Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 05, 2024, 12:53:10 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 [2]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: DANH Y  (Đọc 14468 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #15 vào lúc: Tháng Tám 31, 2018, 08:14:51 AM »

Sơ lược về tiểu sử lương y Nguyễn Tử Siêu


Lương y Nguyễn Tử Siêu ( 1887-1965 ) có các bút danh Nguyễn An Nhân, Liên Tâm lão nhân, Hoa Cương. Nguyên quán xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội. Trú quán: Số 8 đường Yên Phụ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình - Hà Nội.

Xuất thân trong một gia đình nho học, thân sinh đỗ Cử nhân, bào huynh đỗ Tú tài Hán học, bản thân đã qua tam trường vào năm cuối chế độ thi cử cũ, chuyển sang thi cử bằng quốc văn. Do đó lương y Nguyễn Tử Siêu hoạt động trong lĩnh vực viết văn dạy học và làm nghề đông y.Về viết văn, chuyên về lịch sử, tiểu thuyết, thời gian 20 năm ( 1925-1945 ) đã xuất bản hơn 20 cuốn với nội dung cổ vũ lòng yêu nước, chống cường quyền ngoại xâm, tiêu biểu như cuốn Tiếng sấm đêm đông, Hai bà đánh giặc, Vua bà Triệu, Vua Bố Cái, Đinh Tiên Hoàng, Việt Thanh chiến sử, Trần Nguyên chiến kỷ....Có những cuốn bị thực dân Pháp và chính quyền đương thời tịch thu, cấm lưu hành, bản thân tác giả bị quản thúc ở nguyên quán. Trong thời gian bị quản thúc, Ông vừa viết văn, vừa dạy học, vừa làm nghề Đông Y và viết, dịch hơn 20 cuốn sách Đông Y mang bút danh Nguyễn An Nhân, đó là những tác phẩm y dược học quí. Tiêu biểu như các bộ: Y học tùng thư, Sách thuốc trẻ em, Sách thuốc phụ nữ, Châm cứu sơ bộ thực hành và các sách dịch như Hoàng Đế nội kinh, Ngoại cảm thông trị, Khôn hoá Thái chân, Tân châm cứu học...đã được nhiều người tìm đọc và áp dụng, sau này đã trở thành những lương y có tài năng, có tiếng tăm. Cuốn Tử Siêu Y Thoại là tác phẩm cuối cùng của tác giả.Ngoài công việc viết văn, viết và dịch sách Đông Y, Dược học và hành nghề đông y, Ông từng tham gia Chủ tịch mặt trận Liên Việt tỉnh Sơn Tây, Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Sơn Tây, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Đông Y Việt nam các khoá 1 và 2 ( 1957- 1965 ).

Nguồn: http://daithachthat.gov.vn/so-luoc-ve-tieu-su-luong-y-nguyen-tu-sieu_70.html
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #16 vào lúc: Tháng Hai 20, 2019, 10:40:30 AM »

Tần Việt Nhân: Thầy thuốc giỏi đời Chiến quốc, hiệu là Biển Thước.

Sào Nguyên Phương: Người đời Tùy, làm quan Thái y lệnh, Y học nhập môn liệt hai vị này vào hàng Minh y.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #17 vào lúc: Tháng Ba 04, 2022, 08:51:13 AM »

Tô Tiên Công


Đời Hán Văn Đế (179 - 157 TCN) có Tô Tiên Công, người đất Quế Dương, tu tiên đắc đạo, nổi tiếng tinh thông y học, thường lấy nước giếng và vỏ quít trị bệnh nên đời sau thường dùng chữ Quất tỉnh 橘 井 để chỉ các vị thầy thuốc giỏi.
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 04, 2022, 08:59:39 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #18 vào lúc: Tháng Ba 04, 2022, 09:12:09 AM »

Đổng Phụng


Đời Tam Quốc (213 -280) có Đổng Phụng, tự là Quân Dị, hiệu Đài Tiên Hạnh Lâm, người nước Ngô, ở núi Lư Sơn, có đạo thuật, chữa bệnh thường không lấy tiền, người bệnh nhẹ đền ơn trồng một cây hạnh, người bệnh nặng khi khỏi đền ơn trồng 5 cây hạnh, sau những cây hạnh ấy mọc thành rừng gọi là Hạnh lâm, khi trái hạnh chín ông đem đổi lấy thóc cứu kẻ nghèo. Người đời sau dùng từ Hạnh lâm để chỉ các thầy thuốc giỏi. Chính Đổng Phụng đã chữa bệnh cho Thái Thú Giao Châu Sĩ Nhiếp, sách Việt sử tiêu án nói: "Trước kia Nhiếp đã bị bệnh, chết đi 3 ngày, có người tiên là Đồng Phụng đưa một viên thuốc, lấy nước cho ngậm uống, ôm lầy đầu mà lay, một lát mở mắt và tay cử động, độ nửa ngày thì ngồi dậy như thường.
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 04, 2022, 09:15:47 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #19 vào lúc: Tháng Ba 04, 2022, 09:30:17 AM »

Lã Động Tân


Lã Nham tự Động Tân quê ở Kinh Triệu, hay đội khăn màu hoa dương, mặc áo vàng, xiêm trắng, thắt dây đen, dáng như Trương Tử Phòng đời Hán, đỗ tiến sĩ, làm quan Huyện lệnh. Khi Hoàng Sào khởi loạn, ông dời nhà lên ở núi Trung Nam, tu hành đắc đạo. Sau gặp Chung Ly Quyền (thường gọi là Hán Chung Ly) dậy cho phép trường sinh, lấy hiệu là Thuần Dương Tử. trong tập Đường thi cổ súy có một bài thơ của ông, ông có soạn ra sách Đồng Tân bách vấn ghi lại những điều vấn đáp với Chung Ly Quyền, hơn 100 tuổi mà dung nhan vẫn trẻ trung, đi lại nhanh nhẹn như thường, ngày đi hơn 100 dặm đường, ông có kiếm thuật và rất giỏi về thuốc, là một trong Bát tiên, đời sau tôn làm Lã tổ, Tống sử gọi là Quan tây Dật nhân.

* Bát tiên gôm có: Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Lâm Thái Hòa, Tào Quốc Cữu, Lã Động Tân, Lý Thiết Quài và Hà Tiênn Cô.
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 28, 2022, 11:54:28 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #20 vào lúc: Tháng Ba 28, 2022, 11:44:16 AM »

Nguyễn Quý


Biểu huynh ta là Phạm Tôn Kiện (anh Phạm Đình Hổ), nhân vợ mắc phải chứng sản hậu đau bụng huyết thống thành hòn, cụ bảo sắc một lạng toàn quy, mài ba đồng nhục quế, uống khỏi liền. Học trò hỏi cụ sao không lập thành bài, cụ bảo rằng huyết ngộ hàn thì nó đọng lại, gặp nóng thì nó tan ra, chỉ hai vị kia là khỏi, cần gì phải lập thành bài. Anh thứ hai ta nhân khi vợ uống lầm phải đại hoàng, bụng phát trướng, khát nước, đại tiểu tiện đều bế tắc, mời cụ án mạch, cụ bảo không can chi, chỉ cho uống một lạng dương sâm, 5 đồng ngưu tất, 3 đồng phụ tử, uống xong là tiêu ngay. Nho sinh Nguyễn Viện phải chứng phù thũng đã phát mê sảng cụ cho uống 1 thang Phụ tử lý trung gia đại hoàng, cho hạ lợi cũng khỏi liền. Còn như xem mạch cho ông Giám sinh Nguyễn Thảng cụ biết rằng sang năm tất mắc bệnh ho, xem mạch cho anh thứ ba ta, biết rằng 3 nữa nữa thì chết, sau quả nhiên đều chết cả.

 * Nguyễn Quý người xã Xuân Dục tỉnh Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), nguyên là chân Giám sinh được bổ tri huyện Tiên Minh (nay là huyện Tiên Lãng tỉnh Kiến An), sau được thăng Tham nghị xứ Yên Quảng (nay là Quảng Yên) học được y thuật chính truyền, chữa bệnh kỳ diệu cùng án mạch rất tinh tường. Ông từng giữ chức Thị trà và được chúa Trịnh Sâm (1767 - 1782) tin dùng.
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 28, 2022, 11:56:26 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 [2]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn