Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 05, 2024, 02:52:05 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 [2] 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhặt nhạnh  (Đọc 27124 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #15 vào lúc: Tháng Mười Hai 03, 2017, 10:41:33 PM »

Đốt sống lưng trên: 1,4 thốn 1 ly (7 đốt)

Đốt sống lưng giữa: 1,6 thốn 1 ly (7 đốt)

Đốt sống lưng dưới: 1,2 thốn 6 ly (7 đốt)
Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #16 vào lúc: Tháng Mười Hai 09, 2017, 01:48:16 AM »

80. Luận về sự mê hoặc (Đại hoặc luận)


 Tinh khí của 5 tạng 6 phủ đều lên tụ ở mắt để thành tinh (nên mắt nhìn thấy), nơi tinh đó hội tụ là mắt, trong đó tinh của xương đổ vào đồng tử, tinh của cân đổ vào lòng đen, tinh của huyết đổ vào huyết lạc của mắt, tinh của khí đổ vào lòng trắng, tinh của cơ nhục đổ vào tròng mắt. Tinh của gân xương, khí huyết và lạc mạch hợp lại với nhau thành mục hệ. Phần trên của nó thuộc về não, phần sau liên thông với gáy. Cho nên nếu tà khí trúng vào gáy, vừa gặp lúc thân thể hư, tà khí vào sâu, theo hệ mắt để vào não. Tà khí vào não sẽ gây ra đầu óc quay cuồng và kéo theo hệ mắt căng thẳng, hệ mắt căng thẳng sẽ gây chóng mặt hoa mắt, nhìn thấy quay cuồng. Đồng thời tà khí vào tinh (ngũ tạng ở mắt) làm tinh của 5 tạng mất điều hòa với nhau gây nên tinh hao tán. Vì tinh hao tán nên xuất hiện song thi (nhìn 1 thành 2 vật). Tóm lại mắt của người là nơi hội tụ thành tinh của 5 tạng 6 phủ, nơi đi qua của dinh, vệ, hồn, phách, cũng là nơi sinh ra thần khí (để nhìn thấy vật). Nếu thần mệt mỏi sẽ gây hồn phách tán, ý chí loạn. Do tinh của xương đổ vào con ngươi ở mắt thuộc Thận, tinh của Can ở lòng đen mắt thuộc Can, cả hai đều là tạng Âm, nên lấy Âm làm chuẩn, tinh của khí ở lòng trắng thuộc Phế, tinh huyết ở mạch máu của mắt thuộc Tâm, cả hai đều là tạng Dương, nên lấy Dương làm chuẩn.

 Khí (4 tinh) Âm Dương trên dưới điều hòa, và chuyển đổ lên trên để thành tinh và nhìn rõ. Đặc biệt mắt là sứ giả của Tâm (bị Tâm sai khiến), Tâm là nơi ở của thần (nguồn gốc của tinh thần ý thức), do đó khi thần tinh bị loạn, thì tinh sẽ không chuyển lên mắt được. Trèo cao nhìn lên bốn phía, đột nhiên thấy cảnh tượng rất khác, thường đó là tinh thần hồn phách bị tán loạn không hợp với nhau (làm cho thần hồn đầu váng mắt hoa). Đó là trạng thái mê hoặc.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 28, 2018, 12:39:35 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #17 vào lúc: Tháng Mười Hai 11, 2017, 10:43:00 AM »

81. Ung nhọt (Ung thư)


- Ung phát ở họng gọi là Mãnh thư (ung ở hầu họng - phát triển mãnh liệt). Nếu chữa không kịp thời thì dễ hóa mủ, nếu không tháo được mủ sẽ làm tắc họng, và sau 1/2 ngày thì chết. Khi đã có mủ, thì phải tháo mủ rồi uống mỡ lợn lạnh sau 3 ngày sẽ khỏi.

 - Ung phát ở cổ gọi là Yêu thư (rất nguy hiểm - ít người lành nên gọi là yêu (quái)). Ung này to màu đỏ đen, nếu không chữa gấp thì khí nhiệt xuống Uyên dịch (nách), ở trước nó xâm phạm mạch Nhâm, ở trong nó hun đốt Can Phế. Khi vào đến Can Phế rồi thì 10 ngày sẽ chết.

 - Dương khí lưu ở trong (tà nhiệt) phát ra ở gáy làm cho não như bị tiêu lạc (nung đốt) gọi là Não lạo. Thần xác của người bệnh không vui, gáy đau như bị kim đâm. Nếu (nhiệt độc vào trong, sẽ có) trong tâm phiền táo, là chứng chết không chữa được.

 (Lạc là tiêu lạc, là lửa to nung chảy kim loại).

 - Ung phát ra ở vai và cánh tay, gọi là Từ ung (ung ở vai). Nó có mầu đỏ đen cần phải chữa gấp, và làm ra mồ hôi cho đến bàn chân mới có thể không làm hại ngũ tạng. Nếu đã phát 4, 5 ngày, cần dùng cách cứu ngay.

 - Ung phát ở dưới nách, đỏ cứng, gọi là Mễ thư (mễ có ý nhỏ như hạt gạo), dùng biếm thạch để chữa, dùng loại dài nhỏ, chích rải rác và bôi mỡ lợn 6 ngày thì khỏi và không cần băng. Ung nào cứng mà không vỡ là Mã đao hiệp anh, cần chữa gấp.

 - Ung phát ra ở ngực gọi là Tỉnh thư (sâu và nguy hiểm). Nó giống hạt đậu to, trong vòng 3, 4 ngày đầu, nếu không chữa sớm thì sẽ lan xuống bụng, không chữa thì 7 ngày sẽ chết.

 (Chú: Nó là ung nhọt ở gần vùng Tim, và còn gọi là Xuyên tâm lãnh hậu, Tâm lậu thư, Xuyên tâm độc - rất khó chữa).

 - Ung phát ra ở ngực (ưng song) là Cam thư (kinh Dương minh nên thuộc Thổ - ngọt), màu nó xanh, dáng như hình hoàn đan, hạt quá lâu, thường sốt, rét run, cần chữa gấp để trừ hàn nhiệt, nhưng 10 năm sau vẫn chết, và sau khi chết mới vỡ mủ.

 - Ung phát ở sườn gọi là Bại tử, là bệnh của nữ, nếu dùng cứu thì sẽ làm mủ nhiều lên. Trong điều trị, cần chú ý ở trong có sinh cơ như hạt đậu đỏ, dùng Lên kiều (thảo và rễ) mỗi thứ 1 thăng, cho vào 1 đấu 6 thăng nước đun kỹ còn 3 thăng, uống lúc nóng, uống xong mặc nhiều quần áo ngồi trên nồi đang nóng để xông cho ra mồ hôi đến bàn chân, sẽ khỏi.

 - Ung phát ở đùi, cẳng chân, gọi là Cổ kinh thư. Tuy nhiên không có thay đổi nhiều, nhưng ở trong mủ lại nhiều làm thối xương, nếu không chữa gấp thì 30 ngày sẽ chết.

 - Ung phát ở vùng cùng cụt gọi là Nhuệ thư (vì ở chỗ cuối cùng của xương cụt gọi là nhuệ). Dáng của nó đỏ cứng to, cần chữa gấp, nếu không sẽ chết trong vòng 30 ngày.

 - Ung phát ở mặt trong đùi gọi là Xích thư (vì nó ở vùng kinh Âm nên) nếu không chữa gấp sẽ chết trong vòng 16 ngày. Nếu cả hai bên đều bị mà không chữa gấp sẽ chết trong vòng 10 ngày.

 - Ung phát ở gối, gọi là Từ ung. Dáng ung to, màu không đổi, sốt rét, cứng như đá, mới mắc không được dùng biếm thạch để chích, nếu chích sẽ chết, đợi nó mềm ra mới được chích tháo mủ và sẽ sống.

 - Các ung nhọt phát ra ở khớp và đối xứng theo trên dưới, phải trái đều là chứng khó chữa. Ung phát ra ở phần Dương 100 ngày sẽ chết. Ung phát ra ở phần Âm 30 ngày sẽ chết.

 - Ung phát ở cẳng chân là "Thỏ gặm", mầu đỏ, vào đến xương cần chữa gấp, nếu không chữa sẽ làm hại người.

 - Ung phát ở mắt cá trong gọi là Tẩu tùy (tức ung nhọt ở mắt cá trong). Bên ngoài giống ung, sắc không thay đổi, dùng biếm thạch để chích chỗ sưng (số thạch kỳ du), sẽ làm hết hàn nhiệt của nó và không chết.

 - Ung phát ở trên dưới bàn chân gọi là Tứ (2 bàn chân trên và dưới) dâm (tà độc thịnh). Nó giống loại ung to, cần chữa sớm nếu không sẽ chết trong 100 ngày.

 - Ung phát ở cạnh bàn chân gọi là Lệ ung. Nó không to, mới đầu như ngón út (do tà khí ở kinh lạc), nếu phát bệnh phải chữa ngay, lấy đi phần đen trong đó. Nếu không lấy được, bệnh sẽ nặng, nếu kéo dài không chữa sẽ chết trong 100 ngày.

 - Ung phát ở ngón chân gọi là Thoát ung (thoát thư) nó mầu đỏ đen, chứng chết không chữa được. Nếu chưa có mầu đỏ đen thì chưa chết. Nếu tà khí không suy, phải cắt bỏ ngón chân, nếu không khó tránh khỏi chết.

 (Ngoại khoa chính tông viết: "Thoát thư là ngoài thối trong hoại...thường phát ở chân tay...mới đầu như hạt kê, đầu có phỏng nhỏ mầu vàng, da như tái đỏ luộc chín, mầu đen lan dần ra 5 ngón, lên bàn chân, đau như bị bỏng nước, bỏng lửa, xương khô gân róc, mùi hôi rất khó ngửi, tính mệnh dù là phương thuốc tiên cũng khó chữa).
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #18 vào lúc: Tháng Mười Hai 20, 2017, 10:37:08 PM »

Chương bốn

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN



 Về xuân khí, thường phát bệnh tại đầu; về hạ khí, thường phát tại Tàng; về thu khí, thường phát bệnh tại kiên bối; về đông khí, thường phát bệnh tại tứ chi.

***

 Mùa Xuân thường hay sinh bệnh tỵ nục; tháng trọng hạ (tháng 5) thường hay sinh bệnh đỗng tiết, hàn trung (đi tả và lạnh ở bên trong); mùa Thu thường hay sinh bệnh phong ngược; mùa Đông thường hay sinh bệnh tý, quyết (tê đau và lạnh giá tay chân).

 Đông phương sắc xanh, thông vào với Can khai khiếu lên mắt, tàng tinh ở Can. Phát ra bệnh thành chứng kinh sợ. Về vị là chua, thuộc về loài thảo mộc. Thuộc về lục súc là gà. Thuộc về ngũ cốc là lúa mạch Thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Tuế tinh. Xuân khí thuộc bộ phận đầu. Thuộc về âm là tiếng Giác. Thuộc về số là số tám. Thuộc về sú (mùi, hơi ngửi thấy) là mùi hôi. Do đó, biết là thường phát sinh bệnh ở gân.
« Sửa lần cuối: Tháng Hai 12, 2021, 06:53:06 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #19 vào lúc: Tháng Mười Hai 23, 2017, 10:51:59 AM »

Chương năm

ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN (1)


 Nam phương sinh nhiệt (nóng), nhiệt sinh Hỏa (42), Hỏa sinh khổ, khổ sinh Tâm, Tâm chủ huyết (44), huyết sinh Tỳ (45), Tâm chủ về lưỡi (46).

 Theo lẽ đó, ở trời là nhiệt, ở đất là hành Hỏa, ở thể là mạch, ở Tàng là Tâm (47).

 Ở sắc là xích (đỏ), ở âm là âm Chủy, ở tiếng là tiếng cười, ở sự biến động là ưu (lo) (48), ở khiếu là lưỡi, ở vị là khổ, ở chí là hỷ.

 Hỷ quá thì thương Tâm, khủng sẽ thắng hỷ (khủng là Thận chí và là thủy thắng hỏa); nhiệt quá thì thương khí, hàn sẽ thắng nhiệt; khổ làm thương khí (khổ là hỏa vị, nên cũng thương khí), hàn sẽ thắng khổ (Thủy khắc Hỏa).

***

 Dương thắng thì mình nóng, tấu lý vít lấp, thở mạnh và khó cúi hoặc ngửa, hãn không ra mà nhiệt, răng se; do đó thành phiền oán (bực dọc, nóng nảy), bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa Đông, không qua được mù Hạ (72).

 Âm thắng thì mình lạnh, hãn ra, mình thường mát, thường run và rét. Rét thì quyết, quyết thì bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa Hạ, không qua được mùa Đông. Đó là sự biến của Âm Dương "thiên thắng" và là chứng trạng phát hiện vậy.

***

 Phương Đông thuộc Dương. Vì là Dương, nên tinh khí dồn lên trên thì trên sáng mà dưới hư, cho nên khiến tai mắt sáng tỏ mà tay chân không mạnh. Phương Tây thuộc Âm. Vì là Âm, nên tinh khí dồn ở dưới; dồn ở dưới thì dưới thịnh mà trên hư, cho nên khiến tai mắt không sáng tỏ, mà tay chân được mạnh (83).

 Cho nên, đều là cảm phải tà khí, mà về bộ phận trên thì bên hữu nặng hơn, về bộ phận dưới thì bên tả nặng hơn. Đó chính vì thiên địa Âm Dương không thể toàn vẹn được, nên tà khí cũng do chỗ thiếu hụt ấy để mà xâm lấn (84).
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 07:08:14 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #20 vào lúc: Tháng Hai 03, 2018, 11:55:50 PM »

« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 08:14:48 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #21 vào lúc: Tháng Tư 10, 2018, 06:14:10 AM »

Chương mười bảy

MẠCH YẾU TINH VI LUẬN


Năm sắc hiện ra ngoài mặt, đó là cái tinh hoa của khí.

 - Sắc xích muốn được như lụa bọc Chu sa, không muốn như cục son.

 - Sắc trắng muốn được màu lông ngỗng, không muốn như hạt muối.

 - Sắc xanh muốn được như màu ngọc bích, không muốn như sắc chàm.

 - Sắc vàng muốn được như the trắng bọc Hồng hoàng, không muốn như Hoàng thổ.

 - Sắc đen muốn được như màu sơn đen, không muốn như nhọ nồi.

 Nếu cái tinh hoa của năm sắc hiện cả ra ngoài, thì không thể thọ được.

***

 - Phàm người trung thịnh, Tàng mãn, do khí thắng mà lại bị thương về sự “khủng” (thuộc Thận), nghe tiếng nói văng vẳng như ở trong nhà nói “vọng” ra; đó là trung khí bị thấp khí xâm lấn.

 - Nếu giọng nói nhè nhẹ, nói vài tiếng cách quãng, lúc lâu rồi mới lại nói tiếp… đó là mắc chứng đoạt khí (khí bị hao mất).

***

Con người cường kiện là nhờ năm Tàng. Đầu là một cái kho để chứa thần khí của năm Tàng. Nếu bệnh nhân đầu lệch đi, mắt lõm vào, đó là tinh thần sắp bị mất.

 Vai với lưng là Phủ của bộ phận hung (TTTg ngực). Nếu bệnh nhân lưng gù xuống, vai lệch đi, đó là bộ phận hung đã bị hỏng.

 Yêu (chỗ ngang thắt lưng), nó là Phủ của Thận. Nếu bệnh nhân không uốn đi lật lại được, đó là Thận sắp bị hỏng.

 Đầu gối là Phủ của cân. Nếu bệnh nhân không co vào duỗi ra được, lúc đi thì cứ phải lom khom… đó là cân sắp bị bại.

 Cốt (xương) nó là Phủ của tủy. Nếu bệnh nhân không đứng lâu được, hoặc đi thì lảo đảo… đó là xương sắp bị bại. Vậy con người được Phủ khí mạnh thì sống, trái lại, nếu mất thì chết.

***

Vậy nên người: Âm thịnh thì mộng lội sông nước và sợ hãi; Dương thịnh thì mộng lửa cháy bốc to; Âm Dương cùng thịnh thì mộng giết hại lẫn nhau. Thượng thịnh thì mộng bay; Hạ thịnh thì mộng ngã (từ trên cao lăn xuống). No quá thì mộng cho; Đói quá thì mộng lấy. Can khí thịnh thì mộng nộ; Phế khí thịnh thì mộng khóc. Đoản trùng (sán sơ mít) nhiều thì mộng hội họp đông người; trường trùng (giun, sán) nhiều thì mộng đánh nhau xây xát.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 07:08:29 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #22 vào lúc: Tháng Tư 11, 2018, 09:17:34 AM »

Chương mười tám

BÌNH NHÂN KHÍ TƯỢNG LUẬN

...

 Đại lạc của Vị, tên là Hư lý, nó suốt lên cách, chằng ngang vào Phế, vòng xuống phía dưới tả nhũ (vú bên trái), lúc nó động có thể "ứng y" (áo mặc sát vào mình, khi mạch động, chạm lên áo = hình dung sự động mạnh). Mạch đó để nghe Tông khí (tức Vị khí).

Nếu suyễn nhiều (Phế), mà mạch ở Hư lý thường bị tuyệt, đó là bệnh tại Chiên trung và Hoành lạc bị tích trệ; nếu tuyệt hẳn không "chí", sẽ chết; nếu động quá đến nỗi "ứng y", đó là Tông khí muốn tiết ra ngoài (tức là mạch chết).

...

Phàm thấy mạch ở cổ động lên bần bật, thở suyễn và khái, chứng thuộc về Thủy. Mi mắt hơi thũng phồng lên như ngọa tàm (con tàm nằm), chứng thuộc về Thủy. Nước tiểu vàng đỏ, ưa nằm, là chứng hoàng đản. Ăn rồi mà bụng vẫn như đói, là chứng Vị đản. Mặt sưng phù ra, là chứng phong. Bọng chân sưng nặng là chứng Thủy,. Lòng trắng mắt vàng… cũng là chứng hoàng đản.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 07:08:52 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #23 vào lúc: Tháng Tư 11, 2018, 10:28:58 AM »


 Phong là một thứ đứng đầu của trăm bệnh. Giờ phong hàn phạm vào người, khiến người hào mao đều đứng thẳng, bì phu bị vít lại mà thành chứng nhiệt (sốt nóng). Gặp trường hợp đó, nên dùng làm phát hãn để phong tà tiết ra ngoài.

 Hoặc tý, bất nhân (ngoài da tê dại cấu không biết đau), sưng đau… Gặp trường hợp đó, nên dùng nước nóng để chườm, hoặc dùng lửa cứu, hoặc dùng châm thích cho tiết bỏ huyết độc.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 09, 2019, 07:49:34 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #24 vào lúc: Tháng Tư 12, 2018, 11:51:57 AM »

Chương mười sáu

CHẨN YẾU KINH CHUNG LUẬN

...

Hoàng Đế hỏi rằng:

- Chứng trạng lúc cuối cùng của mười hai kinh mạch như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Mạch của kinh Thái dương tới khi cuối cùng, thì chứng trạng phát hiện: mắt trợn ngược, tay chân uốn lật trái lại, hoặc co quắp không duỗi ra được, sắc mặt trắng bợt, mồ hôi ra đầm đìa, lúc đó sẽ chết.

Mạch của kinh Thiếu dương tới lúc cuối cùng, các khớp xương đều rã rời, con ngươi mắt trông lệch sang một bên. Trong vòng một ngày rỡi thì chết. Hễ lúc nào thấy sắc mặt đương tái xanh bỗng chuyển ra trắng bợt, tức là lúc thần chết đã đến.

Mạch của kinh Dương minh tới lúc cuối cùng, miệng và tai thường méo lại hoặc vạy đi, hay sợ, nói càn, mạch ở tay và chân đều bật lên rất mạnh, ngoài da thịt không biết đau ngứa. Đó là lúc sắp chết.

Mạch ở kinh Thiếu âm tới lúc cuối cùng, sắc mặt đen sạm, răng khô và bợn bẩn, bụng trướng lên và vít lấp cả trên dưới không thông. Đó là thời kỳ chết.

Mạch ở kinh Thái âm tới lúc cuối cùng, bụng trướng bế, khó thở, hay ợ, hay ọe; ọe thì khí nghịch, khí nghịch thì mặt đỏ lên; khí không nghịch thì trên dưới không thông; không thông thì sinh ra mặt đen sạm, bì mao khô đét đi… Đó là thời kỳ chết.

Mạch của kinh Quyết âm tới thời kỳ cuối cùng, bệnh nhân nóng ruột, cổ khô, hay đi tiểu, trong lòng buồn bực; quá lắm thì lưỡi rụt, thận nang co rúm lại… Đó là thời kỳ chết.

Trở lên là bại chứng của mười hai kinh.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 07:09:21 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #25 vào lúc: Tháng Tư 18, 2018, 02:17:17 PM »

Chương hai mươi

TAM BỘ, CỬU HẬU LUẬN


...

 - Mạch của chín hậu đều trầm, tế cách tuyệt nhau thế là âm, thuộc đông, nên chết về khoảng nửa đêm; nếu mạch thịnh, táo, sác và suyễn. Thế là dương, thuộc hạ, nên chết về đúng trưa. Phàm bệnh hàn nhiệt, thường chết về lúc sáng rõ; chứng nhiệt trung với bệnh nhiệt cũng chết về lúc đúng trưa; bệnh phong, chết về lúc mặt trời lặn; bệnh thủy chết về nửa đêm; mạch lúc xơ, lúc sác, lúc tật, lúc trì... tới ngày tứ quý sẽ chết.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #26 vào lúc: Tháng Tư 28, 2018, 12:45:14 AM »

TÀNG KHÍ THỜI PHÁP LUẬN


...

 Bệnh ở Can, sáng sớm tỉnh táo, chập tối nặng, nửa đêm yên.

 Bệnh về Tâm, đúng trưa tỉnh táo, nửa đêm nặng, sáng sớm yên.

 Bệnh về Tỳ, lúc xế chiều tỉnh táo, lúc mặt trời mọc nặng, chập tối yên.

 Bệnh về Phế, chập tối tỉnh táo, đúng trưa nặng, nửa đêm yên.

 Bệnh về Thận, nửa đêm tỉnh táo, gặp giờ tứ quý (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) nặng, xế chiều yên.

***

 - Bệnh về Can, đau ở hai bên sườn, dẫn xuống Thiếu phúc khiến người hay nộ. Can hư thì mắt lờ mờ trông không rõ, tai nghe không tỏ, hay sợ như sắp bị người bắt. Nên lấy ở hai kinh mạch Quyết âm và Thiếu dương.

 Khí nghịch thì đầu nhức, tai điếc, mà sưng, nên bớt huyết đi (hoặc tả bớt).

 - Bệnh về Tâm, trong hung đau; chi lạc ở hiếp đầy, dưới hiếp đau; khắp khoảng xương ở vai, lưng đều đau, hai cánh tay cũng đau.

 Tâm hư thì hung phúc to ra, dưới hiếp và yêu cũng rút mà đau.

 Lấy ở hai kinh mạch Thiếu âm, Thái dương và trích huyết dưới lưỡi.

 Nếu bệnh biến, lại phải thích thêm huyệt Âm khích cho ra huyết.

 - Bệnh về Tỳ, mình nặng, cơ nhục nhão nát tê dại, chân không co lại được; lúc đi, đau trong xương, dưới chân cũng đau.

 Tỳ hư thì bụng đầy, ruột sôi, xôn tiết, thức ăn không tiêu. Nên lấy huyết ở các kinh mạch Thái âm, Dương minh và Thiếu âm.

 - Bệnh về Phế, suyễn, khái, nghịch khí; vai, lưng đau, hãn ra; cầu âm (xương khu), vế, đầu gối, xương ống đều đau.

 Phế hư thì không thở được dài, tai điếc, cuống họng khô.

 Lấy huyết ở ngoài kinh mạch Thái âm, túc Thái dương và bên trong Quyết âm.

 - Bệnh  về Thận, bụng to, ống chân sưng, suyễn và khái, mình nặng; lúc ngủ toát mồ hôi, ghê gió.

 Thận hư thì trong bụng đau, đại phúc, tiểu phúc đều đau; quyết lãnh; ý tứ không vui.

 Nên lấy huyết ở kinh mạch Thiếu âm và Thái âm.

 Can sắc xanh, nên ăn vị ngọt; ngạnh mễ, thịt bò, quả táo quỳ... đều thuộc vị ngọt.

 Tâm sắc xích, nên ăn vị toan; tiểu đậu, thịt chó, quả mận, rau cửu... đều thuộc vị toan.

 Phế sắc bạch, nên ăn vị khổ; lúa mạch, thịt dê, quả hạnh, rau giới (củ kiệu), đều thuộc về vị khổ.

 Tỳ sắc vàng, nên ăn vị hàm; đại đậu, thịt lợn, quả lật, rau hoắc... đều thuộc vị hàm.

 Thận sắc hắc, nên ăn vị tân; hoàng thử, thịt gà, quả đào, củ hành... đều thuộc vị tân.

 - Vị tân thì tán, vị toan thì thâu, vị cam thì hoãn, vị khổ thì kiên, vị hàm thì nhuyễn.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 28, 2018, 01:09:15 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #27 vào lúc: Tháng Tư 30, 2018, 11:10:36 AM »

Chương hai mươi ba

TUYÊN MINH NGŨ KHÍ THIÊN


 ... Năm sự ghét của năm Tàng: Tâm ghét nhiệt; Phế ghét hàn; Can ghét phong; Tỳ ghét thấp; Thận ghét táo.

 Năm Tàng hóa ra chất lỏng: Tâm hóa ra hãn; Phế hóa ra thế (nước mũi); Can hóa ra lệ (nước mắt); Tỳ hóa ra diên (nước dãi); Thận hóa ra thóa (nước miếng).

 Sự cấm kỵ của năm vị: vị tân dẫn vào khí, khí mắc bệnh không nên ăn nhiều vị tân; vị hàm dẫn vào huyết, huyết mắc bệnh không nên ăn nhiều vị hàm; vị khổ dẫn vào xương, xương mắc bệnh không nên ăn nhiều vị khổ; vị cam dẫn ra thịt, thịt mắc bệnh không nên ăn nhiều vị cam; vị toan dẫn vào cân, cân mắc bệnh không nên ăn nhiều vị toan.

...

Năm sự thái quá (lao, nhọc) làm thương đến năm Tàng. Trông lâu là thương đến huyết; nằm lâu làm thương đến khí; ngồi lâu làm thương đến nhục; đứng lâu làm thương đến cốt; đi lâu làm thương đến cân...
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 07:09:37 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #28 vào lúc: Tháng Tư 30, 2018, 11:53:12 AM »

Lấy huyệt du của ngũ Tạng


 Muốn biết huyệt Phế du, lấy một cái dây, đo từ đầu vú bên nọ sang đầu vú bên kia rồi gấp đôi lại, lại lấy một đoạn khác, cắt bằng cái dây gấp đôi nọ. Tức là có ba đoạn bằng nhau. Rồi đem ra sau lưng, để một đầu vào giữa xương Đại chùy (tức huyệt Bạch lao, một cục xương nó liền với cổ), buông đầu kia xuống dọc đường xương sống, còn hai đầu dây kia chẽ ra hai bên. (Đầu dây nọ cách đầu dây kia ba tấc, tức từ đường xương sống ra đến đầu dây kia, mỗi bên một tấc năm phân). Tại nơi đầu dây hai bên đó, là huyệt Phế du. Cứ để in đầu dây giữa thế, quặt xuống đo một lần nữa, chỗ chỉ của hai đầu dây hai bên sẽ là Tâm du; lại đo xuống lần nữa, tại hai đầu dây hai bên, bên tả là Can du, bên hữu là Tỳ du; lại đo quặt xuống một lần nữa, tại hai đầu dây hai bên là Thận du. Đó là du huyệt của năm Tàng, muốn dùng phương pháp "cứu, thích" phải theo phương pháp đo thế.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #29 vào lúc: Tháng Tư 30, 2018, 11:54:56 AM »

Châm và lấy huyết ở các kinh


 Thích ở huyệt kinh Dương minh, cho tiết bớt khí huyết, thích ở huyệt kinh Thái dương, cho tiết bớt huyết, không nên để cho tiết khí; thích huyệt ở kinh Thiếu dương cho tiết bớt khí, không nên để cho tiết huyết; thích huyệt ở kinh Thái âm cho tiết bớt khí, không nên để cho tiết huyết; thích huyệt ở kinh Thiếu âm cho tiết bớt khí, không nên để cho tiết huyết; thích ở huyệt kinh Quyết âm cho tiết bớt huyết, không nên để cho tiết khí.

Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 [2] 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn