Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 05, 2024, 05:07:09 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chết tốt  (Đọc 3041 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« vào lúc: Tháng Mười Hai 04, 2010, 09:18:15 AM »

Chết tốt.

Tựa đề có vẻ hơi quái đản.

Những người sống độc thân thường bị “quấy nhiễu” từ người thân đến bạn bè, thậm chí cả những người quen biết, bởi cái đề tài. “... những lúc khó khăn, lúc ốm đau bệnh tật, lúc tuổi già sức yếu thì ai lo ?”.

Trước những vấn đề này, kẻ ít suy nghĩ thường trả lời :“đến đâu hay đó, hơi đâu mà lo”, “chết thì thôi chứ có gì quan trọng đâu”. 

 

Một người bình thường, từ khi ra đời đến khi nhắm mắt xuôi tay, có hàng ngàn, hàng vạn tai họa, lúc nào cũng có thể ập đến.

Có ai lo được hết không ?

Ngày xưa, thời Chiến quốc, ở bên Tàu có nhân vật Mạnh Thường quân. Ông kế nghiệp sự giàu có của cha.

Khi còn trẻ, thấy cha lo nai lưng làm giàu, Mạnh Thường quân hỏi :

- Cha làm giàu ức vạn để làm gì vậy ?

- Thì để lại cho con.

- Nhưng với số của cải này, con không thể xài hết.

- Thì để lại cho con của con.

- Cháu của cha xài cũng không hết.

- Thế thì để cho chắt.

- Chắt của cha cũng xài không hết. Nhưng cha có biết con của con là ai không ?

- Không.

- Cháu của con là ai, cha có biết không ?

- Không biết con, làm sao biết cháu.

- Vậy cha nai lưng làm giàu cho những người mà mình không hề biết đó để làm gì ?

Đây là câu chuyện điển hình về sự lo xa quá đáng.

 

Ai cũng có thể biết những điều sau đây.

Kẻ không biết lo xa thì khó có thể thành công trong công việc.

Kẻ hiểu biết mà không lo xa thì vẫn là bất trí.

Có một điều mà hầu như toàn xã hội này, ai cũng lo.  Đó là lo cho một ngày tàn, sợ rằng không ai chăm sóc những khi ốm đau bệnh tật, lúc “đèn sắp cạn dầu”.

Vì vậy mà không thể trách người ta “thương vay, khóc mướn” cho người khác.

Nhưng chính cái sự lo này, nhiều người đã tự làm khổ mình và làm khổ người khác.

Đó phải chăng là nỗi lo quá đáng ?

 

Một người có con, lo đủ chuyện cho nó, từ những biểu hiện bình thường hay không bình thường. Lớn một chút thì lo chuyện đưa đi học, chuyện lo trường lớp, chuyện tương lai, lo tai nạn giao thông, lo bị ảnh hưởng của kẻ xấu và lo những tai nạn hàng ngày ở môi trường xung quanh. Đến khi con đi trưởng thành thì lo đến công ăn việc làm, chuyện cưới hỏi, nhà cửa cho con... Không ai có thể kể hết những mối lo này.

Nguy cơ dẫn đến nỗi lo có hai loại chính, tất nhiên và ngẫu nhiên.

Trong đời người, chuyện đau ốm bệnh tật và chết là tất nhiên và chắc chắn.

Những nguy hiểm khác thường chỉ là ngẫu nhiên, ví như tai nạn giao thông, mất mát, cháy nhà, hư hỏng đồ đạc, xích mích với người khác...

Trong cái chuỗi lo lắng này, người trong cuộc sẽ cho rằng cái lo nào cũng cần thiết.

Nhưng liệu có được mấy cái lo thực sự cần thiết ?

Và làm sao phân biệt được cái lo nào thực sự chính đáng, cần thiết và cái lo nào là quá đáng ?

Nếu theo quan điểm toán học, thì nỗi lo tất nhiên là cần thiết hơn cái lo ngẫu nhiên.

Nhưng ngay trong vấn đề ốm đau bệnh tật và chết cũng có yếu tố ngẫu nhiên, nghĩa là ai cũng có thể bị bệnh, đó là chắc chắn, nhưng không phải ai cũng dễ mắc bệnh như nhau và càng khó bị cùng một loại bệnh. Ai cũng bị chết, nhưng cái chết đến mỗi người đều khác nhau.

 

Vậy thì suy cho cùng, chuyện gì có thể lo được thì lo, chuyện gì nằm ngoài khả năng lo, thì hãy quên đi, đừng nghĩ đến cho khỏi nhọc thân xác và trí tuệ.

Thế mà có nhiều người, chỉ vì những lo âu vu vơ làm cho ăn không ngon, ngủ không yên. Có phải là tự làm hại mình ?

Lại nói về bệnh tật và cái chết.

Dù nói theo quan điểm tôn giáo nào, thì con người vốn là quà tặng quý báu và hào phóng của tự nhiên. Nếu hiểu biết, thì phải tự quý trọng thân xác của mình.

Những kẻ tự kết liễu thân xác mình, trước hết là có tội với đấng sanh thành, kế đến là có tội với xã hội và trên hết là có tội với bản thân.

Sống ở cõi đời này, con người có cơ hội để học tập, rèn luyện, để làm những việc có ích cho bản thân, người thân và xã hội. Cho nên, tự kết liễu là diệt cái cơ hội làm cho mình trở nên hữu ích, quý báu.

Không biết tự chăm sóc tốt, để cho ốm đau và trở thành kẻ vô năng, đó là hành động biến mình thành tai họa cho người khác, cho xã hội. Như vậy, vô tình, mình đã làm tội nhân của xã hội.

Nhưng kéo dài chuỗi ngày tàn trong ốm đau bệnh tật, trong sự vô năng của một người nào đó, có phải là điều tốt, cần làm ?

Hãy thử cùng nhau mổ xẻ một vấn đề trên theo khoa học.

Một người già yếu, bị bệnh liệt giường là một việc hết sức bình thường. Lúc nào cũng có thể có.

Nếu không được ai chăm sóc, chắc chắn người đó sẽ chết mau lẹ. Chậm thì cũng chỉ năm mười ngày là cùng.

Chết vì đau ốm và chết vì đói khát.

Như vậy người bệnh già nua đó chỉ phải đau khổ có năm mười ngày, trước khi trút hơi tàn.

Nhưng việc cứu chữa người bệnh đó lại là trách nhiệm, đạo lý, tình cảm của người thân, người có liên hệ...   

Nhưng hãy xét kỹ thêm.

Nếu người bệnh được chăm sóc, cứu chữa để sống thêm một thời gian, thì người đó sẽ làm được gì thêm để có ích  cho xã hội, cho người thân hay cho chính người đó ?

Và liệu người bệnh đó có được khỏi bệnh, bình phục hoàn toàn, để không ai còn phải lo lắng gì thêm ?.

Điều này đối với người già yếu, quả là một kỳ tích.

Và sau đó thì sao ? Chắc chắn quy trình đó sẽ lập lại. Bởi vì người già thì có rất nhiều bệnh, và việc điều trị chỉ có thể làm cho căn bệnh tạm lui chứ khó mà hết hẳn.

Như vậy, vì tình thương, vì trách nhiệm và có thể chỉ vì quan niệm đạo đức, mà người ta cố gắng kéo dài sự sống đau khổ cho người bệnh. Tức là kéo dài cái tai họa cho người thân, và có thể cho xã hội.

Và hậu quả là gì ?

Người bệnh cuối cùng cũng vẫn phải chết, chỉ là bị kéo dài sự đau khổ. 

Người chăm sóc bệnh nhân thì cực khổ và tốn kém, bởi cái chuỗi ngày sống thừa được kéo dài của người bệnh.

Hậu quả của sự cực khổ và tốn kém cũng không nhỏ. Có thể dẫn đến nhiều tai họa, trong đó có thể có cả vấn đề ảnh hưởng tình cảm của người sống đối với người chết và giữa những người sống với nhau.

Việc chăm lo cho người già, người bệnh là vấn đề đạo đức và tình cảm.

Đồng thời còn là lý trí. Lý trí suy xét xem có cần thiết kéo dài sự sống của bệnh nhân không.

Những người bị ung thư, bị những chứng bệnh nguy nan hành hạ, nếu còn lý trí, họ sẽ mong mỏi được giải thoát. Vậy mà người thân cố kéo dài sự sống cho họ, khác nào bắt họ phải kéo dài sự chịu đựng đau đớn ?

Con người, khi về già, nên tự xác định để đánh giá mình.

Nếu còn làm được điều gì có ích thì hãy ráng phấn đấu mà sống cho tốt. Lúc đó thật sự cần người giúp đỡ những khi ốm đau bệnh tật.

Còn nếu tự thấy rằng, hết khả năng làm được điều hữu ích, thì hãy để bệnh tật đưa ta đi gặp ông bà, đừng kéo dài cuộc sống vô ích làm gì.

Chỉ cần cố chịu đựng ! Đau khổ tối đa chỉ khoảng năm mười ngày.

Khi đó, chỉ cần một nơi yên tĩnh để tránh xa những người vì trách nhiệm, vì tình cảm... cố gắng giúp ta kéo dài sự sống đau khổ.

Như vậy, ta sẽ ra đi trong sự thanh thản lương tâm, vì không làm khổ những người liên quan.

Nhờ đó mà có thể được nhiều người nhớ đến ta.

Đó gọi là chết tốt.

(AQ''Blog)
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Hai 04, 2010, 09:41:11 AM »



Ngày xưa đọc NHẠC PHI DIỄN NGHĨA, thấy nhiều đoạn dịch: "Đoạn chém một đao lăn xuống ngựa chết tốt", sau mới hiểu là người ta dịch ra cái của nợ này từ cụm từ Hảo Tử, đúng là chết tốt rồi, đúng kiểu Google Translate đấy!
Logged
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười Hai 04, 2010, 10:23:00 AM »

Cái vụ "chết tốt", "ngã ngựa tốt" hôm trước ngồi nhẩn nha rượu chè đã bàn rồi mà. Tí nữa có khi phải nhắc thêm đến cái thằng cu chuyên dịch phim hành động theo kiểu "nghe nhạc hiệu, đoán chương trình" với những câu nói bất hủ: cái đồ chó chết, chó chết mày, tao cho mày nổ tung..
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn