Bản ngã của nó đang trương phình một cách khủng khiếp. Bản ngã của nó hiện giờ đang lớn dần lên đến nỗi cái vũ trụ này có lẽ không thể nào chứa đựng nổi!

Người mẹ nói:

- Nhưng chính chúng ta đã gửi nó theo học trường đại học nổi tiếng ấy mà! Đương nhiên nó phải thu lượm kiến thức cho bản thân chứ!

Người cha gật gù:

- Nhưng chúng ta chỉ muốn nó học hỏi tri thức để trở thành con người hạnh phúc, thông thái, minh triết, chứ không phải để học hỏi cho nhiều để trở thành con người kiêu căng, hợm hĩnh, phách lối như thế đâu! Chúng ta đã không mong muốn nó trở thành “một cái bản ngã to tướng” như vậy đâu. E hèm, tôi quyết định gửi nó đi học lại, cho nên tôi dặn bà rằng, bà chớ có chen ngang vào công chuyện của cha con chúng tôi, bà chớ có khóc lóc rên rĩ “Ối trời đất ơi, ông lại tống con tôi đi xa một lần nữa!”.

Svetketu vui vẻ tiến vào gần ngạch cửa:

Người cha chặn cửa lại:

- Con chớ nên vào nhà vội. Cha biết con đã ngốn hết tất cả mọi kinh điển, cha biết con đã thu thập tất cả kiến thức trên thế gian này. Nhưng con có biết con là ai không? Con có thể trả lời câu hỏi quan trọng nhất của kiếp người “TÔI LÀ AI” hay là không?

Svetketu khoanh tay, cung kính thưa rằng:

- Thưa cha, đó không phải là chương trình học của con. Con đã đọc 4 cuốn kinh Vedas, kinh Upanishads, và tất  cả cuốn kinh của những đạo sư minh triết Ấn Độ. Con học kỹ lưỡng về thiên văn, địa lý, toán học bậc cao, vật lý, số học, đại số học, văn chương, chính trị học, khảo cổ học … nói chúng, con đã học hỏi và nghiên cứu sâu xa, cùng tận về tất cả tri thức mà nhân loại đã từng tích lũy trong mấy ngàn năm qua. Nhưng câu hỏi “Tôi là ai?” thì lại không phải là một phần chương trình đại học mà con đã trải qua. Rất tiếc, thưa cha!

Người cha bảo:

- Thế thì con phải quay trở lại với nhà trường, với ngài viện trưởng và hỏi ngài câu hỏi ấy. Chừng nào con chưa trả lời được câu hỏi quan trọng này thì con chớ có quay về. Ta ráng sống để thấy rằng, con biết rõ bản thân mình là ai. Con ạ, khi mình chưa biết “Tôi là ai?”, thì tất cả mọi tri thức của thế gian đều trở nên vô ích, trống rỗng, hư vọng. Tất cả đều tào lao, không đáng một đồng xu.

Người cha lật đật quay vào nhà, bỏ mặc Svetketu đang bối rối, ngơ ngẩn, choáng váng. Anh ta hy vọng được gia đình chào đón nhiệt liệt do sự thành công của mình, nhưng giờ nay, anh ta hết sức thất vọng bởi vì thái độ quá ư phũ phàng của cha mình.

“Cha ta nói rất đúng, khi mà ta chưa biết mình là ai thì những kiến thức màu mè này, đống kinh điển đồ sợ này sẽ dùng vào việc gì?”

Và anh ta quay trở về với ngôi trường đại học thân yêu của mình, lập tức xin yết kiến ngài viện trưởng, thưa rằng:

- Thưa ngài viện trưởng, cha con vừa nói với con rằng, tất cả những gì mà nhà trường đã dạy cho con thì tuyệt đối vô dụng.

- Quý vị giáo sư đã dạy cho con những điều hư ảo, phù phiếm – không có kiến thức nào gọi là chân thực, chính đáng cả. Bây giờ con xin ngài dạy cho con biết “Con là ai?”.

Ngài viện trưởng ngẫm nghĩ rất lâu, rồi đáp:

- Cha con nói rất phải. Tích lũy tất cả kiến thức thế gian thì đương nhiên là một việc dễ dàng, nhưng để tạo thành một người hiểu biết “Tôi là ai?” thì quả là một công việc vô cùng khó khăn, rất khó, ít ai làm được.

Tích lũy tất cả tiền bạc, châu báu, ngay cả thu tóm tất cả quyền lực trên thế gian này cũng chỉ là những việc không mấy khó khăn, ai cũng có thể làm được. Nhưng để thấu rõ “Tôi là ai” thì quả là một sự vụ vô cùng khó khăn, rất khó. Xưa nay hiếm kẻ thực hiện nổi. Ta chỉ lo anh không thể nhẫn nại để thực hiện được công việc thập phần gian nan khổ nhọc ấy.

Svetketu cương quyết:

- Thưa ngài, dẫu khó khăn đến mấy đi nữa, thì con cũng ráng thực hiện. Bởi vì nếu con không thực hiện được sứ mạng ấy thì con không thể bước vào nhà mình một  cách đàng hoàng được.

Ngài viện trưởng miễn cưỡng bảo:

- Con hãy làm theo lời ta như thế này: Hãy đem một trăm con bò cái này đi vào rừng và qua việc chăn thả, làm sao cho chúng sinh sôi để phát triển trở thành một ngàn con bê con. Hãy cứ an lòng ở trong rừng sâu hẻo lánh, nơi không một ai bén mảng, cho đến khi đủ 1000 con thì hãy trở về với thế giới loài người. Đừng để cho bất kỳ một kẻ nào bắt gặp con, giả thử có ai nhìn thấy thì nên trốn tránh họ và con cũng không được sử dụng ngôn ngữ con người với bất kỳ ai, kể cả với những con bò ấy. Nhớ nhé chỉ khi nào chúng trở thành 1000 con bò thì hãy mang chúng trở về.

Mệnh lệnh kỳ lạ nếu không muốn nói là kỳ cục và kỳ dị. Svetketu nghĩ: Biết đến bao giờ thì chúng mời trở thành 1000 con được? Dễ mất đến nửa cuộc đời chứ chẳng phải chơi! Nhưng ngài viện trưởng đã dạy như vậy thì ta phải tuân theo chứ làm sao bây giờ? Không có phương án nào khác!

Cuối cùng, Svetketu mang 100 con bò cái vào rừng sâu, một nơi rất xa xôi chưa hề lưu dấu vết chân của con người.
Trong mấy ngày đầu tiên, vô số ý tưởng liên miên xảy ra trong tâm thức của Svetketu khiến y dường như luôn luôn đung đưa chới với giữa trạng thái cuồng loạn. Rồi lâu dần, y cũng chẳng có gì để mà suy nghĩ nữa và dẫu có suy nghĩ chút ít thì y cũng chẳng có ai để mà trao đổi, thảo luận, tranh cãi hoặc tâm sự.

Y chỉ biết chăm sóc đàn bò. Y câm lặng giữa thế giới của bò, nghĩa là luôn luôn im lặng hoặc buộc phải trở nên im lặng.

Nhiều năm tháng trôi qua, lúc nào y cũng thấy xung quanh toàn bò với bò. Xung quanh y chỉ là một bầu không khí cô tịch và im lặng hoàn toàn.

Bao nhiêu  tri thức quý báu, bao nhiêu đạo lý nhiệm màu và uyên áo thâm thúy mà y được học hỏi trong nhà trường dường như đã quên bẵng. Bởi vì loài bò không bao giờ biết tới kinh điển hoặc minh triết, đạo lý nhân sinh. Bò cũng cóc cần những gì mà loài người tôn trọng như tình yêu, thơ ca, văn chương, tôn giáo … Bò chỉ nhai cỏ, nhai đi nhai lại và đôi khi bò dường như buồn sự tình cũng rống lên vài ba tiếng cho vui chứ loài bò không hề băn khoăn thao thức bất cứ điều gì như con người chúng ta.

Riết rồi Svetketu quen dần, quen dần cho đến lúc nào đó Svetketu cảm thấy quên béng mất bản thân mình, quên luôn cả cái tên Svetketu của mình, quên luôn cả nhân loại cũng như quên mất tiếng nói con người hoàn toàn. Sự vụ này dẫn  đến việc Svetketu cũng quên luôn cả mệnh lệnh của ngài viện trưởng ngày nào, đó là khi nào đủ 1000 con bò thì hãy trở về.

Bây giờ thì cả ý tưởng “ trở về” ấy cũng không tồn tại trong tâm trí Svetketu, cho nên y quên luôn của việc phải quay về vì từ rất lâu y không còn thói quen đếm ngày, đếm tháng, không còn ôm ấp khát vọng trở về thế giới con người nữa.

Mọi thứ đối với y đều không quan trọng bởi vì không có gì là quan trọng cả.

Svetketu sống như cội cây, tự nhiên vươn cành lá và tự nhiên hít thở khí trời, âm thâm hứng ánh nắng của mặt trời hàng ngày. Trông y hạnh phúc như là một cội cây giữa thiên nhiên thanh bình.

Thế giới của Svetketu là thế giới của im lặng và cô tịch hoàn toàn cho nên mọi sự đều diễn ra tốt đẹp trong im lặng và cô tịch.

Câu chuyện này dường như hoàn hảo bởi vì chúng ta kết thúc nơi đây và chúng ta cũng đành quên đi anh chàng Svetketu dũng cảm hiện đang hạnh phúc với bầy bò, nhất là y không bao giờ quan tâm đến thế giới của chúng ta nữa!
Nhưng những người kể chuyện thì không ngừng ngang đây, họ bảo rằng cuối cùng Svetketu đem 1000 con bò trở về. Các đệ tử sinh viên trông thấy từ xa 1000 con bò và họ báo với viện trưởng: “Svetketu đang trở về sau nhiều năm tháng xa cách và anh ấy đem 1000 con bò về”.

Ngài viện trưởng nói:

- Chúng ta chớ nên dùng từ ngữ “Svetketu” nữa mà chúng ta phải nói “Một ngàn lẻ một con bò đang trở về!”.
Quả thật như vậy, Svetketu đã trở về và đứng ở đó giống hệt như một con bò chìm lẫn trong 1000 con bò khác. Tất cả bầy bò đều đang đứng ở đó, im lặng.

Và Svetketu cũng không nói lấy một lời.

Svetketu đứng im lặng và im lìm bất động như một cội cây xanh giữa muôn ngàn cây xanh khác trong cánh rừng bạt ngàn, mênh mông. Như một hạt cát giữa muôn triệu hạt cát giữa bãi sa mạc.

Và ánh mắt  của Svetketu đã trở thành thuần khiết, nhu nhuyến và không ngừng tỏa sáng.

Ngài viện trưởng kinh ngạc, chăm chăm nhìn Svetketu và Svetketu dịu dàng nhìn ngài, không nói, không bày tỏ, không vui không buồn, không chờ đợi bất kỳ điều gì xảy ra cả.

Svetketu im lặng quá lâu, lâu đến nỗi ngài viện trưởng phải gào lớn lên:

- Này, Svetketu! Anh phải thoát ra khỏi tính cách của một con bò ngay. Bây giờ anh có thể trở về nhà và gặp người cha của mình rồi. Hãy trở về nhà.

Nhưng Svetketu vẫn đứng bất động như vậy, không nói gì cả. Dường như Svetketu cũng đã quên mất đường trở về nhà mình.

Ngài viện trưởng đành phải sai một người đệ tử sinh viên dẫn lối cho anh ta. Như vậy, chẳng nói chẳng rằng, Svetketu đi theo bước chân của người đệ tử sinh viên ấy. Anh ta chỉ đơn giản là đi theo mà thôi. Chững chạc, thanh thản, Svetketu đang bước đi với những bước chân vững vàng, hoan lạc.

Người cha lại trông thấy con của mình qua khung cửa sổ. Ông ta kinh ngạc thốt lên:

- Lạy trời, con trai tôi đã thực sự biết mình là ai rôi. Nhưng … bản thân tôi thì tôi cũng chưa biết Tôi là ai. Làm sao bây giờ?

Thế là ông ta tất tả chạy ra cửa sau, vừa bảo vợ:

- Con chúng ta đã trở về và nó đã biết mình là ai, nếu tôi để cho nó hôn bàn chân của tôi thì … thật là quá đáng, bởi vì tôi không xứng đáng với nó. Tôi là một người dốt nát đến nỗi tôi không biết tôi là ai, còn con của chúng ta thì đã trở nên minh triết thực sự bởi vì nó đã tìm thấy bản thân. Điều này khiến tôi vô cùng bối rối, bất an.

Tôi phải trốn đi gấp. Bà hãy chăm sóc nó và cho phép tôi ra đi để tìm biết Tôi là ai. Có thể tôi phải mất vài ba năm, có thể lâu hơn. Tuy già nua quá rồi nhưng tôi phải cố gắng và sẽ không bao giờ quay về nếu chừng nào còn chưa biết rõ Tôi là ai.

Tôi không thể đối diện với con trai mình, bởi vì nó trở về đẹp đẽ thế kia, tỏa sáng thế kia, khiêm nhường thế kia. Không kiêu căng, không ồn ào, không phách lối, không phô trương, không kiến thức, đạo lý, tâm linh … chỉ một sự im lặng thuần khiết, một nỗi cô tịch trong veo, an bình như một làn gió mát mẻ thoảng qua, như một mùi hương ngây ngất dễ chịu. Nó không còn là Svetketu ngày nào.

Nói chúng, nó đã trở thành không bản ngã – và đâu là điều vĩ đại nhất mà một người có thể thực hiện nổi trong cuộc đời này.

… Và như thế, người cha bươn mình vọt ra khỏi cánh cửa sau, rảo nhanh như cơn gió thoảng, dường như không để lại dấu vết trước khi đứa con trai có thể bắt gặp mình.

Đây là chuyện ngụ ngôn. Đương nhiên các tác giả chắc chắn không bảo giờ ngụ ý muốn chúng ta hãy làm thế nào để trở thành những con bò, Không!

Như chúng ta đã biết, bò là một loại động vật rất kém trí năng, bởi vì ý thức của loài bò vốn rất yếu ớt, yếu ớt đến nỗi loài bò được nhân loại coi như là không có ý thức. Thế mà chàng Svetketu bị bắt buộc sống với bò suốt một thời gian dài, nghĩa là chàng ta buộc phải buông bỏ ý thức, hoặc không còn sống với ý thức nữa. Một khi Svetketu không còn sống với ý thức thì đương nhiên tất cả những ý tưởng bị vô hiệu hóa, nghĩa là tất cả những tư tưởng không còn tác dụng với cuộc sống nữa. Mà bản ngã của chúng ta thường tác oai tác quái nhờ năng lực nhạy bén của ý thức, của tư tưởng.

Hoặc nói cách khác, bản ngã của chúng ta chính là tư tưởng của chúng ta.

Sống chung hòa bình với lũ bò, nghĩa là Svetketu đã quên dần ý thức và tư tưởng của mình và sau đó y cũng quên luôn bản ngã của mình. Nhưng chừng ấy chưa đủ, Svetketu phải thường xuyên an trụ im lặng quan sát mọi sự. Khi một người sống trong im lặng và quan sát thì y luôn phát sinh trí tuệ. Đây là một trạng thái đặc biệt của thiền định chân chánh, giúp Svetketu thực hiện cuộc hành trình từ cột mốc “quên đi bản ngã” tiến tới bến bờ “tâm thức vô ngã”.
Bởi vì, người Ấn Độ quan niệm rằng, muốn đạt đến tâm thức vô ngã, con người bắt buộc phải thông qua một cuộc hành hương tâm linh có tên là “thiền định chân chánh”.

Khi mà Svetketu luôn luôn an trụ trong thiền định chân chánh thì dường như chàng ta không thèm nói năng chi nhiều. Chàng ta luôn luôn im lặng, khao khát sống câm lặng, bởi vì ngay tự bên trong, chàng ta luôn luôn tràn ngập vô số rung cảm tinh tế, sâu thẳm mà tất cả khoái lạc của cõi trời cũng không bao giờ sánh bằng.

Bạn thử xem: những người nói nhiều chắc chắn là những người không thường xuyên tu tập thiền định chân chánh. Thiền định và nói nhiều thì chắc chắn không bao giờ đi đôi với nhau.

Hoặc bạn cứ xem xét phong cách của những bậc đạo cao đức trọng: hễ vị nào còn ham nói, ham bày tỏ, ham thuyết giảng, ham làm thơ, ham viết lách … thì bạn hãy  đoán chắc rằng, vị ấy là một người lười tu tập thiền định chân chánh, Nếu bạn gặp những ngài thiền sư còn ham hố rao giảng, soạn ngữ lục, dịch sách, sáng tác, tụ tập môn đồ để thuyết giáo, để nói và nói liên tục bất tận về những đề tài văn nghệ văn gừng … thì bạn phải biết rằng, quý vị thiền sư ấy chắc hẳn không bao giờ siêng năng thực hành thiền định chân chánh. Tâm thức họ luôn luôn trống rỗng, buồn chán, sợ hãi, phiền não … đến nỗi phải lấp đầy tâm thức của mình bằng những công việc nêu trên.

Bây giờ chúng ta trở lại câu chuyện của chàng Svetketu.

Sau một thời gian sống chung với đàn bò (quên ý thức) và luôn luôn im lặng trong hoan lạc (thiền định chân chánh), thì chàng ta đã trở thành “Không Ai Cả”. Bất cứ một người nào đó nếu quyết tâm thực hiện tâm linh thì sẽ phải lên đường và chắc chắn vào một ngày không xa, y sẽ dấy lên câu hỏi “Tôi là ai?”, hoặc tự nhiên trong tâm trí y sẽ xuất hiện câu hỏi ngàn đời, ấy là “Tôi là ai?”.

Rồi y sẽ lục lọi tất cả kinh điển, đi tham vẫn tất cả những người được gọi là đạo sư, y sẽ lang thang từ chùa chiền miếu vũ này đến am cốc tu viện nọ, nhưng câu hỏi ấy vẫn không dễ dàng gì được giải đáp thỏa đáng.

Dường như càng tu trì thì người ta càng thấy vấn đề “Tôi là ai?” sẽ trở nên lớn lao hơn, quan trọng hơn trước, bởi vì áp lực của câu hỏi đã trở nên căng thẳng, bức thiết và nặng nề hơn trước.

Thế nhưng, không một triết gia nào, không một thiền sư nào, không một bậc thầy nào, một vĩ nhân nào có thể giải đáp cho y. Không ai có thể trả lời cho y cả, ngay cả đức Phật.

Cuối cùng thì đức Phật cũng chỉ gợi ý cho chúng ta một con đường. Ngài nói:

- Chỉ có thực hiện thiền định chân chánh mới là phương pháp duy nhất giúp mọi người mở toang cánh cửa tâm linh. Mà khi bước qua cánh cửa ấy thì tất cả những câu hỏi sẽ không còn là vấn đề.

Vâng thiền định chân chánh!

CÔNG ÁN THIỀN

Khi mê người chỉ là người
Ngộ rồi mới biết trong người có ta
Khi mê ta chỉ là ta
Ngộ rồi mới biết trong ta có người.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 19, 2020, 10:55:57 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #126 vào lúc: Tháng Mười Một 05, 2020, 09:29:22 AM »

TÔI VỪA ĐỌC HAI MẨU CHUYỆN NGẮN NÀY, XIN MỜI CÁC BẠN CÙNG ĐỌC VÀ SUY NGẪM

                Người Mỹ đã dùng danh từ FAMILY trong khi người Việt chúng ta gọi là GIA ĐÌNH. Mời bạn đọc một mẫu chuyện dưới đây để tìm hiểu giá trị của Family như thế nào nhé. FAMILY là gì?

                Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói.
                Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau.

                Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà.”Tránh ra chỗ khác”- tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy

                Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con mình con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó”.

                Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quì xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?”. Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”.

                Thế bạn có biết từ family có nghĩa là gì không?
                FAMILY = Father And Mother, I Love You
                
                Bạn có cảm động không khi đọc xong mẫu chuyện nói trên? Chắc hẵn là phải có rồi. Tôi nghĩ thế! Mời bạn đọc thêm một câu chuyện có thật khá cảm động khác dưới đây:

                Một người đàn ông, trong lúc đang chùi cho láng chiếc xe hơi của anh ta, đứa con trai 4 tuổi của anh ta nhặt một hòn đá và rạch vào bên hông xe.Trong cơn tức giận, anh ta chụp lấy tay đứa con trai và đánh vào tay nó nhiều lần mà không nhận ra rằng anh ta đang đánh bằng cái mỏ lết

                Tại bệnh viện, đứa bé mất hết các ngón tay vì xương thịt dập nát. Khi đứa trẻ thấy bố nó… Với đôi mắt đau buồn, nó hỏi: “Bố ơi các ngón tay con đâu rồi?”. Anh ta rất đau lòng, không nói nên lời và trở lại bên xe, đá vào chiếc xe nhiều lần.

                Suy sụp bởi hành động vô ý thức của mình…., ngồi trước chiếc xe hơi, anh ta nhìn vào vết xước trên hông xe….. thằng bé đã viết: “Con Yêu Bố, bố ơi!”. Ngày hôm sau, người đàn ông tự tử…
                
                Giận dữ và yêu thương không có giới hạn, hãy chọn YÊU THƯƠNG để có một cuộc sống xinh tươi và đẹp đẽ.
                
                Đồ vật sinh ra là để SỬ DỤNG và con người sinh ra là để YÊU THƯƠNG…. Vấn nạn của thế giới hôm nay lại là…. Con người bị SỬ DỤNG còn đồ vật thì được YÊU THƯƠNG !!!
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 06, 2020, 05:48:47 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #127 vào lúc: Tháng Mười Một 16, 2020, 06:16:07 PM »

MỘC SƯ VÀ HỌA SƯ



Bà mụ đã nặn thành ta
Cuộc đời nặn lại hóa ra thế này
Thợ làm mặt nạ khéo tay
Thua xa mặt thật đời bày khắp nơi.

Ngày ở Bắc Ấn Độ có một mộc sư tay nghề cao minh, tạc tượng gỗ sống động y như vật thật. Ông tạc tượng thiếu nữ đẹp như tiên và còn cho mặc quần áo, người ta nhìn vào không thể biết đó là tượng gỗ. Tượng thiếu nữ bằng gỗ này còn có thể rót rượu mời khách. Ở Nam Ấn Độ có một họa sư, ông họa ra các bức họa sinh động giống như vật thật, mới nhìn vào không ai biết đó là vật vẽ. Mộc sư nghe danh tiếng họa sư bèn sắm sửa lễ vật mời họa sư đến nhà chơi.
Họa sư nhận lời đến nhà, mộc sư sai thiếu nữ gỗ ra châm rượu mời khách. Từ sáng đến tối, họa sư không nhìn ra đấy là người gỗ, chỉ thấy cô nàng đẹp như tiên sa, trong lòng cảm thấy rung động. Tối đến, mộc sư nói với họa sư:

- Anh hãy nghỉ lại nhà tôi. Tôi sẽ bảo cô gái này hầu hạ anh đêm nay.

Họa sư mừng quá, cảm ơn rối rít. Tối đến, họa sư vào giường, tắt đèn, gọi cô gái lên giường ngủ. Nhưng cô gái vẫn đứng yên một chỗ như khúc gỗ. Họa sư tưởng cô nàng thẹn nên bước xuống nắm tay kéo đi, đến lúc ấy mới phát hiện cô nàng là một bức tượng gỗ. Họa sư cảm thấy hổ thẹn vô cùng, ông nghĩ: “Chủ nhà chơi khăm ta, ta cũng chơi khăm lại mới thỏa lòng”.

Họa sư bèn lấy bút màu ra vẽ hình mình đang treo cổ tự vẫn ở trên tường, ông vẽ cả dây thừng, xong ông chui xuống gầm giường chờ đợi.

Sáng sớm, mộc sư đến gõ cửa, trong phòng không có tiếng trả lời, mộc sư đẩy cửa bước vào, phát hiện họa sư treo cổ tự vẫn, ông hoảng quá hét to lên, chạy lại kéo sợi dây xuống. Tay ông không nắm được sợi dây mà chỉ đập vào bức tường đau điếng, khi ấy ông mới biết đó là hình vẽ, cảm thấy hổ thẹn vô cùng.

Họa sư từ gầm giường chui ra, cười nói:

- Anh lừa tôi, tôi lại lừa anh. Người trên thế gian này lừa gạt lẫn nhau chắc cũng như thế.

Mộc sư nói:

- Đúng vậy, cuộc đời này có mấy người chân thật? Vì danh lợi mà họ cứ lừa gạt lẫn nhau.
Hai người than thở với nhau về sự giả dối của cuộc đời một lúc rồi cùng quyết định bỏ gia đình xuất gia tu hành.

CÔNG ÁN THIỀN
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 17, 2020, 11:27:11 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #128 vào lúc: Tháng Mười Một 22, 2020, 10:06:25 AM »

Đừng vội đánh giá, bởi mỗi người đều có một câu chuyện khác nhau


Cô và anh làm quen. Sau một hồi trò chuyện, cô hỏi anh:

- Anh đã có nhà chưa?

Anh đáp: - Tôi chưa.

- Anh có chiếc BMW nào không?

- Tôi không.

- Vậy, lương tháng của anh bao nhiêu?

- Hiện tại tôi không có lương.

Sau vài câu xã giao, cô kiếm cớ dời đi. Anh biết sẽ chẳng gặp cô gái này lần thứ 2, và cũng không mong gặp lại. Anh cười, tự nghĩ:

“Tôi có vài mảnh đất, nhưng không có ý định xây nhà, ở nhà thuê cho khoẻ. Tôi có 1 chiếc Ferrari, sao tôi phải mua BMW? Tôi đâu có lương tháng vì tôi là ông chủ”.

Cô gái ơi, rõ ràng suy nghĩ của cô chỉ đi được “từ nhà ra ngõ”

CÙNG LÀ 1 TẢNG ĐÁ:

Một nửa làm thành tượng Phật một nửa làm thành bậc thang.

Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng:

“Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người ?!“

Tượng Phật trả lời:

“Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn mũi dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn“.

Lúc đó bậc thang im lặng...

Cuộc đời con người cũng thế:

- Chịu được hành hạ.

- Chịu được cô đơn.

- Gánh được trách nhiệm.

- Vác được sứ mệnh!

Thì cuộc đời mới có giá trị...

ST
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 23, 2020, 06:03:53 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #129 vào lúc: Tháng Mười Hai 23, 2020, 05:32:52 PM »

Đại Ca CUA
đang cảm thấy thư giãn cùng Lan Phuong
và 2 người khác
tại Nhà của Đại ca CUA
.
17 giờ  · Nguyên Khê.

TINH THẦN QUÝ TỘC BIẾN MẤT VÀ Ý THỨC LƯU MANH PHÁT TRIỂN

Lời tựa: Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý tộc thì phương Tây xóa bỏ lưu manh. Đây chính là hai tư tưởng trị quốc hoàn toàn khác nhau.

Có thể dùng câu nói nổi tiếng để khái quát: một chế độ tốt có thể làm cho người xấu trở thành người tốt, một chế độ xấu có thể làm cho người tốt biến thành kẻ xấu. Phát động lưu manh để tiêu diệt quý tộc cũng không thể làm cho lưu manh trở thành cao thượng; nó chỉ có thể làm cho lưu manh càng trở nên lưu manh hơn. Nó dụ dỗ, đe dọa nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh; cuối cùng, nó biến cả xã hội thành lưu manh.

QUÝ TỘC, BÌNH DÂN VÀ LƯU MANH

Nhân loại là một quần thể to lớn và phức tạp nhất trên thế giới. Nói về tính chất vốn có của tinh thần và ý thức, có thể phân thành 3 thứ bậc khác nhau: quý tộc, bình dân và lưu manh. Ba thứ bậc này được phân theo dạng hình thoi đứng, ở giữa phình to là tầng lớp bình dân, đầu nhỏ ở trên cùng là tầng lớp quý tộc, còn đầu nhỏ dưới cùng là lưu manh. Từ bình dân tới quý tộc thì không có giới hạn rõ rệt, từ bình dân tới lưu manh cũng không có giới hạn rõ rệt, nhưng lưu manh và quý tộc thì có sự khác biệt một trời một vực.

Sở dĩ được gọi là quý tộc không phải vì có nhiều của cải, cũng không phải vì có nhiều quyền lực, mà là vì họ có một tinh thần cao quý. Sử sách gọi đây là tinh thần quý tộc. Người thiếu tinh thần quý tộc thì dù giàu có không ai sánh bằng cũng chỉ là mang bản tính lưu manh mà giàu có; dù có quyền lực to đến mấy thì cũng chỉ là kẻ độc tài chuyên chế mang bản tính lưu manh.

Sở dĩ gọi là lưu manh không phải là vì không có gì trong tay mà là ý thức lưu manh ở bên trong nội tâm. Giai cấp vô sản không đồng nghĩa với lưu manh; giai cấp vô sản đa số là người bình dân an phận thủ thường. Trong quần thể lưu manh, có người giàu, có kẻ nghèo; có bình dân, có quyền quý; có người ngốc nghếch, cũng có kẻ thiên tài.
Tinh thần quý tộc đại diện cho đỉnh cao của văn minh nhân loại, ý thức lưu manh đại diện cho sự thấp kém nhất của nhân loại. Dường như tất cả mọi người đều có suy nghĩ hướng tới sự cao thượng và cũng có những ham muốn dục vọng thấp kém. Đây chính là cuộc chiến giữa nhân tính và thú tính. Nhân tính chiến thắng thú tính thì con người hướng tới sự cao thượng; thú tính chiến thắng nhân tính thì con người sẽ hướng tới sự hèn hạ bỉ ổi. Đối với đa số người bình dân, nhân tính và thú tính vẫn đang giằng co chưa có hồi kết nên nó làm cho cả một đời vẫn cứ loay hoay quanh cao thượng và thấp kém. Đa số người dân đều là an phận thủ thường nên cả đời sẽ không có gì nổi bật. Bình dân nếu muốn siêu phàm thoát tục thì phải hướng tới cao thượng để có hy vọng trở thành quý tộc. Còn nếu hướng tới sự thấp kém hèn mọn thì sẽ trở thành lưu manh. Con người vươn tới sự cao thượng thì rất khó và để trở thành quý tộc thì lại càng khó hơn; còn hướng tới sự thấp kém hèn mọn thì rất dễ, trở thành lưu manh thì dễ như trở bàn tay. Cũng chính vì nguyên nhân này mà xã hội nhân loại hiện nay quý tộc thì ít mà lưu manh thì nhiều.

Cao thượng và cao quý không khác nhau về bản chất nhưng cao thượng và cao quý lại có khoảng cách, đó là mức độ khác nhau, trạng thái khác nhau. Bình dân cũng biết cao thượng nhưng thường chỉ có thể cao thượng trong thuận cảnh chứ không thể “cố thủ” cao thượng trong nghịch cảnh. Nếu như trong nghịch cảnh mà có thể giữ được cao thượng thì đó chính là trạng thái cao quý, cũng tức là đã thành quý tộc.

Nếu cao thượng đã đạt đến trạng thái cao quý thì tức là “phú quý mà không dâm, dưới áp lực mà không chịu khuất phục”. Đây chính là trạng thái của tinh thần quý tộc. Câu trên có hai tầng ý nghĩa. Tầng thứ nhất là giải thích đối với phú hào quyền quý: Anh giàu có rồi thì không thể dâm đãng, anh có quyền rồi thì anh không thể lấy quyền đấy để bắt người khác khuất phục. Tầng thứ hai là giải thích với tầng lớp bình dân: Anh không giàu có nhưng anh không thể bị phú quý dụ dỗ mê hoặc để rồi từ bỏ cao thượng; anh không có quyền lực nhưng anh không thể khuất phục trước quyền lực, anh chỉ có thể tâm phục khẩu phục trước sự công bằng và chân lý. Đạt đến trạng thái này rồi thì dù có là bình dân nhưng anh vẫn có tinh thần quý tộc.

TINH THẦN QUÝ TỘC LÀ GÌ?

Tinh thần quý tộc có 3 nội hàm cao quý là: thành tín, đạo nghĩa và ý thức trách nhiệm.

Thành tín là linh hồn của văn minh nhân loại. Không có thành tín thì không có đạo đức, cũng không có văn minh. Thành tín cũng là linh hồn của phẩm cách cá nhân; không có thành tín thì không thể có phẩm cách cao thượng. Người thiếu sự thành tín thì hoặc là người vô lại hoặc là kẻ lưu manh. Dân tộc thiếu sự thành tín thì chắc chắn là dân tộc ngu muội không có văn hóa. Thành tín cũng là gốc rễ của chế độ dân chủ vì không có thành tín thì không có dân chủ đúng nghĩa. Cụ thể, dân chủ dựa vào hiến pháp và hiến pháp chính là khế ước của xã hội. Thành tín chính là gốc rễ của khế ước; không có thành tín thì khế ước cũng chỉ là tờ giấy vứt đi.

Quý tộc sở dĩ là quý tộc là bởi vì quý tộc coi thành tín quan trọng hơn cả mạng sống, thành tín mang đến sự cao thượng, sự tôn nghiêm và giá trị cao quý của sinh mệnh. Ví dụ, quý tộc châu Âu thà dùng quyết đấu sòng phẳng thẳng thắn để phân thắng thua chứ không muốn dùng âm mưu quỷ kế để tranh cao thấp. Đây thực chất chính là thà chết để giữ lấy giá trị của thành tín. Sử quan thời Trung Quốc cổ đại thà chết chứ không muốn vì đế vương thay đổi lịch sử cũng chính là thà chết để giữ lấy giá trị của sự thành tín.

Đạo nghĩa bao hàm nhân đạo và công đạo. Nhân đạo là tiền đề của công đạo; nó chính là sự tôn trọng đối với sinh mệnh của con người. Người mà ngay cả ý thức nhân đạo cũng không có thì về cơ bản không thể có công đạo. Tôn thờ bạo lực chính là coi thường nhân đạo. Nhân đạo và công đạo hòa quyện sinh ra chủ nghĩa nhân quyền của nền văn minh hiện đại. Sở dĩ châu Âu có thể sinh ra Công ước Nhân quyền thực chất chính là do sự thúc đẩy của tinh thần quý tộc.

Tinh thần đạo nghĩa mang tới nhân từ, mang tới khoan dung, mang tới sự quan tâm, mang tới sự công chính. Quý tộc quan tâm tới những người yếu, các sự nghiệp từ thiện trên thế giới dường như đều do quý tộc đầu tư xây dựng và cái mà họ dựa vào chính là tinh thần đạo nghĩa.

Tinh thần trách nhiệm chính là tinh thần dám gánh vác. Chịu trách nhiệm với lương tri của xã hội nhân loại, chịu trách nhiệm với văn hóa truyền thống của nhân loại, bảo vệ đạo đức, duy trì công bằng xã hội, bảo vệ sự phát triển hòa bình của xã hội.

Chính tinh thần trách nhiệm mang tới lòng tin và sức mạnh không gì lay chuyển được của quý tộc. Một khi dân tộc rơi vào khủng hoảng, quý tộc sẽ đứng phía trước dân tộc, bảo vệ an toàn cho dân tộc. Chính tinh thần trách nhiệm này mang đến cho họ tinh thần “Prometheus cướp lửa thần trao cho nhân loại” và tinh thần “ta không vào địa ngục thì còn ai vào nữa”. Cũng chính tinh thần này đã bảo vệ và thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển hơn.

Ba loại tinh thần này đều đến từ tín ngưỡng tôn giáo. Chỉ có tín ngưỡng tôn giáo mới có thể chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần kiên định và bền bỉ, đạt đến trạng thái cao quý.

Dù cá nhân quý tộc có tồn tại khuyết điểm này khuyết điểm nọ nhưng quần thể quý tộc vẫn là lực lượng chủ đạo thúc đẩy văn minh nhân loại phát triển.

TINH THẦN QUÝ TỘC THÚC ĐẨY VĂN MINH NHÂN LOẠI PHÁT TRIỂN

Trong mỗi cá nhân đều tồn tại cuộc chiến nhân tính và thú tính và nó làm cho cả một đời cứ loay hoay giữa cao thượng và thấp kém: thượng đế kêu gọi con người hướng đến cao thượng, ma quỷ dụ dỗ con người hướng đến sự thấp kém; người cao quý cao thượng thì gần quý tộc hơn, người hướng tới thấp kém bỉ ổi thì gần với lưu manh hơn; hoặc có thể nói, người gần với quý tộc thì trở nên cao thượng, kẻ gần với lưu manh thì trở nên thấp kém. Tục ngữ gọi hiện tượng này là “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. (Cái này chỉ là mô tả một khía cạnh – Cua said.)

Mở rộng ra, một dân tộc cũng tồn tại cuộc chiến giữa nhân tính và thú tính. Điều này thực chất là cuộc chiến giữa văn minh và vô văn hóa, cũng là cuộc chiến giữa quý tộc và lưu manh. Một dân tộc do quý tộc chủ đạo thì sẽ mang đến sự tiến bộ cho nền văn minh; do lưu manh chủ đạo thì sẽ lùi lại về không có văn minh. Đây không phải là sức sản xuất vật chất bị thụt lùi mà là sự thụt lùi về văn minh tinh thần, về văn hóa, đạo đức. Điều này đã được chứng minh bởi lịch sử.

Lịch sử phát triển của nhân loại là do quý tộc chủ đạo. Do đó, nhân loại mới từ không văn minh mà hướng đến văn minh; nhưng trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài, có lúc xã hội cũng bị lưu manh kiểm soát, lưu manh chiếm cứ địa vị chủ đạo. Kết quả là làm cho văn minh bị thụt lùi. Do đó, tiến trình phát triển của văn minh nhân loại mới xuất hiện nhiều khúc khuỷu, tiến - lùi.

Ý thức tinh thần của con người là thể đa diện phức tạp, tức có ý thức giữ gìn cao thượng thì cũng có ham muốn tình cảm thấp kém. Tuy nhiên, con người hướng tới cao thượng lại giống như leo núi, rất khó; còn hướng tới thấp kém lại rất dễ, giống như đang ngồi cầu trượt. Do đó mà xã hội nhân loại từ trước đến nay lưu manh vẫn nhiều hơn quý tộc.
Xã hội nhân loại trước giờ lưu manh vẫn nhiều hơn quý tộc thì tại sao quý tộc có thể chiếm địa vị chủ đạo trong sự phát triển của xã hội? Điều này quyết định bởi thái độ của tầng lớp bình dân: tầng lớp bình dân ủng hộ quý tộc thì quý tộc chiếm thượng phong, tức chiếm vị trí chủ đạo và dân tộc này sẽ duy trì nền văn minh cao thượng; tầng lớp bình dân mà ủng hộ lưu manh thì lưu manh chiếm thượng phong, tức lưu manh chiếm vị trí chủ đạo; lúc đó, dân tộc này sẽ duy trì sự thấp kém không văn minh. Đây chính là nguyên nhân cơ bản các dân tộc khác nhau có tiến trình văn minh và mức độ văn minh khác nhau.

Dân tộc ủng hộ quý tộc, quý tộc dễ chiếm thượng phong; dân tộc ủng hộ lưu manh, lưu manh dễ chiếm thượng phong. Nếu lưu manh chiếm thế thượng phong, chiếm vị trí chủ đạo thì tất nhiên sẽ mê hoặc và dụ dỗ nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, ép buộc nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh và cuối cùng, biến quốc gia thành một đại quốc lưu manh, văn hóa đạo đức sẽ bị thoái lui toàn diện, xã hội sẽ đổ vỡ.

SÁNG TẠO VĂN MINH VÀ SÁNG TẠO LỊCH SỬ

Thành tựu văn minh nhân loại dường như đều là quý tộc sáng tạo; từ tư tưởng triết học thời viễn cổ, tín ngưỡng tôn giáo, lòng tin đạo đức... đến văn hóa nghệ thuật thời trung cổ, đến khoa học tự nhiên thời cận đại và cho đến cơ chế dân chủ thời hiện đại, tư tưởng mở ra thời đại mới của lịch sử nhân loại, dường như đều là quý tộc sáng tạo ra. Có thể nói thế này, không có quý tộc thì không có văn minh nhân loại. Không cần tìm đâu xa, chỉ cần tìm những nhà triết học, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, thần học, khoa học vĩ đại trên thế giới, có ai không phải là quý tộc?

Quý tộc không chỉ sáng tạo văn minh mà còn sáng tạo ra lịch sử. Những nhà quý tộc thời cận đại của châu Âu đã sáng tạo ra “Quân chủ lập hiến”, sáng tạo “Tuyên ngôn độc lập”, sáng tạo “Tuyên ngôn nhân quyền”, anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi đã sáng tạo ra “Cách mạng phi bạo lực”, Martin Luther King của Mỹ sáng tạo ra “Tôi có một ước mơ”, họ đem những tư tưởng văn minh này vào thực tế, sáng tạo ra lịch sử huy hoàng, trở thành những cột mốc cho nhân loại hướng tới văn minh.

Sáng tạo lịch sử khác sáng tạo văn minh.

Từ trước tới nay, lưu manh không biết sáng tạo văn minh, chỉ biết sáng tạo sự ngang tàn bạo ngược. Tuy vậy, lưu manh cũng có thể sáng tạo lịch sử nhưng lưu manh không thể sáng tạo lịch sử của văn minh mà chỉ có thể sáng tạo lịch sử của sự phá hoại, sáng tạo lịch sử tàn sát. Lưu manh từ trước giờ chỉ biết sáng tạo bạo lực, sáng tạo chiến tranh, sáng tạo sự hoang đường, sáng tạo tai nạn.

Nếu một dân tộc mà nhóm người lưu manh giữ vai trò chính trong thời gian dài thì sẽ trở thành dân tộc “ỷ mạnh hiếp yếu”, trở thành một dân tộc hung bạo, trở thành một dân tộc hủ bại biến chất.

Đạo lý như thế này, lẽ nào còn cần ai chứng minh sao?"

P/S: Đại ca CUA có biên tập chút.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #130 vào lúc: Tháng Một 12, 2021, 06:54:14 PM »

CON NGƯỜI THẬT KỲ LẠ

Một người Phật tử hỏi vị Sư già: “Con người kì lạ ở điểm nào ạ?”
Sư trả lời:
“Khi còn nhỏ họ muốn lớn nhanh, sau này lại than thở mất đi tuổi thơ.
Họ dùng sức khỏe để đổi lấy tiền bạc, không lâu sau đó lại muốn dùng tiền bạc để khôi phục sức khỏe.
Họ không ngừng lo lắng cho tương lai, nhưng lại coi nhẹ hạnh phúc ở hiện tại.
Vì vậy, họ không sống ở hiện tại, mà cũng chẳng sống ở tương lai, họ sống như thể sẽ không bao giờ chết đi; đến khi cận kề cái chết, lại như thể chưa bao giờ được sống”.
(st)
Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #131 vào lúc: Tháng Một 13, 2021, 11:34:06 AM »

Ca dao về đàn ông, đàn bà và cách cách ứng xử

Những người mặt nạc đóm dày
Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn

Ăn uống khoan thai là người thanh cao
Ăn uống nhồm nhoàm là người thô tục
Ăn uống nhồm nhoàm là phàm phu tục tử

Bàn tay đỏ ửng như son
Không người danh tướng cũng con học hành

Bàn tay ngang lại lắm lông
Là người nhục dục ắt không phải vừa

Bụng bí rợ ở đợ mà ăn

Bước chân thình thịch, cúi đầu
Bôn ba đây đó, dãi dầu nắng mưa

Cá tươi xem lấy đôi mang
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Có đâu mặt rỗ đá mài không trơn

Cái sọ trọc như không có tóc
Kém công danh lao lực về sau

Chẳng tham nhà ngói rung rinh
Tham vì một nỗi anh xinh miệng cười
Miệng cười em đáng mấy mươi
Chân đi đáng nén miệng cười đáng trăm

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Bóng trăng ngả lộn bóng tre
Chàng ơi, đứng lại mà nghe em thề.

Vườn đào, vườn lựu, vườn lê
Con ong vô hút nhụy, con bướm xê ra ngoài.

Chàng về nghĩ lại mà coi
Tâm tình em ở, gương nào soi cho bằng?

Chim sa, cá nhảy chớ nuôi
Những người lông bụng chớ chơi bạn cùng

Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy
 
Chưa nói mà đã thẹn thò
Phải chịu thiệt thòi trong việc làm ăn

Con lợn mắt trắng thì nuôi
Những người mắt trắng đánh rồi đuổi đi

Cua thâm càng nàng thâm môi
Cực chi da diết diết da
Áo em hai vạt trải ra anh nằm.

Da đỏ như gà chọi
Da như trứng gà lột

Dái tai như hột châu thòng
Có thành, có quách, dày, hồng sắc tươi
Thiệt người phú quý thảnh thơi
Phong lưu tao nhã trên đời chẳng sai

Đàn bà chân thẳng ống đồng
Khó con mà lại sát chồng, nguy nan

Đàn bà chưa nói đã cười
Lương duyên vất vả, cuộc đời truân chuyên

Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác
Đàn ông không biết buộc lạt là đàn ông hư

Đàn bà lanh lãnh tiếng đồng
Một là sát chồng, hai là hại con

Đàn bà tốt tóc thì sang
Đàn ông tốt tóc thì mang nặng đầu

Đàn bà vú lép, to hông
Đít teo bụng ỏng, cho không chẳng cầu

Đàn bà yếu chân mềm tay
Làm ăn chẳng được lại hay nỏ mồm

Đàn ông gân trán nổi cao
Tánh tình nóng nảy, dạt dào ái ân

Đàn ông gối dụm, chân chàn
Chẳng cô gái đẹp cũng nàng nết na
 
Đàn ông ít tóc: an nhàn
Đàn bà ít tóc: dở dang duyên tình

Đàn ông không râu bất nghì
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con
 
Đàn ông mà kém bộ râu
Văn chương cũng dở, công hầu đừng mong

Đàn ông miệng rộng thì sang
Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà

Đàn ông rộng miệng thì tài
Đàn bà rộng miệng, điếc tai xóm giềng

Người khôn con mắt dịu hiền
Người dại con mắt láo liên nhìn trời!

Đàn ông trán dựng có tài
Đàn bà trán dựng lâu đài soi gương

Đàn ông tuổi tý thì tài,
Đàn bà tuổi tý thì hai đời chồng.

Đi đứng khoan thai, chẳng ai sánh bằng
Dữ như tê giác, ác như bà một mắt

Gió đưa mười tám lá me
Mặt rỗ hoa hòe mà ăn nói có duyên

Giọng nói răm rắp tiếng dư
Trai thì can đảm, gái ư gan lỳ

Gò má mà chẳng cân phân
Cuộc đời cam chịu lắm phần lao đao

Hai môi không giữ kín răng
Là người yểu tướng, nói năng hỗn hào

Hàm rộng, miệng cọp: anh hùng
Hàm rắn, miệng chuột: bất trung vô nghì

Kẻ nào trống giữa bàn chưn
Hổng không đụng đất thì đừng chơi xa

Khao khao giọng thổ tiếng đồng,
Quăn quăn tóc trán là dòng khôn ngoan.

Lờ đờ như người say rượu
Mắt đỏ hoe, phải liệu mà chơi

Lỗ mũi mà hỉnh ngửa lên
Bạc tiền chồng chất một bên chẳng còn

Lỗ mũi mỏng, đầu cong, nhọn hoắc
Ắc lòng tham, hiểm độc gian phi
Tướng này đức đã suy vi
Nếu không tu thiện, hậu thì khó toan

Lưng dài vai mập ba gang,
Ăn nhai nửa miệng: Khô khan chai lười

Má bánh bầu xem lâu muốn chửi
Mặt chữ điền tiền rưỡi muốn mua

Má hồng, trán bóng có duyên
Lương tâm dẫu tốt, đừng hòng tuổi cao

Má miếng bầu coi lâu càng thắm
Mặt chữ điền xấu lắm ai ơi

Má miếng bầu coi lâu muốn chửi
Mặt chữ điền tiền rưỡi chẳng mua

Mặt dài tuy nhỏ: vui chơi
Tai to mặt ngắn: chịu lời đắng cay

Mắt dài, mày ngắn: bất bình
Mày dài mắt ngắn: đệ huynh vẹn toàn
Mặt đỏ như lửa, thấy bụng chửa cũng sợ

Mặt khó đăm đăm, tát nước đầm không cạn

Mắt ngước, chân bước nhẹ nhàng
Tướng đi khang nhã, rõ ràng hiền nhân

Mắt trắng, môi thâm, da thiết bì
Người nhiêu lông bụng: vô nghì chớ thân
Mắt tròn dưới mí láng sưng
Là tên tửu bác, Không ngừng chơi đêm

Mi nhỏ như sợi chỉ mành
Tình trong chưa thắm, ngoại tình đã giao

Miệng mà môi dưới trề ra
Trai thì chung thủy, gái là đào hoa

Miệng rộng, môi mỏng, liếc ngang
Con gái như thế chẳng màng làm chi

Miệng tu hú, ăn lở rú lở rí
Môi dày, miệng rộng cân phân
Nhơn trung sâu rộng, tánh chơn khoan hòa
Môi mỏng hay hớt, môi trớt hay thừa

Môi mỏng nói điều sai ngoa
Mai sau sinh nở con ra hoang đàng

Móng tay mỏng, nhọn: cơ cầu
Tâm tư hiểm độc, hay xâu của người

Mụt ruồi màng tang cả làng ăn thép.
Mụt ruồi bên mép, ăn thép cả làng,

Ngồi khòm đầu gối quá tai
Là người cực khổ chẳng sai chút nào

Ngón tay bàn móng, kẽ thưa
Dù làm cho cố cũng chưa có giàu

Ngón tay thon thỏn búp măng
Tánh tình khoan nhã, thơ văn đủ mùi
Đây người dưng đó cũng người dưng,
Cớ chi nước mắt rưng rưng nhỏ hoài

Hai tay ôm vạt áo dài,
Chậm lên con mắt, chậm hoài không khô.

Người đen mà ốm lại cao
Tóc quăn, môi lớn, lao đao tháng ngày

Người hiền tại mạo trắng gạo tại cơm
 
Người khôn con mắt đen sì
Người dại con mắt nửa chì nửa than

Người mồ hôi nhờn lại khét
Đời phần nhiều lao lực về sau

Nhân hiền tại mạo
Có trắng gạo mới ngon cơm

Nhất lé nhì lùn tam hô tứ sún

Nhìn hoa thì dễ Nhìn rễ thì khó

Nhân trung sâu tợ như đào
Thung dung trần thế, ai nào dám đương

Những cô chưa nói đã cười
Chưa đi đã chạy là người vô duyên

Những người béo trục béo tròn
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày

Những người chép miệng thở dài
Chỉ là sầu khổ bằng ai bao giờ

Những người con mắt lá răm
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền

Những người mặt nạc, đóm dày
(Như) Mo nang trôi sấp, biết ngày nào khôn

Những người mặt nặng như mo
Chân đi bậm bịch, có cho chẳng màng (thèm)

Những người râu mép ngoảnh ra
Mép dày môi mỏng, ấy là tinh khôn

Những người tai mỏng mà mềm
Là phường xấc láo, lại thêm gian tà

Những người tai ngửa ra sau
Tướng hèn mà lại cứng đầu, chậm nghe

Những người thành thật môi dày
Lại thêm ít nói lòng đầy nghĩa nhân

Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con.

Những người mặt nạc đóm dầy
Mo nang trôi sấp, biết ngày nào khôn.

Những người ti hí mắt lươn
Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người

Những người, lẩm bẩm một mình
Giàu sang chẳng được, lại sinh kém tài

Quân tử lắm lông chân, tiểu nhân nhiều lông rốn

Ra đi chân bước nhẹ nhàng
Là người hiếu khách, rõ ràng yên vui

Răng cao, miệng nhỏ: điêu ngoa
Răng thấp môi kín: thương cha nhớ chồng
 
Răng đều, khít, kín, tốt, cân phân
Nhỏ, dài, thẳng, chắc, trắng ngần dưới trên
Tựa như hạt lựu soi đèn
Đủ băm sáu cái nắm quyền tướng khanh

Răng thưa, da trắng: gái hay
Răng thưa, mặt sẫm: đổi thay chuyện tình

Râu rìa, lông ngực đôi bên
Chẳng phường phản bạn, cũng tên nịnh thần

Tai dài như Phật, quả thật sống lâu

Tai quặp về trước bủm tròn
Không cháu tể tướng cũng con anh tài

Tay chiêu, móc niêu chả rồi
Thông minh, học giỏi, anh tài

Ngón (tay) nhỏ mà dài tựa đọt hành non
Thực tốc hành trì: quý nhân chi tướng

Tiếng nói rít qua kẽ răng
Là người nham hiểm sánh bằng hổ lang

Tóc đen, thưa, rộng mà dài
Vuông tròn sắc mặt là trai anh hùng

Tóc mai dài xuống mang tai
Là người khó tánh ít ai vừa lòng

Tóc thưa, dài, mướt, trắng da
Ở hàng lầu các, dung hòa phu nhân

Tốt tóc nặng đầu, tốt râu nặng cằm

Trai mà có cặp răng nanh
Gan dạ, chịu đựng, khôn lanh đủ điều

Trai mà nói giọng đàn bà
Tính tình nhu nhược, còn là long đong

Trai thâm môi gái lồi mắt

Trán cao có cái đầu vuông
Văn chương, khoa bảng có nhường ai đâu

Trán cao, mắt sáng phân minh
Là người học rộng, công danh tuyệt vời

Trán cao, miệng rộng, mũi dài
Có khoa ăn nói, ít ai sánh bằng

Trên rừng thì hổ lang dưới làng thì mặt rỗ

Tướng đi chân bước hai hàng
Nàng thì rộng lượng, còn chàng tiểu tâm

Vai ngang, mặt lớn, tiếng to
Nhiều chồng mà lúc về già vẫn không

Vật có thối mới sinh dòi
Người có dạ xấu mới ăn lời dèm pha

Voi chéo ngà, đàn bà một mắt

Xoáy trâu: không giàu cũng sướng
Xoáy ngựa hiện tượng: là tướng điêu ngoa

(Ca dao Việt Nam sưu tầm)
Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #132 vào lúc: Tháng Một 30, 2021, 10:42:55 AM »

Nghịch Lý Thời Đại Của Chúng Ta - Tác giả Bob Moorehead


Nghịch lý cuộc đời của chúng ta là, ta có những toà nhà cao tầng nhưng tính kiên nhẫn lại ngắn, những xa lộ rộng lớn hơn nhưng những quan điểm chật hẹp hơn.

Chúng ta tiêu pha nhiều hơn nhưng lại có được ít, mua sắm nhiều hơn nhưng hưởng thụ lại ít hơn. Chúng ta có những ngôi nhà đồ sộ hơn nhưng gia đình lại bé nhỏ hơn, cuộc sống nhiều tiện nghi hơn nhưng ít thời gian nhàn rỗi hơn. Chúng ta có một nền giáo dục cao hơn, nhiều hiểu biết hơn, nhưng lại ít đi những tri thức lành mạnh và khả năng nhận định vấn đề, nhiều chuyên gia, nhưng cũng gặp nhiều vấn đề hơn, nhiều loại thuốc hơn nhưng sự khoẻ mạnh thì không.

Ta uống quá nhiều, hút thuốc quá nhiều, tiêu pha bừa bãi, cười quá ít, lái xe quá nhanh, quá cáu giận, thức quá khuya, thức dậy với cảm giác quá mệt mỏi, đọc quá ít, xem TV quá nhiều và quá hiếm khi vui chơi. Ta có nhiều tài sản nhưng các giá trị ngày một giảm. Ta nói quá nhiều mà yêu thương quá ít, trong khi ghét bỏ lại quá thường xuyên.

Ta học cách kiếm tiền, chứ không phải kiếm một cuộc sống cho mình. Ta đã thêm năm tháng vào cuộc sống, nhưng không thêm sự sống vào năm tháng. Ta đã đi lên mặt trăng và quay về trái đất, nhưng lại gặp khó khăn trong việc đi qua đường để gặp người hàng xóm mới. Ta chinh phục không gian bên ngoài vũ trụ chứ không phải không gian trong tâm trí mình. Ta làm được những thứ lớn lao hơn, nhưng không phải những thứ tốt hơn.

Chúng ta làm sạch được không khí nhưng lại vẩn đục trong tâm hồn. Chúng ta tạo ra hạt nhân nguyên tử, nhưng lại không phân định rõ được những thành kiến của mình. Chúng ta càng biết nhiều thì càng học ít, lên kế hoạch nhiều nhưng thực hiện chẳng bao nhiêu. Ta học cách chạy nhanh, không phải cách đợi chờ. Ta thiết kế nhiều máy tính để lưu trữ nhiều thông tin hơn, in ấn nhiều hơn, nhưng lại có ít thông giao hơn giữa người với người.

Giờ là thời đại của đồ ăn nhanh và tiêu hoá chậm, những con người to lớn nhưng tính cách lại hẹp hòi, lợi nhuận vững chắc nhưng quan hệ lại không sâu.

Giờ là thời đại của hai nguồn thu nhập nhưng lại nhiều đơn ly hôn, nhiều ngôi nhà lộng lẫy nhưng nhiều gia đình tan vỡ. Giờ là thời đại của những chuyến đi ngắn, tã lót có thể phân huỷ, đạo đức xuống cấp, tình một đêm, cơ thể thừa cân, và những viên thuốc có thể làm mọi thứ, từ vui vẻ, đến im lặng, đến giết người. Một thời đại mà công nghệ có thể mang lá thư này đến bạn, và bạn có thể chọn một trong hai việc: Chia sẻ thông điệp này hoặc chỉ cần ấn xóa…

Đừng quên dành thời gian cho những người bạn yêu thương, vì họ sẽ không bên bạn mãi mãi.

Đừng quên nói những lời tốt đẹp đến những ai yêu kính bạn, vì con người nhỏ ấy sẽ trưởng thành sớm thôi, rồi sẽ rời đi khỏi vòng tay bạn.

Hãy nhớ ôm thật chặt lấy người ở bên bạn, vì đó là kho báu duy nhất bạn có thể trao đi mà không tốn một đồng.

Hãy nhớ nói lời yêu đến người yêu và những người bạn yêu thương, và phải thật thế. Một nụ hôn và một vòng tay ôm sẽ xoa dịu đi nỗi đau nếu nó xuất phát từ đáy lòng của bạn.

Hãy nhớ nắm tay và tận hưởng từng khoảnh khắc vì đến một ngày nào đó, người bên bạn sẽ không còn ở đó nữa đâu. Hãy dành thời gian để yêu, dành thời gian để trò chuyện, và hãy dành thời gian để chia sẻ những tâm tư quý giá của bạn tới mọi người!

Link gốc: https://www.goodreads.com/quotes/22242-the-paradox-of-our-time-in-history-is-that-we

Nguồn bài, ảnh: Net.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 30, 2021, 05:34:11 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #133 vào lúc: Tháng Năm 16, 2021, 03:26:43 PM »

ISRAEL, PALESTINE VÀ JERUSALEM


Câu chuyện hôm nay được viết lại từ sự kiện hôm nay, khi Israel – Palestine đối diện khả năng bùng nổ chiến tranh toàn diện. Bắt đầu  bằng việc chính quyền Israel đuổi 6 gia đình Palestine sinh sống tại khu vực Sheikh Jarrah thuộc Đông Jerusalem, thổi bùng lên ngọn lửa giận dữ của người Palestine. Cảnh sát được gọi đến và đụng độ đẫm máu xảy ra. Hamas, tổ chức vũ trang của người Palestine ở Dải Gaza tuyên bố đứng về phía người dân Palestine bị lấy đất. Cùng thời điểm đó, hàng chục ngàn người Palestine biểu tình bên ngoài đền thờ Al-Aqsa, địa điểm linh thiêng thứ ba của người Hồi giáo. Đền thờ nằm tại khu thành cổ Jerusalem và sát với Bức tường than khóc - địa điểm linh thiêng bậc nhất với người theo Do Thái giáo.

 Chưa hết, hàng ngàn người Do Thái cũng đổ về khu thành cổ để kỷ niệm ngày Israel chiếm được Đông Jerusalem.
Tính từ khuya ngày 10/05, đã có hơn 1.000 quả rốc két được bắn về phía Israel. Lá chắn bảo vệ Israel mang tên “vòm sắt” đã được kích hoạt với một hình ảnh đẹp kinh khủng trên bầu trời, nhưng là một hình ảnh đẹp đáng sợ của chiến tranh. Quân đội Israel cũng không để yên, đáp trả bằng hàng trăm cuộc không kích.

Câu hỏi:

-Tại sao lại có chuyện thù hận này?

-Tại sao từ ngày chúng ta biết đọc tin tức và đọc thời sự, đã luôn nghe về việc này?

-Và tại sao Jerusalem lại quan trọng đến thế?

-Tại sao họ lại cùng giành nhau một địa điểm linh thiêng?

 “Hãy đi tìm lịch sử, bởi chỉ có lịch sử mới đi kể cho bạn về nguồn gốc của vấn đề”.

A. Tôn giáo – sự ra đời của mâu thuẫn

Thiên chúa giáo, Hồi giáo, vì sao mà sinh ra? Lý do vì sao xuất hiện các cuộc thập tự chinh? Lý do vì sao Israel lại là cái gai trong mắt của cộng đồng Ả Rập.

Đầu tiên là một sự thật gây bất ngờ cho tất cả: Do Thái giáo, Kito giáo (Thiên Chúa Giáo theo cách gọi của tiếng Việt) và Hồi giáo – 3 tôn giáo đang đánh nhau chí chóe ở khu vực Trung Đông ... đều có cùng chung một gốc. Đấy được gọi là các tôn giáo độc thần mà nguồn gốc chung của chúng đến từ một nhân vật sống vào đầu thiên niên kỷ 2 TCN (tức cách đây 4000 năm), gọi là Abraham.

Và địa điểm mà người cha ấy sinh ra các tôn giáo đó chính chỗ bom đạn đang nổ ầm ầm: Trung Đông và Jerusalem.
3000 năm về trước, tộc người Do Thái đến định cư ở phía tây bán đảo Ả Rập. Vị vua của người Do Thái tên là vua David (người đã đánh bại tên khổng lồ Goliath) mà nhiều người vẫn dùng thành ngữ. Thủ đô và trung tâm của người Do Thái bạn có biết là tên gì không? Nó tên là … Jerusalem. Và trên quê hương với những vùng đất được định hình này, Do Thái giáo đã được sinh ra từ gốc khởi nguồn của Abraham.

1/ Do Thái giáo của người Israel đã xuất hiện từ rất lâu, và còn xuất hiện đầu tiên.

2/ Vùng đất mà họ đang sinh sống của hôm nay, là nơi mà tổ tiên họ đã ở đó từ 3000 năm trước.

Nắm kỹ được 2 điều đó, chúng ta mới hiểu để đi đến phần sau của câu chuyện.

Người Do Thái lập nước được một thời gian thì bị đô hộ bởi đế quốc Babylon (Iran, Iraq) ngày nay. Sau đó đến lượt đế chế La Mã thống trị họ. Đây là quốc gia mất nước hơn 1000 năm.

 1000 năm sau khi bị mất nước, và dân tộc vẫn đang nằm dưới chế độ cai trị của người La Mã, thì có một người Do Thái được lịch sử giao cho vận mệnh đã xuất hiện. Người đàn ông này và sự vĩ đại của ông ta sẽ thay đổi lịch sử thế giới. Tên ông là … Jesus. Ông tiến vào thành Jerusalem trên lưng một con lừa.Vì KINH CỰU ƯỚC của người Do Thái ghi rõ “Vị vua của Israel ở tương lai sẽ tiến vào Jerusalem trên lưng một con lừa” nên người Do Thái đã vây lấy ông, nghe ông nói chuyện, đợi ngày ông giải phóng dân tộc khỏi đế chế La Mã. Nhưng không, chỉ một tuần sau, đế chế La Mã biết tin, và người đàn ông ấy đã bị đóng đinh câu rút. Một bộ phận người Do Thái tin rằng chúa Jesus đã chết. Nhưng một bộ phận khác thì không, họ tin rằng chúa sẽ phục sinh và đưa họ ra khỏi dòng khổ ải trầm luân. Bộ phận này tách thành một giáo lý riêng gọi là KINH TÂN ƯỚC, với lễ Giáng Sinh (Chúa ra đời), và Lễ phục sinh (Chúa sống lại), đấy chính là Đạo Thiên Chúa (Kito giáo) của phương Tây. Những người này vì muốn cho tất cả biết rằng Chúa đã phục sinh, nên đã đi khắp nơi để giảng đạo.

Lúc này, vì đế chế đang nằm trong quyền cai trị của La Mã, ngôn ngữ chữ viết La Tinh cũng thống nhất, nên vô tình giúp cho việc giảng đạo được dễ dàng hơn nhờ vào hành chính, giao thông thuận lợi. Câu nói “Đường nào cũng về La Mã” là có ý nói về sự ưu việt về đế chế này. Đến năm 312, một sự kiện lớn xảy ra để Kito giáo trở thành tôn giáo lớn nhất đế chế. Đấy là việc Hoàng đế Constantine nhận được điềm báo Thập tự giá. Cùng thời điểm đấy, ông giành được chiến thắng Maxentius ở trận Cầu Milvian và thâu tóm quyền lực Đông và Tây. Tin rằng được phù hộ (vì nhận điềm báo thập tự giá mà) nên đến năm 313, hoàng đế ra chỉ dụ Milano cho phép người Kitô giáo được tự do hành đạo. Đến năm 380, Theodosius I chính thức công nhận Kitô giáo là quốc giáo của đế chế La Mã. À, đến đây có lẽ bạn đã biết vì sao Roma, Vatican là kinh đô Kito giáo rồi.

Lưu ý có dòng chảy như sau:

3000 năm trước, Do Thái giáo ra đời. 2000 năm trước, Thiên Chúa giáo ra đời.

Vậy Hồi Giáo?

1400 năm trước, đến lượt Hồi Giáo xuất hiện.

Vẫn là trên bán đảo Ả Rập đầy huyền bí đó. Một chàng trai trẻ khác tên là Muhammad (Mô ha mét), đã đến và vẫn là lấy gốc từ chính Abraham để tạo nên Hồi Giáo. Các bạn chú ý, Hồi Giáo thừa nhận hết những con người như Jesus, như Moise, như Abraham. Tuy nhiên, có 1 điểm khác biệt cốt lõi, chính điểm này đã sinh ra mâu thuẫn, và gián tiếp sinh ra đau thương. Bao gồm 2 điểm chính:

a/ Muhammad chỉ tự nhận mình là “Nhà tiên tri”, là sứ giả của thượng đế, là người phát ngôn của Thượng đế xuống truyền đạt đúng y lời của thượng đế. Chứ chưa bao giờ ông nói mình là “Chúa”.

b/ Muhammad nói rằng KINH KORAN là quyển kinh gốc mà thượng đế ban cho, là quyển kinh “Nguyên sơ nhất”, “Trọn vẹn nhất”. Trong khi Kinh Cựu Ước của người Do Thái và Kinh Tân Ước của người Thiên Chúa đã bị bóp méo đi rồi.
Người theo Do Thái đương nhiên không tin, người theo Thiên Chúa cũng chẳng tin. Nhưng người Hồi Giáo thì tin. Vậy là mâu thuẫn xảy ra khi người Hồi Giáo với niềm tin sắt đá đã xem những kẻ kia là dị giáo. Còn những người kia thì gọi bên kia là “Cực đoan”.

Trong cuộc sống này, suy nghĩ “Ta là số 1, ta là đúng nhất, còn ngươi mới sai” có thể đơn giản chỉ là nghỉ chơi với nhau, thỉnh thoảng nói xấu nhau cho vui miệng (nói xấu quanh năm suốt tháng thì hơi bệnh). Nhưng với vấn đề tôn giáo, khi có sự va đụng về quyền lợi, về vùng đất, thì cái đem lại chính là máu đổ, là chiến tranh.

Như đã nói ở trên, người Do Thái mới lập nước chưa được bao lâu thì bị tấn công và đô hộ (giống y như Việt Nam đấy). Các đế quốc hùng mạnh lần lượt tấn công họ và đặt họ vào trong thế vong quốc suốt 2000 năm lần lượt là đế chế Babylon, đế chế La Mã, và cuối cùng là đế chế Ottoman. Sang thế kỷ 20, đế chế Ottoman tan rã thì người Do Thái lại đối mặt với họa diệt chủng từ phía Phát Xít Đức. Nhưng 2000 năm đau thương và bơ vơ đó, người Do Thái chưa bao giờ ngừng phản kháng, chưa bao giờ chịu đầu hàng, và chưa bao giờ quên đi tổ tiên của mình.

Đế chế La Mã vì quá bực mình trước cái chuyện người Israel luôn phản kháng. Họ đã làm một việc mang tính đồng hóa, đấy là sau khi đập Israel một quả nổ đom đóm mắt. Người La Mã đã nhét tất cả 3 tôn giáo tôi kể trên kia vào một vùng đất, với mục đích triệt tiêu sự tồn tại của người Do Thái, một vùng Ả Rập rộng lớn được hình thành, và tên của vùng đất hỗn tạp đó là … Palestine!
 
B. Đế chế Ottoman.

Palestine nằm trong lòng đế chế Ottoman.

Đấy không đơn thuần là Thổ Nhĩ Kỳ, nước Thổ chỉ là cái gốc sơ khởi để Ottoman đi ra thế giới. Những vị vua giỏi nhất lên nắm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ và bắt đầu con đường chinh phục của họ, chẳng hạn vua Selim I, người đánh bại Ba Tư, tiêu diệt Ai Cập và đến đại đế Suleiman lấy luôn cả Trung Đông sát nhập vào Ottoman. Người Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay vẫn nói về Ottoman như người Mông Cổ nói về thời đại Thành Cát Tư Hãn.

Và đế chế đó … theo HỒI GIÁO.

Đấy là một trong những đế quốc rộng lớn nhất lịch sử nhân loại, đã từng “phủ” lên cả ba châu lục Á, Âu, Phi, với đội quân khát máu nhất cùng một đế chế thịnh vượng. Có nghĩa, đã có giai đoạn mà Hồi giáo đè bẹp cả Châu Âu. Trong lòng đế quốc Ottoman thời kỳ thịnh trị nhất, đế chế này đã bao gồm cả Hy Lạp, Bulgaria, Romania, Nam Tư (rồi lại tan rã làm 5 nước độc lập khác chẳng hạn Croatia, Serbia…), Hungary, Albania, Syria, Liban, Jordan, Israel, Kuwait, Ai Cập, Sudan, Libya, Iraq, Yemen, Tunisia, Algérie, Síp, Armenia, Gruzia, Ukraina và một phần nước Nga. Tức là có tới 30 quốc gia hiện nay đã được thành lập từ lãnh thổ cũ của Đế quốc Ottoman. Bạn có thể nhận ra những cái tên quen thuộc của mùa xuân Ả Rập ở trong ấy: Tunisia, Algeria, Ai Cập, Yemen, Syria, Iraq, Libya.

Thiên Chúa Giáo ở Châu Âu lại bị đế chế Ottoman đe dọa. Nhưng trước khi Ottoman ra đời và làm nên kỳ công trên, thì giữa Hồi giáo và Thiên chúa giáo, giữa người Ả Rập và người Châu Âu đã tồn tại mâu thuẫn không thể hàn gắn. Tất cả liên quan đến một vùng đất thánh tên gọi là Jerusalem.

Ở phần A của bài viết này. Các bạn đều biết sự ra đời của 3 tôn giáo đều ở vùng đất Ả Rập, và 3 người truyền bá. Trêu ngươi thay cả 3 đều xem Jerusalem là vùng đất thánh minh của mình. Vua David chọn Jerusalem là kinh đô, chúa Jesus xuất hiện ở Jerusalem, và nhà tiên tri Muhammad đã bay lên thiên đường từ …Thánh Đường Đá ở Jerusalem. Vậy là Jerusalem trở thành điểm hành hương, và cũng điểm tranh giành của 3 tôn giáo, đồng nghĩa là điểm tranh giành của cả thiên hạ. Bây giờ có lẽ bạn đã hiểu vì sao Trung Đông lại nóng đến như thế rồi? Vì sao sự kiện chính quyền Israel đuổi 6 gia đình Palestine sinh sống tại khu vực Sheikh Jarrah thuộc Đông Jerusalem cách đây một tuần lại có thể xảy ra chiến tranh.

Những giáo hoàng Châu Âu, nơi truyền bá Thiên Chúa Giáo, cũng có niềm tin về chúa Giêsu, và vì muốn bảo vệ cũng như tranh giành Jerusalem, họ đã phát động một cuộc chiến tranh kéo dài từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 13. Tên của cuộc chiến đó có lẽ các bạn đã đoán ra: THẬP TỰ CHINH. Đấy là một cuộc chiến tranh tôn giáo giữa Kitô giáo và Hồi Giáo trên ngọn cờ hiệu “Giải phóng vùng Đất Thánh và vùng đất thiêng Jerusalem khỏi người Hồi giáo, giải phóng những tín đồ Công giáo khỏi sự thống trị của Hồi giáo."

Đoàn quân “Thập tự chinh” đầu tiên đánh vào Jerusalem và tàn sát quân hồi giáo chính là…PHÁP. Và Pháp chính là quốc gia chủ đạo với những “hiệp sĩ dòng Đền” trong các cuộc tấn công vào Ả Rập 8 lần tiếp theo, trong các cuộc chinh chiến này thì Anh, Bồ đều tham gia, và cả gì bạn biết không: thập tự quân Bắc Âu.

Thế đấy, cho nên màn báo thù mà các bạn thấy được hồi mấy năm trước mà facebook loạn lên dòng chữ “Pray for Paris” ở Paris hay ở Đan Mạch, Na Uy đều có ý nghĩa lịch sử cả. Những vụ khủng bố tại Pháp và Châu Âu hôm nay không phải là “trên trời rơi xuống”, cũng không phải vì IS hay những cuộc tấn công của Pháp tại Syria hay Lybia, đó là những mâu thuẫn có từ rất lâu rồi. Cuộc thập tư chinh, Châu Âu giành được những thắng lợi bước đầu trước khi bị quân Ottoman đánh bại. Cuộc thập tự chinh lần cuối kết thúc vào năm 1272. Đến năm 1517, đế quốc Ottoman thâu tóm cả Trung Đông, Ả Rập, 20 năm tiếp theo, họ lấy luôn Hy Lạp và Hungary. Cả Châu Âu bị Ottoman đe dọa. Ottoman chính là đế quốc đường đường chính chính nhất thế giới Hồi Giáo thách thức thế lực phương tây và thậm chí còn đe dọa nuốt luôn họ. Châu Âu luôn phải lập nên các liên minh thần thánh để bảo vệ thế giới Kitô giáo trước các cuộc xâm lăng này.

Israel lúc này ở đâu? Đang bị đè bẹp trong cái vùng đất Palestine (giờ do Ottoman cai trị), và vẫn hành hương đi khắp nơi, không quên nhắc nhau về nguồn gốc và tôn giáo Do Thái của mình. Thế rồi, vào cuối thế kỉ 19, một phóng viên, nhà văn tên là Theodor Herzl đã quyết định vươn cao hơn tất cả. Bằng ngòi bút của mình, ông kích thích dân tộc, ông gợi lại lịch sử, ông nhắc nhở cho người Do Thái biết mình ở đâu, mình đến từ nơi nào. Ông gọi lại cái tên “Miền đất hứa”, để những người dân Do Thái trở về Palestine để phục hưng lại vương quốc. Theodor Herzl xuất bản cuốn sách “Nhà nước Do Thái” vào năm 1896 và lý luận rằng Vấn đề của người Do Thái chỉ có thể được giải quyết bằng cách thiết lập một nhà nước Do Thái ở Palestine. Những người Do Thái tha hương bắt đầu trở về Palestine, nơi có Jerusalem 3000 năm trước chính là thủ đô của nước Do Thái do vua David đứng đầu. Họ đợi đến ngày “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” sẽ trả lại cho họ vùng đất của 3000 năm trước. Những ước vọng này đã được thổi bùng lên bắt đầu từ một nhà báo viết lịch sử dân tộc.

Lúc này, Ottoman theo thời gian đã suy yếu dần, các lãnh thổ dần dần bị mất, nhiều nơi vùng lên đòi quyền tự trị để thành quốc gia tách biệt với Ottoman. Điều gì đến cũng đã đến, năm 1914-1918 khi chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra. Đế chế Ottoman đã yếu còn chọn sai phe. Họ chọn Đức-Áo-Hung. Kết quả các cường quốc đồng minh Anh – Pháp - Nga đã giành thắng lợi. Khi thế chiến 1 kết thúc, Ottoman trong vai trò kẻ thua cuộc nên bị những người Châu Âu đập cho tan rã lãnh thổ to lớn của Ottoman – một đế chế đã đe dọa Châu Âu suốt 7 thế kỷ.

Trước đó (vào năm 1916), đế quốc này cũng bị xé lẻ ra ra bằng thỏa thuận Sykes-Picot với việc Pháp có vùng phía bắc của Ottoman ( bao gồm Syria, với sau này là Liban), Anh có vùng phía Nam của Ottoman (Jordan, Iraq và sau này, Palestine). Khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố độc lập, Ottoman chính thức sụp đổ. Nhưng Phương Tây luôn mang một tiềm thức sợ hãi đế chế Ottoman, đế chế đe dọa sự tồn vong của phương Tây và từng bao vây Viên, xâm lược Hungary, lấy Hy Lạp, … sẽ một ngày trở lại. Và các cuộc thập tư chinh mâu thuẫn tôn giáo luôn là thứ im sẵn trong lòng của phương Tây. “Chúa của mình mới là ưu việt nhất, còn Hồi giáo là không”. Bởi vì “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.” Người Anh và Pháp quyết định phân chia lại biên giới của một loạt các quốc gia như Tunisia, Ai Cập, Yemen, Syria, Iraq, Libya …. Vâng, thưa các bạn, tất cả các quốc gia này (bao gồm cả Syria đang bắn phá ầm ầm), đã được sinh ra bằng một cuộc họp và một tấm bản đồ trải ra đó. Hồi Giáo đã thua cuộc chính ở đây.

Bây giờ xin nói tiếp về sự ra đời Israel. Lý do vì sao họ bị căm ghét.

Bên cạnh sự phân chia đất đai cho những quốc gia hồi giáo, thì Israel chính thức được đền bù sau 3000 năm đau khổ. Câu chuyện diễn ra sau thế chiến II, khi những đau thương mà Israel phải chịu đựng dưới thời Đức Quốc Xã, khi những người Do Thái ưu tú nhất đã vận động hành lang, khi những người Do Thái giàu có nhất đang tích cực mua bất động sản ở Palestine. Tất cả đã khiến cho Anh,Pháp và Mỹ phải đền bù cho Israel. Thế là, một quốc gia đã trở lại sau 3000 năm. Với 33 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 10 phiếu trắng, đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chia phía Đông Palestine thành hai nhà nước: một phần đất là của người Palestine theo đạo Hồi, phần còn lại là người Palestine theo đạo Do Thái (tức nước Israel) còn Jerusalem thành đặc khu được LHQ bảo vệ. Đấy là câu chuyện về một mảnh đất 3000 năm trước thuộc về anh A, 300 năm trước thuộc về anh B, rồi giờ anh A trở lại và chia đất, chia biên giới lãnh thổ với anh B.  

Tuy nhiên, khác với việc vẽ ra bản đồ cho những Jordan hay Ai Cập, Syria (đều cùng theo đạo Hồi). Palestine lúc này có 1 điểm khác: sự va chạm giữa 2 tôn giáo: Do Thái và Hồi Giáo. Bị ảnh hưởng bởi phong trào chủ nghĩa dân tộc, của tôn giáo mình thờ phụng, những người Ả Rập (tức anh B ) không để yên việc này, họ ngăn chặn việc thành lập quốc gia cho người Do Thái ở Palestine.

Đấy chính là khởi nguồn của Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948. Liên quân Ả Rập bao gồm Ai Cập, Syria, Jordan, Liban, Iraq, Ả Rập Saudi, Yemen và Palestine đã sát cánh cùng nhau quyết tâm đập chết quốc gia Israel. Kết quả không ngờ được đã xảy ra, Israel mới thành lập nước đã đập tan tác cả 5, 6 quốc gia kia. Người Do Thái gọi cuộc chiến tranh này là “Giải phóng dân tộc”, còn người Palestine hồi giáo gọi đó là “Thảm họa.” Đây là cuộc xung đột từ tôn giáo đến lãnh thổ, từ lịch sử đến biên giới.

Đến năm 1967, có một cuộc chiến tranh gọi là “Chiến tranh 6 ngày”, Israel thêm một lần nữa chiến thắng. Nhưng lần này khủng khiếp hơn, họ chiếm luôn Jerusalem, khiến cho các nước Ả Rập phải cầu hòa. Hồi năm 2017 có một sự kiện khá thú vị, đấy là anh Donald Trump không sợ trời, không sợ đất đã tuyên bố chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và sẽ chuyển Đại sứ quán Mỹ về thành phố này một khi công tác chuẩn bị hoàn tất. Khiến cho các quốc gia hồi giáo phản ứng mãnh liệt.

Israel đã được đứng vững, và người phóng viên Theodor Herzl năm nào đã ngậm cười nơi chín suối. Để tôn vinh ông, người bằng ngòi bút đã thay đổi cả số phận dân tộc. Tuyên ngôn độc lập của Israel khi được đọc lên, thì cái tên Theodor Herzl đã được gọi là người cha tinh thần của đất nước. Người Israel đặt ra 1 ngày gọi là Ngày Herzl, là ngày lễ quốc gia hàng năm.

Israel, một quốc gia có lịch sử đau thương và đẫm máu (mất nước 3000 năm và đối mặt với họa diệt chủng), người dân nam cũng như nữ luôn sống trong tư thế của những con người cầm chắc tay súng để bảo vệ vùng đất của tổ tiên mà họ chỉ có lại được sau thế chiến II, và luôn ám ảnh cảnh bị mất nước và xóa tên trên bản đồ thế giới. 60 năm qua, đây là đất nước luôn bị những đất nước vây xung quanh đối đầu. Và để chống lại điều này, Israel cũng không nhượng bộ, không thỏa hiệp, tiếng súng vì vậy không bao giờ ngưng ở Jerusalem. Không có quốc gia nào, mà cơ quan tình báo (Mossad), lại được xem như là văn hóa, là thần tượng của người dân, là cột chống bão giông, và là điểm tựa bảo vệ cuối cùng cho quốc gia mỗi ngày như Mossad của Israel.

Mâu thuẫn giữa Trung Đông Hồi Giáo, Israel Do Thái giáo và Phương Tây Thiên Chúa Giáo là một mâu thuẫn tính bằng thiên niên kỷ. Vì sao Trung Đông luôn là cái lò lửa, là lâu lâu xuất hiện trên báo chí và bản tin thời sự về những màn báo thù và tiếng súng nổ. Vì xung đột Palestine-Israel là xung đột tính bằng thiên niên kỷ và bao trùm mọi mặt của đời sống.

Trong cuộc chiến này vì vậy không có xấu có tốt, không có đúng có sai, tất cả những người trong cuộc đều giữ một niềm tin bất diệt về dân tộc của họ. Đúng hay sai phụ thuộc vào lăng kính bên này hay bên kia. Còn tôi, tôi chỉ là người kể lại lịch sử, để bạn biết về căn nguyên vấn đề vì sao có súng nổ, chứ không phải để phán xét.

Bài: Dũng Phan
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #134 vào lúc: Tháng Sáu 02, 2021, 11:42:30 AM »

Ung Hoa Da PhuLinh Sơn Tự 靈 山 寺
2 giờ.

Hoa Sen


Hà hoa 荷花, Liên hoa 莲花, Phù cừ 芙蕖, Hạm đạm 菡萏, Thuỷ phù dung 水芙蓉, Thuỷ chi 水芝, Thuỷ hoa 水华, Thuỷ vân 水芸, Thuỷ đán 水旦, Trạch chi 泽芝, Thảo phù dung 草芙蓉, Lục nguyệt xuân 六月春, Trung Quốc liên 中国莲, Ngọc hoàn 玉环, Phù dung 芙蓉.

Ngọc Lan 玉兰


Bạch ngọc lan 白玉兰, Mộc lan 木兰, Ngọc lan hoa 玉兰花, Ngọc thụ 玉树, Nghinh xuân hoa 迎春花, Vọng xuân hoa 望春花, Ngọc lan 玉兰, Ứng xuân hoa 应春花, Ngọc đường xuân 玉堂春.

Hoa Cúc


Hoàng hoa 黄花, Thu cúc 秋菊, Cúc 鞠, Thọ khách 寿客, Cánh sinh 更生, Kim nhuỵ 金蕊, Nữ hành 女茎, Nữ hoa 女花, Đế nữ hoa 帝女花, Cửu hoa 九花.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 22, 2022, 06:20:59 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Trang: 1 ... 7 8 [9] 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn