Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 04, 2024, 04:08:59 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: DƯA LÁ SẮN  (Đọc 13866 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Vàng A Sủ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 20



Email
« vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 04:45:16 PM »


Ở mảnh đất trung du Phú Thọ, nơi đồi núi nối tiếp nhau, bạt ngàn những sắn và sắn... Cây sắn được trồng quanh năm, vụ nối vụ, mùa tiếp mùa. Chính bởi vậy dưa lá sắn là một món ăn quen thuộc của người dân nơi đây.

Ðể muối lá sắn, người ta thường phải chọn lá nếp của cây sắn trắng, không già quá mà cũng không non quá (nếu non, dưa bị nẫu, nhũn; còn nếu già quả dưa sẽ bị dai), đem về rửa thật sạch, vò thật kỹ, và muối gần giống như muối dưa. Nghĩa là cứ một lớp lá sắn lại một lớp muối, trên cùng phủ một lớp muối mỏng. Sau đó, đổ nước sôi để nguội ngập kín lá rồi đậy chặt chum lại, khoảng một tuần đến mười ngày là ăn được.

Lá sắn muối kho cùng tép tạo nên một hương thơm riêng biệt và một sự hài hòa về mầu sắc. Không hề có vị gắt, lá sắn vừa chua chua, hơi chát lại vừa ngậy ngậy, bùi bùi dễ "đưa cơm". Chẳng thế mà lần nào tôi đặt chân đến Phú Thọ, anh bạn tôi cũng vội vàng mở ngay chum "dưa lá sắn" để khoản đãi tôi. Phần tôi, khi trở về nhà vẫn lưu luyến mãi hương lá sắn đậm đà giống như tấm lòng hồn hậu của người dân Phú Thọ.

Theo ND
Logged

QUÊ NHÀ NƠI YÊN BÁI, SUM VẦY ĐẤT HÀ THÀNH
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 04:52:37 PM »

Thịt gà nấu rau sắn muối

« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 25, 2015, 05:03:08 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 04:58:32 PM »

Cho uyennd72 hỏi nhé, vì mình không biết dưa lá sắn (ở trong Nam không có.)
Lá sắn này có phải là "lá khoai mì " trong nam không?
Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 04:59:42 PM »


Đúng đó Uyennd72 à.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 26, 2009, 07:07:22 PM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 05:05:09 PM »

Hay thật. uyennd72 chỉ nghe nói là có người ăn đọt mì luộc thôi (chứ cũng chưa thấy). Còn dưa lá sắn thì mình mới nghe lần đầu.
Ngày xưa, ngay cả khoai mì mẹ cũng không cho ăn, vì mẹ mình nói khoai mì độc lắm, ăn dể bị trúng thực. Lớn lên, mình đi công tác khắp nơi,mới bắt đầu biết ăn khoai mì. hihihi
Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 05:13:46 PM »

Ở Tứ Hải vào Đêm Rẻo Cao có xôi sắn ngon lắm.
Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Nhất chi mai
Sr. Member
****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 333



Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Mười Một 12, 2008, 09:14:38 AM »


Sắn hay khoai mì (tên khoa học: Manihot esculenta; tên trong các ngôn ngữ khác: cassava, tapioca, yuca, mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayu, aipim, macaxeir, kappa, maracheeni) là cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brasil thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).

Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992. U Thun Than 1992). Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1991). Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên.

Cây sắn cao 2-3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.

Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người. Năm 2006 và 2007, sản lượng sắn thế giới đạt 226,34 triệu tấn củ tươi so với 2005/06 là 211,26 triệu tấn và 1961 là 71,26 triệu tấn. Nước có sản lượng sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nước có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,16 tấn/ha (FAO, 2008). Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn (7,71 triệu tấn) trên thế giới. Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của tám vùng sinh thái. Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%; chất protein, béo, xơ, tro trong 100g được tương ứng là 0,8-2,5 g, 0,2-0,3 g, 1,1-1,7 g, 0,6-0,9 g; chất muối khoáng và vitamin trong 100 g củ sắn là 18,8-22,5 mg Ca, 22,5-25,4 mg P, 0,02 mg B1, 0,02 mg B2, 0,5 mg PP. Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không đươc cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích. Lá sắn trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 ppm (Yves Froehlich, Thái Văn Hùng 2001). Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.

Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh dưỡng cũng chứa một lượng độc tố (HCN) đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80-110 mg HCN/kg lá tươi và 20-30 mg/kg củ tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240 mg HCN/kg lá tươi và 60-150 mg/kg củ tươi. Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 50 mg HCN cho mỗi 50 kg thể trọng. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế độ canh tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau. Tuy nhiên, ngâm, luộc, sơ chế khô, ủ chua là những phương thức cho phép loại bỏ phần lớn độc tố HCN.

Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro glucose và đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông (Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên 2004), bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm. Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô. Lá sắn ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm. Lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê v.v.
Logged



Kỷ niệm bố và bá bá
Hạt thóc
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 3



Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Mười Một 12, 2008, 09:17:55 AM »

Ba nhược điểm của nghề sắn là: trồng sắn làm kiệt đất; củ và lá sắn có độc tố HCN; chế biến sắn gây ô nhiễm môi trường.

Sáu biện pháp chính để phát triển sắn bền vững:

Áp dụng giống sắn mới và kỹ thuật canh tác bền vững để đạt năng suất lợi nhuận cao và duy trì độ phì nhiêu của đất.

Áp dụng kỹ thuật chế biến sắn và phối hợp thực phẩm để nâng cao giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm sắn.

Ứng dụng dây chuyền công nghệ chế biến sắn hiện đại, tận dụng phế phụ phẩm sắn để làm thức ăn gia súc, phân bón, thường xuyên đánh giá tác động môi trường.
Quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ sắn.

Mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm sắn.

Hình thành và phát triển chương trình sắn quốc gia để liên kết mạng lưới hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, khuyến nông, quản lý, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ sắn.
Logged
Hạt thóc
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 3



Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Mười Một 12, 2008, 09:22:24 AM »


Họ Cải (danh pháp khoa học: Brassicaceae), còn gọi là họ Thập tự (Cruciferae), là một họ thực vật có hoa. Các loại cây trồng trong họ này gần như đều có chứa chữ cải trong tên gọi.

Họ này chứa một số loài có tầm quan trọng kinh tế lớn, cung cấp nhiều loại rau về mùa đông trên khắp thế giới. Chúng bao gồm cải bắp, cải bông xanh, súp lơ, cải brussels, cải xoăn (tất cả đều là các giống cây trồng từ một loài là Brassica oleracea), cải làn, cải củ Thụy Điển, cải xoăn nước mặn, cải củ, cải thìa và su hào. Các thành viên được biết đến nhiều khác của họ Brassicaceae còn có cải dầu (gồm cải dầu Canola và các loại khác), mù tạc, cải ngựa, cải canh, mù tạc Nhật và cải xoong. Thành viên được nghiên cứu nhiều và kỹ nhất của họ Cải là sinh vật mẫu Arabidopsis thaliana.

Họ này trước đây được gọi là Cruciferae ("thập tự"), do bốn cánh hoa trên hoa của chúng trông tương tự như hình thập tự. Nhiều nhà thực vật học vẫn còn gọi các thành viên của họ này là các loài "hoa thập tự". Theo điều 18.5 của ICBN (Quy tắc St Louis) thì Cruciferae được coi là tên gọi hợp lệ và vì thế nó là tên gọi khác của họ Cải được chấp nhận. Tên gọi Brassicaceae có nguồn gốc từ chi điển hình của họ là chi Brassica.

Quan hệ gần gũi giữa họ Brassicaceae và họ Bạch hoa (Capparaceae), một phần là do các thành viên trong cả hai nhóm này đều sản sinh ra các hợp chất glucosinolat (dầu cải). Nghiên cứu gần đây (Hall và ctv. 2002) cho rằng Capparaceae theo định nghĩa truyền thống là cận ngành trong tương quan với họ Brassicaceae, với chi Cleome và một số chi họ hàng khác là có quan hệ họ hàng gần gũi với họ Brassicaceae hơn là so với các chi còn lại trong họ Capparaceae. Hệ thống APG II vì thế đã trộn cả hai họ này thành một họ lớn dưới tên gọi Brassicaceae. Các hệ thống phân loại khác vẫn tiếp tục công nhận họ Capparaceae nhưng với định nghĩa chặt chẽ hơn, hoặc là đưa cả chi Cleome và các họ hàng gần của nó vào trong họ Brassicaceae hoặc là công nhận chúng như một họ riêng dưới tên gọi Cleomaceae. Trên website của APG, truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2007 thì APG tách chúng thành 3 họ riêng biệt.

Họ Cải tập trung trong khu vực ôn đới và có sự đa dạng về loài lớn nhất tại khu vực ven Địa Trung Hải. Họ này chứa khoảng 338- 350 chi và khoảng 3.700 loài.

Họ này bao gồm các loài cây thân thảo với chu kỳ sống là một, hai hay lâu năm. Các thành viên trong họ chủ yếu có các lá mọc so le (ít khi mọc đối). Phần lớn các loài chia sẻ một bộ các hợp chất glucosinolat có mùi hăng đặc trưng thường gắn liền với các loại rau cải.

Trong khi một số thành viên trong họ có các hạt với hàm lượng axít erucic lớn, làm cho chúng trở thành không an toàn khi ăn nhiều, nhưng tất cả các thành viên của họ này đều là ăn được.

Các chi

Acanthocardamum
Aethionema
Agallis
Alliaria
Alyssoides
Alysopsis
Alyssum
Ammosperma
Anastatica
Anchonium
Andrzeiowskia
Anelsonia
Aphragmus
Aplanodes
Arabidella
Arabidopsis
Arabis
Arcyosperma
Armoracia
Aschersoniodoxa
Asperuginoides
Asta
Atelanthera
Athysanus
Aubrieta
Aurinia
Ballantinia
Barbarea
Beringia
Berteroa
Berteroella
Biscutella
Bivonaea
Blennodia
Boleum
Boreava
Bornmuellera
Borodinia
Botscantzevia
Brachycarpaea
Brassica
Braya
Brayopsis
Brossardia
Bunias
Cakile
Calepina
Calymmatium
Camelina
Camelinopsis
Capsella
Cardamine
Cardaminopsis
Cardaria
Carinavalva
Carrichtera
Catadysia
Catenulina
Caulanthus
Caulostramina
Ceratocnemum
Ceriosperma
Chalcanthus
Chamira
Chartoloma
Cheesemania
Cheiranthus
Chlorocrambe
Chorispora
Christolea
Chrysobraya
Chrysochamela
Cithareloma
Clastopus
Clausia
Clypeola
Cochlearia
Coelonema
Coincya
Coluteocarpus
Conringia
Cordylocarpus
Coronopus
Crambe
Crambella
Cremolobus
Crucihimalaya
Cryptospora
Cuphonotus
Cusickiella
 Cycloptychis
Cymatocarpus
Cyphocardamum
Dactylocardamum
Degenia
Delpinophytum
Descurainia
Diceratella
Dichasianthus
Dictyophragmus
Didesmus
Didymophysa
Dielsiocharis
Dilophia
Dimorphocarpa
Diplotaxis
Dipoma
Diptychocarpus
Dithyrea
Dolichirhynchus
Dontostemon
Douepea
Draba
Drabastrum
Drabopsis
Dryopetalon
Eigia
Elburzia
Enarthrocarpus
Englerocharis
Eremobium
Eremoblastus
Eremodraba
Eremophyton
Ermania
Ermaniopsis
Erophila
Erucaria
Erucastrum
Erysimum
Euclidium
Eudema
Eutrema
Euzomodendron
Farsetia
Fezia
Fibigia
Foleyola
Fortuynia
Galitzkya
Geococcus
Glaribraya
Glastaria
Glaucocarpum
Goldbachia
Gorodkovia
Graellsia
Grammosperma
Guiraoa
Gynophorea
Halimolobos
Harmsiodoxa
Hedinia
Heldreichia
Heliophila
Hemicrambe
Hemilophia
Hesperis
Heterodraba
Hirschfeldia
Hollermayera
Hornungia
Hornwoodia
Hugueninia
Hymenolobus
Ianhedgea
Iberis
Idahoa
Iodanthus
Ionopsidium
Irenepharsus
Isatis
Ischnocarpus
Iskandera
Iti
Ivania
Kernera
Kremeriella
Lachnocapsa
Lachnoloma
 Leavenworthia
Lepidium
Lepidostemon
Leptaleum
Lesquerella
Lignariella
Lithodraba
Lobularia
Lonchophora
Loxostemon
Lunaria
Lyocarpus
Lyrocarpa
Macropodium
Malcolmia
Mancoa
Maresia
Mathewsia
Matthiola
Megacarpaea
Megadenia
Menkea
Menonvillea
Microlepidium
Microsysymbrium
Microstigma
Morettia
Moricandia
Moriera
Morisia
Murbeckiella
Muricaria
Myagrum
Nasturtiopsis
Nasturtium
Neomartinella
Neotchihatchewia
Neotorularia
Nerisyrenia
Neslia
Neuontobotrys
Notoceras
Notothlaspi
Ochthodium
Octoceras
Olimarabidopsis
Onuris
Oreoloma
Oreophyton
Ornithocarpa
Orychophragmus
Otocarpus
Oudneya
Pachycladon
Pachymitus
Pachyphragma
Pachypterygium
Parlatoria
Parodiodoxa
Parolinia
Parrya
Parryodes
Pegaeophyton
Peltaria
Peltariopsis
Pennellia
Petiniotia
Petrocallis
Phaeonychium
Phlebolobium
Phlegmatospermum
Phoenicaulis
Physaria
Physocardamum
Physoptychis
Physorrhynchus
Platycraspedum
Polyctenium
Polypsecadium
Pringlea
Prionotrichon
Pritzelago
Pseuderucaria
Pseudoarabidopsis
Pseudocamelina
Pseudoclausia
Pseudofortuynia
Pseudovesicaria
Psychine
Pterygiosperma
 Pterygostemon
Pugionium
Pycnoplinthopsis
Pycnoplinthus
Pyramidium
Quezeliantha
Quidproquo
Raffenaldia
Raphanorhyncha
Raphanus
Rapistrum
Reboudia
Redowskia
Rhizobotrya
Ricotia
Robeschia
Rollinsia
Romanschulzia
Roripella
Rorippa
Rytidocarpus
Sameraria
Sarcodraba
Savignya
Scambopus
Schimpera
Schivereckia
Schizopetalon
Schlechteria
Schoenocrambe
Schouwia
Scoliaxon
Selenia
Sibara
Silicularia
Sinapidendron
Sinapis
Sisymbrella
Sisymbriopsis
Sisymbrium
Smelowskia
Sobolewslia
Sohms-Laubachia
Sophiopsis
Sphaerocardamum
Spirorhynchus
Spryginia
Staintoniella
Stanfordia
Stanleya
Stenopetalum
Sterigmostemum
Stevenia
Straussiella
Streptanthella
Streptanthus
Streptoloma
Stroganowia
Stubebdorffia
Subularia
Succowia
Synstemon
Synthlipsis
Taphrospermum
Tauscheria
Teesdalia
Teesdaliopsis
Tetracme
Thelypodiopsis
Thelypodium
Thlaspeocarpa
Thlaspi
Thysanocarpus
Trachystoma
Trichotolinum
Trochiscus
Tropidocarpum
Turritis
Vella
Warea
Wasabia
Weberbauera
Werdermannia
Winklera
Xerodraba
Yinshania
Zerdana
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 12, 2008, 09:24:21 AM gửi bởi Hạt thóc » Logged
MQ dưới bánh xe khổng lồ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 26



Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Mười Một 12, 2008, 09:28:41 AM »



Dưa sắn nấu tôm tép rất thơm, còn vị hơi chua, nhai kỹ có độ bùi của lá sắn, độ ngọt của tôm tép. Không có món canh nào có vị ngọt riêng như thế.
 

Vào đầu hạ khi cây sắn đã lên cao trên 1 mét, lá gốc đã vàng, người nông dân phải bẻ ngọn cây sắn để thức ăn tập trung nuôi củ. Thời kỳ này ở các chợ quê đều có bán dưa sắn. Đây là ngọn sắn được ngắt lấy lá và búp non, ngâm nước, để ra nắng thì chỉ 3 - 4 ngày lá sắn đã chua và mềm, vớt dưa sắn ra vắt bỏ nước, sau đó lấy nước sạch thả dưa vào rũ cho hết nước có nhựa. Sau khi nước đã sạch người ta vắt hết nước và nắm lại từng nắm bằng vốc tay để bán. Muốn ăn dưa sắn xào hoặc nấu với tôm, tép tươi, khi mua dưa sắn về lại phải cho vào nước rửa sạch vắt khô, vặt bỏ cẳng và lá già rồi thái nhỏ. Dùng loại tôm rảo còn tươi hoặc các loại tép dầu, cần cấn, đong đong còn tươi và cho vào trộn đều với dưa đã thái nhỏ rồi ướp với bột canh. Sau đó cho tất cả vào nồi đảo với dầu rán, nếu ăn khô thì khi tôm đã chín vàng là được còn nếu ăn canh thì cho thêm nước vào đảo đều cho sôi kỹ là được.

Nguyên liệu dùng để làm món ăn này thật dân dã, dưa sắn đều có bán ở các chợ vùng trung du như Thạch Hòa, Hạ Bằng , Phú Cát,v.v.

Nhiều nhà vặt ngay những đọt sắn ở hàng rào cây sắn rồi vặt bỏ cẳng cứng và lá già, sau đó ngâm nước, nén chặt sau 3 - 4 ngày là thành dưa, nếu trồng sắn trên nương thì mỗi đợt bẻ bỏ ngọn cũng thu về hàng tạ để làm dưa đem ra chợ bán, dưa sắn cũng khá rẻ.

Phải chăng canh dưa sắn, vừa ngon lại vừa lạ, mùi và vị đặc trưng, nguyên liệu vừa rẻ lại dễ kiếm, trước kia nhiều người dân rất coi thường món ăn này, còn bây giờ nó lại là món đặc sản của vùng quê xứ Đoài, Hà Tây, ai đã ăn một lần hẳn sẽ còn nhớ mãi.
 
(Theo Văn hoá nghệ thuật ăn uống)
Logged
Huyền thoại mẹ
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Mười Một 12, 2008, 09:45:06 AM »

ĐỂ MUỐI DƯA SẮN KHÔNG BỊ SAY

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất là nên ủ chua lá sắn trước khi muối. Khi đó hàm lượng HCN giảm xuống còn 32mg/kg chất khô (mức cho phép người ăn được là 65mg/kg chất khô). Ăn lá sắn ủ chua rất tốt.
Logged
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Sáu 11, 2010, 05:07:48 PM »

Ở Tứ Hải vào Đêm Rẻo Cao có xôi sắn ngon lắm.

Hôm em dự đêm rẻo cao , xôi sắn đúng là ngọn.
Nhưng tiếc là em chưa được thử món dưa lá sắn.
Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
lamvt
Administrator
Full Member
*****
Offline Offline

Bài viết: 113


Email
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Tám 19, 2010, 03:13:38 PM »

ĐỂ MUỐI DƯA SẮN KHÔNG BỊ SAY

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất là nên ủ chua lá sắn trước khi muối. Khi đó hàm lượng HCN giảm xuống còn 32mg/kg chất khô (mức cho phép người ăn được là 65mg/kg chất khô). Ăn lá sắn ủ chua rất tốt.

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất là nên ủ chua lá sắn trước khi muối.Huh?
Khả năng bạn này copy từ cách làm thức ăn chăn nuôi.

Lý thuyết này có thực tế không vậy, Quê mình Thạch Thất đất đồi núi, chó ăn đá gà ăn sỏi, sắn cũng bạt ngàn, đã từng ăn rất nhiều món với ngọn sắn (lá sắn) như các bác nêu trên. (Học đến lớp hai cô giáo say sắn Die).
Xin nêu quy trình làm như sau:
Ngọn sắn (Khoai mì như Uyên nói) Ngọn trắng thì ngon hơn ngon màu tía (có loại lá tía và và trắng - không phải trắng toát mà nôm na là trắng hơn loại kia), hái khoảng 3-5 lá phía trên ngắt bỏ ngọn non đem phơi qua nằng chiều nhẹ (theo bà nội giải thích thì làm nhanh chua hơn, như phơi cải trước khi làm dưa, và làm bớt nhựa cho đỡ say) phơi cho tai tái là được.
dùng hai bàn tay vò lá sắn rùi đem rửa sạch, để ráo nước rùi muối dưa như bình thường dưa muối.
Ăn như sau:
1. dở nấu canh dở xào với mỡ băm (lại nói thêm món mỡ băm: ở sau) dở nấu dở xào tức là xào với mỡ băm nhưng sau lại cho ít nước xâm xấp, có thể dùng làm canh nhưng hơi mặn hơn canh.
Mỡ băm cách làm như sau - giờ chắc không ai làm nữa. Thịt vụn loại xấu không còn chỗ chê -- đa phần mỡ vụn linh tinh, hoặc thịt vùng cổ lợn, để cả bì (chú ý món này làm khi nghèo khó) rửa sạch.
1 KG thịt 1/2Kg muối trắng 10 cây hành, được loại hành già có cả củ cả lá.
Băm mỡ thật lâu, rùi cho muối  + hành đập dập củ cho vào băm tiếp, khi đều hành muối thịt thì cho vào cái Âu (Liễn)
Để vào trong chạn bát dùng dần.
2. Món nấu với cá tép thì khỏi nói rùi, các bác đã miêu tả kỹ quá làm ướt hết cả bàn phím của em rùi (nước miếng tuôn trào).

Bổ xung chút:
Ngoài ra còn có món ngọn sắn luộc chấm tương nhé.
Ngọn săn cũng làm như trên nhưng 1 đằng đi ủ chua thì bớt lại 1 mớ luộc ăn ngay hôm đó,chấm với tương
cả nhà nhắc nhau ăn điều độ không say.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 19, 2010, 03:17:54 PM gửi bởi lamvt » Logged
lamvt
Administrator
Full Member
*****
Offline Offline

Bài viết: 113


Email
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Tám 19, 2010, 03:45:33 PM »

Sau khi đọc xong bài này lại thấy bên 4rum họ khuất có bài này tuyệt và có bác Huy là người cùng làng mình post nữa:
http://hokhuatvietnam.org/forum/showthread.php?t=419

hum nay tui lại mạn phép xin lõi các vị tiền bối tiếp tục cái mạch ẩn thực bất tận kể về món rau sắn (lá cây củ mì) nấu với tép( nơi thì gọi là tôm, chỗ thì gọi là cá con,..nấu ăn ngon tuốt)_đặc sản vùng ba vì và lân cận
xin lỗi vì hậu bối hơi bí từ, hiểu bít hạn chế:

nguyên liệu:- lá cây sắn( loại lá non, bánh tẻ, thường thì 5-7 lá đầu tiên)-
sắn phải loại sắn có củ màu trắng mấy ngon- giống sắn ta
- tép;tôm....đại loại kích thước nhỏ, khi ninh phải mền
note: lá rau sắn sau khi thu hoạch được vò mền, bỏ vào chum, vại, liễn,...ngâm nước (rau chìm trong nươc)
khi nào thấy rau bốc mùi chua như giống như dưa chua thì nấu được.

nấu nướng: thì cứ bỏ cả tôm;tép..rau sắn đã rửa sạch, tương gạo, mắn muối vào nồi sấp nước. đạy vung cho kĩ đun tới khi rau nhừ thì ăm

đặc trưng món ăn:
có vị ngọt của tôm cá vị đậm đà của tương gạo,thật quả là hượng vị đồng quê
đặc biệt là vị rau sắn đặc trưng: chua>ngọt>bùi: càng nhai lâu càng thấy bùi.nhai rùi muốn nhai mãi
kính thưa các vị tiền bối có thể nói đây là món ăn đặc trưng dân tộc dành cho mọi lứa tuổi,rất tốt cho sức khỏe: rau sắn nhiều chất sơ tốt cho hệ tiêu hóa, sắn chua kích thích tiêu hóa, tôm tép giàu chất đạm và canxi...


tui nói hơi nhiều

 Khuất Đình Huy  Khuất Đình Huy
Quả đúng là tư tưởng "Chén" gặp nhau.
Mình định để mọi người "ăn xong" món "Xáo củ chuối" của làng Đại Đồng, cho thức ăn xuống dạ dày, hơi thèm đã mới bồi tiếp món "Dưa sắn nấu cá".
Hoàn toàn đồng ý với Trung về món dưa sắn nấu tôm cá vì mình cũng nghiện món này. Mỗi khi có người quen ở quê ra hoặc vợ đi chuyển khoản ở Ngân hàng Hoà Bình là y như rằng phải làm mấy ký dưa săn về nhà nấu ăn dần.
Giống như củ chuối, dưa sắn hút khử chất tanh rất tốt nên khi cho tôm cá vào nấu dưa, càng tanh càng tốt, dưa sẽ hút và cho biến hết mùi tanh, chỉ còn lại là ngọt, là bùi và hấp dẫn. Có điều là, nấu canh dưa sắn khác những loại canh khác vì bát canh nhiều rau, cá mà ít nước; kể ra gọi là kho nhạt dưa sắn với cá thì chuẩn hơn.
Hoàn toàn dân dã, "đồi" quê mà rất ngon và chén được nhiều, lâu ngán.
Trung lưu ý: Rau sắn ngon nhất là loại trồng ở hàng rào, có nhiều nhánh, nhiều ngọn non. Khi hái để muối dưa chỉ lấy ngọn và khoảng 2-3 lá non thôi, ngắt bỏ cuống, chỉ lấy lá. Nếu lấy 5-7 là thì là lá già, khi ăn phải "chân đạp tay lôi" vì rất dai...dẳng...
Chỉnh sửa bởi Khuất Đình Huy; 27/10/09 lúc 05:17 PM.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 19, 2010, 04:14:49 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Mười Hai 03, 2014, 06:30:29 PM »



Dưa sắn nấu canh cá cũng rất ngon, em được ăn món này ở Phú Thọ
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn