Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 05, 2024, 05:30:31 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGHỆ THUẬT DU GIÀ  (Đọc 8933 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bích Loa Xuân
Jr. Member
**
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 55



Email
« vào lúc: Tháng Chín 04, 2008, 02:14:16 PM »

    Chăm chỉ luyện Yoga




(Dân trí) - Những bài tập đơn giản sẽ giúp giảm bớt căng thẳng khi bạn phải làm việc nhiều với máy vi tính. Bạn có thể thực hiện những động tác dưới đây ngay trong phòng làm việc.

1. Đứng thẳng, đưa tay qua đầu và các ngón tay TTTg vào nhau, ngửa lòng bàn tay hướng lên phía trần nhà. Hít sâu và thở ra khi toàn thân đang vươn lên, 2 vai khép chặt. Tiếp tục hít sâu và thở ra khi nghiêng người từ bên này sang bên kia.


2. Hít vào, nâng hai vai lên sát tai và rồi thở ra và để vai rơi tự do trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại 3 lần. Cố gắng ép sát các múi cơ hình thang ở sau lưng khi bạn nâng vai lên và rồi khi để vai rơi tự do, thả lỏng các múi cơ đó hoàn toàn.


3. Đứng (hoặc ngồi ở ghế) sao cho 2 chân bám chặt mặt đất. Hít sâu và dang 2 tay ra, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Thở ra và ngửa lòng bàn tay lên đồng thời đẩy vai về phía sau. Hít vào và thở ra rồi hạ tay sao cho cùi tay hướng về eo. Hít vào và thở ra khi vòng tay lên phía trước bụng. Bài tập này giúp nở nang TTTg ngực và thẳng lưng trên.


4. Để hai tay ra sau lưng, đan các ngón tay vào nhau. Giữ thẳng lưng, ưỡn ngực về phía trước. Thở ra hít vào đều đặn, mắt nhìn thẳng và tập trung nhìn vào điểm cố định ở xa nhất.


5. Đứng gần 1 bức tường ở khoảng cách sao cho cánh tay phải duỗi thẳng, bàn tay úp vào tường. Thở  ra hít vào đều đặn, quay đầu sang bên phía vai trái rồi lại quay thẳng sao cho vai không chuyển động. Lặp lại 5 nhịp, sau đó đổi bên.


6. Đứng cách bàn làm việc ở khoảng cách vừa phải. Tỳ 2 tay lên trên bàn, các ngón tay hướng ra ngoài. Sau đó xoay bàn tay sao cho các ngón tay hướng vào cơ thể. Căng duỗi nhịp nhàng cánh tay và cổ tay.


7. Choàng cánh tay phải qua thân người đặt tay phải lên vai trái sao cho cùi tay thẳng góc với ngực và hướng ra ngoài. Đặt bàn tay trái lên cùi trỏ của tay phải và thở ra, dùng tay trái đẩy tay phải hướng thẳng lên, sao cho phần vai được nâng lên. Hít thở vài lần rồi thả lỏng, chuyển sang tay kia.


8. Gập tay phải ra đằng sau và thở ra khi uốn cong khuỷu tay và các ngón tay chạm vào vùng lưng ở giữa 2 vai. Đưa tay trái lên, đặt lòng bàn tay vào cùi trỏ tay phải và kéo khuỷu tay về phía bên trái. Thư giãn các cơ xương sườn bằng cách giơ cao tay phải và thở ra hít vào vài lần. Thả lỏng và lặp lại với tay kia.


9. Hai tay bắt chéo trước ngực và đặt một khuỷu tay này ở dưới khuỷu tay kia, 2 bàn tay hướng vào nhau và các ngón tay hướng lên trần nhà. Thở ra và từ từ nâng cánh tay lên sao cho khuỷu tay thẳng góc với vai. Lặp lại bằng cách đổi vị trí của khuỷu tay.


10. Ngồi trên ghế xoay và dùng lực kéo ghế ra xa khỏi bàn, sao cho cánh tay thẳng, lòng bàn tay bám vào cạnh bàn. Thót bụng và kéo vai hướng về phía cạnh bàn sao cho đầu song song với cánh tay.


11. Ngồi trên ghế, 2 chân gập vuông góc với mặt đất, thẳng lưng. Vặn mình về bên trái, 1 tay đặt lên phần tựa của ghế, 1 tay đặt trên mặt ghế. Hít thở vài lần rồi đổi tư thế.


12. Ngồi trên ghế, 2 chân mở rộng so với hông. Cúi người xuống, ép sát thân người vào 2 đùi, 2 tay chạm mắt cá. Tiếp tục gập người xuống sao cho đầu cúi thấp hơn đầu gối.


13. Ngồi thẳng lưng, 2 chân chạm sàn. Hai bàn tay đặt lên đầu gối, vai thả lỏng. Hít một hơi thật sâu và thè lưỡi, hướng ánh nhìn vào mũi. Lưỡi liên tục thè ra, rụt vào trong miệng. Thở ra và hướng mắt lên trên trán. Lặp lại 3 lần.


14. Ngồi trên ghế, thư giãn vai và thả lỏng cơ thể. Thư giãn các cơ trên mặt, hàm và lưỡi. Đảo mắt vòng tròn 8 lần. Nhắm mắt và hít thật sâu, thở ra thật chậm.


Thu Phương - Thuý An

Theo will-harris
Logged
Cotylua
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 5



Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Chín 10, 2008, 07:41:52 AM »

Logged
Cotylua
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 5



Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Chín 10, 2008, 07:42:32 AM »

http://www.yoga.com.vn/
Logged
Cotylua
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 5



Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Chín 10, 2008, 07:43:19 AM »

http://www.suckhoe360.com/Song-khoe/Yoga/index.php
Logged
Cotylua
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 5



Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Chín 10, 2008, 07:46:21 AM »

Những điểm bất lợi của yoga


Giống như bất kỳ phương pháp luyện tập nào khác, yoga có thể là có lợi với người này nhưng chưa chắc đã có lợi với người khác. Xin đề cập những điểm bất lợi của yoga cho tất cả những ai đã, đang và có dự định tập yoga nên quan tâm các điểm này để tránh điều có hại cho bản thân.

Loại thần dược giữ tuổi xuân không có gì quý tộc như phương pháp yoga. Yoga chính là một nghệ thuật cổ xưa có nền tảng khoa học nghiên cứu về thể xác, tâm trí và tinh thần.

Từ yoga có nguồn gốc từ tiếng phạm là yuj, có nghĩa là “hợp nhất lại” hoặc “kết nối lại”, còn một nghĩa khác có liên quan là “đặt trọng tâm vào” hoặc “sử dụng”. Trong thuật ngữ triết học thì sự hợp nhất giữa cá nhân (jivatma) và vũ trụ (paramatma) chính là yoga,

Phần lớn mọi người đều biết rằng thực hành yoga sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai, cải thiện chức năng hoạt động của các hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, nội tiết, đồng thời yoga cũng đem lại sự ổn định và sáng suốt cho ý chí.

1. Không có hiệu quả với người lười biếng

Tập luyện yoga bao gồm 5 bước. Đó là: thiền, khởi động, tập các asana, xoa bóp và thư giãn. Việc luyện tập đòi hỏi sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác. Vì vậy để có thể luyện tập yoga có hiệu quả người tập cần phải có sự nhẫn nại, kiên trì và thậm chí cố gắng trong cả đời người để có thể đi đến cùng.

Ngay các văn bản cổ xưa của yoga cũng nói rằng môn này không thể đạt hiệu quả đối với những người phàm tục, lười biếng. Tất cả mọi người hiện đang luyên tập hay có dự định luyện tập yoga cần phải tâm niệm chú ý rằng tập yoga không phải là một trò chơi ở phòng khách hay một trào lưu nhất thời, càng không thể tập theo ý thích nhất thời hay theo ý muốn của người khác.

Tất cả các nguyên tắc rèn luyện của yoga đều phải tuân thủ đúng nên cần nhìn vào bản thân mà lựa chọn, và khi đã lựa chọn thì cần phải quyết tâm thực hiện tới cùng.

2. Gây hại cho trẻ em

Tập luyện yoga là cả một quá trình khó khăn và khắt khe bao gồm luyện thở, luyện asana và luyện trí. Việc luyện tập này đòi hỏi người tập phải tập trung được ý chí và năng lực của bản thân bằng những động tác chậm rãi và trong không gian tĩnh lặng.

Trong khi đó, một đứa trẻ để có thể phát triển một cách hoàn toàn về trí não và cơ thể thì cần phải cho trẻ hoạt động, chơi trò chơi, tập luyện các phương pháp thể dục có tính ganh đua, cho trẻ tiếp xúc nhiều với các hoạt động xã hội.

Mặt khác, bản tính của trẻ em là tò mò hiếu động và luôn thích tìm hiểu, không thể và không nên ép các em vào trong môi trường tĩnh lặng hoàn toàn của yoga, như vậy sẽ thu hẹp môi trường sống và làm giảm đi khả năng tiếp xúc cũng như gia tăng kiến thức về thế giới bên ngoài.

Vì vậy, yoga thật sự không thích hợp với trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 15 tuổi, nếu tập luyện chỉ nên hướng dẫn giới hạn các em ở các phương pháp tập thở và cách ăn uống vệ sinh để giữ gìn sức khoẻ.

3. Ảnh hướng tới cơ bắp

Yếu tố mang đến thành công cho yoga là tập thở, tập asana và tập trí. Tập asana là việc tập các động tác của yoga theo các tư thế cụ thể, ví dụ như tư thế rắn hổ mang, thế chào dài, thế cánh cung… Theo các nhà yoga nổi tiếng của Việt Nam hiện nay thì có 5.000 asana được biết đến trên thế giới, ở Việt Nam người tập yoga chỉ tập 24 asana. Tuy nhiên việc luyện tập cũng đã đòi hỏi sự cố gắng và chính xác cao.

Vì tập các asana, tất cả các khớp xương, cột sống và cơ thể đều phải vận động theo tư thế khó khăn hơn theo tư thế thông thường. Nếu người tập yoga vận động sai tư thế thì sẽ không chỉ ảnh hướng tới cơ bắp mà còn ảnh hưởng tới các khớp xương thậm chí có ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hoá, tuần hoàn…

Mặc dù những ảnh hưởng này có thể phục hồi được tuy nhiên việc chữa trị không phải là dễ dàng, có thể tốn thời gian và tất nhiên là cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khoẻ.

4. Ảnh hưởng tới tiềm thức và hệ thần kinh

Như đã đề cập ở phần trên, trong yoga, để thành công, ngoài việc tập các asana, thì yếu tố quan trọng nhất là tập thở và tập trí. Trong tập tư thế, việc vận động sai chỉ có hại tới xương và cơ bắp và có thể phục lại hồi được.

Nhưng trong luyện thở việc luyện tập không chỉ đơn giản là vận động cơ thể, mà là việc tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào luyện thở thật chính xác, hít vào thì phải căng bụng lên thở ra thì phả thót bụng laị.

Việc này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng trên thực tế việc có thể giữ nhịp thở đều đặn theo đúng quy tắc luyện tập không hề dễ dàng, ngoài ra việc dùng tâm trí để dẫn theo khí đi theo các kinh mạch từ dưới chân lên tới đỉnh đầu cũng không hề dễ dàng.

Đối với việc tập trí cũng vậy, theo yoga tâm trí là yếu tố quan trọng nhất trong cơ thể, là nơi điều khiển hoạt động của các bộ phận chiết xuất hormone giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển cũng như ngăn chặn mọi bệnh tật. Tập trí là việc tập luyện giúp cho trí não có thể điều khiển một cách chủ động các tuyến nội tiết và luân xa tiết ra hormone.

Vì vậy, việc tập sai sẽ ảnh hưởng tới tiềm thức, hệ thống thần kinh và dẫn đến những tác hại khôn lường như trầm cảm, ám ảnh, tẩu hoả nhập ma, bệnh thần kinh… Và không ai có thể đảm bảo hay khẳng định về việc phục hồi của những bệnh liên quan đến tâm trí của con người.

5. Ảnh hưởng gây chết người

Trong trường hợp người tập đã đi tới cảnh giới cao nhất của việc tập luyện yoga có nghĩa là đã có thể tác động sâu tới tiềm thức của bản thân tức là đã tìm được chìa khoá của bản thân nhưng không thoát ra được tức là không mở cửa được và không thể tỉnh lại, họ sẽ chết.

6. Ảnh hưởng tới người bị bệnh

Cơ thể con người được cấu tạo khác nhau và khả năng trí tuệ cũng như năng lự tập trung ý chí của mỗi người cũng không hề giống nhau, do đó các asana cần được chỉ dẫn riêng biệt cho từng người.

Chẳng hạn, tư thế cây nến không thích hợp với người bị đau lưng, bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao.

7. Phấn khích quá đà

Có nhiều người gấp gáp tập luyện do muốn đạt hiệu quả nhanh hoặc tự tăng thời gian tập luyện gấp đôi nên sau một thời gian bị rơi vào tình trạng quá phấn khích. Hậu quả dẫn đến mất ngủ, tâm trạng bồn chồn, hay la mắng, cáu gắt.
 
Theo Mỹ phẩm 
Logged
Phật Đản
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1



Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Chín 10, 2008, 07:49:23 AM »

http://www.saigonyoga.com/home_v.html
Logged
Ẩn sĩ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1



Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Chín 10, 2008, 07:58:54 AM »

http://www.thuvienhoasen.org/TueQuangdich_t0241.pdf
Logged
Nguyễn Hạnh
Khách
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Mười Một 08, 2008, 11:39:59 AM »



http://pauliezink.com/taoist-yoga/
Logged
Đỗ Ngọc Vân
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 5



Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Mười Một 10, 2008, 08:56:01 AM »

TRÒ CHUYỆN CÙNG CÁC BẠN TỨ HẢI

Yoga phù hợp với tất cả mọi người, tuy nhiên, phụ thuộc vào thể chất của mỗi người khác nhau mà có cách luyện tập phù hợp nhất cho mình. Người có tuổi có cách luyện tập khác thanh niên, phụ nữ mang thai lại có cách tập luyện đặc biệt, những người đang có bệnh huyết áp cao, thấp, tiểu đường, đau lưng, thấp khớp... cũng có những bài tập phù hợp riêng.

Những chú ý khi luyện tập

- Mặc thoải mái: Tốt nhất là mặc quần áo có độ co giãn và thấm hút mồ hôi. Nên để chân trần để dễ giữ thăng bằng và dễ để cảm nhận cơ thể hơn.

- Không nên ăn bữa ăn chính 2 - 3 giờ trước khi tập. Tuy nhiên, những người bị thiếu máu, có thể ăn nhẹ một chút (hoa quả hoặc súp). Nếu bữa trưa dùng đồ ăn quá khó tiêu, buổi chiều đến giờ tập bụng vẫn còn ấm ách thì cũng không nên tập.

- Cố gắng tạo một không gian yên tĩnh, nhẹ nhàng, thanh thản khi tập, không nên mang điện thoại hay mang theo công việc vào lớp tập.

- Không nên đi tập muộn, bởi một bài tập được sắp xếp có trình tự (từ thả lỏng, khởi động, từ dễ đến khó), nếu đến muộn, bạn sẽ mất những phút thả lỏng, khởi động đầu tiên, vào ngay những bài tập kéo căng... vừa không tốt cho cơ thể, vừa làm mất tập trung của chính bạn cũng như các bạn tập khác. Nếu có thời gian, đến sớm 5 - 10 phút, thay đồ, tẩy trang, trao đổi với các bạn tập hoặc với giáo viên nếu bạn có thắc mắc về yoga và sức khỏe của mình.

Những hiểu lầm về yoga

- Yoga là bộ môn của phái nữ: Đúng là hiện nay ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, nữ giới đến với yoga nhiều hơn nam. Lý do có rất nhiều, tuy nhiên, nên khẳng định lại yoga dành cho tất cả mọi người.

- Tập yoga để giảm cân: Không hẳn như vậy, yoga giúp đạt tới một sự cân đối về cơ thể, người béo gầy đi, người gầy béo lên và quan trọng nhất là sự cân bằng tâm lý.

- Tập yoga nhất thiết phải ăn chay: Không hẳn, việc có ăn chay hay không là do lựa chọn của chính bạn để cơ thể của bạn tự thích nghi. Tuy nhiên, thường thì những người tập yoga sau một thời gian sẽ tự ăn uống thanh đạm đi rất nhiều.

- Tập yoga sẽ không bao giờ bị bệnh: Người tập yoga cũng như mọi người, cũng có lúc mệt mỏi, tuy nhiên, người tập yoga sẽ biết tự lắng nghe, quan sát và cảm nhận cơ thể mình, từ đó có chế độ làm việc và nghỉ ngơi vừa sức.

- Chỉ có những người có cơ thể mềm dẻo mới tập được: Đúng là một phần của yoga là các asana (các tư thế yoga), người mềm dẻo một chút sẽ dễ tập các asana hơn. Tuy nhiên, chính thông qua việc tập luyện các asana mà cơ thể linh hoạt, mềm dẻo hơn.

Lời khuyên

- Đối với những người đã và đang tập yoga: Sự kiên trì sẽ cho bạn những kết quả xứng đáng. Trong quá trình luyện tập tuyệt đối không so sánh mình với bất kỳ ai, thậm chí không so sánh mình của hôm nay và hôm qua. Có một động tác lần trước rõ ràng bạn đã thực hiện được nhưng hôm nay không làm sao thực hiện được thì cũng đừng có ép buộc mình quá.

- Đối với người chuẩn bị tập yoga: Tìm hiểu một chút về yoga, đừng tập yoga vì chạy theo... mốt. Khi đã quyết định tập rồi, hãy kiên trì, coi yoga như một cách sống để lắng nghe và cảm nhận, một cách sống cân bằng với sự tập trung. Từ cách uống một ly nước, thưởng thức một bữa ăn, một vài phút trong ngày tĩnh lặng một chút, hít thở sâu, cảm nhận chính mình và xung quanh, cũng chính là bạn đã tiếp cận với yoga.

Với một bài tập và cách hít thở đúng cách, làm việc và nghỉ ngơi hiệu quả, ăn uống khoa học, và những suy nghĩ tích cực để cái đích cuối cùng đạt được là khỏe đẹp, cả thể chất và tâm hồn.

Ngày càng có nhiều người đến với yoga và coi đó như một phương pháp luyện tập và tăng cường sức khỏe. Yoga còn hơn một bộ môn thể thao, đây là phương pháp mà thông qua đó cả thân (body), tâm (mind), và linh (soul) được luyện tập. Yoga giúp thả lỏng cơ thể, có tác dụng giảm stress, kéo giãn cơ, làm đẹp, chữa bệnh và đặc biệt là cân bằng trong cả cơ thể và tâm linh, biết cách lắng nghe và cảm nhận chính mình, từ đó mở rộng tấm lòng với vạn vật xung quanh.
 

Đỗ Ngọc Vân
Giáo viên hướng dẫn Yoga, Trung tâm TDTT Khách sạn Melia

Logged
Đỗ Ngọc Vân
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 5



Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Mười Một 10, 2008, 08:57:37 AM »



http://72.14.235.104/search?q=cache:k8864qLirFwJ:www.baotructuyen.com/C120606/A634784/+%22%C4%90%E1%BB%97+Ng%E1%BB%8Dc+V%C3%A2n%22+%22Yoga%22&hl=vi&ct=clnk&cd=4&gl=vn
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn