Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 03, 2024, 01:27:47 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến  (Đọc 2719 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Hai 14, 2014, 08:02:35 AM »

Đó là một cuộc chiến rất ít người biết tới, không được nhắc nhở trước công chúng, và cũng không có buổi lễ thường niên nào để vinh danh các chiến sĩ tử trận. Đó là cuộc chiến giữa quân đội Trung Quốc (TQ) và Việt Nam nơi vùng biên giới hai nước kéo dài nhiều năm, dai dẳng trong thập niên 1980 và bộc phát lớn vào năm 1984, rồi chỉ chính thức kết thúc vào năm 1989. Cuộc chiến này không có trong sách sử chính thức của hai nước, và cũng không được tờ báo nào tại hai nước nhắc tới.

Bản tin “Lonely memorial for China's forgotten war” (Tưởng Niệm Cô Đơn Cho Cuộc Chiến Bị Bỏ Quên Cuả TQ) do phóng viên Benjamin Morgan của thông tấn AFP kể lại hôm thứ năm 29/3/2007 sẽ được dịch toàn văn như sau.


Y hệt những lính đứng gác, các hàng cây tùng vững vàng nơi nghĩa trang Malipo phủ bóng che chở cho những hàng mộ chiến binh để tưởng nhớ cuộc chiến đẫm máu của TQ với Việt Nam.

Các ngôi mộ nằm ẩn trên lưng đồi ngoài thị trấn nhỏ Malipo ở vùng hẻo lánh Tây Nam, chỉ cách biên giới Việt-Hoa có 43 kilômét, là một nhắc nhở về cuộc chiến đắt giá mà TQ đã quyết định quên lãng.

Trong nhiều giờ, một nông dân làm rẫy lúa phía dưới Nghĩa Trang Liệt Sĩ Malipo là dấu hiệu duy nhất của sự sống, bóng xa hiện lên của ông nhưng thật là xa đối với TQ hiện đại, cũng như xác của 957 nạn nhân chiến tranh chôn gần đó.

Không có bao nhiêu người tới thăm. Cuộc chiến Việt-Hoa này là một lịch sử bị bỏ quên, che khuất trong bí ẩn và vẫn chưa được giải thích bởi chính phủ CSTQ đối với một công chúng hầu như không biết gì về cuộc chiến này.

Những người tới thăm mộ, như Liu Mingbang, 54 tuổi, tới để tưởng nhớ các chiến hữu tử trận trong cuộc chiến làm thiệt mạng hàng chục ngàn lính ở hai bên trước khi cuộc chiến chính thức kết thúc vào năm 1989.

Cũng như các cựu chiến binh khác, Liu, người đã 2 lần từ quê nhà ở tỉnh Sichuan tới đây, do dự khi nói về cuộc chiến không thắng lợi bao nhiêu.

Cuối cùng Liu nói sau khi bị hỏi nhiều lần, mắt ông sáng lên vì xúc động, “Xong rồi. Đó là chuyện quá khứ và không cần chiến đấu nữa. Chúng tôi đã vào cuộc chiến và xong rồi. TQ lúc đó hỗn loạn, có quá nhiều chuyện tệ hại. Đó là những thời kỳ rất khó khăn.”

Liu tự hào vì phục vụ đất nước nhưng lộ vẻ bị ám ảnh vì bạo lực, “Thật kinh hoàng, những chuyện tôi đã thấy nơi đó. Đó là những chuyện rất khó mà sống với, và là chuyện tệ hại nhất là khi tôi phải trở lại và kể cho gia đình tôi về những gì tôi đã làm.”

Liu Anlin, cựu chiến binh khác từng đóng ở biên giới Việt-Hoa 20 năm về trước, ít lời hơn khi giaỉ thích.

Ông nói, cánh tay hướng về các ngôi mộ, “Lý ra không nên có những thứ này.”

Trong nhiều lời kể, cuộc chiến Việt-Hoa kết thúc với thiệt hại đắt giá cho TQ; cuộc tấn công của họ cho thấy yếu kém chiến thuật, thiết bị yếu kém và truyền thông cũng yếu kém.

Khi hiệp ước biên giới được ký 2 thập niên sau đó, TQ có khoảng 26,000 tử sĩ, và Việt Nam khoảng 37,000 tử sĩ.

Mặc dù TQ xâm lăng Việt Nam ngày 15-2-1979, tung ra một cuộc chiến tranh rồi sau đó trở thành những xô xát biên giới ít tầm mức hơn xuyên suốt hầu hết thập niên 1980, một cái nhìn về nghĩa trang ở Malipo chỉ cho thấy chút xíu thực tại.

Bức tường tưởng niệm viết hàng chữ, “Kết thúc thắng lợi của cuộc chiến đã mang tới truyền thống cách mạng vĩ đại và can đảm, cho thấy chủ nghĩa anh hùng và lòng ái quốc của quân đội ta. Chiến thắng là kết quả của quyết định khôn ngoan của chính phủ trung ương, nhờ nhân dân ủng hộ và là kết quả cuộc chiến đẫm máu của tất cả chiến sĩ ta.”

Trong khi Liu Mingbang xem các chữ khắc trên bia đá vinh danh các đồng chí của ông như là liệt sĩ cách mạng, ông nói về lý do cuộc chiến, dẫn theo giải thích chính thức về cuộc chiến.

Theo lời kể từ ngoài phía chính phủ TQ, quyết định TQ tấn công là nhằm đáp ứng việc Cộng sản Việt Nam đưa quân vào Cam Bốt tháng 12-1978 để lật đổ chế độ Pol Pot hỗ trợ bởi Bắc Kinh.

Quan hệ trở nên cay đắng với Liên Xô và việc Liên Xô công khai ủng hộ Hà Nội được Bắc Kinh xem là gây hấn sau khi phe cộng sản chiến thắng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, là thêm một yếu tố khác.

Khi TQ chính thức tuyên chiến, TQ dẫn lý do Việt Nam đối xử tệ hại với người gốc Hoa tại Việt Nam và việc Cộng sản Việt Nam chiếm đóng đảo Trường Sa, một cuộc tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết.

Xu Ke, một lính bộ binh trong trận đánh ở núi Laoshan (Lão Sơn, 崂山) khi căng thẳng bùng lên năm 1984, đã tự xuất bản cuốn sách trên Internet có tên “The Last War” (Cuộc Chiến Cuối Cùng) nói lý do TQ gây chiến là thấy rõ. Xu, 42 tuổi, kể với AFP tại Thượng Hải, “TQ muốn bộc lộ nỗi giận lên Việt Nam bởi vì TQ ghét kiểu Việt Nam liên minh với Liên Xô sau khi TQ giúp Việt Nam quá nhiều trong cuộc chiến chống Mỹ.”

Xu không tự nhận là 1 sử gia, mà chỉ mô tả sách ông như 1 hồi ký như nỗ lực đaò tìm các dữ kiện lịch sử cô đọng về cuộc chiến mà các thư viện quốc gia, theo lời ông, bị bưng bít bởi chính phủ.

Ông nói, “Hầu hết các sách về cuộc chiến đã bị gỡ bỏ. Chính phủ không thích có ai chỉ trích về cuộc chiến, và một cách căn bản, họ hy vọng mọi người ngậm miệng lại.”

Những gì được ghi lại chỉ là sau 4 tuần giao chiến kể từ ngày 15-2-1979, TQ đột ngột tuyên bố chiến thắng và rút quân, mặc dù các trận đánh vẫn tiếp diễn trong nhiều năm về sau.

Hầu hết các lời kể lịch sử ngoài TQ thì nói là quân TQ chuẩn bị yếu kém trước bộ đội Cộng sản Việt Nam đã dày dạn chiến trường.

Gợi lại 5 tháng giao chiến dữ dội tại Việt Nam trong năm 1984, Xu kể về các đợt tiến quân ở cả 2 phía là dữ dội nhưng bất phân thắng bại.

Xu nói, “Bộ đội Việt Nam mạnh mẽ, không dễ bị thua. Họ trước đó đã chiến đấu nhiều năm và có kinh nghiệm.”

Cựu chiến binh TQ tại nghĩa trang quân đội
Nguồn: news.yahoo.com/AFP Mark Ralston
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 17, 2015, 03:48:43 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn