Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 04, 2024, 09:12:51 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 2 [3] 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhặt nhạnh  (Đọc 27120 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #30 vào lúc: Tháng Năm 04, 2018, 07:16:48 AM »

Thần của con người


 Thần của thân người, cần phải được dấu kín mà tác dụng ngầm ở trong, nếu hiện ra ngoài thời trong phải hư. Sách tướng nói: "Mặt mơn mởn như hoa đào, mắt long lanh như nước mùa thu, ấy là thần không giấu kín, phần nhiều chết non. Lại nói: hình dung kỳ quái, bộ mặt gân guốc, mới thấy đáng khinh đáng ghét, trông lâu nghiễm nhiên có thần, ấy là tướng thượng cách quý thọ". Cho nên có thể biết rằng thần sắc của con người không nên lộ ra ngoài. Ba thứ báu của người ta là tinh, khí, thần, làm chúa tể cho thân thể, nó ở trong tâm, hiện ra ở mắt. Nội kinh nói: "Quân chủ không sáng suốt, thời 12 cơ quan đều nguy", đó là thần không giữ được chỗ ở.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 07:19:09 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #31 vào lúc: Tháng Năm 09, 2018, 03:18:46 PM »

KHÁI LUẬN


  - Chứng trạng của Phế khái, khái mà thở suyễn thành tiếng, quá lắm thời nhổ ra huyết. Chứng trạng của Tâm khái, khái thời Tâm thống, trong cuống họng vướng mắc như nghẹn, quá lắm thời yết thũng, hầu tý. Chứng trạng của Can khái, khái thời hai hiếp đau, quá lắm thời không thể trở mình, trở mình thời dưới khư (dưới hiếp, tức lá lách) đầy. Chứng trạng của Tỳ khái, khái thời hữu hiếp đau, đau âm ỷ lên cả vai và lưng, quá lắm thời không thể cử động, cử động thời khái. Chứng trạng của Thận khái, khái thời đau nhức cả vai lưng, quá lắm thời khái ra dãi dây.

  - Năm Tàng mắc khái lâu, sẽ đi sang sáu Phủ. Tỳ khái không dứt, thời di sang Vị. Chứng trạng của Vị khái, lúc khái thường nôn, quá lắm nôn cả ra giun. Can khái không dứt, thời di sang Đởm. Chứng trạng của Đởm khái, lúc khái nôn cả đởm chấp (chua, đắng). Tâm khái không dứt, thời di xuống Tiểu trường. Chứng trạng của Tiểu trường khái, lúc khái thời thất khí (trung tiện), khí với khái đều mất. Thận khái không dứt, di sang Bàng quang. Chứng trang của Bàng quang khái, lúc khái thời di niệu (són đái). Khái lâu không dứt thới di tới Tam tiêu. Chứng trạng của Tam tiêu khái, lúc khái thời phúc mãn, không muốn uống ăn. Chứng đó đều tụ ở Vị, liên quan lên Phế, khiến bệnh nhân sinh nhiều nước mũi, nước dãi, mặt phù thũng, do khí nghịch gây nên...

 - Trị Tàng thời trị ở Du, trị Phủ thời trị ở Hợp, nếu phù thũng thời trị ở Kinh.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #32 vào lúc: Tháng Năm 12, 2018, 10:46:40 AM »

Cử thống


Hàn khí ký túc ở ngoài mạch thời mạch hàn, mạch hàn thời co quắp, co quắp thời cân cấp, do đó bên ngoài dẫn tới các tiểu lạc, cho nên thốt nhiên đau. Được hơi nóng thời đau khỏi ngay. Nếu lại phạm thêm khí hàn, thời chứng đau sẽ phải lâu.

Hàn khí ký túc ở trong kinh mạch, cùng khí nóng xung đột lẫn nhau, khiến cho mạch đầy ràn. Vì đầy ràn nên đau không thể đấm bóp.

Hàn khí ngưng trệ, khí nóng ngược lên, do đó mạch đầy lớn mà khí huyết loạn, cho nên đau không thể đấm bóp.
Hàn khí ký túc ở khoảng Trường vị, phía dưới mạch nguyên, huyết không dẫn đi được, các tiểu lạc co rút, cho nên đau, đấm bóp thời khí huyết tan rã đi, nên đỡ đau.

Hàn khí ký túc ấy ở mạch xương sống, cho nên án mạnh tay xuống cũng không tới, nên dù có đấm bóp cũng vô ích.
Hàn khí ký túc ở Xung mạch, Xung mạch khởi Quan nguyên, theo "phúc bộ" dẫn lên. Hàn khí ký túc thời mạch không thông, mạch không thông khiến cho khí nghẽn lên ở hung nên suyễn và mạch động bật lên tay.

Hàn khí ký túc ở mạch Bối du, khiến cho mạch xáp (dịt), mạch xáp thời huyết hư, huyết hư thời đau. Du đó rót vào Tâm, cho nên cùng rút mà đau. Đấm bóp thời hơi nóng dẫn được đến, nên khỏi đau.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #33 vào lúc: Tháng Năm 26, 2018, 10:43:22 AM »

...
 
 Bối với Tâm cùng rút nhau vào mà đau, nên trị ở Thiên đột, Thập trùy với Thượng ký. Thượng ký tức là Vị quản; Hạ ký tức là Quan nguyên.

... "Lưỡng hài" và "Áp trung" hai huyệt, tức là huyệt Dương lăng toàn của túc Thiếu dương. Phàm khí của mười một Tàng, Phủ đều "thủ quyết" ở Đởm, vì Thiếu dương chủ về cái khí sơ sinh. Cho nên về khí hàn nhiệt, chuyên "lấy" ở Lưỡng hài và Áp trung... Đủ chứng tỏ rằng: Dù ở Tàng, dù ở Phủ, cái tà hàn nhiệt đều theo khí của Thiếu dương để thăng giáng.

« Sửa lần cuối: Tháng Mười 05, 2018, 05:23:29 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #34 vào lúc: Tháng Năm 26, 2018, 05:30:39 PM »

...

 Chứng thử lậu, phát hàn nhiệt, thích ở Hàn phủ. Huyệt Hàn phủ tại gần huyệt Giải vinh ở đầu gối.... muốn lấy ở túc Tâm thì bảo quỳ (Túc tâm tức là huyệt Dũng toàn)

... Nếu thượng khí trở thành tiếng, trị ở giữa hầu, hoặc tại giữa Khuyết bồn. Nếu bệnh xung lên hầu, nên trị ở Tiệm. Tiệm là nơi phân chi của Đốc mạch, ở gần mép.

... Đầu gối như bận bịu khó co duỗi, nên trị ở “Kiền”; ngồi mà đầu gối đau, nên trị ở “Cơ” (Kiền với Cơ là chỗ cơ quan, khớp xương). Đứng mà thấy nóng ở trong xương, nên trị ở Hành gian. Đầu gối đau, đau suốt xuống ngón chân cái, nên trị ở Quắc trung. Ngồi mà đầu gối đau như vật gì bám vào nên trị ở Quan. Đầu gối đau không thể co duỗi nên trị ở Bối nội. Đầu gối đau suốt xương ống như muốn gãy, trị ở Dương minh, Trung du dao. Nếu muốn trị sang nơi khác thì trị ở Cự dương, Thiếu âm doanh. Ống chân đau nhức không thể đứng lâu, trị ở Duy của Thiếu dương, huyệt này tại trên ngoại khỏa 5 tấc.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #35 vào lúc: Tháng Bảy 07, 2018, 08:17:36 AM »

CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN


... Các chứng hàn thâu dẫn (co rút) đều thuộc về Thận; các chứng khí phẫn uất đều thuộc về Phế; các chứng thấp sinh ra thũng mãn đều thuộc về Tỳ; các chứng nhiệt sinh ra mâu muộn, khiết túng đều thuộc về Hỏa; các chứng đau ngứa, lở láy đều thuộc về Tâm; các chứng quyết gây nên cố, tiết đều thuộc bộ phận dưới; các chứng nuy và suyễn, ẩu đều thuộc bộ phận trên; các chứng cấm khẩu, run rẩy, như mất tinh thần đều thuộc về Hỏa; các chứng kinh hạng cường (cổ cứng đờ) thuộc về thấp; các chứng nghịch xung lên đều thuộc về Hỏa; các chứng trướng, bụng to vượt đều thuộc về nhiệt; các chứng táo cuồng dại đều thuộc về Hỏa; các chứng bạo cường trực (người nằm thẳng đờ) đều thuộc về phong; các chứng trong bụng réo thành tiếng, vỗ vào như trống, đều thuộc về nhiệt; các chứng xương đau, nhức nhối âm ỷ, kinh hãi, đều thuộc về Hỏa; các chứng chuyển bào, phản lệ (tức là chứng lệch bóng đái), nước tiểu đục, lầm, đều thuộc về nhiệt; các chứng thủy dịch trong vắt, lạnh lẽo, đều thuộc về hàn; các chứng nôn ọe, thổ ra nước chua; bạo chú, hạ bách (dồn gấp xuống, tức kiết lỵ) đều thuộc về nhiệt. Cho nên nói: Cần giữ bệnh cơ, đều "tư" về liên thuộc với nó; có, thời cầu ở có; không, thời cầu ở không; thịnh, trách ở thịnh; hư, trách ở hư. Phải được ở thắng của năm Tàng, sơ thông khí huyết cho được điều đạt, để đưa đến mực hòa bình... Đó là chính đạo.

 ...

 - Quân một, thần hai, là chế nhỏ; quân một, thần ba, tá năm, là chế hạng trung; quân một, thần ba, tá chín, là chế hạng đại.

 Bệnh hàn thời trị bằng nhiệt, bệnh nhiệt thời trị bằng hàn; bệnh vi thời dùng phép nghịch, bệnh thậm thời dùng phép tùng, bệnh kiên thời tước (như đẽo, xén) đi; là khách thời trừ đi; lao thời dùng phép để ôn, kết thời dùng phép để tán, lưu thời dùng phép để công, táo thời dùng phép để nhuận (như cũng thế); cấp thời làm cho hoãn, tán thời làm cho thâu, tổn thời làm cho ích, giật thời làm cho hành, kinh thời làm cho bình... Hoặc làm cho thượng (dẫn lên), hoặc làm cho hạ (dẫn xuống), hoặc ma (xoa bóp), hoặc dục (tắm, ngâm), hoặc bách (dồn vào), hoặc hiếp (cướp bỏ bệnh đi, một phương pháp mãnh liệt), hoặc khái, hoặc phát. Đều làm cho đúng "mực" thì thôi.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 09, 2019, 08:40:36 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #36 vào lúc: Tháng Bảy 11, 2018, 11:14:36 AM »


 Trăm bệnh sinh ra, không vượt ra ngoài sự hóa của sáu khí. Như cảm phải phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa... mà sinh ra bệnh, tức là bệnh sinh ra bởi sáu khí của trời. Sáu khí của trời, gây nên bệnh ở người, mà trong thân con người, lại có cái hóa của sáu khí. Như chứng trúng phong thuộc về Dương tà của trời. Phạm vào cơ biểu của con người thì sinh ra các chứng phát nhiệt, khái, xị; tại gân xương thì thành chứng câu loan; tại trường, vị thì thành chứng hạ lỵ, xôn tiết, hoặc thành chứng táo kiết, bế long; hoặc trực trúng vào trong thì thành chứng hoắc loạn, ẩu nghịch, hoặc là quyết lãnh âm hàn. Đó là khí hóa của biểu, lý, âm, dương. Như cảm vào khí dương nhiệt của con người, thì thành bệnh nhiệt, cảm vào khí âm hàn của con người, thì thành bệnh hàn; cảm vào khí thủy thấp của con người, thì thành đàm, suyễn; cảm vào táo khí của con người, thì thành chứng tiện nan.
 
 ... Lý Đông Viên cũng nói: Những vị chủ bệnh là quân dược. Tỷ như: trị chứng phong, dùng Phòng phong làm quân; trị nhiệt ở thượng tiêu, Hoàng cầm làm quân; trị nhiệt ở Trung tiêu, Hòang liên làm quân; trị thấp, Phòng kỷ làm quân; trị hàn, Phụ tử làm quân v.v... Rồi nhận xem kiêm kiến những chứng gì, thì dùng các vị thuộc về chứng ấy làm tá, sứ...

 Như trúng vào Phủ, thì bạo hóa mà "vụt" không biết gì; trúng vào Tàng thời lưỡi rụt mà nói ra không được, miệng xì bọt dãi... Lại như thương hàn, thuộc về Âm tà của trời; hoặc trúng vào âm, hoặc trúng vào dương; có khi trúng vào dương mà bệnh lại hàn; có khi trúng vào âm mà bệnh lại nhiệt. Thế là trong con người, trong âm có dương, trong dương có âm và có cả khí hóa của tiêu, bản, âm, dương vậy.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 18, 2018, 11:03:01 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #37 vào lúc: Tháng Bảy 12, 2018, 06:07:01 PM »


 Phế khí hư thời khiến người mộng thấy bạch vật (các vật trắng, thuộc loài kim), thấy chém người máu chảy; nếu đắc thời, thời mộng thấy chiến binh.

 Thận khí hư thời khiến người mộng thấy thuyền và người bị đắm đuối; nếu đắc thời, thời mộng nằm trong nước, như bị sợ hãi.

 Can khí hư thời mộng thấy cỏ cây nảy nở; nếu đắc thời, thời mộng tựa dưới gốc cây không dám đứng dậy.

 Tâm khí hư mộng thấy đi cứu đám cháy; nếu đắc thời, thời mộng thấy lửa sáng rực trời.

 Tỳ khí hư thời mộng thấy uống ăn không đủ; nếu đắc thời, thời mộng đắp tường, lợp nhà.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #38 vào lúc: Tháng Bảy 16, 2018, 07:55:19 AM »

Tượng


 Ở đất hành Thủy thì ở trời là khí hàn; ở đất là hành Hỏa, ở trời là khí thử; ở đất là hành Kim, ở trời là khí táo; ở đất là hành Thổ, ở trời là khí thấp; ở đất là hành Mộc, ở trời là khí phong… Đó là sự ứng tượng vậy.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #39 vào lúc: Tháng Bảy 16, 2018, 07:56:46 AM »

Ngũ vị


 Dùng vị toan khổ mà đến thái quá thì âm sẽ thắng. Âm thắng thì về dương phận ở trong con người không địch được với âm hàn, do đó dương sẽ mắc bệnh. Dùng vị tân cam mà đến thái quá thì dương sẽ thắng. Dương thắng thì âm phận ở trong con người không địch nổi với dương nhiệt, do đó âm sẽ mắc bệnh.
« Sửa lần cuối: Tháng Hai 12, 2021, 06:36:33 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #40 vào lúc: Tháng Bảy 16, 2018, 07:57:40 AM »

Bốn mùa trong một ngày


 Từ gà gáy tới sáng sớm, Dương khí mới phát triển, ứng với cái khí xuân sinh, cho nên thuộc về dương ở trong âm; từ sáng sớm đến đúng trưa, Dương khí đương lúc thịnh ứng với cái khí Trưởng hạ, cho nên thuộc về dương ở trong dương; từ đúng trưa đến hoàng hôn, Dương khí mới bắt đầu suy, ứng với cái khí mùa thu, cho nên thuộc về âm ở trong dương; từ chập tối đến gà gáy, Dương khí thu về bên trong, ứng với khí mùa đông, cho nên thuộc về âm ở trong âm. Cho nên nói rằng: trong một ngày có bốn mùa vậy.
« Sửa lần cuối: Tháng Hai 12, 2021, 06:36:54 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #41 vào lúc: Tháng Bảy 19, 2018, 08:20:19 AM »

Mười hai kinh mạch ứng với mười hai giáp


 “Bốn kinh” là tượng mạch chính của bốn mùa, như: mạch mùa xuân thời huyền, mạch mùa hạ thời câu, mạch mùa thu thời mao, mạch mùa đông thời thạch. Bốn thứ kinh mạch đó để ứng theo với khí của bốn mùa. Mười hai “tùng” là chỉ về cái khí ba kinh dương, ba kinh âm của thủ và túc (tùng nghĩa là theo). Bắt đầu từ thủ Thái âm thuận hành đến Quyết âm, để ứng với 12 tháng. Tỷ như: Thủ Thái âm ứng với tháng giêng, là tháng Dần; Thủ Dương minh ứng với tháng hai,là tháng Mão; Túc Dương minh ứng với tháng ba, là tháng Thần (Thìn); Túc Thái âm ứng với tháng tư, là tháng Tỵ; Thủ Thiếu âm ứng với tháng năm, là tháng Ngọ; Thủ Thái dương ứng với tháng sáu, là tháng Vị (Mùi); Túc Bàng quang ứng với tháng bảy, là tháng Thân; Túc Thiếu âm ứng với tháng tám, là tháng Dậu; Thủ Quyết âm ứng với tháng chín, là tháng Tuất; Thủ Thiếu dương ứng với tháng mười, là tháng Hợi; Túc Thiếu dương ứng với tháng mười một, là tháng Tý,; Túc Quyết âm ứng với tháng mười hai, là tháng Sửu. Mười hai mạch là kinh mạch của sáu Tàng sáu Phủ. Cái khí của ba kinh âm, ba kinh dương ứng với mười hai tháng; Mười hai tháng lại ứng với mười hai mạch.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #42 vào lúc: Tháng Bảy 23, 2018, 06:03:57 PM »

Năm khí tức là: Tảo (hôi), tiêu (hắc), hương (thơm), tinh (tanh), hủ (húc, mục nát).
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #43 vào lúc: Tháng Bảy 23, 2018, 06:10:37 PM »

Tiết khí


Tháng Mạnh xuân về tiết Lập xuân: Năm ngày lúc bắt đầu, gió Đông làm tan nước đóng váng. Năm ngày thứ hai, chập trùng mới cưa quậy. Năm ngày cuối, cá nhảy lên khỏi mặt nước băng.

 Tiết Vũ thủy: Năm ngày lúc bắt đầu, rái cá tế cá. Năm ngày thứ hai, chim hồng nhạn về, từ phương Nam bay sang phương Bắc. Năm ngày cuối, cỏ cây mới nảy mầm.

 Về Trọng xuân: Năm ngày lúc bắt đầu, đào mới nở hoa. Năm ngày thứ hai, chim thương canh (tu hú) kêu. Năm ngày cuối, chim ưng hóa thành chim kíu.

 Tiết Xuân phân: Năm ngày lúc bắt đầu, chim "huyền điểu" (tức là chim én) đến. Năm ngày thứ hai, sấm mới động, cây thược dược tốt. Năm ngày cuối, mới có chớp.

 Tháng Quý xuân, tiết Thanh minh: Năm ngày lúc bắt đầu, ngô đồng (tức cây vông) mới nở hoa. Năm ngày thứ hai, chuột đồng hóa làm chim dẽ, mẫu đơn nở hoa. Năm ngày cuối, cầu vồng mới phát hiện.

 Về tiết Cốc vũ: Năm ngày lúc bắt đầu, bèo mới nở. Năm ngày thứ hai, chim minh cưu vỗ cánh bay. Năm ngày cuối chim đái thắng tới làm tổ ở cây dâu.

 Về tháng Mạnh hạ, tiết Lập hạ: Năm ngày lúc bắt đầu, giun đất kêu. Năm ngày thứ hai, giun ở dưới đất mới bò lên. Năm ngày cuối, dây bầu mới mọc.

 Về tiết khí Tiểu mãn: Năm ngày lúc bắt đầu, rau khổ thái mới tốt. Năm ngày thứ hai, các loài cỏ lá mềm chết dần. Năm ngày cuối cùng lúa chín dần.

 Tháng Trọng hạ, tiết Mang chủng (tức là măng mọc): Năm ngày lúc bắt đầu, sâu bọ ngựa mới nở. Năm ngày thứ hai, chim khuyến cốc kêu. Năm ngày cuối, chim bách thiệt thôi không hót.

 Về khí Hạ chí: Năm ngày lúc bắt đầu, sừng hươu mới rụng. Năm ngày thứ hai, ve mới kêu. Năm ngày cuối cùng, cây bán hạ mọc, cây mộc cận tốt (tức ta gọi là cây ông bụt hay dâm bụt).

 Về tháng Quý hạ, tiết Tiểu thử: Năm ngày lúc bắt đầu, ôn phong (tức gió ấm) thổi đến. Năm ngày thứ hai, dế làm tổ ở dưới vách. Năm ngày cuối cùng, chim ưng mới tập lượn.

 Về khí Đại thử: Năm ngày lúc bắt đầu, cỏ nát hóa làm đom đóm. Năm ngày thứ hai, đất ẩm, oi bức. Năm ngày cuối thường có mưa to.

 Về tháng Mạnh thu, tiết Lập thu: Năm ngày lúc bắt đầu, gió mát thổi lên. Năm ngày thứ hai, bạch lộ (tức là móc trắng mới nhỏ xuống). Năm ngày cuối hàn thuyền mới kêu.

 Về khí Xử thử: Năm ngày lúc bắt đầu, chim ưng mới tế cá. Năm ngày thứ hai, trời đất mới trong sáng và “hanh”. Năm ngày cuối, lúa đã phơi khô.

 Về tháng Trọng thu, tiết Bạch lộ: Năm ngày lúc bắt đầu, gió mạnh thường thổi đến, chim hồng nhạn bay lại. Năm ngày thứ hai, chim huyền điều bay về. Năm ngày cuối, các loài chim để dành thức ăn.

 Về khí Thu phân: Năm ngày lúc bắt đầu, sấm mới thôi không động. Năm ngày thứ hai, các loài sâu đất mới chui vào tổ, trấn hỏa thảo mới nở hoa. Năm ngày cuối, nước khan dần.

 Tháng Quý thu, tiết Hàn lộ: Năm ngày lúc bắt đầu, chim hồng nhạn lai tân (tân tức là khách, về tháng Trọng thu đã có một loài chim hồng nhạn đến rồi, đến tháng này chim hồng nhạn lại đến. Vậy loạt đến trước là chủ mà loạt đến sau này là khách, nên gọi là lai tân). Năm ngày thứ hai, chim tước vào nước hóa làm con trai. Năm ngày cuối, cúc mới nở hoa.

 Về khí sương giáng: Năm ngày lúc bắt đầu, giống sài (chó sói) mới tế loài thú. Năm ngày thứ hai, cỏ cây rụng lá. Năm ngày cuối, giống chập trùng đều ẩn nấp.

 Tháng Mạnh đông, tiết Lập đông: Năm ngày lúc bắt đầu, nước mới thành băng. Năm ngày thứ hai, đất mới nứt nẻ, chim trĩ bay xuống biến hóa làm loại Thận (tức Thận khí, giải nghĩa quá dài, xin để về đoạn khác).

 Về khí Tiểu tuyết: Năm ngày lúc bắt đầu, cầu vồng thôi không xuất hiện. Năm ngày thứ hai, khí đất bốc lên, khí trời giáng xuống. Năm ngày cuối, mọi sự đều vít lấp mà thành mùa đông.

 Tháng Trọng đông, tiết Đại tuyết: Năm ngày lúc bắt đầu, nước băng càng cứng thêm, đất mới nứt to, chim hạt đám kêu thâu đêm. Năm ngày thứ hai, hổ mới giao cấu. Năm ngày cuối, rau vân (tức là rau mần tưới) mới mọc, lệ chi (tức là quả vải), mới nở hoa.
 
 Về khí Đông chí: Năm ngày lúc bắt đầu, loài giun mới lẩn sâu. Năm ngày thứ hai, sừng nai rụng. Năm ngày cuối, nước suối mới đông.

 Tháng Quý đông, tiết Tiểu hàn: Năm ngày lúc bắt đầu, chim nhạn bay về phương Bắc. Năm ngày thứ hai, chim thước (tức bồ các, lành khách) mới làm tổ. Năm ngày cuối, chim trĩ mới kêu.

 Về khí Đại hàn: Năm ngày lúc bắt đầu, gà mới ấp. Năm ngày thứ hai, chim mới bay vụt nhanh. Năm ngày cuối, nước đóng đặc xuống tận đáy…
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 25, 2018, 10:38:43 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #44 vào lúc: Tháng Bảy 25, 2018, 11:02:56 PM »


 Ăn nhiều vị mặn thì Thủy vị thái quá mà làm thương đến Tâm, do đó mạch sẽ đọng xít mà sắc biến. Ăn nhiều vị đắng thì vị Hỏa thái quá mà làm thương Phế, do đó bì sẽ khô mà mao rụng. Ăn nhiều vị cay thì Kim vị thái quá mà làm thương đến Can, do đó cân sẽ co rút mà trảo khô khan. Ăn nhiều vị chua thì Mộc vị thái quá mà làm thương đến Tỳ, do đó thịt sẽ dồn xúc lại mà môi rộp lên. Ăn nhiều vị ngọt thì Thổ vị thái quá mà làm thương đến Thận, do đó xương sẽ đau mà tóc rụng… Năm vị cốt để nuôi năm Tàng, Tàng này có sự “thiên thắng”, thì cái Tàng không thắng kia sẽ bị thương… Vậy nên cái sự “thừa, chế” ta không nên để cho có lúc thái quá.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 2 [3] 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn