Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 05, 2024, 10:11:54 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1] 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: DANH Y  (Đọc 14467 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:14:14 AM »

NGUYỄN BÁ TỈNH - THIỀN SƯ TUỆ TỈNH

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP 




THÂN THẾ: Tuệ Tỉnh tên thật là Nguyễn Bá Tỉnh , biệt hiệu là Hồng Nghĩa, pháp hiệu là Tuệ tỉnh. Sinh ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, Huyện Cẩm Giàng, Phủ Thượng Hồng, Tỉnh Hải Dương. Nay là Thôn Nghĩa Phú xã Tuệ Tỉnh,Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Hưng. Thôn nầy ở cách ga Cao Xá  trên đường sắt Hà Nội - Hải Phòng 1 cây số rưỡi và cách Tỉnh lỵ  và cách Tỉnh lỵ Hải Dương hơn 10 cây số .

    Vì sinh ở làng Nghĩa Phú phủ Thượng Hồng, nên Tuệ Tỉnh đặt biệt hiệu là Hồng Nghĩa.

    Về năm sinh của Tuệ Tỉnh hiện nay chưa có tài liệu lịch sữ chính xác, theo các phụi lão địa phương Tuệ Tỉnh sinh vào đời Trần  ( 1225 - 1414 ) Thế kỷ  XIV.  Gaspardone cho rằng  Tuệ Tỉnh sinh vào đời Trần Duệ Tông( 1372 - 1377 ).

    Về thanh danh của Tuệ Tỉnh Các tài liệu hiện nay cũng chưa thống  nhất. Tương truyền Tuệ Tĩnh là một nhà sư thông minh lỗi lạc, thi đậu đệ nhị giáp Tiến sĩ tức Hoàng giáp, và lại giỏi thuốc nên bị bắt đi cống cho nhà Minh, và ở Trung Quốc Tuệ Tĩnh chữa cho Tống vương phi (vợ vua Minh) khỏi bệnh sản hậu, nên được phong là "Đại Y Thiền sư". Hiện nay ở các đền thờ Tuệ Tĩnh có những câu đối ngụ ý về các sự tích đó. Ví dụ ở đền Bia làng Văn Thai có câu :

                                    "Hoàng giáp phương danh đằng Bắc địa,

                                     Thánh sư diệu dược trấn Nam bang" 

        Tạm dịch :

                                    "Thi đậu Hoàng giáp tiếng lừng Trung Quốc

                                     Chữa bệnh thần diệu tài quán Nam bang"

    Hải Dương phong vật chí (A. 882 Fo 76b của Thư viện khoa học xã hội chép: "Tuệ Tĩnh tiên sinh, thầy thuốc danh tiếng ở xã Nghĩa Phú, huyện Cầm Giàng, chuyên dùng thuốc Nam chữa bệnh rất công hiệu, có chép các tập dược tính chỉ nam và 13 phương giảm truyền lại đời sau". Bài tựa trong Hồng Nghĩa giác tư y thư cũng nói : "Tuệ Tĩnh là một nhà sư, nghiên cứu rộng bí quyết âm dương , tìm hiểu sâu diệu thuật Kỳ Biến" (Kỳ Bá và Biển Thước).

    Theo hai tài liệu trên này, Tuệ Tĩnh là một bậc đại thiền, đại nho, đại y Việt Nam.

    SỰ NGHIỆP : Để dùng thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam và để phục vụ nhân dân nghèo khổ được rẻ tiền, Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu những cây cỏ Việt Nam dùng để chữa bệnh, đã sưu tầm ý nghĩa các bài thuốc giản dị thường dùng trong dân gian, đã thu thái các kinh nghiệm trị bệnh của Trung y..., nên đã xây dựng được một sự nghiệp y dược có tính chất dân tộc, đại chúng và sáng tạo trong một thời kỳ mà thuốc Bắc rất thịnh hành. Tuệ Tĩnh đã để lại hai tác phẩm là Hồng nghĩa giác tư y thư và Nam dược thần hiệu.

    a/ Hồng nghĩa giác tư y thư : Bộ này gồm hai quyển : Thượng và Hạ, vừa bằng chữ Nôm vừa bằng chữ Hán.

     Quyển thượng gồm :

      Bài phú về thuốc Nam bằng chữ Nôm.

      Bài phú về dược tính bằng chữ Hán.

      Các mục về Y lý chung như can, chi, bát quái, tạng phủ...

      Chủ trị của các thuốc.

      Thuốc bổ, tả, ôn, lương của 12 kinh.

    Ba đơn thuốc thường dùng là : "Như ý đơn", (bài thuốc chữa được nhiều bệnh vừa ý mình), "Hồi sinh đơn" (bài thuốc làm cho sống lại để chữa các bệnh đàn bà) và "Bổ âm đơn" (bài thuốc bổ phần âm để trị các bệnh như người gầy khô, nóng âm ỉ...)

    37 phương kinh nghiệm...

    Quyển hạ gồm :

    13 phương gia giảm. 

    37 phương trị thương hàn.

    Đề cương phép trị các bệnh...

b/ Nam dược thần hiệu : Bộ này gồm 11 quyển:

    Quyển đầu nói về dược tính của 499 vị thuốc Nam.

    Mười quyển sau, mỗi quyển nói về một khoa trị bệnh (mục lục ở sau).

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU CỦA TUỆ TĨNH : Đọc bộ Nam dược thần hiệu, ta thấy về mỗi bệnh, Tuệ Tĩnh nêu lên nguyên nhân, bệnh lý và chứng trạng, rồi theo bệnh, theo chứng, tuỳ từng trường hợp nêu những kinh phương hay truyền phương để trị : đó là một phương pháp rất đơn giản, rất đại chúng và rất dễ áp dụng cho mọi người. Hơn nữa cái đặc sắc của Tuệ Tĩnh là dùng hầu hết những phương thuốc giản dị với những vị thuốc sẵn có ở Việt Nam. Ngoài những phương pháp trên, Tuệ Tĩnh cũng dùng các phương pháp thực trị, vật lý trị liệu như thoa bóp, chườm cứu... Tuy nhiên do điều kiện lịch sử, hoàn cảnh xã hội và tư tưởng phong kiến bấy giờ, Bộ "Nam dược thần hiệu" không khỏi có một số điểm mà hiện giờ ta cho là duy tâm, không hợp với khoa học, hoặc nhận định quá đáng về kết quả. Song căn bản bộ sách này có một giá trị khoa học nhất định vì đã thu thập được nhiều kinh nghiệm chữa bệnh rất đại chúng của nhân dân ta.

ẢNH HƯỞNG CỦA TUỆ TĨNH : Bộ Hồng nghĩa giác tư y thư và nhất là bộ Nam dược thần hiệu có ảnh hưởng rất sâu rộng trong y gia Việt Nam. Nó đã chỉ dẫn cách dùng thuốc Nam để trị bệnh cho đại đa số nhân dân nghèo khổ, để y dược phổ cập đến nhân dân. Qua các thế kỷ và hiện nay, có một số thầy thuốc theo phương pháp trị liệu của Tuệ Tĩnh mà chữa bệnh cũng rất kết quả. Hải Thượng Lãn Ông  là một bậc Đại Y tôn cũng chịu ảnh hưởng Tuệ Tĩnh trong công việc biên soạn quyển Lĩnh Nam bản thảo. 

Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:16:25 AM »

Hải thượng lãn Ông - Lê Hữu Trác

Nhà đại danh y dân tộc, nhà khoa học lớn,
Ðồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn lỗi lạc của nước ta ở thế kỷ thứ XVIII



Hải Thượng Lãn ông tên thật là Lê Hữu Trác, quê tại thôn Văn Xá, làng Lưu Xá, huyện Ðường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hải Hưng).

    Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình (ông, cha, chú, bác, anh, em) đều học giỏi, đỗ cao, làm quan to của thời vua Lê chúa Trịnh. Cha là Lê Hữu Mưu đỗ đệ tam giáp tiến sĩ và làm quan dưới triều Lê Dụ Tôn tới bậc thượng thư. Mẹ là Bùi Thị Thưởng quê ở xứ Bầu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Biệt hiệu Hải Thượng do hai chữ đầu tiên tỉnh (Hải Dương) và tên phủ (Thượng Hồng), nhưng cũng có thể do chữ Bầu thượng là quê mẹ và là nơi Hải Thượng ở lâu nhất, từ năm 26 tuổi đến khi mất. Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là ông lười ở Hải Thượng. Nhưng thực tế chúng ta sẽ thấy lười ở đây là lười với công danh phú quý nhưng rất chăm chỉ đối với sự nghiệp chữa bệnh cứu người.

    Lúc nhỏ, Lê Hữu Trác theo cha lưu học ở thủ đô Thăng Long. Ngày còn đi học, Lê Hữu Trác đã nổi tiếng là học trò hay chữ, và đã thi vào tam trường.

    Năm 19 tuổi, cha mất sớm nên Lê Hữu Trác phải thôi học về nhà chịu tang. Lúc này khắp nơi nghĩa quân nổi lên chống chính sách hà khắc của chúa Trịnh, nhân dân rất khổ sở, nghĩa quân lại nổi ngay ở làng bên cạnh quê hương, nên không thể ngồi yên mà học được. Lê Hữu Trác đành xếp bút nghiên theo nghiệp kiếm cung. Nhưng để chuẩn bị vào nghiệp kiếm cung, Lê Hữu Trác đã có những ý kiến khác với nhiều thanh niên thời đó. Lê Hữu Trác đã tìm gặp một ẩn sĩ họ Vũ ở làng Ðặng Xá, huyện Hoài An rất giỏi môn Thiên nhân (một môn học về thiên văn, địa lí, bày binh bố trận, bói toán...) dạy cho thuật âm dương sau vài năm nghiên cứu thuật âm dương, Lê Hữu Trác mới đeo gươm tòng quân. Lê Hữu Trác đã viết về thời kỳ này của đời mình như sau: "...Tôi nghiên cứu thuật âm dương trong vòng vài năm, cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình. Vượt bao phen nguy hiểm, tôi cũng được bình yên. Những kế hoạch trù tính trong quân cơ phần nhiều đều phù hợp... Thống tướng (của chúa Trịnh) nhiều phen muốn đề bạt nhưng tôi nghĩ: chí bình sinh chưa thỏa mãn thì cầu cạnh làm chi...".

    Rõ ràng đây là công việc không hợp ý Lê Hữu Trác. Cho nên khi được tin người anh mất, Lê Hữu Trác xin ra khỏi quân ngũ, lấy cớ về thay anh "nuôi mẹ già 70 tuổi và mấy cháu mồ côi" ở Hương Sơn.

    Về Hương Sơn không lâu thì Lê Hữu Trác bị ốm nặng trong vòng hai, ba năm liền chữa khắp nơi không khỏi. Chính trận ốm này là bước ngoặt quan trọng đối với cuộc đời của Lê Hữu Trác và nghề thuốc Việt nam. Sau nhiều năm tìm thầy chữa bệnh không kết quả, Lê Hữu Trác nhờ cáng đến nhà một thầy thuốc ở Rú Thành thuộc xã Trung Cần, huyện Thanh Chương (nay là xã Nam Trung, huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An) tên là Trần Ðộc thi đỗ cử nhân rồi ở nhà làm thuốc được nhân dân rất tín nhiệm. Qua hơn một năm ở nhà thầy thuốc, Lê Hữu Trác đã khỏi bệnh. Trong thời gian nằm chữa bệnh ở đây, những lúc rỗi rãi Lê Hữu Trác mượn bộ sách thuốc Phùng thi cẩm nang Trung quốc để đọc, phần lớn đều hiểu thấu, thầy thuốc Trần Ðộc lấy làm lạ và đã có ý muốn truyền đạt nghề mình cho Lê Hữu Trác. Mặc dù lúc này Lê Hữu Trác đã phát hiện thấy trên đời còn một công việc rất quan trọng đối với con người là bảo vệ sức khỏe, chữa bệnh cứu người nhưng cũng chưa quyết chí học thuốc. Lê Hữu Trác đã viết: "... Những chỗ ý nghĩa sâu xa về dịch lý âm dương trong sách thuốc, tôi đều hiểu thấu. Trần tiên sinh lấy làm lạ muốn đem hết cái hiểu biết về y học dạy cho tôi, nhưng lúc bấy giờ vì bận việc tôi chưa chú ý học...".

    Ðến khi Lê Hữu Trác 30 tuổi, sức khỏe đã trở lại, tướng của chúa Trịnh cho người tới mời Lê Hữu Trác trở về quân ngũ, Lê Hữu Trác cố ý xin từ và lúc này mới quyết chí học thuốc. Lê Hữu Trác viết: "...Cái chí bon chen trong trường danh lợi mình đã vứt bỏ đi lâu rồi, nên xin cố từ, lấy cớ còn mẹ già không thể đi xa được. Và trở lại Hương Sơn làm nhà ở ven rừng quyết chí học thuốc, tìm đọc khắp các sách, đêm ngày mài miệt, tiếc từng giây phút". Và từ đấy Lê Hữu Trác lấy biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

    Vì nơi ở của Hải Thượng rất hẻo lánh, trên không có thầy giỏi để học, dưới không có bạn hiền giúp cho, Hải Thượng phải tự học là chính. Ðể việc học tập có kết quả hơn, Hải Thượng đã làm bạn với một thầy thuốc nữa cũng họ Trần ở làng Ðỗ Xá gần làng Tình Diệm để cùng nhau trao đổi những kiến thức thu thập được trong khi đọc sách.

    Do kiến thức rộng, chẩn bệnh kê đơn thận trọng cho nên Hải Thượng Lãn Ông đã chữa khỏi nhiều trường hợp khó mà người khác chữa không khỏi, tên tuổi Hải Thượng lan nhanh khắp nơi, tới tận thủ đô Thăng Long. Trong thời kỳ này, cùng với việc chữa bệnh Hải Thượng Lãn Ông đã mở trường đào tạo thầy thuốc, người quanh vùng và các nơi xa nghe tiếng đều tìm đến học. Lãn Ông lại tổ chức ra Hội y ?? nhằm đoàn kết những người đã học xong ra làm nghề và để có cơ sở cho họ liên hệ trao đổi học hỏi nhau.

    Vừa chữa bệnh, vừa dạy học, Hải Thượng Lãn Ông vừa biên soạn sách, vì Hải Thượng nghĩ rằng: "... Tôi thấy y lí bao la, sách vở chồng chất, chia môn xếp loại tản mạn vô cùng. Những sách do những bậc hiền triết tiền bối luận về bệnh, về ý nghĩa đơn thuốc, về tính vị bài thuốc có nhiều chỗ chưa nói đến nơi đến chốn, tất phải thâu tóm hàng trăm cuốn, đúc thành một pho để tiện xem, tiện đọc".

    Năm 62 tuổi, Hải Thượng Lãn Ông được chúa Trịnh Sâm triệu ra thủ đô Thăng Long để chữa bệnh cho con là Trịnh Cán. Việc ra thủ đô vào lúc tuổi già, đó là một điều bất đắc dĩ đối với Hải Thượng. Nhưng lòng mong ước được nhân dịp này tìm cách in ra để phổ biến rộng rãi tác phẩm của mình, vì vậy Hải Thượng ra đi. Hải Thượng đã kể lại tâm sự của mình trong tập Thượng kinh ký sự (kể chuyện ra thủ đô) về lúc này như sau: "... Bấy giờ tôi bứt rứt không biết là chừng nào, suốt đêm không ngủ. Tôi tự nghĩ: mình lúc trẻ mài gươm đọc sách, rồi nay đây mai đó, trong l5 năm đã không làm nên công trạng gì. Nay đã vứt bỏ công danh về ẩn ở núi Hương Sơn, dựng lều, nuôi mẹ, đọc sách mong tiêu dao trong vườn đạo lý của Hoàng Ðế, Kỳ Bá hai tổ sư của Ðông y tự lấy việc giữ gìn cho mình, cứu giúp người là đắc sách. Ai ngờ nay lại khổ về cái hư danh. Nhưng mình đã dày công nghiên cứu y học trong vòng 30 năm, soạn được một bộ Tâm Lĩnh không dám truyền thụ riêng cho ai, chỉ muốn đem ra công bố cho mọi người cùng biết. Nhưng việc thì nặng, sức lại mỏng, khó mà làm được. Quỷ thần hiểu thấu lòng mình, chuyến này đi có chỗ may mắn đây cũng chưa biết chừng".

    Không may cho Hải Thượng, ra thủ đô Thăng Long ở gần một năm trời, cả hai việc đều không thành: đến thủ đô, Hải Thượng được đưa vào khám bệnh ngay cho Trịnh Cán, nhưng đơn thuốc kê lên bị các thầy thuốc khác trong phủ chúa gièm pha và không được dùng. Sách thuốc cũng chẳng tìm được ai chịu trách nhiệm cho in. Nhưng cũng chính trong chuyến đi này, Hải Thượng đã rất vui mừng được biết sách thuốc của mình biên soạn không những đã được học trò sao chép dùng tại chỗ mà còn được đưa đi rất xa tới tận thủ đô và có người nhờ học sách thuốc của mình mà đã trở thành thầy thuốc giỏi ở thủ đô nên đã lập bàn thờ, thờ sống Hải Thượng để tỏ lòng nhớ ơn.

    Cuối năm đó (1782) Hải Thượng Lãn Ông trở lại Hương Sơn, tiếp tục dạy học, biên soạn thêm một số tập trong toàn bộ tác phẩm "Y tông tâm lĩnh" cho đến khi ông mất. Nhân dân táng mộ Hải Thượng ở chân núi Minh Từ, khe Nước cạn, cách thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn 4km, hiện nay vẫn còn.

    Hải Thượng Lãn Ông được nhân dân đương thời chú ý và trọng vọng do tài chữa bệnh, dạy học, viết sách và làm thơ văn.
Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:16:39 AM »

 Sau khi Hải Thượng Lãn Ông mất, cho đến ngày nay chúng ta biết, học tập và nhớ ơn Hải Thượng Lãn Ông là do tác phẩm "Y tông tâm lĩnh" nghĩa là những điều đã lĩnh hội được của những thầy thuốc trước. Hiện nay người ta gọi tác phẩm này là "Hải Thượng y tông tâm lĩnh".

    Bộ sách này được Hải Thượng Lãn Ông biên soạn trong vòng 10 năm: bắt đầu vào lúc Hải Thượng 40 tuổi (1760), căn bản hoàn thành khi Hải Thượng Lãn Ông tròn 50 tuổi (1770), nhưng từ đó cho đến một năm trước khi mất, nghĩa là trong vòng 20 năm nữa, Hải Thượng còn bổ sung viết thêm một số tập nữa như Y hải cầu nguyên (1782), Thượng kính ký sự (1783), Vận khí bí điển (1786). Toàn bộ sách Hải Thượng Lãn Ông để lại, bao gồm 28 tập và chia thành 66 quyển.

    Một điểm đặc sắc đầu tiên nổi bật của bộ sách "Y tông tâm lĩnh" là Hải Thượng Lãn Ông đã tiếp thu có phê phán, chọn lọc rồi vận dụng những kiến thức cơ bản vào điều kiện cụ thể về khí hậu, về con người và về cả cách suy nghĩ của con người Việt nam, nhất là những lý luận cơ bản của nền y học Trung quốc cũng như những kinh nghiệm chữa bệnh của những thầy thuốc trước, của nhân dân lao động trong và ngoài nước, kể cả một số ít giáo sĩ phương Tây khi ấy mới sang Việt nam ta. Và khác với nhiều người viết sách trước, có tiếp thu của người khác nhưng cứ lơ đi, coi như đó là của mình, Hải Thượng Lãn Ông đã trình bày rõ ràng, trung thực trong mỗi tập sách viết ra là mình đã tiếp thu ý kiến của người xưa như thế nào để người đọc có thể có điều kiện kiểm tra hoặc dễ dàng có ý kiến phê phán trả lại.

    Cùng với những lời tâm sự đã dẫn Hải Thượng Lãn Ông đến việc biên soạn bộ sách đã giới thiệu ở phần trên, chúng ta hãy cùng nhau trích đọc một vài đoạn nữa trong bộ "Y tông tâm lĩnh".

    Mở đầu tập "Âu ấu tu trí" (nói về cách chữa bệnh trẻ em). Hải Thượng viết: "....Sách có nói: Chữa mười người nam không bằng chữa cho một người nữ, chữa cho mười người nữ không bằng chữa cho một người già, chữa mười người già không bằng chữa cho một em bé... vì trẻ con đau đớn chỗ nào không nói lên được mà chỉ thấy khóc, chứ không hiểu được đau bệnh gì cho nên chẩn trị không gì khó bằng. Riêng Cảnh Nhạc có luận rằng: Chữa bệnh trẻ em so với chữa bệnh người lớn lại rất dễ vì trẻ con bên ngoài không bị khí lục dâm dày dạn lâu ngày, bên trong cũng không bị bảy loại tình cảm dày vò, trừ các chứng kinh phong cam tích ra hễ trẻ có bệnh thì phần nhiều là do ăn uống mà ra, nếu xét rõ được nguyên nhân mà điều trị thì đã dễ lại càng thêm dễ. Ðọc đến đây, tôi ngạc nhiên, tấm tắc khen rằng: thật là nghe những lời từ xưa chưa từng nghe nói những lời mà mọi người khó nói được. Từ Hiên Viên, Kỳ Bá đến nay chỉ có một người ấy thôi...

    Tại sao người đời trị bệnh trẻ em lại không xét cái ý trẻ em là thuần dương vô âm, nên bỏ âm để phối dương, mà cứ cho là thuần dương nên dễ phát nóng, rồi hễ cho thuốc thì cứ bốc những thứ thuốc đắng, lạnh, trẻ bẩm sinh vốn đã không có phần âm mà lại đánh bạt mất phần dương, âm dương đều không có, mà muốn cho mầm mống tươi tốt, thành được cây to sống lâu, chẳng là viển vông lắm sao? Tôi rất băn khoăn lo ngại về tình trạng này nên gom góp các bài luận, các đơn thuốc về nguồn gốc và chứng trạng bệnh trẻ em, của các nhà y học thành một tập nhan đề "Âu ấu tu tri" để bổ sung vào các phương pháp lập thành của người xưa, và ở cuối tập lại tiếp thêm một chương Lạc sinh, đấy là phần tâm đắc của tôi tự tay viết ra, là có ý dốc hết sở năng của mình mong muốn cứu sống trẻ em được một phần nào".

    Tuy bộ "Y tông tâm lĩnh" là một bộ sách thuốc, nhưng một trong 28 tập không những được giới y dược ưa thích mà còn được các nhà văn, nhà thơ, nhà sử cũng như nhà triết học nước ta đánh giá rất cao. Ðó là tập "Thượng kinh ký sự , trong đó Hải Thượng Lãn Ông kể lại chuyến đi ra thủ đô Thăng Long chữa bệnh cho hai cha con Trịnh Sâm và Trịnh Cán, một số tầng lớp thượng lưu ở thủ đô, cũng như chuyện giao du với các nhà nho, nhà thơ ở thủ đô Thăng Long từ tháng giêng đến tháng mười năm Nhâm Dần (1782). Có thể nói trước và sau Hải Thượng Lãn Ông hầu như văn học nước ta chưa có một tác phẩm viết theo lối văn kể chuyện, người thực chép việc thực, nói lại những chuyện hằng ngày. Giá trị lịch sử của tập sách này là nó giúp ta thấy lại được một cách sinh động cuộc sống của chúa Trịnh, sinh hoạt giao du của tầng lớp quan lại, nhà nho, mô tả một số người có vai trò nhất định trong lịch sử cuối thời Lê như chúa Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Chánh đường Hoàng Ðình Bảo (chức quan cao nhất của chúa Trịnh). Nó lại giúp ta thấy lại thủ đô Thăng Long cách đây hơn 200 năm, trong đó có nhiều di tích hiện nay không còn nữa. Cũng trong tập ký sự này, chúng ta được biết đời sống và hoạt động của một số thầy thuốc trong phủ chúa Trịnh, việc bảo vệ sức khỏe của vua chúa trong thời kỳ đó. Ðọc tập ký sự này, ta còn được biết trong khi nhiều người lấy làm sung sướng vì được vua chúa ban cho quan tước thì Hải Thượng lại hết sức từ chối, mà cũng chính vì thế mà thoát khỏi bị giết khi quân sĩ trong phủ chúa nổi lên giết hết các quan chức ở đây Hải Thượng viết: "Mồng 2 tháng 11 về đến nhà... được vài hôm, nghe tin cả nhà quan chánh đường (Hoàng Ðình Bảo) bị hại... Tôi mừng thầm nói: "Mình ẩn thân nơi rừng suối, chẳng đoái hoài gì đến lợi danh. Bỗng chốc bị triệu, phải chống gậy lên kinh đô ngót một năm trời. Xin xỏ năm lần bảy lượt mới được buông tha. Vạn nhất mình không kiên quyết, mang lấy một chức quan thì bây giờ danh lợi đã chẳng thành, mà cái thân lại bị nhục, hối thì đã muộn. May sao... tuy thân mắc vào vòng danh lợi nhưng không bị lợi danh mê hoặc... mình không đến nỗi bị thiên hạ chê cười, chỉ nhờ "không tham" đó thôi".

    Do những giá trị văn thơ và lịch sử ấy nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ngay từ năm 1923, tập truyện ký này đã được Nguyễn Trọng Thuật dịch và đăng ở tạp chí Nam Phong, năm 1950, Dương Quảng Hàm trích in trong Việt nam văn học sử yếu, năm 1959 Phan Võ dịch lại và nhà xuất bản Văn hóa đã cho in, nhân dịp 250 năm ngày sinh của Hải Thượng, nhà xuất bản Văn học đã cho sửa chữa lại và tái bản lần nữa.

    Hai mươi bảy tập còn lại của tác phẩm này dành hoàn toàn cho những vấn đề thuần túy về chữa bệnh, dùng thuốc, nhưng do cách cấu tạo của bộ sách, lối viết đặc biệt của Hải Thượng Lãn Ông, nên bên cạnh những kiến thức chuyên môn về chữa bệnh dùng thuốc, chúng ta còn biết và học tập được ở Hải Thượng quan điểm về ngành nghề, đạo đức của người thầy thuốc cũng như nếp suy nghĩ hiếm có của một tri thức thời đó.

    Về quan điểm ngành nghề. Phải sống lại hoàn cảnh lịch sử nước ta ở thế kỷ thứ XVIII, khi mà tư tưởng cầu danh lợi, ham làm quan, làm tướng coi thường nghề thuốc đang ngự trị ở đầu óc hầu hết trí thức nước ta lúc ấy, mới thấy hết khó khăn của Hải Thượng Lãn Ông khi chọn nghề thuốc làm lẽ sống của đời mình. Hãy nghe Hải Thượng kể lại những lời bàn ra: "Một tân thủ khoa họ Trần, người bạn mới quen ở quận bên, một hôm đến chơi thấy trên bàn có chồng sách thuốc, biết tôi say sưa với nghề thuốc đã: "Tỏ lời can ngăn đôi ba lần mà không thể được" lại nói thêm "Ðạo lý rất lớn nhưng gọi là Ðạo tức là đường lối trị nước"... Chính sách hay phép tắc tốt thì sử sách còn ghi, còn như đạo làm thuốc chỉ thấy chép ở ngoại sử. Tuy Ngũ đế kỉ có chỗ chép về nghề thuốc thì lại chỉ nói song song với việc làm ruộng mà thôi, ngoài ra không thấy đâu nói đến cả. Cho nên nhà nho đời này qua đời khác đều học tập kinh nghiệm Xuân Thu, sử Tư Mã, dùi mài suốt đông sang hè đủ để làm bước thang phú quí, lẫy lừng công danh. Còn như việc làm thuốc chỉ là một nghệ thuật mà thôi. Nếu như có ai coi trọng một chút thì nói là nhân thuật là cùng. Như vậy, phải chăng đạo làm thuốc không chính thức là nền tảng trong đạo lý của người đời đó ru?".

    Ngay cả khi được thấy Hải Thượng được chúa Trịnh triệu ra thủ đô Thăng Long, một vị quan văn thư có nhiệm vụ đưa Hải Thượng lên kinh đô đã cho rằng, hẳn là vị tài gì khác mà Hải Thượng được tiến cử chứ không phải do nghề thuốc nên vị quan này đã nói: "Tôi nghe quan lớn tôi nói cụ là bậc cao ẩn, mượn tiếng thầy thuốc đó thôi".

    Nhưng chúng ta thấy, mặc ai nói ra nói vào, lòng yêu nghề thuốc của Hải Thượng vẫn không thay đổi vì "nghề này có thể giúp người ta yên vui", vì "đạo làm thuốc cũng giống như đạo làm tướng".

    Về đạo đức của người thầy thuốc. Hải Thượng viết: "Ðã là thầy thuốc thì nên nghĩ đến việc giúp người, không nên vắng nhà lâu để tìm vui thú riêng như đi chơi ngắm cảnh, mang rượu lên núi uống chơi, vì nhỡ có bệnh cấp cứu, người ta tìm thầy không gặp kịp, hại đến tính mạng con người". Hoặc như "Nếu cùng một lúc có nhiều người mời đi thăm bệnh thì phải căn cứ vào bệnh cấp đi trước, bệnh không cấp đi sau chứ không nên vì người bệnh giàu hay nghèo mà đến trước đến sau, như lúc cho thuốc cũng căn cứ vào tật bệnh chứ không nên căn cứ vào tiền ít mà cho thuốc tốt xấu".

    "Phàm học thuốc, phải luôn luôn trau dồi nghiệp vụ: khi có chút thời giờ nhàn rỗi, nên luôn luôn nghiên cứu sách thuốc xưa nay, luôn luôn phát huy biến hóa thâu nhập được vào tâm, thấy rõ được ở mắt, thì tự nhiên ứng được vào việc làm mà không phạm sai lầm".

    "Chữa bệnh phải toàn điện. Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng hay những người mồ côi goá bụa hiếm hoi lại càng nên chăm sóc đặc biệt, vì những người giàu sang không lo không có người chữa, còn những người nghèo khó thì không đủ sức đón thầy giỏi, vậy ta nên để tâm một chút, họ sẽ được sống một đời... Những người con thảo, vợ hiền, nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc cho thuốc, lại tuỳ sức mình mà chu cấp cho họ nữa, vì có thuốc mà không có ăn, thì cũng vẫn đi đến chỗ chết. Cần phải cho họ được sống toàn diện, thì mới đúng là nhân thuật".

    Ðáng quý hơn nữa, và điều này hầu như ít thấy ở những thầy thuốc trước và sau Hải Thượng Lãn Ông: đó là tinh thần không giấu dốt, dám mạnh dạn trình bày những trường hợp bệnh không khỏi, người bệnh đã chết, để người sau rút kinh nghiệm. Thực vậy, cùng với tập "Dương án" trong đó kể lại 17 bệnh án khó mà chữa khỏi, Hải Thượng còn viết một tập gọi là "Âm án", trong đó Hải Thượng đã trình bày 12 trường hợp bệnh khó, và mặc dù đã đem hết tinh thần cứu chữa đến cùng, còn nước còn tát của mình, nhưng cuối cùng người bệnh vẫn chết. Lý do cầm bút biên tập "Âm án", Hải Thượng đã viết như sau:

    "Nghề làm thuốc là nhân thuật, thầy thuốc phải việc cứu giúp người làm hay. Nhưng thói thường cứu được một người thì hoa chân múa tay biểu dương cho mọi người cùng biết, còn lỡ thất bại thì giấu đi, thường người ta hay giấu những thói xấu của mình, mà không đem sự thực nói với người khác... Trong việc chữa bệnh, tôi từng ứng biến để đối phó với bệnh tình, chuyển nặng ra nhẹ, cứu chết lấy sống được bao nhiêu trường hợp mà vẫn có những chứng phải bó tay đợi chết cũng không phải là ít. Tôi không tự thẹn với trình độ thấp kém trong việc cứu người cho nên ngoài những "Dương án" lại chép thêm một tập kể lại những lời khó nói ra được, gọi là "Âm án".

    Mong những bậc trí thức có chí làm thuốc sau này, khi thấy những chỗ hay của tôi chưa đáng bắt chước, nhưng thấy chỗ dở của tôi cần phải lấy làm gương, không nên quá yêu tôi mà bảo: chỉ chữa được bệnh mà không chữa được mệnh. Thì đó mới là cái may cho đạo y". Chỉ đọc một vài đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm "Y tông tâm lĩnh", chúng ta cũng thấy những tâm tư suy nghĩ cao quý của Hải Thượng Lãn Ông. Và chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Hải Thượng còn sống, còn dạy học, thì mỗi lời mỗi câu trong tác phẩm của Hải Thượng đều được học trò của mình chép lại một cách đầy đủ. Cho đến khi Hải Thượng Lãn Ông đã mất đi rồi, những người học trò trực tiếp của Hải Thượng Lãn Ông cũng không còn nữa, đáng lẽ người ta chỉ cần chép lại những kiến thức thuần túy về chuyên môn chữa bệnh, chế thuốc và dùng thuốc thì người ta vẫn chép lại đầy đủ cả những suy nghĩ tâm tư của Hải Thượng. Tác phẩm "Y tông tâm lĩnh" của Hải Thượng Lãn Ông tuy hoàn thành về căn bản vào năm 1770, nhưng đã tồn tại gần như nguyên vẹn bằng con đường chép tay, chuyển người này qua người khác, để chờ 115 năm sau (1885) mới được khắc gỗ và in ra phổ biến rộng rãi trong nhân dân và truyền đến ngày nay.

    Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác, thân thế và sự nghiệp, là niềm tự hào của dân tộc ta. Tuy sống cách ta hơn 250 năm, những tư tưởng và phương pháp tư tưởng tiến bộ cũng như thái độ khoa học chân chính của Hải Thượng Lãn Ông vẫn còn là bài học còn tính chất thời sự và rất quý báu đối với chúng ta ngày nay.
Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:17:43 AM »

CHU VĂN AN  (1292 – 1370)


Người ở Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (ngày nay là làng Quang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông đậu Thái học sinh và giữ chức Tư nghiệp trường Quốc tử giám dưới triều Trần Minh Tông (1324). Đến đời Trần Dụ Tông, vì triều chính thối nát, nhiều quan lộng quyền, ông can gián không được nên ông làm sớ xin chém 7 nịnh thần (1341) rồi từ quan về dạy học và nghiên cứu y học ở huyện Chí Linh, Hải Dương.

Ông đã để lại một số tư liệu, bệnh án về kinh nghiệm trị bệnh. Đặc biệt là kinh nghiệm trị các bệnh dịch mà sau này con cháu ông là Chu Doãn Văn, Chu Xuân Lương đã ghi lại thành quyển "Y Học Yếu Giải Tập Chú Di Biên" năm 1466 và bổ sung năm 1856.

Đối với thương hàn ngoại cảm, Chu Văn An cho rằng  một phần do sự thiên thắng của thời khí, một phần do sự suy yếu của cơ thể. Tuy bệnh lý chuyển biến âm dương biểu lý khác nhau nhưng cách trị không ngoài việc điều hòa âm dương và công tà bổ chính.  Vì vậy ông chỉ quy nạp bệnh về hai loại là Dương chứng (Nhiệt) và Âm chứng (Hàn), tùy chứng mà gia giảm để điều hòa cơ thể, bồi bổ chính khí phối hợp với việc đẩy bệnh tà ra một cách nhẹ nhàng. Từ đó ông chế ra hai bài thuốc Đăng Khấu Thang [Sinh địa, Huyền sâm, Sài hồ, Mộc thông, Hoàng cầm, Chi tử, Gừng, Hành, Cam thảo] (trị nhiệt) và Cố Nguyên Thang [Đảng sâm, Đương quy, Can khương, Trần bì, Chích thảo, Nhục quế, Phụ tử chế, Táo] (trị hàn). Chu Văn An đã vận dụng linh hoạt hai bài thuốc trên trị cho hơn 700 trường hợp và đã phổ biến cho người đương thời biết và sử dụng. Đối với bệnh ôn dịch năm 1358-1359, ông đã chế ra bài Thần Tiên Cứu Khổ Đơn cứu sống được rất nhiều người. Đối với bệnh ôn nhiệt, ông chế ra bài Tuấn Lưu Ẩm (Sinh địa, Thục địa, Huyền minh phấn, Mộc thông, Chi tử, Thạch hộc, Cam thảo, Lá tre, Đăng tâm thảo). Sau khi uống 1 thang, bớt sốt nhưng còn tiêu chảy, ông cho uống Bạch Long Tán, dùng độc vị Thạch cao sống, tán bột, hòa với nước nóng, uống lúc còn hơi âm ấm thì ngưng tiêu chảy ngay. Để điều bổ thủy hỏa, ông chế ra bài "Tư Khảm Đơn" (Thục địa, Hoài sơn, Phục linh, Lộc giác giao, Mạch môn) và "Dưỡng Ly Đơn" Gồm: Thục địa, (Sơn thù) sao rượu, Hoài sơn (sao), Phục linh, Phụ tử (chế), Nhục quế, Ngũ vị (sao mật), Trầm hương (một ít).

« Sửa lần cuối: Tháng Chín 01, 2018, 04:11:44 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:18:51 AM »

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP


 


     Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, là người thầy thuốc ưu tú của nước ta. Nhân dân thường gọi là Ông Đồ Chiểu.
    Ông tự là Mạnh Trạch hiệu là Trọng Phủ hay Hối Trai. Sinh ngày 1-7-1822 tại làng Tân Thới, Tổng Bình Trị Thượng, Huyện Bình Dương, Phủ Tân Bình, Tỉnh Gia Định  nay thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh. Thân phụ của ông là Nguyễn Đình Huy. Sinh năm 1793, người Thừa Thiên hiệu Dương Minh Phú, làm thơ lại, một chức quan nhỏ dưới quyền của Tả Quân Lê Văn Duyệt . Thân mẫu là bà Trương Thị Thiệt, thứ thiếp của Nguyễn Đình Huy. Nguyễn Đình Chiểu là con trưởng các em là Nguyễn Thị Thục, Nguyễn Thị Nữ, Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Đình Tựu, Nguyễn Đình Tự, Nguyễn Đình Huân.

    Dưới thời Minh Mạng (1833) con nuôi của Tả Quân là Lê Văn Khôi và các tuỳ tướng nổi lên giết chết Bố Chính Bạch Xuân Nguyên. Thân phụ của ông là Nguyễn Đình Huy trốn về kinh đô rồi bị bắt và bị cách chức. Sau đó cải dạng trở vào Gia Định để đem Nguyễn Đình Chiểu ra Huế ở nhà người bạn thân làm chức Thái phó cũng bị cách chức và Nguyễn Đình Chiểu ở đó học 8 năm .

    Năm Canh Tý ( 1840 ) Nguyễn Đình Chiểu trở về Gia Định  ôn luyện để chuẩn bị đi thi. Vốn con nhà phiệt duyệt, lại thêm nhiều năm chăm chỉ học tập, kiến thức rất uyên bác. Nên đến năm quí mão ( 1843 ) Nguyễn Đình Chiểu thi đậu cử nhân tại trường thi Gia Định. Năm Bính Ngọ ( 1846 ) Nguyễn Đình Chiểu cùng en là Nguyễn Đình Tựu ra kinh đô Huế học để chuẩn bị kỳ thi hương năm Kỷ Dậu ( 1849 ) thì chẳng may được tin mẹ mất vào ngày rằm tháng 11 năm trước  (1848 ) lúc ấy bà mới 48 tuổi , được an táng tại phường Tân Triêm ( nay là Cầu Kho ). Nguyễn Đình Chiểu đành bỏ thi cùng em trở về nam chịu tang mẹ.

    Vì đường xá xa xôi, vì đau buồn thương khóc mẹ trên đường về nam Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng, không nhìn thấy được nên đến nhà ông thầy thuốc  ở Quảng Nam để điều trị nhưng đôi mắt ông đã vĩnh viễn bị mù. Thời gian trị bệnh ở đây một năm Nguyễn Đình Chiểu đã tranh thủ học nghề thuốc. Năm sau Nguyễn Đình Chiểu về đến nhà thọ tang mẹ và mở trường dạy học ở Bình Vi ( Gia Định ).

    Nghe tiếng Nguyễn Đình Chiểu hay chữ, tính nết điềm đạm , giàu lòng thương người nên học trò theo học rất đông. Ngoài việc dạy học ông còn làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cho dân, miệt mài nghiên cứu y học dược liệu và sáng tác thơ văn.

    Năm 1854 có một người học trò của Nguyễn Đình Chiểu ở Làng Thanh Ba, huyện Phước Lộc tỉnh Gia Định  tên là Lê Tăng Quýnh về thưa với cha mẹ gả em gái mình là Cô Năm Điền cho thầy Nguyễn Đình Chiểu. Đến Năm Ất Mão (1855 ) Nguyễn Đình Chiểu đã có con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Hương. Lúc nầy chiến tranh loạn lạc đất nước rơi vào ách đô hộ giặc Pháp, Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về lánh nạn ở quê vợ là làng Thanh Ba. Trong thời gian nầy ông đã sáng tác  truyệ Lục Vân Tiên và bài văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc một áng văn yêu nước bất hủ trong lịch sữ văn học Việt Nam.

    Năm 1862 sau khi ba tỉnh miền đông mất giặc Pháp chiếm Cần Giuộc, ông không chịu ở vùng giặc nên đem gia đình về ở làng An Đức, tổng Bảo An, Huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, mở trường dạy học làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân và chính trong thời gian nầy ông đã sáng tác bộ Ngư Tiều Y Thuật vấn đáp một tác phẩm vừa có tính văn học vừa có tính y học rất cao.

    Sống với bà Lê Thị Điền, Nguyễn Đình Chiểu có được 6 người con : Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Đình Chúc, Nguyễn Thị Xiêm, Nguyễn thị Khê, Nguyễn Đình Chiêm, Nguyễn Đình Ngưỡng, Trong sỗ các người con nầy, có hai người là Nguyễn Thị  Khê  và Nguyễn Đình Chiêm nối được nghiệp nhà, có đủ tài đức. Nguyễn Thị Khê văn tài lỗi lạc, goá chồng từ lúc còn trẻ nhưng quyết thủ tiết không chịu tái giá, lấy hiệu là : Sương Nguyệt Anh. Bà đã dạy học và làm chủ bút  tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam lấy tên là : Nữ Giới Chung. Còn Nguyễn Đình Chiêm tự là Trọng Vĩnh là một nhà văn nổi tiếng . Ông là soạn giả các vở hát bộ Phấn Trang Lầu, Nam Tống tinh Trung..

    Khi miền nam đã hoàn toàn bị Pháp thống trị  Nguyễn Đình Chiểu đã dùng văn chương nâng cao tinh thần chống Pháp và đề cao gương hy sinh của những người trung nghĩa, nhận thấy Nguyễn Đình Chiểu là người có tài, Pháp định mời ông ra giúp đở, cấp dưỡng tiền bạc để tỏ lòng mến phục một nhân tài, nhưng ông cũng từ khước không nhận.

    Ngày 24 tháng 5 năm Mậu  Tý  ( ngày 3 - 7 - 1888 ) Nguyễn Đình Chiểu trút hơi thở cuối cùng . Nhân dân Ba Tri cùng với bạn bè, học trò, con cháu đã long trọng tiển đưa đám tang ông. Hiên nay mộ của ông còn ở làng An Đức, Bảo An, Tỉnh Bến Tre cách chợ Ba Tri khoảng 2 cây số.

    Hiện tượng văn chương Đồ Chiểu là một thành tựu xuất sắc  của loại văn chương đạo lý. Sức mạnh của nó là sức mạnh của cảm xúc trử tình  với một cường độ mảnh liệt  phi thường. Qua các tác phẩm Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu và một số tác phẩm khác  đã thể hiện  một chân chất nói lên đạo lý làm người cũng như tác phẩm Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp  đã thể hiện cho chúng ta thấy nghề y không phải là một nghề nghiệp mà là thể hiện một nhân cách đạo Y .

    Nguyễn Đình Chiểu mất đi nhưng đã để lại cho nhân dân ấn tượng cao đẹp về nhân cách con người cũng như để lại cho giới thầy thuốc Việt Nam một nhân cách tiêu biểu của người thầy thuốc Việt Nam.
Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:19:35 AM »

ĐÀO CÔNG CHÍNH  (1623 –  ? )

Quê ở làng Họi Am (tên cổ là làngCõi), tổng Đông Am, phủ Hạ Hồng, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương xưa (nay là thôn Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng). Gia đình toàn là những người thông minh, học cao. Thuở nhỏ ông nổi tiếng là thần đồng, năm 13 tuổi đã đi thi Hương, đậu Hương cống đời Hậu Lê. Kỳ thi Hội, ông đứng thứ nhì, đạt danh hiệu Bảng nhãn, vì vậy, dân làng còn gọi ông là Bảng Cõi. Năm 1673 ông được triều đình cử làm phó sứ (đoàn do Hộ Sỹ Dương phụ trách) sang Trung quốc. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, khi trở về được phong Lại bộ Hữu thị lang. Sau đó lại được chọn làm người giảng sách cho vua. Năm 1675 ông được cử tham gia biên soạn quyển "Trùng San Lam Sơn Thực Lục" và tham gia nhóm biên soạn quốc sử do Phạm Công Trứ đứng đầu. Về y học ông đã để lại quyển "Bảo Sinh Diên Thọ Toản Yếu", trong đó sưu tầm, phân tích, tổng hợp nhiều kiến giải của các tác phẩm y học xưa như Tuân sinh, Đạt sinh, Bản Thảo Cương Mục… và kinh nghiệm rèn luyện cơ thể của những người theo đạo Lão như Đào Hoằng Cảnh, Lã Động Tân, Trần Đoàn… Nội dung sách "Bảo Sinh Diên Thọ Toản Yếu" hướng dẫn giữ gìn sức khỏe để tăng tuổi thọ như: Phương pháp giữ vệ sinh, Điều dưỡng, Rèn luyện tâm thần, Trị bệnh bằng thư giãn, Hô hấp, Xoa bóp… và cách điều trị một số bệnh như tim, phổi, thận, dạ dầy…

Quyển sách này được Định Nam Vương Trịnh Căn cho khắc in vào năm 1676 và phổ biến rộng rãi. Sau này, sách đã được Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng dịch ra Quốc ngữ và được Nhà xuất bản Thông tấn xã Việt Nam phát hành.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 31, 2018, 09:22:22 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:20:12 AM »

  Vương Thúc Hòa (* 220 - 280)

Vương Thúc Hòa sinh tại Sơn Dương, Cao Bình thời ngụy, Tấn (nay là tỉnh Sơn Ðông, Trung Quốc) thời Tam Quốc (vào những năm 220 đến 280, nhưng không ai rõ ngày sinh ngày mất của Vương Thúc Hòa). Vương Thúc Hòa là một danh y cống hiến cho nền Y học Trung Quốc và một số quốc gia có nhiều ảnh hưởng nền văn hóa Ðông Phương rất nhiều, chủ yếu quyển Mạch Kinh đến nay ngành Ðông Y Học vẫn xem như cẩm nang nghề nghiệp của mình (hiện nay Mạch Kinh được Trung Quốc, các nước Ðông Nam Aá, các nước Aảp Rập, và cả Châu Âu đem sử dụng).

Vương Thúc Hòa từ một gia đình hàn vi sống giữa thời Tam Quốc phân tranh, loạn lạc khắp nơi, nhưng ông rất ham học thích đọc sách Kinh, Thư nhất là những sách viết về thuốc. Nên ông thấu hiểu các phép dưỡng sinh, chẩn đoán và xem mạch. Theo cách sách viết lược sử về Vương Thúc Hòa, khoảng năm 220 khi nhà Ngụy thành hình, Tào Tháo cho mời ông về làm Thái Sư trong vương triều, đến năm 265 khi Tư Mã Viêm lập ra nhà Tấn, ông xin về ẩn dật lấy nghề thuốc đem ra chữa bệnh cho dân chúng.

Sự nghiệp Y học của Vương Thúc Hòa gồm những bộ sách quý, như Mạch Kinh và hiệu chỉnh cuốn Thương hàn tạp bệnh luận của Trương Trọng Cảnh.

Nói về quyển Mạch Kinh của Vương Thúc Hòa. Ðây là bộ sách gồm 10 tập, đề cao tính chính xác khi chẩn mạch, ông tập trung toàn bộ các luận thuyết về mạch lạc của các y gia như Hoa Ðà, Biển Thước, Trương Trọng Cảnh v.v... và các sách Nội Kinh, Nạn Kinh để rút tỉa và bổ sung, và theo những kinh nghiệm lâm sàng của ông để hệ thống hóa các huyệt đạo trên thân thể con người mà hoàn thành bộ này. Người đời sau đều xem quyển Mạch Kinh của ông biên soạn cho rằng ông viết công phu ít ai sánh được, lấy đó làm cơ sở chẩn bệnh.

Còn quyển Thương hàn tạp bệnh luận của Trương Trọng Cảnh, nguyên do là vào thời kỳ Tam Quốc phân tranh, loạn lạc cho đến thời Tây Tấn thì quyển này không còn ai lưu giữ đủ bộ. Vương Thúc Hòa không để một quyển sách dược quý như Thương hàn tạp bệnh luận phải mai một, ông đã đi sưu tầm các thiên sách nằm tản mác ở khắp nơi, nghe lại các khẩu quyết từ các thầy thuốc trong nước, kết hợp lại và chỉnh lý thêm cho gọn, dễ thông đồng thời ông cũng đưa lý luận của mình vào sách nhằm bổ sung những cái thiếu trong sách, nhờ vậy quyển này còn lưu truyền đến ngày nay.
Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:21:43 AM »

Lý Thời Trân (1518 - 1593)

Sinh ra trong thời nhà Minh ở Trung Quốc tại Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu) vào năm 1518, tự Ðông Bích, sau đổi là Tần Hồ Sơn Nhân. Lý Thời Trân là một danh y nổi tiếng trên thế giới vì hiện giờ nhiều nước vẫn dùng quyển Bản Thảo Cương Mục của ông để dùng chữa trị hoặc nghiên cứu, vì quyển sách được Lý Thời Trân biên soạn ròng rã mấy chục năm mới hoàn tất, nó không quý bởi thời gian soạn sách kéo dài mà do nội dung của nó rất hữu dụng.

Lý Thời Trân viết từ năm ông được 35 tuổi, ông đi sưu tập các sách dược học cổ điển nằm trong dân chúng, và thân hành đi tìm đặc tính của từng loại thực vật được xem là cây thuốc để biết về tình trạng, tính chất, mùi vị và công hiệu của nó v.v... công việc này kéo dài 27 năm, làm việc trong nổ lực lao động cực nhọc, sửa đổi bản cảo ba lần và vào năm ông được 61 tuổi (1.578) thì quyển Bản thảo cương mục hoàn chỉnh hoàn toàn.

Khi Lý Thời Trân mất, ba năm sau (1596) quyển Bản thảo cương mục của ông mới được phổ biến rộng rãi, từ Kim Lăng (Nam Kim) lan dần ra khắp nước, các y sư nào cũng tìm một quyển, vì có mấy ai đã sưu tầm được đầy đủ các loài động thực vật dùng làm thuốc này. Thời nay quyển sách chẳng những cống hiến cho sự phát triển ngành dược liệu ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các ngành khác như Y học, Thực vật học, Ðộng vật học, Khoáng vật học, Hóa học trên toàn thế giới.

Theo lược sử viết về Lý Thời Trân, thân thế của ông như sau:

Ông là con một thế y, nên khi nhỏ Lý Thời Trân đã có tâm nguyện sẽ nối nghiệp cha làm nghề thầy thuốc cứu đời. Nhưng sống trong xã hội phong kiến thời nhà Minh, nghề y sĩ không được coi trọng, cha ông cho ông đi học để làm quan, nên năm lên 14, Lý Thời Trân đỗ tú tài, qua thi cử nhân cả ba lần đều không đỗ, Lý Thời Trân quay về nghề cha, học làm thuốc. Năm lên 30 ông đã nổi tiếng là một danh y;
Năm 1551, Lý Thời Trân được Sở Vương ở Vũ Xương mời làm Lương Y Sở sự vụ. Năm 1556, được tiến cử làm ở Thái Y Viện, dịp này Lý Thời Trân có điều kiện tham khảo các sách y học thời cổ tại thư viện của Viện, ông trích lục được nhiều tài liệu quý hiếm và được xem nhiều mẫu dược vật. Nhờ những điều kiện này mà niềm đam mê viết sách nổi lên, ông xin từ chức Thái Y Viện Quan để bắt đầu viết cuốn Bản thảo cương mục;
Năm 1593, ông mất thọ được 75 tuổi.
Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:22:27 AM »

Hoa Ðà (* 141 - 208)


Tên tự Nguyên Hóa, biệt danh Hoa Ðà sinh vào thời Tam Quốc khoảng năm 141, người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Thông hiểu y thuật toàn diện, và cũng là y sĩ đầu tiên của thế giới biết về khoa gây mê phẫu thuật. Ông được tôn xưng là "ngoại khoa thánh thủ". Thời niên thiếu Hoa Ðà ham học, thông suốt Kinh, Thư và Dưỡng sinh. Khi thành tài được tiến cử làm quan, nhưng Hoa Ðà chối từ về nhà học nghề thầy thuốc để chữa bệnh cứu đời. Những năm đầu ông đi tứ xứ hành nghề nay An Huy, mai ở Sơn Ðông, Hà Nam, Giang Tô nên được dân chúng ái mộ.

Khi Tào Tháo bị bệnh nhức đầu kinh niên, bao nhiêu thái y chữa mãi vẫn không khỏi, Tào Tháo cho mời Hoa Ðà đến chữa trị, ông dùng cách châm cứu mà trị cho Tào Tháo, chứng bệnh dứt ngay. Tào Tháo liền cử ông làm Thị Y (một chức quan trông nom sức khỏe cho riêng vua), nhưng ông cũng từ chối, Tào Tháo tức giận xuống lệnh giết ông.

Hoa Ðà chết đi, nhưng người đời luôn nhớ đến ông, vì Hoa Ðà tinh tường đủ các môn như châm cứu, phẫu thuật, phụ sản, tiểu nhi, nội ngoại khoa và cả ký sinh trùnh bệnh tật. Theo sử sách, Hoa Ðà biết gây mê và làm phẫu thuật trước người Châu Âu đến 1.600 năm. Sử chép rằng, nếu về bệnh nội khoa sau khi bệnh nhân được cho uống thuốc mà không khỏi, ông dùng thủ thuật (giải phẫu) để trị. Cách làm, cho bệnh nhân dùng rượu có trộn bột ma phí tán (một loại trung dược dạng ma túy), khi người bệnh mất trí giác như người mê, ông mổ bụng thấy có bướu thì cắt bỏ, nếu ở dạ dày hay ruột cũng cắt bỏ nơi gây bệnh, xong rửa sạch vết mổ và khâu lại. Trên vết mổ ông đắp lên loại thuốc cao cho mau lành da. Sau khi hoàn tất Hoa Ðà dùng châm cứu chích vào huyệt đạo cho bệnh nhân tỉnh dậy, và chỉ trong vòng một tháng bệnh nhân sẽ khỏi hẳn. Hoa Ðà viết rất nhiều sách y học, nhưng rất tiết những sách của ông không được lưu truyền. Hiện nay có những sách mang tên: Trung tàng kinh, Hoa Ðà thần y bí truyền, Ngô Phổ bản thảo, Lý Ðang Chi dược lục... là do nghiên cứu học thuật của Hoa Ðà mà thôi.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 03, 2017, 12:00:09 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:22:56 AM »

Biển Thước (401-310 TrCN)

Ông tên thật là Tần Việt Nhân, do tài trị bệnh sánh như nhân vật huyền thoại Biển Thước thời Huỳnh Ðế, nên nhân dân đã đặt thành biệt danh cho ông. Biển Thước ngưười làng Châu Mạc huyện Bột Hải, nước Tề thời Xuân Thu Chiến Quốc. Trước khi trở thành lương y, Biển Thước giữ vai trò quản lý nhà trọ, gặp được y sư Trường Tang Quân thường đến thuê chỗ nghĩ, ông bái Quân làm thầy, do có lòng cầu học và thông minh nên Biển Thước được Quân truyền dạy hết các môn bác học nghề bốc thuốc xem mạch, nhất là môn chẩn đoán "vọng, văn, vấn, thiết" (nghe, xem, hỏi và bắt mạch).

Truyền thuyết kể rằng, có một hôm Biển Thước sang nước Quắc, thấy dân chúng lo lễ chịu tang thái tử vừa chết vì một căn bệnh mới nửa buổi, hỏi căn nguyên ông suy đoán thái tử nước Quắc có thể mắc chứng "thi nghịch", chưa chết hẳn. Biển Thước xin nhà vua cho trị bệnh xác chết, nhà vua bằng lòng vì xác chưa liệm. Ông chỉ dùng một mũi kim chính vào huyệt bách hội trên đầu của thái tử, khoảng nửa khắc thì thái tử tỉnh lại như người mới ngủ mê thức giấc, sau đó ông kê toa hốt thuốc cho thái tử uống, ba ngày sau thái tử khỏe hẳn.

Nên danh tiếng của Biển Thước vang dội khắp nước, hễ ông bắt mạch hay xem sắc diện mà nói chữa được thì người đó uống thuốc sẽ khỏi bệnh, còn nếu nói chờ chết thì ông cho toa thuốc nữa. Sau này Biển Thước bị một số thầy lang nước Tề mưu sát mà chết. Tuy ông không để lại một tập sách nào, nhưng tiếng tăm của Biển Thước vẫn lưu truyền đến đời nay.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 03, 2017, 11:55:10 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:23:37 AM »

NGUYỄN ĐẠI NĂNG
(Không rõ năm sinh năm mất)


Quê ở xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn (nay thuộc xã Hiệp Sơn – An Lưu, huyện Kinh Môn tỉnh Hải Hưng). Giữ chức Tả nhị ở Thái y viện phụ trách coi Thái y viện. Dùng châm cứu chữa bệnh cho nhiều người, được Hồ Hán Thương rất yêu mến. Ông đã soạn quyển: "Châm Cứu Tiệp Hiệu Diễn Ca" bằng thơ Nôm để phổ biến rộng rãi phương pháp châm cứu. Đây là quyển sách châm cứu đầu tiên ở Việt Nam.

Nội dung tác phẩm trình bầy bằng ca nôm, thể lục bát là chính, có lẫn chữ Hán. Sách có nhiều đoạn, mỗi đoạn đề cập đến từng vấn đề nhưng trình bầy liên tiếp, không phân thành chương. Có thể chia thành 4 phần:

Phần I: Phân xích thốn, biên thần huyệt quốc ngữ ca: phần mở đầu có đề cập đến việc dùng Ngải cứu và tác dụng của phép cứu, việc kiêng kỵ, cách phân tấc đo để lấy huyệt, những huyệt cấm châm, cấm cứu, cách làm cho vết cứu lở ra và cách trị các vết lở do cứu gây nên. Phần cuối bàn về huyệt Cao hoang, Tứ hoa, Hoạn môn, Kỵ trúc mã, Mỗ tự.

Phần II: Tổng Luận Kinh Sử Chư Bệnh  Dụng Huyệt Quốc Ngữ Ca: Bàn về việc điều trị 26 loại bệnh chứng bằng châm cứu.

Phần III: Tổng Luận Chứng Huyệt Ca: Bàn chung việc dùng huyệt trị 103 loại bệnh.

Phần IV: Thập Nhị Mạch thuộc Lục Phủ Ngũ Tạng Quốc Ngữ Ca: Nói về kinh mạch và vị trí huyệt, các huyệt thuộc mạch Đốc, Nhâm, huyệt vùng đầu mặt, ngực bụng, lưng, huyệt thuộc 12 kinh mạch, 6 kinh ở tay, 6 kinh ở chân.

Phần Cuối: Phụ lục của Thái y viện đời Hậu Lê bằng chữ Hán về kinh mạch và vị trí huyệt, phần dưới viết bằng dạng thơ.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 20, 2016, 09:57:55 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:24:07 AM »

DIỆP QUẾ  (1667 - 1746)

 Diệp Quế, tự Thiên Sĩ, hiệu Hương Nham, người Tô Châu, Ngô Huyện, nhà ở ngoài cửa thành Tô Châu trên bờ sông, nhân đó về già tự hiệu là Thượng Tân lão nhân (tân: bến, bờ); là y gia trứ  danh đời Thanh, người đặt nền móng cho phái ôn nhiệt học. Ông con nhà thế y. Tổ phụ Điệp Thời (tự Tử Phàm) thông y lí, càng tinh chuyên khoa tiểu nhi, trị bệnh trẻ con không hiềm nghèo khó, cứu sống rất nhiều, nổi danh một vùng đất Ngô. Cha là Diệp Triều Thái (tự Dưng Sinh), tinh y thuật, khinh tài, hiếu (bố) thí, người các địa phương vùng Ngô trung đến xin trị liệu ngày đêm không dứt. Diệp Quế

thông mẫn hơn người, đọc sách qua mắt rồi không quên. Ban ngày theo thầy học Thư Kinh, ban đêm học nghề thuốc với cha. Các sách ‘Tố Vấn’, ‘Nạn kinh’ cùng các sách y do các danh gia Hán, Đường, Tống đều xem qua và lãnh hội. Có điều bất hạnh là cha ông mất lúc ông 14 tuổi. Tuổi trẻ mồ côi lại nghèo, để sinh sống, ông chỉ còn cách một mặt hành nghề xem mạch chẩn trị, một mặt bái sư đồ đệ họ Chu của cha tiếp tục học y. Chu đem toàn bộ sở học của thầy Diệp truyền lại cho con thầy. Thiên Sĩ hết lòng nghe dạy, giảng đến đâu hiểu ngay đến đó, thông thuộc rất nhanh, chỗ tâm đắc còn hơn cả thầy. Nhung ông không hề tự mãn, nghe ai có sở trường nào về trị liệu thì tìm cách bái sư học thêm. Làm như thế trong thời gian từ 14 đến 18, 19 tuổi, trước sau học với 17 vị danh y, nhờ đó mà học được nhiều chỗ hay của các nhà. Ông chẩn đoán giỏi, lúc xem bệnh bắt mạch (thiết), xem thần sắc con bệnh (vọng), nghe giọng nói (văn), quan sát (sát) hình tướng, cho nên khi trị bệnh, ông không cố chấp thành kiến, trị được nhiều bệnh lạ, được người  ta khen là y học đại gia. Ông nổi tiếng trong triều ngoài nội, trên từ nhà quyền quí, dưới đến bình dân bách tính, gần xa trong ngoài tỉnh, ít có người không biết tiếng ông. Sự cống hiến cực lớn của ông cho nền y học Trung Quốc là ông đã sáng lập học phái ôn bệnh. Ông đã tổng kết kinh nghiệm của tiền nhân, nhận thấy các sách y học kinh điển của Trung Quốc y như ‘Nội kinh’, ‘Nạn kinh’, ‘Thương hàn luận’, tuy có tên là ôn bệnh nhung không rõ ràng phép trị liệu; Lưu Nguyên Tố triều Kim, Ngô Hữu Tính đời Minh, đối với bệnh ôn nhiệt hoặc bệnh ôn dịch tuy có sáng kiến nhất định, nhưng lại thiếu sót lý luận và thực tiễn có hệ thống. Ông bèn tiến hành nghiên cứu sâu và kỹ lưỡng ôn bệnh, trải qua thời gian tìm tòi, bàn thảo không nghỉ, rốt cuộc đã có đọc nhận thúc mới đối với qui luật phát sinh,

phát triển của ôn bệnh, đã mở con đường mới về biện chứng  luận trị ôn bệnh. Hai trăm năm nay, không thiếu gì người kế tục hoàn thiện học thuyết của ông, học phái ôn bệnh do đó mà hình thành, mà ông cũng được tôn là tổ sư của học phái ôn bệnh.

Ông trọn đời bận lo nhiệm vụ chẩn trị, đem kinh nghiệm của mình tùy lúc khẩu truyền cho đồ đệ. Hiện còn các sách ‘Ôn Nhiệt Luận’ và ‘Lâm Chứng  Chỉ Nam Y Án’ đều là do đồ đệ của ông, là Cố Cảnh Văn, Hoa Tụ Vân đem kinh nghiệm trị liệu và học thuyết của ông tập hợp chép ra thành sách.

Lúc lâm chung, ông di chúc cho con dặn đi dặn lại: ‘Nghề y nên làm, mà cũng chẳng nên làm. Đầu óc sáng suốt, thiên tư thông mẫn, đọc nhiều sách, sau đó khả dĩ cứu đời; bằng không, ít có ai không giết người vì bánh thuốc cũng như đao kiếm vậy. Ta chết, con cháu thận trọng, chớ xem nhẹ y đạo’. ‘Danh y danh ngôn, ngữ trọng tâm trương’ câu này đã nói rõ sự nghiệp y học là một sự nghiệp cao thượng cứu người giúp đời, lại cũng phản ánh đầy đủ thái độ trị học nghiêm túc của Diệp Thiên Sĩ.

Ông mất năm 1749, hưởng thọ 79 tuổi.
Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:24:36 AM »

CÁT HỒNG (284 ? – 341)

Cát Hồng, tự Trĩ Xuyên, hiệu Bảo Phác Tử, người thời Đông tấn, Đơn Duơng, Câu Dung (nay là Giang Tô, Câu Dung), là nhà y học trứ danh thời Lưỡng Tấn về bệnh truyền nhiễm và luyện đơn (thuốc viên). Ông tánh tình trầm tĩnh, không giỏi ăn nói, không thích giao du, từ nhỏ đã khắc khổ cầu học. Dòng dõi gia đình cha ông đều làm quan, nhưng đến khi đời ông thì hoàn toàn phá sản vì xã hội quá động loạn. Năm 13 tuổi  thì cha qua đời, gia cảnh càng thêm nghèo khó. Ông một mặt tham gia cấy trồng để sinh sống, một mặt mượn sách vở để học tập. Ông đốn cây chẻ củi bán lấy tiền mua giấy bút và trong hoàn cảnh khó khăn này, gắng công đọc kinh sử, bách gia chư tử, nghiên cứu sâu về y học, nhất là phép thuật luyện đơn của thần tiên. Ông theo học với thầy Trịnh ẩn (Trịnh Ẩn là ông chú của Cát Hồng, học trò của thuật sĩ Cát Huyền). Sau lại theo học ‘phương thuật thần tiên’ với Thái thú Nam Hải là Bảo Huyền. Cuộc khởi nghĩa của Thạch Băng xảy ra, ông bị sung quân làm chức Đô úy. Có công dẹp nghĩa quân, được phong là Phục Ba tướng quân. Hết giặc, ông không kể gì chiến công, quyết tâm đi khắp nơi tìm đọc sách la.ï Nhà Đông Tấn được lập lên, ông được phong tước ‘Quan nội hầu. Sau đó, nhiều lần được tiến cử, ông đều từ chối khéo. Ông thấy mình đã già, muốn luyện thuốc để mong sống lâu, nghe nói đất Giao Chỉ (nay là Việt Nam) có sản xuất đơn sa (nguyên liệu để luyện đơn), bèn xin đi làm Huyện lệnh Câu Lậu (nay ở phía tây Hà Nội, Việt Nam). Được vua chấp thuận, ông đem gia đình đi về hướng Nam, đến Quảng châu, bị Thứ sử Quảng Châu câu lưu bèn ở ẩn trong núi La Phù Sơn, luyện đơn hái thuốc trị bệnh, viết sách cho đến chết.

Cả đời ông viết sách rất nhiều, có những bộ ‘Bảo Phác Tử’, Ngọc Hàm Phương’, ‘Trửu Hậu Bị Cấp Phương’, v.v.. Bộ ‘Bảo Phác Tử’ gồm có ba quyển: Kim đơnn, Tiêu độc, Hoàng bạch, trong đó ghi phương pháp luyện đơn và sự biến hóa hóa học, là sách chuyên môn hiện còn của Trung Quốc về luyện đơn. Bộ ‘Ngọc Hàm Phương’ là một bộ sách lớn gồm 100 quyển, đáng tiếc là đã thất lạc. Bộ ‘Trửu Hậu Bị Cấp Phương’ trước có tên ‘Trửu Hậu Cứu Tốt Phương’ là bộ sách tiện mang theo mình để sử dụng mà ông đã tuyển chọn từ trong bộ ‘Ngọc Hàm Phương’. Các sách này đủ cho Cát Hồng chiếm một địa vị trọng yếu trong Trung Quốc khoa học sử.
Logged
Chu Chấn Hanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Tám 12, 2008, 08:25:16 AM »

LÝ ĐÔNG VIÊN  (1180  - 1251)

 Lý Cảo, tự Minh Chi, về già hiệu Đông Viên lão nhân, người đời Kim ở Chân Định (nay là Chính Định, Hà Bắc). Lý Cảo là một trong bốn thầy thuốc lớn của đời Kim, Nguyên, cũng là người đặt cơ sở cho học thuyết ‘Tỳ vị’ của Trung y.

Ông xuất thân ở một dòng họ hào phú, yêu thích y học từ bé thơ. Thuở ấy, người Dịch Châu (nay là Dịch Huyện ở Hà Bắc) Trung Nguyên Tố, y thuật cao minh, có tiếng tăm rất lớn ở một dải Yên, Triệu.  Lý bèn gom góp ngàn vàng để học y với thầy Trương. Sau mấy năm đã học được y thuật của thầy, tên tuổi còn hơn cả thầy. Y thuật của ông chủ trường đặc biệt về trị liệu thương hàn (bệnh nóng nội khoa), ung thư , bệnh nhọt lở ngoại khoa) và đau mắt. Khi trị bệnh ‘thủy cổ’ (bụng trướng nước) của một người tên là Vương Thiện Phổ  ở Bắc Kinh, trong lúc đa số các thầy thuốc dùng phương ‘cam đạm thấm thấp lợi thủy’ không có hiệu  quả ông dùng phương ‘tư âm’ cho uống vào thì người bệnh tiểu tiện được thông và lành bệnh. Tiêu Quân Thụy, phó quan ở Tây Đài, bệnh thương hàn phát nóng, thầy thuốc khác sau khi cho uống ‘Bạch

Hổ Thang’, bệnh trạng tuy hết nhung mặt người bệnh lại đen như mực, mạch Trầm Tế, không làm chủ được tiểu tiện. Thầy Lý thì dùng thuốc ấm ‘thăng dương hành kinh’ trị được khỏi. Vợ của Ngụy Bang Ngạn đau màng mắt nặng, sưng nhức không chịu nổi, tuy được điều trị, nhưng tái phát đôi ba lần, ông xét là vì kinh mạch không điều hòa, cho nên trị theo hướng suy luận đó, và bệnh không tái phát nữa.Ông còn dùng châm cứu trị lành bệnh bại nửa người của Quách Cự Tế, tướng súy đất Thiểm. Do vì ông chuyên trị liệu những chúng bệnh nguy, khó lạ, nên người đương thời đều xem ông là một thần y.

Sự cống hiến chủ yếu của ông cho y học là dựa trên cơ sở lý luận của quyển sách y cổ

điển ‘Nội kinh,'' kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng của bản thân, sáng lập ra tân thuyết. Ông ở vào niên đại đúng ngay thời kỳ chiến loạn giữa Kim và Nguyên, binh lửa liên miên, tinh thần người dân bị kích thích, ăn uống thất thường, sinh hoạt không giờ giấc, ấm lạnh không thích hợp, bao nhiêu nhân tố ấy làm phát sinh nhiều bệnh tật, mà số tật bệnh này điều trị bằng phương trị thương hàn thường không có hiệu quả. Với kinh nghiệm thực tiễn, ông nhận thấy rằng các nhân tố này đều có thể làm cho nguyên khí của con người bị tổn thương, sinh ra bệnh nội thương, cho nên ông đề xuất ‘học thuyết nội thương’. Đồng thời, ông viết một quyển ‘Nội Thương Biện Hoặc Luận’ ghi rõ ràng sự phân biệt giữa ‘nội thương nhiệt bệnh’ và ‘ngoại cảm nhiệt bệnh’ (Bệnh nóng vì nội thương, bệnh nóng vì ngoại cảm), cho thấy đối với bệnh nóng vì nội thương phải dùng nguyên tắc trị liệu ‘cam ôn trừ đại nhiệt, phù chính dĩ khử tà’. Theo sự giãi bày Trương Nguyên Tố trong học thuyết ‘tạng phủ bệnh cơ’, kết hợp với thuyết ‘nhân '' dĩ thủy vị bản’, ‘hữu vị khí tắc sinh, vô vị khí tắc tử’ của ‘Nội kinh’, ông nhận xét rằng trong ngũ tạng lục phủ, tỳ vị là tối quan trọng đối với hoạt động sinh lý của thân thể người ta, nhân đó ông đề xuất chủ trương ‘nội thương tỳ vị, bách bệnh do sinh’ (trăm bệnh đều do tỳ vị bị tổn thương), đồng thời ông viết một quyển ‘Tỳ Vị Luận’ để giới thiệu học thuyết của mình.

Đối với việc phát huy lý luận Trung y, ông tập trung chủ yếu ở điểm nhấn mạnh tác dụng của Tỳ Vị. Tư tưởng chủ đạo của ông là: thổ vi vạn vật chi mẫu, tỳ vị vi sinh hóa chi nguyên (đất là mẹ của vạn vật, tỳ vị là gốc của sinh hóa). Vì đó mà khi trị liệu bệnh nội thương, ông dùng một lối ‘ôn bổ tỳ vị, thăng cử trung khí’ làm phương chủ yếu, đồng thời sáng chế phương thuốc trứ danh ‘Bổ Trung Ích Khí Thang’, được y gia  đời sau luôn noi theo áp dụng. Vì ông giỏi ứng dụng phép ôn bổ tỳ vị, đời sau tôn xưng ông là ‘bổ thổ phái’ hoặc ‘ôn bổ phái’. Học thuyết nội thương tỳ vị do ông sáng lập có ảnh hưởng sâu xa trong sự phát triển Trung y học.

Ông mất năm 1251, hưởng thọ bảy mươi mốt tuổi.
Logged
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Mười 02, 2010, 04:02:38 PM »


Xứng danh Lương Dược triều Lê, có thể nói Hoàng Đôn Hòa đã để lại những thành quả thật lớn lao trong công tác dịch tễ và quân y trong một thời kỳ chính trị phức tạp.

Về năm sinh năm mất của Hoàng Đôn Hòa, hiện vẫn còn chưa ngã ngũ. Ông sinh ra tại thôn Huyền Khê (Dư địa chí của Nguyễn Trãi), xã Thanh Oai Trung, tổng Thanh Oai Thượng, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên (01), giữa vùng đất “Linh Minh Đỗng Triệt”(02).

Thi đậu Giám Sinh, tinh thông y thuật, ông lại vui thú với cái chí dĩ sư bạch danh, ẩn cư dạy học (03). Từng chữa bệnh khỏi cho công chúa Phương Anh (Tức Phương Dung phu nhân), ông trở thành phò mã của triều đình. Năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533) Trang Tông Dụ Hoàng Đế (Mạc Đại Chính năm thứ tư, Minh Gia Tĩnh năm thứ mười hai),  vua Lê sai người sang Minh xin quân đánh Mạc (04), lúc này bệnh dịch tràn lan, ông đứng ra phát chẩn gạo, tiền, thuốc cho dân nghèo, chữa bệnh cứu người. Năm Gia Thái thứ hai (1574) đời Lê Thế Tông Nghị hoàng đế (Mạc Sùng Khang thứ chín – Minh Vạn Lịch thứ hai), nhà Mạc sai tướng vào cướp đất Nghệ An (05), lại đem quân xâm vào địa phận Thái Nguyên, ông được cử làm chức Điều Hộ Lục Quân theo đại quân đi đánh dẹp, vào vùng sơn lam chướng khí giúp tướng sĩ chống lại ngược tật (Sốt rét - Paludisme - Paludism)  và thổ tả bằng bài Tam Hoàng Hoàn gồm Vỏ Doãn (Hoàng Nàn), Hoàng Lực và Hùng Hoàng (* Chú ý: Phân biệt với bài Tam Hoàng Hoàn 三黄丸 gồm Hoàng Bá 黄柏 01 lạng,  Hoàng Cầm 黄芩 01 lạng,  Đại Hoàng 大黄 01 lạng (06) chủ trị tam tiêu tích nhiệt 三焦积热, tì vị tích trệ 脾胃积滞, mọi thứ hỏa xông lên, đối với các thứ lửa thừa do thực nhiệt đều lập công trong giây lát). Những công lao của ông đã góp phần lớn vào việc phấn dương tướng sĩ hùng nhuệ (07), đánh thắng nhà Mạc. Nhờ những công lao đó, ông được phong làm Lương Dược Hầu - Thị nội Thái Y Viện Chính Trưởng Thủ Phiên, cai quản Thái Y Viện, nhưng ông dứt khoát xin về quê cho đến khi mất được phong tặng là LƯƠNG DƯỢC LINH THÔNG CƯ SĨ (Sắc phong đầu tiên có câu: “Lương Dược Linh Thông Cư Sĩ, Chiêu Cảm Phổ Huệ, Phù Ứng Quảng Tế”).

Tác phẩm y học còn lại của ông có quyển Hoạt Nhân Toát Yếu 活人撮要 (Phép cốt yếu cứu sống người), bao gồm các kinh nghiệm phương về nhiều mặt lâm sàng từ Nội khoa, Ngoại khoa, Phụ khoa, Nhi khoa cho đến Thú y, Dưỡng sinh, Dược lý, Biện chứng luận trị (08).

Với những nghiên cứu của mình, ông cũng đã ghi chép lại 265 vị thuốc Nam với những bổ sung về mặt công dụng chủ trị như Vôi (09), Trầu (10), Bồ Kết (11), Củ nâu (12), lá Duối (13), lá Đậu ván (14), lá Huyết dụ (15), lá Chỉ thiên (16), vỏ Dưa chuột (17).v.v... rất giản dị và thú vị. Tuy nhiên, ngày nay để đưa các vị thuộc trên vào sử dụng, cần có các thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá tác dụng và hiệu quả điều trị.

Theo tư tưởng “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình” của Đại y sư Tuệ Tĩnh, ông đã thấm nhuần và đưa ra phép Tĩnh Công (18) Hô Hấp, đề cao tác dụng của việc Thanh Tâm (19).

Những thành quả lao động của Danh y Hoàng Đôn Hòa qua cuốn Hoạt Nhân Toát Yếu được biết tới như vậy nhờ vào công sưu tầm, cất giữ, biên soạn và bổ sung của một lương y làng Đa Sĩ khác là Trịnh Đôn Phác (20), người được coi là đã kế thừa và phát huy xuất sắc các bài thuốc của Danh y Hoàng Đôn Hòa.

Sống vào thế kỷ XVI, sinh ra từ vùng đất ngô khoai bến đò Đan Sĩ 丹 俟 (丹 仕), được biết đến ngày nay với cái tên Đa Sĩ 多仕 giàu truyền thống, với những cống hiến to lớn trong y tế quân sự và chữa thuốc cứu dân, cùng với tác phẩm Hoạt Nhân Toát Yếu quý báu, Danh y Hoàng Đôn Hòa xứng đáng được tôn vinh là bậc Hậu Đức Chí Nhân Đại Vương.

Khuất Lão Động Chủ Nguyễn Hạnh

Chú thích:

(01). Thần tích miếu làng Đa Sĩ có ghi: “Hoàng Đôn Hòa tại thôn Huyền Khê, xã Thanh Oai Trung, tổng Thanh Oai Thượng, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên”.

(02)  靈 明 洞 徹 Linh Minh Đỗng Triệt (Ánh thiêng chiếu rọi khắp nơi, chữ ghi trên nóc chùa Đa Sĩ, tức quán Lâm Dương ở thôn Đa Sĩ, xã Hiến Hưng – Hà Đông), được xây cạnh miếu thờ Lương y Dược linh thông Cư sỹ Hoàng Đôn Hòa và Phương Dung Từ Thục phu nhân), vốn chữ dùng trong kinh Phật, ý trỏ cái ánh sáng vô lường của Phật pháp.

(03). Thần tích miếu làng Đa Sĩ.

(04). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản kỷ thực lục Q6 - Nhà Hậu Lê. Nhà Mạc (1533 - 1572).

(05).  Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên - Quyển thứ 29.

(06). Thanh Thái Y Viện Bí Lục Y Phương phối bản - 清太医院秘录医方配本.

(07). Sắc phong LƯƠNG Y DƯỢC LINH THÔNG CƯ SỸ HOÀNG ĐÔN HÒA (Thịnh Đức năm thứ 03).

(08)  Hoạt nhân toát yếu: Phương thuốc kinh nghiệm và phép dưỡng sinh/Hoàng Đôn Hòa - Viện nghiên cứu đông y biên dịch, chú thích, phụ lục.- NXB Y học, 1980.

(09). Vôi, (10) Trầu: Danh y Hoàng Đôn Hòa đặc biệt quan tâm đến Vôi, Trầu và Đại Hoàng.

(11). Bồ Kết: Tán bột thổi vào lỗ mũi trâu bò chữa ngạt thở.

(12). Củ Nâu, (13). Lá Duối, (14). Lá Đậu ván: Chữa trâu bò bị đau bụng.

(15). Lá Huyết dụ: Chữa lậu, đái dắt, bạch đới.

(16). Lá Chỉ thiên, (17). Vỏ Dưa chuột: Chữa chứng Thượng Mã Phong.

(18). Tĩnh Công: Là phương pháp nhập tĩnh, hướng vào sự thanh tịnh bên trong để mở rộng biên độ trí tuệ, phá bỏ cái tôi nhỏ bé để đạt được cái tĩnh không và sáng suốt. Theo kinh Phật thì khi nhập tĩnh, Phật sẽ cùng xuất hiện trong Thập Đại Chúng Sinh, cái ung dung tự tại của chư Phật và chúng sinh sẽ cảm ứng với ngoài vòng pháp giới, cứu vớt sự đau khổ trầm luân. Một cách đơn giản, thực hành Tĩnh Công để đạt được cái Tâm thanh thản, giúp mọi bệnh tiêu tan.

(19). Thanh Tâm: Tức là làm cho lòng trầm xuống, khiến cho tâm mình trở nên trong sạch.

(20). Trịnh Đôn Phác (1692 – 1762), lương y đời Lê Hiển Tông, từng giữ chức Thái Y Viện Thủ Phiên.

THAM KHẢO:

01. Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế
Giấy phép của Cục Báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin số: 314/GP-BC ngày 09/7/2004
Trưởng ban biên tập: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng bộ Y tế
Bản quyền Bộ Y tế - 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội.
Tel (84-4): 62732273 - Fax: 38464051 - Email: byt@moh.gov.vn

02. Thông báo Hán Nôm học 2006 (tr.802-813).

03. Phật Thuyết Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh 佛说首楞严三昧经 – Đài Bắc Phật Kinh Xuất Bản Xã 台北佛经出版社 – Trung Hoa Dân Quốc tháng 07 năm 83.

04. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

05. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục.

06. WHO International Standard Terminologies on Traditional Medicine in the Western Pacific Region – World Health Organization - Western Pacific Region.

07. WHO 西太区传统医学国际标准名词术语 - 北京大学医学出版社.

08. Thanh Thái Y Viện Bí Lục Y Phương phối bản - 清太医院秘录医方配本.

09. Hoạt nhân toát yếu: Phương thuốc kinh nghiệm và phép dưỡng sinh/Hoàng Đôn Hòa - Viện nghiên cứu đông y biên dịch, chú thích, phụ lục.- NXB Y học, 1980.

10. Khí Công Toàn Thư - Hoàng Vũ Thăng, Nhà Xuất Bản Thể Dục Thể Thao, Hà Nội ngày 24 tháng 03 năm 2005.

11. James, Andy (2004). The spiritual legacy of Shaolin Temple : Buddhism, Daoism, and the energetic arts. Boston : Wisdom Publications.

12. ベトナム醫學形成の軌跡.

13.越南醫學形成之軌跡PDF - 越南醫學形成之軌跡緒言1 越南史及醫學史料.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 31, 2018, 08:20:51 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Trang: [1] 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn