Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 22, 2024, 03:14:38 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1] 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: KÍCH  (Đọc 15709 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« vào lúc: Tháng Sáu 14, 2010, 11:27:16 PM »

Kích (tiếng Trung: 戟), là một loại vũ khí lạnh của người Trung Quốc, được dùng như một loại khí tài quân sự dưới dạng này hay dạng khác có lẽ từ thời nhà Thương cho đến khi kết thúc nhà Thanh. Ngày nay nó vẫn được dùng trong tập luyện nhiều môn võ thuật Trung Hoa. Kích trông bề ngoài tương tự như thương hay mâu (các loại giáo) ở nhiều bộ phận, với một/hai lưỡi nhỏ hình trăng lưỡi liềm gắn vào phần đầu và một núm tua bằng lông ngựa màu đỏ đính vào chỗ mà phần đầu của vũ khí này nối liền với phần cán. Nó đã từng là loại vũ khí tương đối phổ biến của bộ binh, đặc biệt là biến thể phổ biến của nó trong thời kỳ đồ đồng gọi là mác (戈- qua), mặc dù nó cũng được kỵ binh và những người ngồi trên xe ngựa sử dụng. Có một vài kiểu kích, chẳng hạn loại với lưỡi hình chữ nhật có răng cưa thay vì dạng trăng lưỡi liềm, hoặc phần mũi là mũi giáo cộng với hai lưỡi cong đính kèm.

Có thể coi nó là loại vũ khí hỗn hợp, kết hợp giữa mâu với qua (mác) hay việt (một loại rìu) hoặc câu (một loại móc) với cán bằng tre hay gỗ. Kích thước phần mũi nhọn của giáo là khoảng 13-15 cm, phần lưỡi ở bên dài khoảng 15-17 cm. Có các loại kích cán dài (trường kích) được sử dụng đơn lẻ bằng cả hai tay và kích cán ngắn (đoản kích) được người ta sử dụng đồng thời cả hai kích gọi là song kích. Về tên gọi các chủng loại có phương thiên kích, long nha kích, đơn đao kích, quân đao kích, cổ kích, hồ điệp kích v.v

Các loại kích này có 2 hoặc 3 điểm tấn công sắc bén, (các) lưỡi bên và phần mũi của giáo, cộng với phần cán cũng có thể dùng để tấn công đối thủ. Cách thức mà các lưỡi bên gắn với phần mũi chính là khác biệt tùy theo từng loại kích, nhưng thông thường luôn có các khoảng trống giữa phần mũi và các lưỡi bên. Các "khía" này có thể được sử dụng để làm kẹt vũ khí của đối phương và sau đó người dùng kích chỉ cần giật mạnh vũ khí của anh ta để tước hoặc làm gãy vũ khí của đối phương. Người dùng kích có thể tấn công đối phương bằng cán của kích, với các lựa chọn như lôi kéo kích ngược lại để móc bằng lưỡi bên; hoặc tấn công địch thủ bằng phần lưỡi phẳng để đối phương ngã khỏi ngựa.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 08:25:01 AM »

Bắn kích Viên môn

Không giết được Lã Bố, Thuật lại trở mặt làm thân, xin kết thông gia với Lã Bố. Khi dẹp Hách Manh, Lã Bố đã tra ra việc Manh nghe Thuật xui bẩy nhưng vì tình thế hiện tại chưa trở mặt đánh nhau được nên ông nhận lời.
Viên Thuật thấy Lã Bố ngả theo mình lại sai Kỷ Linh mang 3 vạn quân tấn công Tiểu Bái để diệt Lưu Bị. Lã Bố chỉ mang 1000 quân bộ và 200 quân kỵ tới Tiểu Bái, bắt hai bên phải hòa giải. Ông sai cắm kích từ xa 150 bước và giao hẹn sẽ bắn tên, nếu trúng vào ngạnh kích thì hai bên phải giảng hòa.

Sau đó Lã Bố lùi lại giương cung bắn trúng ngay ngạnh kích. Mọi người đều khâm phục. Lưu Bị cảm ơn ông, còn Kỷ Linh thấy Lã Bố kiêu dũng không dám trái ý phải mang quân về.
Lã Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ ngày nay). Ông được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này Lã Bố được mô tả là một viên tướng dũng mãnh bậc nhất Tam quốc, có thể liên hệ với anh hùng Hy Lạp Achilles về sức mạnh. Ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố. Người ta thường nói "Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố". Ngoài ra trong những bức ảnh xưa hay ở các tác phẩm liên quan đến nhân vật này, ông được miêu tả là rất đẹp trai.
Trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, ngoài Lã Bố nổi tiếng với phương thiên họa kích còn có Điển Vi với cặp thiết kích nặng tới 80 cân (Tàu), Thái Sử Từ cũng dùng một cặp tiểu kích như một thứ binh khí cận chiến bên cạnh thương..
Thủy Hử cũng có hai anh hùng là Lã Phương, Quách Thịnh cũng sử dụng binh khí này, tuy nhiên, trình độ võ nghệ có lẽ kém xa so với tiền nhân (một cậu là fan của Lã Bố, một cậu là fan của Tiết Nhân Quý)
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:00:54 AM »





Cây kích của Lu Bu, một nhân vật nổi tiếng
Logged
Việt Long
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 26



« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:02:43 AM »



Trời! Đất! Có tên tuổi rõ ràng mà sao gọi là Lu Bu chớ?
Logged
Việt Long
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 26



« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:03:38 AM »

Bắn kích Viên môn

Không giết được Lã Bố, Thuật lại trở mặt làm thân, xin kết thông gia với Lã Bố. Khi dẹp Hách Manh, Lã Bố đã tra ra việc Manh nghe Thuật xui bẩy nhưng vì tình thế hiện tại chưa trở mặt đánh nhau được nên ông nhận lời.
Viên Thuật thấy Lã Bố ngả theo mình lại sai Kỷ Linh mang 3 vạn quân tấn công Tiểu Bái để diệt Lưu Bị. Lã Bố chỉ mang 1000 quân bộ và 200 quân kỵ tới Tiểu Bái, bắt hai bên phải hòa giải. Ông sai cắm kích từ xa 150 bước và giao hẹn sẽ bắn tên, nếu trúng vào ngạnh kích thì hai bên phải giảng hòa.

Sau đó Lã Bố lùi lại giương cung bắn trúng ngay ngạnh kích. Mọi người đều khâm phục. Lưu Bị cảm ơn ông, còn Kỷ Linh thấy Lã Bố kiêu dũng không dám trái ý phải mang quân về.
Lã Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ ngày nay). Ông được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này Lã Bố được mô tả là một viên tướng dũng mãnh bậc nhất Tam quốc, có thể liên hệ với anh hùng Hy Lạp Achilles về sức mạnh. Ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố. Người ta thường nói "Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố". Ngoài ra trong những bức ảnh xưa hay ở các tác phẩm liên quan đến nhân vật này, ông được miêu tả là rất đẹp trai.
Trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, ngoài Lã Bố nổi tiếng với phương thiên họa kích còn có Điển Vi với cặp thiết kích nặng tới 80 cân (Tàu), Thái Sử Từ cũng dùng một cặp tiểu kích như một thứ binh khí cận chiến bên cạnh thương..
Thủy Hử cũng có hai anh hùng là Lã Phương, Quách Thịnh cũng sử dụng binh khí này, tuy nhiên, trình độ võ nghệ có lẽ kém xa so với tiền nhân (một cậu là fan của Lã Bố, một cậu là fan của Tiết Nhân Quý)

Cái điển cố này thật tuyệt, không có quả bắn này thì toi cả hai đằng.
Logged
Ánh sáng xanh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 10



Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:06:40 AM »




Cây kích của Lu Bu, một nhân vật nổi tiếng

Cái này là hình vẽ của Quách Thịnh trong Thủy Hử, cháu của Lã Bố chứ đâu phải Lu Bu nào  Grin.
Logged
ĐÔNG PHƯƠNG HỒNG
Jr. Member
**
Offline Offline

Bài viết: 53



Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:08:12 AM »

Cái này là hình vẽ của Quách Thịnh trong Thủy Hử, cháu của Lã Bố chứ đâu phải Lu Bu nào  Grin.

Đúng là linh tinh hết sức.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:08:59 AM »


Mình tra trong máy thì đúng là của Lu Bu mà!
Logged
Nhất chi mai
Sr. Member
****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 333



Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:09:56 AM »

Mình tra trong máy thì đúng là của Lu Bu mà!

Chán quá đi mất!
Logged



Kỷ niệm bố và bá bá
Búp bê tóc bạch kim
Jr. Member
**
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 51



Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:11:15 AM »



Cái ông Việt Long đâu rồi? Thở ra một câu thì phải vào giải thích rõ đi chứ không để người ta "cãi nộn" về cái Lu Bu kia kìa!
Logged
Đèn sách mười năm
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 3



Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:12:32 AM »

Chán quá đi mất!

Nếu ông ấy tra rồi thì đúng là của Lu Bu còn gì.
Logged
Kiến nghĩa bất bình
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 43



Email
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:13:28 AM »



Ôi dào! Nếu nói chuyện với người không biết thì cứ cho là của Lu Bu đi chứ cần gì phải đôi co cho mệt.
Logged
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:21:14 AM »



Lu Bu là phiên âm của từ Lã Bố. Vậy thì nếu bạn là người Trung Quốc thì là Lu Bu, còn người Việt thì gọi là Lã Bố.
Logged
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:36:19 AM »



Sự tích cây Kích.

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai vợ chồng mãi không sinh được một mụn con. Hàng ngày, người chồng cầm cây giáo vào rừng săn thú, còn người vợ cầm cây rìu nhỏ đi chặt củi sống qua ngày. Một hôm, ngồi nghĩ ngợi, nếu cứ sống như thế thì càng ngày tuổi cao sức yếu, hai vợ chồng người săn kẻ củi chẳng kiếm được bao nhiêu, phải làm thế nào mà người chồng vừa đi săn thú vừa kiếm được củi, còn người vợ lại vừa kiếm được củi vừa xiên được cá mang về. Nghĩ mãi hai người bèn đem cây giáo và lưỡi rìu ghép vào nhau. Thế là một công cụ tích hợp mới ra đời, thỏa mãn nhu cầu của hai vợ chồng. Một hôm, có đoàn quân tràn qua làng, một vị dũng tướng chiến bào đẫm máu bị truy đuổi chạy vào nhà của hai vợ chồng nọ, đang lúc tay không tấc sắt, liền được hai vợ chồng nọ đưa cho hai cây binh khí lạ, nửa giống thương, vừa giống mâu, lại có tai có ngạnh, bèn tiện tay cầm lấy, anh dũng đẩy lui được quân thù. Cảm động trước ơn giúp đỡ của hai vợ chồng nọ, người dũng tướng sau khi khởi nghĩa thắng lợi đã quay về ngôi làng nọ, tìm về cố nhân tỏ lòng đền đáp, đặt tên cho cây binh khí lạ nọ là Kích, hàm ý cảm kích cám ơn. Nhân một lần Khuatlao76 lang thang trên Diễn đàn Tứ Hải, vớ được quyển bí kíp Tiêu Diêu, bèn chép ra một câu chuyện như vậy.
Logged
Hương mắt Tây
Jr. Member
**
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 79



Email
« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Sáu 15, 2010, 10:38:55 AM »


Sự tích cây Kích.

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai vợ chồng mãi không sinh được một mụn con. Hàng ngày, người chồng cầm cây giáo vào rừng săn thú, còn người vợ cầm cây rìu nhỏ đi chặt củi sống qua ngày. Một hôm, ngồi nghĩ ngợi, nếu cứ sống như thế thì càng ngày tuổi cao sức yếu, hai vợ chồng người săn kẻ củi chẳng kiếm được bao nhiêu, phải làm thế nào mà người chồng vừa đi săn thú vừa kiếm được củi, còn người vợ lại vừa kiếm được củi vừa xiên được cá mang về. Nghĩ mãi hai người bèn đem cây giáo và lưỡi rìu ghép vào nhau. Thế là một công cụ tích hợp mới ra đời, thỏa mãn nhu cầu của hai vợ chồng. Một hôm, có đoàn quân tràn qua làng, một vị dũng tướng chiến bào đẫm máu bị truy đuổi chạy vào nhà của hai vợ chồng nọ, đang lúc tay không tấc sắt, liền được hai vợ chồng nọ đưa cho hai cây binh khí lạ, nửa giống thương, vừa giống mâu, lại có tai có ngạnh, bèn tiện tay cầm lấy, anh dũng đẩy lui được quân thù. Cảm động trước ơn giúp đỡ của hai vợ chồng nọ, người dũng tướng sau khi khởi nghĩa thắng lợi đã quay về ngôi làng nọ, tìm về cố nhân tỏ lòng đền đáp, đặt tên cho cây binh khí lạ nọ là Kích, hàm ý cảm kích cám ơn. Nhân một lần Khuatlao76 lang thang trên Diễn đàn Tứ Hải, vớ được quyển bí kíp Tiêu Diêu, bèn chép ra một câu chuyện như vậy.

Hí hí hí
Logged
Trang: [1] 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn