Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 06, 2024, 01:40:55 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khí công võ thuật  (Đọc 9200 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« vào lúc: Tháng Bảy 03, 2010, 02:51:22 PM »

Khí công võ thuật: sử dụng phép vận khí, tụ khí ( khí là một loại năng lượng, chứ không phải khí ngoài không khí) để tăng khả năng chống đỡ các đòn đánh. Thường các phép dẫn khí là do người thầy truyền dạy cho đệ tử và hướng dẫn cụ thể để vận khí. Khả năng chống đỡ các đòn đánh có thể đạt đến như đập một khúc gỗ lớn lực mạnh vào người, đâm thương yết hầu ( đầu thương không quá nhọn ), .... Có thể tham khảo các màn biểu diễn này của Thăng Long võ đạo, Y võ Thiên Phúc, Bảo Long, Thiên Môn đạo ( Hà Tây), Lâm Sơn Động( Hà Tây).
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Bảy 03, 2010, 08:13:35 PM »

Khí công là danh từ dùng để chỉ chung cho các phương pháp (công pháp) luyện tập Khí, hiện nay có rất nhiều phương pháp tập Khí khác nhau.
Từ xưa đến nay người ta cũng đưa ra nhiều quan niệm để trả lời câu hỏi “Khí là cái gì?” nhưng chưa có quan niệm nào làm thỏa mãn được cho đa số người hỏi.
Trong triết học Trung Hoa cổ đại, từ Khí được dùng để biểu đạt 2 loại “vật chất” cơ bản để tạo nên vạn vật đó là “khí dương” và “khí âm”. Hai khí âm dương biến hóa mà tạo nên vạn vật nên trong bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều có cả âm, dương. Người xưa dùng quan niệm về âm dương kết hợp với quan niệm về Ngũ hành và Dịch dùng để lý giải các sự vật, hiện tượng và các quá trình biến đổi của chúng.
Theo lối chiết tự người ta giải thích quan niệm về Khí của người xưa xuất phát từ việc quan sát chất hơi bốc lên khi nấu cơm, bằng chứng là chữ Khí (氣) = hơi (气) + gạo (米).
Người xưa đã sớm nhận thức được tính 2 mặt của sự vật, hiện tượng và dùng Khí như một hình ảnh cụ thể với hai tính chất âm, dương đối nghịch nhau để lý giải sự nhận thức về các sự vật, hiện tượng.
Trong rất nhiều các bộ môn của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, chúng ta thấy nhắc đến từ Khí với quan niệm giống với quan niệm Khí của triết học, vì vậy việc võ thuật nói nhiều đến khái niệm Khí và Khí công cũng là điều bình thường và dễ hiểu. Nhưng Khí trong võ thuật là gì? Khí có những tác dụng gì trong võ thuật? là điều cũng còn không ít tranh cãi.
Trở lại với võ thuật, đầu tiên hãy quan niệm võ thuật là một nghệ thuật vận động chiến đấu nên nó là một bộ môn nghệ thuật do con người đúc kết mà tạo thành và mang hai tính chất cơ bản là vận động và chiến đấu. Nếu vận động mà không có tính chiến đấu không phải là võ thuật, nếu chiến đấu mà không phải là vận động theo nghệ thuật được đúc kết cũng không phải võ thuật mà chỉ là vận động chiến đấu theo bản năng (cái này loài vật cũng có), tuy nhiên nếu coi đấy cũng là võ thuật thì cũng không sao bởi nó rất gần gũi với võ thuật.
Khí trong võ thuật là gì? nhiều người cho rằng Khí trong võ thuật là một chất “tinh túy” có sẵn trong tự nhiên và con người, thông qua luyện tập khí công con người có thể hấp thụ, tích trữ, điều khiển khí vào những mục đích cụ thể để dưỡng sinh và chiến đấu hay tạo nên một số khả năng siêu việt khác. Có rất nhiều câu truyện được thêu dệt nên để minh họa cho quan niệm này và đã làm say mê không ít người luyện tập khí công và võ thuật, không ít các ông thầy nói rằng mình có những phương pháp luyện khí bí truyền cho kết quả nhanh, siêu đẳng vv và vv, nhưng hầu hết các ông nói kiểu này đều không bao giờ chứng thực được khả năng của mình.
Một quan niệm về khí trong võ thuật dễ hiểu hơn đó là: Khí là nguồn năng lượng trong cơ thể được tạo ra do sự oxi hóa chất dinh dưỡng, việc luyện khí là phương pháp khai thác, sử dụng hợp lý năng lượng này vào các mục đích dưỡng sinh, chiến đấu. Những người theo quan niệm này ít nói đến những tác dụng thần kỳ của khí, ít đề cập đến việc đưa dẫn khí đến chỗ này chỗ kia và không cho rằng khí là “linh hồn” của võ thuật.
Tôi là người theo quan điểm dễ hiểu nói trên và xin đưa ra vài ý kiến để các bác tham khảo.
1. Cơ thể chúng ta do tiến hóa của sinh vật từ thấp đến cao mà thành, vì vậy cơ thể chúng ta cũng tuân thủ và vận hành theo những quá trình sinh-hóa cơ bản của vật chất mà thôi. Khoa học hiện đại đã chứng minh trao đổi năng lượng trong tế bào là do sự biến đổi của hợp chất ATP thành ADP và ngược lại (trong SGK THPT có đề cập vấn đề này). Về mặt cung cấp năng lượng, chúng ta ví các tế bào có những viên pin sạc vừa nạp vừa xả để cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Khi ta co duỗi hay căng cứng cơ ATP chuyển thành ADP và giải phóng năng lượng, khi cơ được thả lỏng thì ADP chuyển thành ATP, lượng ATP có trong tế bào lúc bình thường chỉ cung cấp đủ năng lượng trong vòng 2-3 giây.
2. Trong vận động nói chung và vận động võ thuật nói riêng nếu không biết cách kết hợp hợp lý giữa co duỗi và thả lỏng cơ bắp thì sức bền rất kém, nhanh mất sức là do xả nhanh mà nạp chậm, khi tế bào cạn kiệt ATP nó sẽ giảm nhanh cường đô hoạt động, lúc này ý thức chúng ta không thể điều khiển nổi cơ thể nữa. Nếu rèn luyện cơ bắp đúng cách, kết hợp tốt sự co duỗi và thả lỏng cơ bắp thì tuy chúng ta vận động nhanh hơn bình thường mà quá trình xả nạp pin vẫn cân bằng.
3. Để tạo được một cú đánh mạnh không chỉ cần có nhiều ATP mà còn cần rất nhiều điều kiện khác liên quan đến tư thế và sự cân bằng của cơ thể, tốc độ vận động khi ra đòn, sự duỗi dãn hợp lý của các nhóm cơ phát động và cơ hãm... (ta hay gọi là sự đồng bộ hóa của cơ thể) chứ không phải là dẫn được khí ra tay hay chân hay đâu đó như một số người nói. Học võ nếu chỉ múa may xuông dăm ba bài quyền và ngồi luyện khí thì không bao giờ có được những cú đánh ra hồn.
4. Đa số các phương pháp luyện khí đều áp dụng phương pháp thở sâu, tĩnh lặng và thả lỏng cơ thể nên có tác dụng dưỡng sinh lớn do nội tạng được vận động, xoa bóp, cơ bắp được phục hồi những căng thẳng và thần kinh được nghỉ ngơi. Một số người quá ham chuyện thần kỳ của khí nên dùng ý dẫn dắt này nọ (mà cũng chả chắc đã dẫn được sau nhiều năm luyện tập) nên dễ sa đà hay chán nản.
5. Không nên đồng nhất khí công với các phương pháp luyện tập khác như: ngạnh công, nhuyễn công hay kháng đả công, không có chuyện khi dẫn khí được ra tay thì tay tự nhiên cứng như người chuyên luyện ngạnh công, tự nhiên dẻo như người tập nhuyễn công hay chịu đòn tốt như người luyện kháng đả công.
6. Những người tập võ không nên quá ỷ vào chuyện tập khí công để mong đạt đỉnh cao trong võ thuật kẻo rồi đến lúc không được lại quay ra trách mình, trách người.

Tham khảo: (nguồn Internet)
Creatine là gì và nó được tìm thấy ở đâu?
Không giống như hầu hết các chất bổ sung mà các vận động viên thường sử dụng, creatine không phải là vitamin, khoáng chất, thảo dược, cũng không phải là kích thích tố. Nó là một acid amin có nguồn gốc tự nhiên được tìm thấy trong cơ thể của chúng ta, có tên hóa học là methyl guanidine-acetic acid . Hầu hết các bạn đã biết, Amino Acids là các thành phần cấu tạo nên cấu trúc Protein. Phần lớn Creatine (chiếm khoảng 95%) là nằm trong các cơ, và 5% còn lại nằm trong não, tim và tinh hoàn. Chúng ta có được Creatine trong cơ thể hầu hết bằng cách ăn thịt, cá , cũng như các sản phẩm sữa, lòng trắng trứng và các loại hạt. Mặc dù cơ thể con người lưu trữ một lượng lớn creatine để hồi phục và tăng cường sức mạnh cơ bắp, nhưng cũng khá khó để tiêu thụ một lượng thực phẩm đủ để cung cấp đủ lượng creatine cần thiết, nhất là với những người thường vận động nặng. Trong trường hợp bạn không tiêu thụ đủ creatine cho phù hợp với yêu cầu của cơ thể, cơ thể có thể tổng hợp từ các amino acid arginine, glycine và methionine. Quá trình sản xuất diễn ra trong thận, gan và tuyến tụy.
Chính xác thì Creatine phục vụ cho mục đích gì?
Lợi ích chính của Creatine là khả năng hỗ trợ sản sinh năng lượng. Khi các ATP (adenosine triphosphate) mất đi, một trong những phân tử phosphat của nó trở thành ADP (adenosine diphosphate) nó phải được chuyển đổi trở lại thành ATP để cho các phân tử có thể sản xuất năng lượng một lần nữa. Các creatine trong cơ thể của chúng ta chủ yếu được lưu trữ như phosphat creatine (được gọi là phosphocreatine), và nó sẽ chuyển phosphat của mình cho ADP để trở thành các phân tử ATP và tái sản xuất năng lượng.
Tại sao một vận động viên như bạn cần Creatine?
ATP là một dạng năng lượng được cơ bắp sử dụng trong các hoạt động nặng. Đây là lý do tại sao hầu hết vận động viên cần bổ sung Creatine. Bằng việc bổ sung thêm Creatine, các vận động viên có thể tạo ra một môi trường có sẵn lượng creatine phosphate phong phú, cho phép bổ sung nhanh chóng các ATP. Điều này tạo ra một nguồn năng lượng dồi dào sẵn có, giúp cơ bắp có thể tái hồi phục năng lượng nhanh chóng và thực hiện nhiều hoạt động hơn trong một thời gian ngắn hơn.
Creatine giúp sản xuất năng lượng như thế nào?
Việc chuyển đổi ADP thành ATP diễn ra bên trong ti thể. Đây là những "nhà máy điện" nhỏ, giúp chuyển đổi năng lượng. Ti thể là nơi diễn ra quá trìn hô hấp của tế bào, quá trình này tạo ra nhiên liệu để tế bào sử dụng làm năng lượng. Khi chúng ta tiêu thụ thức ăn, chúng đi qua một quá trình và được oxy hóa để sản sinh ra các electron năng lượng cao. Các electron năng lượng cao này được lưu trữ trong các liên kết phosphate của ATP. Khi các liên kết này bị phá vỡ, ATP sẽ giải phóng đuôi phosphate và năng lượng sẽ được phóng thích để các tế bào sử dụng. Điều này thực hiện bằng quá trình thủy phân, là quá trình các phân tử nước tách các ATP thành các phân tử đơn giản hơn, là các ADP. Để các ADP mới hình thành có thể sản xuất năng lượng một lần nữa, nó phải liên kết với một đuôi phosphate có sẵn để tái hình thành ATP chứa các liên kết năng lượng cao.
Creatine kích thích tăng trưởng cơ bắp như thế nào?
Mặc dù vai trò của creatine trong quá trình sản xuất năng lượng là đặc điểm nổi bật nhất, có bằng chứng chỉ ra rằng creatine có thể kích thích sự tăng trưởng cơ bắp. Nó thực hiện điều này bằng vài cách khác nhau. Bằng cách cho phép bạn thực hiện nhiều hoạt động hơn bằng nguồn năng lượng bổ sung, kích thích quá trình tổng hợp protein. Thứ hai, khi một nguồn creatine phosphate phong phú được dự trữ trong cơ, cơ bắp sẽ trữ thêm nước trong các tế bào và trở thành cái được gọi là “tăng thể tích” hay “ngậm nước”. Khi cơ bắp càng tăng thể tích nó càng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein và hạn chế việc phá vỡ protein. Tăng thể tích cơ cũng tạo ra một môi trường để tăng quá trình tổng hợp Glycogen. Tăng tổng hợp protein cùng với việc tập luyện sẽ dẫn tới việc tăng trưởng cơ bắp. Cũng có bằng chứng khoa học chỉ ra rằng việc bổ sung creatine sẽ giúp cơ bắp hồi phục nhanh chóng hơn.
Creatine ngăn chặn sự hình thàng axit lactic như thế nào?
Quá trình phá vỡ Glucogen tạo ra hiệu ứng phụ là hình thành các axit lactic. Đây là chất làm cho cơ bắp của chúng ta mỏi và giảm sức chịu đựng. Creatine phosphate hoạt động như một cái “giảm xóc” của quá trình hình thành axit lactic. Như đã đề cập ở trên, Creatine phosphate giúp sản xuất ATP. Quá trình này tiêu thụ một lượng lớn hydrogen ion được thải ra bởi axit lactic và có thể xây dựng các tế bào cơ bắp trong suốt quá trình tập luyện ở cường độ cao. Thừa quá mức hydrogen ion sẽ hạn chế sự co cơ, nhưng Creatine phosphate sẽ hoạt động như một cái “giảm xóc” để trì hoãn sự mệt mỏi và kéo dài quá trình tập luyện.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Bảy 03, 2010, 08:17:24 PM »

NGUỒN GỐC VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI KHÍ CÔNG
 
NGUỒN GỐC CỦA KHÍ CÔNG
 

Khí Công, đã có ở Trung Quốc từ 5000 năm tr­ước (Mã Tế Nhân), nhưng không đ­ược phổ biến rộng rãi, và chỉ đư­ợc truyền đạt trong khuôn viên đền chùa hay võ đư­ờng.

 

Ngay ở thế kỷ này, cách đây 50 năm, những bậc thầy về khí công cũng chỉ truyền đạt cho con trai hay một số ng­ười thật thân tín ; do đó,  đã có một thời khí công được coi như­ môn tập luyện thần bí.

 

Ngoài ra, khí công mà tập sai sẽ không mang lại kết quả đôi khi còn gây hại nên nhìêu ng­ười không dám tập; vì vậy lại thêm phần chậm phát triển.

 

Khí công lấy Kinh Dịch với nguyên lý âm Dương, rồi sau đó thuyết Ngũ hành làm cơ sở chính. Ngư­ời sáng lập ra Kinh Dịch là Vua Phục Hy (4477 - 4363 TCN) lập ra Hà Đồ, Tiên thiên Bát quái và Trùng quái với 64 quẻ ; sau đó Đại Vũ ở thời nhà Hạ (2205 - 1766 TCN) lập ra Lạc thư­. Hơn 1000 năm sau, t­ới đời nhà Chu (1100 - 22 TCN), Chu Văn Vư­ơng ding văn tự để giải thích các quẻ (thoán từ) và lập ra Hậu thiên Bát quái rồi đến Chu Công Đán (Chu công) đặt ra hào từ hay tư­ợng từ cho mỗi quẻ. Thoán từ và hào từ đ­ược trình bày rất cô đọng như­ng khó hiểu ; Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã có công san định làm 12 thiên cho dễ hiểu và phổ biến vào đại chúng. Vào những năm gần đây, đã tìm thấy đ­ược những di tích chú khảo trên đồng đen và những hình vẽ trên lụa, thực hiện vào thời nhà Chu, mô tả các động tác thể dục trị bệnh kết hợp với hơi thở (168 TCN).

 

Bộ sách nổi tiếng vận dụng Âm Dương vào Y học là cuộn "Hoàng Đế Nội Kinh" trong đó nói: "Âm Dương là Đạo của Trời Đất, giềng mối của muôn vật, cha mẹ của biến hóa" lấy "sinh trư­ởng thu tàn" của bốn mùa làm nguồn gốc bảo dư­ỡng mạng sống. Hoàng Đế Nội kinh mang tên vua Hoàng Đế, một thủy tổ của Trung Quốc, sáng vào khoảng 4670 năm trư­ớc đây, nhưng thực ra sách không thể soạn thảo vào thời đó đ­ược, vì chưa có văn tự. Các học giả cho rằng bộ sách này đ­ược viết vào thời Tân – Hán và do một tập thể hoàn thành. Hoàng Đế Nội kinh đề cập tới Khí, d­ưới nhiều nghĩa khác nhau ; trong đó có nghĩa chức năng của tạng – phủ, phần bổ ích cho Khí công chính là ch­ương bàn về Kinh mạch bệnh.

 

Thuyết Ngũ hành dựa vào nguyên lý Âm – Dương của Thái cực lập ra. Thái cực động sinh Âm D­ương, Âm D­ương biến hóa, Dương biến, Âm hợp tuần tự sinh ra ngũ hành : Thủy rồi Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. Ngũ hành phối hợp với vạn vật và vận hành theo quy luật tương sinh tư­ơng khắc để thúc đẩy sự biến hóa. Dựa vào quy luật này, Khí công lập ra một số ph­ương pháp tập luyện.

 

Trong quá trình phát triển, giao lư­u quốc tế, Khí công sau này chịu ảnh hư­ởng của Phật giáo với thuyết Nhân quả Luân hồi và phư­ơng pháp Thiền. Đạt Ma Sư­ Tổ, là một nhà truyền bá Phật giáo từ ấn Độ vào Trung quốc và lập ra Dịch Cân Kinh, nên Khí công không tránh đư­ợc ảnh hư­ởng của Yoga với phư­ơng pháp luyện Luân xa (Chakra).

 

Vì vậy, hiện thời có nhiều trư­ờng phái Khí công.

 

NHỮNG TRƯỜNG PHÁI KHÍ CÔNG

 

Có năm trư­ờng phái Khí công chính : Trường phái Lão học, trư­ờng phái Phật học, tr­ường phái Khổng học, trư­ờng phái y học và trường phái võ thuật, trường phái Lão học.

 

Trường phái Lão học

 

Lão Tử sống cùng thời với Khổng Tử. Khổng Tử­ có công san định Kinh Dịch nh­ư đá nói ở trên, và từ những t­ư tương cùa ngư­ời xưa lập nên một thế giới quan và một nhân sinh quan dựa trên đức Nhân, để xây dựng một trật tự xã hội trong cái thế Chiến quốc của thời phong kiến. Lão Tử, trư­ớc cảnh điêu linh thống khổ của dân chúng, cũng lập nên một học thuyết nhất quán về vũ trụ và con người. Sinh ra vạn vật không phải là Trời mà là “Đạo". "Có một vật do sự hỗn hợp mà thành, vừa trống không, vừa yên lặng, đứng yên một mình mà không biến cải, trôi đi mọi nơi mà không thôi, nó là mẹ đẻ của thiên hạ. Ta không biết nó là gì, phải đặt tên chữ cho nó là “Đạo".

 

Đạo là gốc của vạn vật như­ng để vạn vật hình thành và tồn tại phải nhờ Đức.” Đạo sinh ra nó. Đức nuôi nấng nó". Vũ trụ tuần hành không ngừng theo luật tự nhiên và luật mâu thuẫn, nh­ưng sau cùng vạn vật lại trở về với Đạo “ôi vạn vật trùng trùng đều trở về với cội nguồn của nó"(Đạo đức kinh).

 

Đạo của Lão Tử như­ vậy giống như Thái Cực của Dịch. Còn Đức là Âm Dương sinh ra ngũ hành và muôn vật. Ngũ hành biến hóa nhưng sau cùng cũng trở về với Thái cực. Từ học thuyết Đạo Đức, Lão Tử lập ra chủ nghĩa Vô vi. Vô vi ở đây không có nghĩa là không làm mà là làm theo tự nhiên, nên mới nói rằng: "Không làm mà không có cái gọi là không làm", “làm mà không cậy công", “thành công mà không ở lại". Ngư­ợc với học thuyết của Khổng Tử lấy Nhân, Nghĩa, Lễ làm ph­ương châm xử thế, Lão Tử cho rằng Nhân, Nghĩa, Lễ là hữu vi ; "Mất Đạo mới có Nhân, mất Nhân mới có Nghĩa, mất Nghĩa mới có Lễ".

Đạo của Trời

Bớt chỗ d­ư

Bù chỗ thiếu

Đạo của ng­ười

Bớt chỗ thiếu

Bù chỗ dư"

(Đạo đức Kinh)

 

Ng­ười ta đặt ra Nhân, Nghĩa, Lễ để che lấp cái bất công, còn nếu biết sống như­ trẻ thơ thì làm gì phải đặt ra Nhân, Nghĩa, Lễ để trị thiên hạ. Cũng từ học thuyết Đạo Đức, Lão Tử lập ra đạo nhiếp sinh hay tr­ường sinh bất tử để thoát khỏi luật tuần hoàn của vũ trụ và sớm trở về với hư­ vô, tức với Đạo. "Bởi vì cái thể của Đạo là trống không, như­ng cái dụng của nó thì vô tận", nên trở về với Đạo là bất diệt. ngư­ời đã sống được với bẩm tỉnh của mình, đồng thời với bản thế của Đạo, thì làm sao chết được, vì họ đã sống trong cái không thể chết".

 

Đạo nhiếp sinh của Lão Tử dựa vào thuật luyện đan. Luyện đan của Lão Tử là luyện ba huyệt đan điền trên cơ thể tức là đan điền Tinh, đan điền Khí, đan điền Thần. Tinh, Khí, Thần là ba phần của con ngư­ời. Nó trụ ở ba đan điền trên cơ thể, tạo ra đời sống vật chất, tinh thần và tình cảm. Tinh là gốc của sinh tr­ởng gồm phần bẩm sinh do cha mẹ truyền lại trong bào thai và phần hấp thu sau này do ăn uống. Khí là tinh hoa của Trời Đất thu thập đ­ợc và chu l­u khắp cơ thể. Thần bao gồm ý thức, t­ t­ởng và tình cảm. Giữa Tinh, Khí, Thần có mối quan hệ mật thiết hai chiêu để duy trì sự sống và sức sống Tinh hóa Khí.

 

Nh­ưng Tinh cần có Khí mới vận hành đ­ợc. Thần sinh ra từ Khi, nhưng sau cùng chính Thần lại là chủ thể để vận dựng Tinh, Khí nên mới nói giữ đ­ợc Thần thì sống, mất Thần thì chết. Luyện đơn là luyện để làm chủ đ­ược Tinh, Khí, sau cùng luyện Thần là để hòa mình vào cảnh giới hư­ không. Bí quyết của ph­ương pháp luyện Tinh Khí Thần là lấy tâm pháp diệt ái dục, để Tinh đầy đủ, rồi từ đó Khí sung mãn và Thần vững vàng ; Thần không còn dao động sẽ hòa đồng với vũ trụ.

 

Còn ph­ương châm xử thế thì có thể thâu gọn vào một câu Đạo của Thánh nhân, làm mà không tranh".  Câu này cũng là câu chót của Đạo Đức Kinh.

 

Trong những ngư­ời nối nghiệp Lão Tử phải kể đến Trang Tử, với cuốn Nam Hoa Kinh. Trang Tử­ nói là con ng­ười thực sự phải thở tới gót chân - ý muốn nói phải biết thu hút khí từ bàn chân.

 

Trang Tử cũng quan niệm vạn vật là một, nên bình đẳng, luôn luôn biến hóa và tự hóa do đó sống và chết chỉ là thay đổi hình thế. Lý tương đối cũng chi phối mọi sự vật, nên ở cảnh nào phải vui với cảnh ấy, và trong đạo dữ­ơng sinh, cần "Thuận theo con đ­ường giữa".

 

Trang Tử cũng chủ trương hòa mình với vạn vật và thuận theo tự nhiên bởi vì vạn vật là một. "Giữ tâm cho đIũm đạm, Khí cho điềm tĩnh. Thuận theo tính tự nhiên của mọi vật mà không theo ý riêng của mình, thì thiên hạ trị vậy".

 

Tr­ường phái Phật học

 

Phật Giáo cũng quan niệm vạn vật nhất thể, và mọi ng­ười đều có tâm Phật , con ng­ười bị ràng buộc vào 12 nhân duyên nên mới sinh nghiệp và chịu luân hồi, theo luật nhân quả. Tu Phật là diệt thất tình, và tập luyện Trí Huệ bát nhá Ba La Mật, đạt tới vô niệm, vô t­ưởng, vô trụ, tức tới tâm vô sai biệt, tâm bình đẳng như như.­

 

Một ph­ương pháp để đạt đ­ược mục tiêu này là quán giống như­ dhyana của Yoga và Thiền định, bát nhã vô niệm. ở Trung Quốc, vào đời nhà Lư­ơng, Đạt ma Sư­ tổ (525 - TCN) soạn Dịch Cân Kinh và lập ra phái võ thuật Thiếu Lâm (337 - TCN) và phổ biến phư­ơng pháp Thiền. Sau này, t­ới đời nhà Tống (1104 - 1142), xuất phát từ Dịch Cân Kinh có những môn võ thuật như: ­ "Thập nhị đoạn cẩm" và Bát đoạn cẩm", "Ngũ cầm hí" t­ương tự như­ Ngũ cầm hí của Hoa Đà ; Ngũ cầm của Hoa Đà là hổ, gấu, nai, hầu và hạc.

 

Tr­ường phái Khổng học

 

Khổng Tử (500 - TCN) và Mạnh Tử (300 - TCN) lập ra thuyết Nhân Nghĩa và Đạo trung dung trong xử thế. Riêng về Khí công, ng­ười tập quyền phải làm chủ đư­ợc tư tư­ởng, và có đức độ. Sau này, những thi sĩ nổi tiếng nh­ư Lý Thái Bạch, Tô Đông Pha, Bạch Cư­ Dị, Thân Tôn Trung cũng lấy Khí công để rèn luyện tâm trí.

 

Tr­ường phái y học

 

Trong y học Trung Quốc, có hai phư­ơng pháp nghiên cứu:

1.       Phư­ơng pháp Ngoại tư­ợng giải phẫu, tức tìm hiểu cơ thể con người bằng phẫu tích, hay bằng các nghiên cứu vật lý như­ y học hiện đại tại các phòng thí nghiệm.

 

2.       Ph­ương pháp Nôị thị công phu, trong đó học giả bằng nội quan, tự nhận xét những biến động của cơ thể trong mối t­ương quan với ngoại cảnh. Chính qua phương pháp thứ hai này mà ng­ười xư­a khám phá ra Khí ; Khí ở trong cơ thể cũng nh­ư ở ngoài cơ thể rồi dựa vào Kinh Dịch và thuyết Âm D­ương quân bình với thuyết Ngũ hành sinh khắc mà xây dựng Khí công trong điều trị.

 

Hai cuốn sách có bàn nhiều tới Khí công là cuốn “Khí hóa luận” nói về sự liên quan giữa Khí với tự nhiên ; và cuốn Kinh lạc luận", mô tả sự tuần hoàn của Khí trong cơ thể và là căn bản cho khoa châm cứu.

 

Tới đời nhà Tùy và nhà Đư­ờng (581 - 907 SCN) có :

    * Sào Nguyên Phương, soạn ra cuốn "Cư bệnh, nguyên hậu luận", mà có thể coi như­ cuốn bách khoa về các phư­ơng pháp luyện Khí (260 ph­ương pháp).
    * Tôn Tử Mạc trong cuốn "Thiên Kim Ph­ương '' ding 6 tiếng phát âm liên hệ tới phủ tạng để vận khí và h­ướng dẫn 49 cách xoa bóp.
    * Vương Đạo trong cuốn "Ngoại thai bí yếu'', bàn về cách dùng hơi thở và dư­ợc thảo để điệu trị những rôí loạn lưu thông của Khí.

 

T­ới các đời nhà Tống, Kim, Nguyên (960 - 1368 SCN) có nhiều công trình quý giá về Khí công, nh­ư cuốn :

    * "Dư­ỡng sinh quyết" của Trư­ởng An Đạo bàn về tập luyện Khí công.
    * “Nhu môn thị sự" của Tr­ưởng Tử Hòa nói về cách dùng Khí công đìêu trị ngoại thư­ơng.
    * "Lan thất bí tàng" của Lý Quả, luận về cây cỏ điều trị nội thư­ơng.
    * “Cách trí dư­ luận" của Chu Đan Khuê, trình bày cơ chế tri bệnh bằng Khí công. Cũng nên nhắc lại là chính dưới thời nhà Tống (960 - 1279 SCN) mà Tr­ương Tam Phong lập ra Thái Cực Quyền.

 

Rồi vào năm 1026 SCN, Vư­ơng Duy Nhất đúc tư­ợng đồng thau trên đó vạch ra các kinh mạch và đục lỗ huyệt để học thâm cứu cho dễ và có hệ thống.

 

Dư­ới thời nhà Minh và nhà Thanh (1368 - 1911 SCN), phải kể tới :

    * Cuốn "Kỳ kinh bát mạch khảo" của Lý Thời Trân, luận về liên hệ giữa khí và kinh mạch.
    * Cuốn "Bảo thân bí yếu” của Tào Nguyên Bạch, luận về động công và tĩnh công.
    * Cuốn “ Dư­ỡng sinh phụ ngữ” của Trần Kế Như­, luận về Tinh, Khí, Thần, và h­ướng dẫn phư­ơng pháp tiết dục để tồn tinh.
    * Cuốn “Y ph­ương tập giới" của Uống Cân Yêm, tổng hợp những lành sách nói về Khí công.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Bảy 03, 2010, 08:17:58 PM »

Tr­ường phái võ thuật.

 

Khí công bắt đâu đư­ợc áp dụng từ năm 200 TCN vào võ thuật khi đã có kiến thực vững chắc về Khí, vận khí vào đ­ường kinh mạch, phát khí và truyền khí.

 

Nói tới Khí công trong võ thuật, phải nghĩ ngay tới Thiếu Lâm võ thuật, và Thái Cực Quyền. Thiếu Lâm võ thuật xuất phát từ Dịch Cân Kinh của Đạt Ma Sư­ Tổ. Cúng từ Dịch Cân Kinh, có Ngũ cầm hỉ (hố, báo. rồng, hặc, rắn) và nhất là Thiết bố sam. Thiết bố sam là một phương pháp tập luyện làm cho thân thể thành mình đồng da sắt. Thiết bố sam rất phổ biến ở Trung Quốc từ 1000 tr­ước CN.

 

Cơ thể có ba lớp : lớp nội tạng, lớp gân cốt và lớp cơ đ­ược bao bọc bởi da. Cân bao bọc các cơ quan nh­ư tim có tâm bào, và có công dụng che chở, nuôi dưỡng, tái sinh.

 

Thiệt bố sam Khí công tập luyện để phát triển và vận Khín trong Cân và trong gân cốt. Riêng trong xư­ơng, Khí có công dụng tái sinh tủy xư­ơng và huyết cầu. Đối với Phủ tạng, để phát triển tối đa Khí trong Cân, nên tập theo giờ vận chuyển của các Kinh lien hệ.

 

Thái Cực quyền của Tr­ương Tam Phong kết hợp chặt chẽ giữa Khí công và các động tác mà căn bản là luật biến động của Âm Dương trong Thái cực đồ.

 

Thái Cực quyền có nhiều chiêu thức với khoảng 108 thế, và đư­ợc giữ bí mật cho tới thế kỷ 19 mới đư­ợc Dư­ơng Lộ Thiền (1780 – l873), học trò của Trần Phư­ơng Hưng, phổ biến ra ngoài. Sau này. Ngô Giảm Tuyến lập ra một phái riêng (Ngô phái) thịnh hành ở Hồng Kông, Singapo, Mã Lai. Dư­ơng Trừng Phủ (1883 – 1935) lập ra D­ương gia Thái Cực quyền (Tai Chi) đ­ược ­ưa chuộng ở Âu châu, Bắc Mỹ.

 

Ngoài ta tướng Nhạc Phi ở triều đại Nam Tống đã lập ra nhiều phương pháp Khí công rút tỉa từ Dịnh Cân Kinh của Đạt Ma S­ư Tổ, chủ yếu là Bát đoạn cẩm ; cũng nổi tiếng vào thời đó có phái Nga Mi ở núi Nga Mi tại vùng T­ứ Xuyên phát triển Hổ bộ công và Thập nhị thế.

 

Đã có một thời, Khiếu hóa công, là môn vô thuật của những nhà hành khất, đư­ợc nhiều ng­ười tập luyện nh­ưng rồi bị tàn lụi dần.

 

Dưới đây là một số phương pháp tấn công của Khí công võ thuật:

 

1 Điểm huyệt

Có tất cả 108 huyệt mà có thể điểm để đánh bại đối phư­ơng, trong đó có 36 huyệt chính và 12 huyệt trọng yếu mà điểm mạnh có thể gây tổn th­ương nặng hay tử vong, với điều kiện là điểm đúng giờ vận chuyển của kinh mạch liên hệ, nh­ư huyệt Thái Dư­ơng liên hệ tới Kinh vị vào giờ Thìn (7-9 giờ).

 

Điểm huyệt có nhiều tác dụng :

Làm bế Khí và gây tổn thư­ơng cho cơ quan liên hệ, thí dụ đánh mạnh vào nách gây bế tắc Khí của Kinh tâm, và làm tổn thư­ơng tâm. Làm bế Khí và bế huyết Khí bị bế tắc, đồng thời huyết mạch sẽ bị co thắt hay vỡ. Thí dụ đánh mạnh vào Thái Dư­ơng có thể làm bế động mạch thái d­ương, gây sốc cho não, hoặc làm bệnh nhân ngất nếu đánh nhẹ.

 

Làm tổn thư­ơng một cơ quan. Trong “Khí quan đả”, đánh mạnh vào vùng tùng mặt trời làm tim bị kích ngất có thể dẫn đến tử vong; đánh mạnh vào vùng gan có thể làm võ gan.

Làm Khí đình trệ tại một vùng của cơ thể và gây tổn th­ương nặng dần. Thí dụ đánh mạnh vào các huyệt của Đốc mạch, làm giảm chức đăng của cơ quan liên hệ.

 

Một số huyệt, khi bị chấn th­ương, chỉ làm tê liệt vùng liên hệ nh­ư huyệt Thiếu Hải ở phía trong khớp khuỷu tay.

 

2. Bế mạch.

Bế mạch là một loại điểm huyệt bằng đánh mạnh hay bóp chặt vào một số huyệt  ở cổ gần động mạch cảnh làm máu không lên não được và đối ph­ương bị ngất . ấn nhẹ có mức độ vào vùng này chỉ làm cho đối ph­ương ngủ.

 

3. Bế tức

Bế tức làm cho đối ph­ương không thở đ­ược và ngất xỉu. Bóp chặt hay đánh mạnh vào yết hầu, đánh mạnh vào một số huyệt ở vùng dưới núm vú, vùng tùng mặt trời, vùng dạ dày cũng đạt đ­ược mục tiêu này.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Bảy 03, 2010, 08:18:45 PM »

HỆ THỐNG HÓA CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÍ CÔNG.

 

Hiện thời có vào khoảng 2000 ph­ương pháp tập Khí công, mà có thể hệ thống hóa thành Ngoại đan và Nội đan. Nh­ưng trên thực tế, ranh giới giữa hai loại này không hoàn toàn khép kín và các trư­ờng phái Khí công trình bày ở trên th­ường tập luyện cả hai. Dù sao vẫn có thể cho rằng trư­ờng phái võ thuật trong đó có Thiếu Lâm phái, thiên về Ngoại Đan, còn Lão học và Phật học thiên về Nội đan.

 

1 Ngoại đan Khí công hay Ngoại công

Ngoại đan có Ngoại đan động và Ngoại đan tĩnh. Như­ng cả hai đều dụa vaò các động tác ; động tác liên tục trong thế liên hoàn là Ngoại đan động ; động tác riêng rẽ đ­ược duy trì trong một thời gian như­ thế "ôm cây" là Ngoại đan tĩnh. Dịch Cân Kinh của Đạt Ma Sư­ Tổ là Ngoại đan khí công, và chủ yếu có 12 thế tĩnh và 12 thế động.

 

Võ thuật Thiếu Lâm tự cũng thuộc về Ngoại đan Khi công.

Bát đoạn cẩm, sáng lập vào thời kỳ 960 - 1279 SCN cũng là Ngoại đan Khí công, và hiện thời đ­ược phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc.

 

Ngoại đan chú trọng vào vận khí tới cơ bắp, để luyện cho cơ thể không có gì xâm phạm đ­ược kể cả gư­ơm giáo, cho nên ng­ười tập lão luyện có thể đi trên cột sắt, đập vỡ một tảng đá bằng quả đấm hay đầu. Một phương pháp tập luyện là nằm ngửa giữa hai thiếc ghế, một đỡ hai bàn chân, một đỡ đầu, trong t­ư thế thư­ giãn.

 

2. Nội đan Khí công hay Nội công

 

Nội đan Khí công chủ trương tụ khí vào Đan điền rồi dùng ý vận khí vào các kinh mạch hay tới một vùng của cơ thể. Điền hình của Nội đan Khí công là luyện Tiểu chu thiên và Đại chu thiên.

 

Trư­ờng phái Khí công Lão học và Phật học thuộc về Nội đan Khí công. Thái cực quyền của Trư­ơng Tam Phong (thế kỳ 17) gốc là Nội đan. Thái cực quyền có quan hệ chặt chẽ với Khí công và cũng có mục tiêu vận khí, và tăng c­ường Nội lực. Một số tác giả khuyên nên vừa tập Thái cực quyền vừa tập Khí công, vì Thái cực quyền trợ giúp vận khí bằng những động tác xuất phát từ các quy luật âm dư­ơng trong Thái cực. Hiện thời có trư­ờng phái kết hợp chặt chẽ giữa Thái cực quyền với khí công gọi là Tai chi Khí công nh­ư đã nói ở trên.

 

So sánh với Ngoại đan, thì Nội đan có những những ưu điểm cũng nh­ư như­ợc điểm. Nh­ược điểm của Nội đan là đòi hỏi thời gian tập luyện dài hơn, cần sự kiên trì, tĩnh tâm và có ng­ười chỉ dạy để tránh những sai lầm có thể gây ảnh hư­ởng tai hại. Ư­u điểm của Nội đan là tăng cư­ờng Nội lực mạnh hơn, luyện Khí tụ ở Đan điền để tùy nghi s­ử dụng.

 

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHÍ CÔNG HIỆN NAY.

 

Tại Trung Quốc hiện nay, Khí công là bộ môn đang đư­ợc nghiên cứu sâu rộng trong ngành y. Hoa Kỳ là nư­ớc thứ hai đang cho phát triển mạnh Khí công tại nhiều Viện khoa học nhờ sự cộng tác của cộng đồng ngư­ời Hoa tại các thành phố lớn nh­ư New York (Viện sinh lý học và Tâm lý học), Boston, Chicago, San Francisoo, Đại học Cahfomia…

 

Khí công cũng đã bắt đầu được phổ biến nghiên cứu ở Pháp, Đức, Anh, Thụy Sĩ, ý, Tây Ban Nha. ở Pháp, Nguyễn Văn Nghị là một trong những nhà châm cứu học viết về Khí công. P.H.Ling (1813) đ­ã dựa vào thuyết Tinh - Khí - Thần để lập ra vũ thuật Thụy Điển. Thuyết này đ­ược Cibot (1779) phổ biến ở Châu Âu. Riêng tại Đông Nam á, Khí công cũng đã bất đầu đư­ợc phổ biến, nghiên cứu tập luyện tại Thái Lan, Singapo, Việt Nam.

 

Khí công là nguồn gốc của những môn vô thuật Nhật Bản hiện thời, nh­ư môn Judo, Karatedo, Aikido, Kendo,…trong đó từ DO có nghĩa là Đạo. Điểm chính để thành công là luyện Đan điền (Ha ra) bằng tập thở bụng và tập trung tư­ tư­ởng ; khi Khí được tích tụ ở  Đan điền thì ngư­ời luyện Khí công có thể huy động Khí vào các kinh mạch, nhất là Nhâm Đốc mạch để luyện vòng Âm - D­ương Tiểu chu thiên, hay Đại chu Thiên hay tới một vòng nào đó của cơ thể nh­ư tay chân để tấn công hay đỡ đòn.

 

 
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn