Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 05, 2024, 08:38:48 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH - CÁC ĐỘNG TÁC ĐƠN GIẢN  (Đọc 7604 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« vào lúc: Tháng Mười 30, 2008, 10:35:30 AM »

Trong sách Trung y học khái luận có viết: "Phép chữa bệnh bằng khí công là thông qua sự yên lặng về tâm thần, điều hoà hơi thở, làm cho cơ thể được ta dưỡng và đều đặn, nhờ đó mà đạt được kết quả của phòng chữa bệnh tật (đặc biệt là một số bệnh mãn tính), khôi phục lại sức khoẻ, dài thêm tuổi thọ. Bởi vì phương pháp của nó chủ yếu là trọng dụng cả 2 mặt tâm, thần tức là kết hợp lẫn nhau giữa sự thở với tinh thần ý thức để phát huy và tăng cường sức đề kháng của thân thể, để chiến thắng sự xâm hại của bệnh tật, vì thế khí công là một phép chữa bệnh toàn diện". (trích Trung y học khái luận tập III - nhà xuất bản y học 1963).

Trong các sách như Hoàng đế nội kinh tố vấn, linh khu tố vấn, châm cứu đại thành... cũng như một số sách đông y khác đều coi trọng việc luyện tập khí công coi đó là một phép chữa bệnh hữu hiệu.

Ngày nay khí công dưỡng sinh cũng đã và đang đi dần vào cuộc sống. Sáng sớm ra các công viên, những nơi thoáng đãng... chúng ta đều thấy chố này người ta đang đi bộ dưỡng sinh, nơi kia có cụ đang đi bài thái cực quyền, đằng kia các bà đang múa kiếm...

Trong khuôn khổ diễn đàn này tôi muốn nói đến các động tác đơn giản ví như khi trí nhớ ta kém hay bị quên thì ta gõ đều 10 đầu ngón tay vào nhau, hay thường ngày thi thoảng ta hay cảm thấy khó thở thì sáng dậy lấy tay bịt một bên lỗ mũi rồi hít vào, dừng một tí rồi chuyển sang bịt lỗ mũi bên kia rồi thở ra như vậy là được một lần mối ngày làm như vậy 9 lần.
 
Hít vào bằng mũi rồi dùng tay bịt 2 lỗ mũi lại há miệng uốn cong lưỡi (dọc lưỡi ) rồi thở ra, cho hơi ra theo đầu lưỡi. Làm như vậy 9 lần 1 ngày - Đây là phương pháp luyện khí công đơn giản trong võ học. Mục này tôi biết được là do vừa rồi tôi có gặp cô Hoà (Đinh Diệp Hoà - là một võ sư của môn phái Vĩnh xuân) Đồng thời cũng là môn sinh của cố lương y Lê Văn Sửu. Trong thời gian tới nếu có tài liệu tôi sẽ post tiếp các động tác đơn giản khác. Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ. 
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 30, 2008, 10:47:16 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
Cà Phê Sáng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 8



Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười 30, 2008, 04:30:09 PM »


Tại sao phải tập thở?

Người ta từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng luôn luôn phải thở. Người bình thường không thể nhịn thở quá 2 phút. Thở còn được gọi là hô hấp (tiếng Hán "hô" là thở ra, "hấp" là hít vào). Bình thường hô hấp được duy trì bởi trung tâm tự động. Nhưng hô hấp cũng luôn biến động bảo đảm nhu cầu năng lượng luôn thay đổi, vì hoạt động sống của con người luôn đáp ứng phù hợp với điều kiện thay đổi của môi trường xung quanh.

Con người trong đời sống hàng ngày thường ít vận động cơ bắp, có quá nhiều lo buồn, nghịch cảnh, độc hại, dẫn đến nhiều rối loạn tâm sinh lý trong đó có rối loạn hô hấp. Cách đây 2500 năm, đạo Yoga đã xác định người ta sinh ra biết ăn, biết đi, biết nói nhưng không biết thở. Vì vậy thở là giai đoạn then chốt trong tất cả các phương pháp tu luyện cổ truyền phương Đông. Thở gắn kết con người và vũ trụ, ảnh hưởng qua lại giữa tâm lý và sinh lý, điều hòa âm dương, khơi dậy tiềm năng, đẩy lùi bệnh tật. Từ trước công nguyên, sách Nội kinh tố vấn đã viết "hô hấp là sống, hô hấp kém là sống kém. Cần phải thở sâu, cần phải rèn luyện thân thể và tinh thần để đạt được chân khí. Dưỡng thần tốt, dự phòng tốt thì ít khi dùng đến thuốc".

Thở như thế nào cho đúng?

- Thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên, chưa bị ảnh hưởng của cuộc sống với nhiều yếu tố gò ép làm cho sai lệch dần.

Thở bụng có khả năng hấp thu khí vào nhiều hơn thở ngực nhờ có động tác hạ thấp cơ hoành để mở rộng thêm thể tích TTTg ngực về phía dưới, và tống khí thở ra cương quyết hơn bằng động tác dâng cao cơ hoành do thót bụng.

Thở bụng có tác dụng độc đáo là vận động được khí của vùng đan điền, được coi là vùng bể khí (khí hải) do tích tụ nhiều máu của cơ thể (vùng trọng lực) và chứa các cơ quan có hoạt lực cao nhất, với những cảm giác mạnh nhất như cơ quan sinh dục, bài tiết, tiêu hóa và một loạt đám rối thần kinh quan trọng. Hoạt tính, trương lực, cảm giác của những cơ quan này là những dạng khí cực kỳ quan trọng (không phải khí thở). Nếu vận dụng khéo thông qua thở bụng sẽ bảo đảm được điều hòa khí và huyết từ các vùng này lên nuôi dưỡng cho các cơ quan ở các vùng trên, có khả năng quan trọng đối với toàn cơ thể là não và tim.

Ngoài ra phía trên TTTg ngực có hai vai gắn với hai cánh tay phải gánh vác nhiều việc khéo léo, chính xác. Nhiều khi để thực hiện những động tác này phải nín thở rất mệt. Biết thở bụng thì không bao giờ phải nín thở cả.

- Hơi thở phải nhỏ, êm và liên tục, nhẹ nhàng, khoan thai và sâu dài, không được gò ép mà tuỳ theo cảm giác nhu cầu, và qua tiến trình luyện tập ngày một chủ động làm nhịp chậm hơn và luôn đều đặn. Tập thở ở tư thế tĩnh không phải là để cung cấp nhiều Ôxy hơn. Trái lại, ngồi yên mà đưa vào nhiều Ôxy quá, khử đi nhiều khí Carbonic quá thì độ axit trong huyết sẽ giảm, độ kiềm tăng quá mức sẽ gây ra chóng mặt. Vì vậy thở sâu nhưng phải rất chậm. Đây là vận dụng hơi thở để ảnh hưởng ngược lại lên thần kinh và các bộ phận khác. Lúc thần kinh bị kích thích, hơi thở cùng các bộ phận khác đều rối loạn. Điều hòa được nhịp thở thì dần dần hoạt động của các cơ quan bộ phận cũng được điều hòa cân bằng trở lại.

- Nhắm mắt, tập trung ý thức vào nhịp thở để thư giãn tinh thần: Ý thức con người thường xuyên bị nhiều tác nhân kích thích gây căng thẳng, cần tạo điều kiện cho nó được thư giãn, không thể bằng nghỉ ngơi thụ động vì "thân nhàn tâm bất nhàn". Thở là biện pháp sinh lý tự nhiên nhất để ta tập trung vào nó, quên đi các kích thích bất lợi.

Thở đúng không chỉ nhằm lấy được nhiều Ôxy, mà điều quan trọng hơn là bảo đảm cho cơ thể sử dụng Ôxy hợp lý nhất. ở tế bào, các chất dinh dưỡng nhờ phản ứng Ôxyhóa khử tạo thành năng lượng nhưng cũng tạo ra các gốc tự do gây hại cho tế bào, gây lão hóa và gây ung thư. Thở lập lại cân bằng âm dương, chống rối loạn tiến trình Ôxyhóa khử, chống lão hóa.
Logged

Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Tư 10, 2009, 11:27:22 AM »

QUAN HỆ CỦA HÀNH CÔNG VỚI TRỊ TẠNG

     Phàm là người luyện tập võ thuật không kể là ở ngoại công hay nôi công, đều cần lấy ngưng thần cố khí làm chủ. Muốn ngưng thần, tụ khí lại không thể không làm dẹp trừ mọi suy nghĩ bậy, trừ bỏ mọi bệnh tật.

Trị tạng tức là điều trị nội tạng làm cho tạng sạch không có ngoại tà xâm nhập, sau đó mới luyện tập công phu thì thần trọn vẹn, khí đầy đủ, thành công sẽ nhiều, thu hiệu quả rất nhanh. Không như thế thì khi bệnh ở trong khồng được trừ, ngoại tà dễ vào, khi ta buông thả sẽ làm cho ngày tập không để lại dấu vết, không những không thể trông đợi vào việc tập đó có thành, quá lắm lại có thể bị nó tàn hại. Cho nên người đời thường nói: “Tập ngồi dễ thành ngu xuẩn (Bành Sĩ), tập thổ nạp (khí thở ra, khí hít vào) dễ thành lao phổi”. Nhưng việc tập ngồi, tập thổ nạp đều chưa thể làm trước việc điều trị nội tạng, không được lấy việc làm trước là con đường đúng . Đến khi ngoại tà lấn vào, bệnh ở trong tăng thịnh mà thành nhiều loại bệnh lạ, cuối cùng đến nỗi có thuốc cũng không thể cứu.

Phàm hành công có thập yếu ( 10 điều cần thiết). thập kị (10 điều kiêng tránh) và thập bát thương (18 cái hại) đều là then chốt cần thiết nhất trong phép trị tạng.

Luyện nội công, việc cần là ghi chắc ở tâm, giữ lấy ý ở mọi nơi. Sau khi trị tang đã chắc chắn trọn vẹn mới theo đúng phép hành công, lúc đó mới có thể có hiệu quả.

Giờ hành công lấy Tí  và Ngọ, mỗi giờ lấy làm một lần tập là đẹp. Lấy Tý để gặp sinh dương, lấy Ngọ để gặp sinh âm hợphai khí âm dương trộn lại thì thành tượng (hình ảnh) của tiên thiên lúc này thần của sự suy nghĩ được yên tĩnh, máy móc trong thân thể không làm việc, mọi tạp niệm không có chỗ mà sinh, một khí hỗn nhiên thành công tự nó dễ dàng.

Quyết trị tạng chỉ có 6 chữ là HA, HƯ, HU, HÔ, XUY, HI. Hàng ngày tĩnh toạ gõ răng nuốt nước bọt, niệm sáu chữ đó có thể lấy đó trừ trăm thứ bệnh của tạng phủ. Riêng khi niệm nên nhẹ, tai không nghe thấy tiếng là khéo nhất, lại cần liền một hơi thẳng xuống, không được dứt quãng là hiệu quả như thần. 

Trích: Đích phái chân truyền Thiếu lâm nội công bí truyền - người dịch Lê Văn Sửu.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 10, 2009, 11:29:27 AM gửi bởi Ru_noong » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Tư 10, 2009, 11:32:28 AM »

Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn