Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 06, 2024, 01:47:19 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 [2]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  (Đọc 28190 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hồng đỏ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 8



Email
« Trả lời #15 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 04:25:18 PM »

THƠ THẦY GIÁO CỦA TÔI (Nguồn: ngominh.vnweblogs.com)


Lớp cấp 3 của tôi niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lê Thủy , Quảng Bình 40 năm trước  đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Mai Văn Hoan, Lê Đình Ty, và... tôi. Đào tạo nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi là Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu. Thầy Cán chính là Nhà thơ Hà Nhật nổi tiếng thơ tình ở Quảng Bình những năm 60 của thế kỷ trước. Thầy là bạn thân của Phùng Quán, Nguyễn Bùi Vợi, Vân Long...từng viết báo Đất Mới của sinh viên năm 1956 thời Nhân Văn-Giai Phẩm. Thầy có bài thơ " Bài thơ tình của người thủy thủ" Hoàng Vân phổ nhạc. Bài hát "Tình ca người thủ thủ " nổi tiếng một thời, hiện nay nhiều người vẫn hát. Nhà thơ Nguyễn Trong Tạo đã có bài viết " Một lớp hai thầy năm thi sĩ" là viết về thầy trò chúng tôi thời ấy. Thầy Hà Nhật suốt mấy chục năm qua không làm thơ vì mãi lo chuyện kiếm sống nuôi con. Mới đây trong chuyến về thăm quê tháng 8-2007, thầy hồi sinh với thơ khi đã ngoài 70. Chuyến đi này thầy viết được 5 bài thơ. Ngô Minh xin giới thiệu chùm thơ mới của thầy.


HÀ NHẬT      


ĐỀN CUÔNG  


Nghe nói khi bị chém

Máu Mỵ Châu không tan

Bắt biển hoá thành ngọc

Để nghìn thu kêu oan

*

Cha dẫu nghiêm đến mấy

Nỡ nào cha vung gươm

Chồng bạc tình đến mấy

Nỡ nào tráo lẫy thần

*

Đền Cuông- cuông bay hết

Về chi nữa em ơi

Cha già còn ngoảnh mặt

Mong gì đời sửa sai !


* Đền Cuông: Còn gọi là đền Công bên núi Mộ Dạ, ngày xưa có nhiều chim Công



UỐNG RƯỢU VỚI TƯỜNG    


                           Tặng HPNT

 

Hãy cạn ly đi Tường ơi

Không uống được vào môi        

Thì nhấp bằng mắt vậy

Để ta nhớ một thời sôi nổi

Ngang dọc hai ta một dải đất gió Lào

 

Cả cuộc đời thuở đó đẹp tươi sao !

Kẻ nói dối nói những lời có cánh

Gian khó hiểm nghèo say ta như rượu mạnh

Bao năm rồi chưa trở lại mảnh đất thiêng

 

Ta chưa kịp nhìn đất Quảng Trị bình yên

Tóc vội bạc - rượu nồng chưa kịp uống

 

Một thời trẻ trung, một thời mộng tưởng

Hãy cạn ly đi Tường ơi !

                                      Huế, 2007
 
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2008, 04:29:55 PM gửi bởi Hồng đỏ » Logged
vuonggia79
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


muathuhanoi_2605
Email
« Trả lời #16 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 04:33:03 PM »

Bác Hồ kính yêu của đân tộc đã nói:
"Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người"
-----------------
Chào mừng ngày lễ Hiến Chương Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11.Kính chúc các thầy, các cô luôn luôn khoẻ mạnh, yêu nghề, yêu trò!

Logged

Thuỷ tinh đen
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 8



Email
« Trả lời #17 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 04:33:30 PM »

Cô giáo của tôi - Một cuộc đời, một tình yêu

Nǎm 1981, tôi được vào thẳng lớp 10H trường PTTH Chu Vǎn An (Hà Nội). Sau ngày khai giảng là buổi học môn vǎn đầu tiên của lớp tôi. Trường mới, lớp mới, thầy cô giáo mới, chúng tôi náo nức muốn biết ai sẽ dạy vǎn lớp mình. Trống vào tết học đã điểm, cả lớp yên lặng ngồi chờ đợi, chờ mãi...khoảng 15 phút mới thấy 1 cô giáo dã nhiều tuổi, tóc bạc, vừa ôm ngực, mặt nhǎn lại vì thở dốc, bước vào. Cả lớp đứng lên chào, pha chút lo lắng cho sức khoẻ của cô. Cô giáo im lặng giơ tay ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống, và giờ học vǎn của lớp tôi bắt đầu. Sau này tôi mới biết cô bị ung thư, đã cắt một bên ngực, cánh tay trái phù to gấp đôi cánh tay phải do bị chèn mạch máu.

Đó là cô giáo - người mẹ thứ hai của tôi: cô Vũ Bội Trâm, giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Lớp tôi là lớp cuối cùng trong cuộc đời đi dạy của cô: nǎm 1984, vì sức khoẻ quá yếu, cô đã xin nghỉ hưu, khi ấy tôi học lớp 12.

Ngày ấy, cô phát hiện ra khả nǎmg vǎn học của tôi trong lúc tôi được chọn đi thi học sinh giỏi toàn thành phố. Cô bảo tôi về nhà cô sau buổi học, một cǎn nhà nhỏ bé đằng sau trường Chu Vǎn An quay ra mặt Hồ Tây gợn sóng. Trong nhà đồ đạc đơn sơ, tối om, duy chỉ có một bông hồng nhung cắm trong chiếc ly thuỷ tinh để trên bàn là sáng nhất. Cô đưa bài tập làm vǎn tôi mới làm và nói vǎn của em như một cây gỗ xù xì giữa rừng già, chẳng chau chuốt như ngọc, không mềm ướt như rêu, nhưng lại rất tự nhiên, cô thích. Rồi dần dần cô đưa tôi vào thế giới vǎn học diệu kỳ. Mỗi giờ giảng của cô cả lớp im phǎng phắc, vừa bị lôi cuốn vì kiến thức uyên bác của cô, vừa vì thương cô yếu quá không nói to được. Nhờ cô mà bài vǎn thi học ký I nǎm đó tôi đã đạt điểm 10 "trần thế" - như cách gọi của cô, bởi lẽ khi ấy theo quy định bài vǎn muốn đạt điểm tối đa phải thông qua cả tổ bộ môn nhất trí. Thầy Hoãn (hiện là giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội) cùng cô đã thuyết phục tôi dự kỳ thi học sinh giỏi vǎn thành phố, vì hai nǎm rồi trường Chu Vǎn An chưa giật giải môn vǎn. Trong suốt thời gian chuẩn bị, tôi thường xuyên về nhà để cô bồi dưỡng thêm. Cô không gò ép tôi vào một chương trình nhất định mà cho tôi các loại đề tài hoặc tôi tự chọn, hoặc do cô giao để tôi tự do thử sức. Tôi còn nhớ có lần cô bảo tôi đọc thật kỹ Truyện Kiều và chọn đoạn nào mà tôi thấy tâm đắc nhất, xúc động nhất, nghĩ gì cứ viết hết ra để cô xem. Khi ấy tôi chỉ là cô bé 15 tuổi, sao hiểu cuộc đời mà bình luận Nguyễn Du! Sau một tuần im lặng, tôi thú thật với cô: khó quá. Cô động viên, gợi ý: "Em cứ đọc lại lần nữa, hãy thử mình là Kiều trong một đoạn nào đó và viết đi em".

Cuối cùng tôi đã chọn:

Tiếc thay một đoá trà mi

Con ong đã tỏ đường đi lối về.

Cô đọc xong khẽ bảo: "Cô sợ sau này con khổ". Lần đầu tiên cô gọi tôi là con. Còn tôi đã xem cô như người mẹ thứ hai của mình từ lâu rồi. Nǎm đó và nǎm sau nữa, tôi đã giật giải môn vǎn về cho trường.

Cô nghỉ hưu nhưng tôi vẫn thường xuyên tới thǎm cô sau những giờ phút nghỉ giữa tiết học. Và con đường học hành của tôi cũng thông suốt: tôi đỗ đại học điểm cao, được đi học ở Liên Xô (cũ). Có lẽ khi ấy tôi là học sinh duy nhất thi khối D mà không hề học thêm môn vǎn tại các lò luyện thi. Cô đã dạy chúng tôi biết bao điều, đã hình thành nhân cách cho chúng tôi không chỉ qua những tiết giảng trên lớp mà bằng chính những tấm lòng, tâm hồn và cách sống của mình. Cuộc đời đi học 18 nǎm của tôi được biết bao thầy cô giáo dạy bảo nhưng có lẽ cô Trâm là người mà tôi gắn bó yêu thương và kính trọng nhất. Học trò của ông đã có người lên chức ông bà, nhưng trở về bên cô vẫn lễ phép như các cô cậu học trò nhỏ ngày nào. Trong số họ có người đã thành đạt như anh Trương Gia Bình - tổng giám đốc FPT, và có những người bình thường như tôi- một nhân viên của Công ty nước giải khát IBC, chúng tôi vẫn tự hào có chung một điểm: là học trò của cô giáo Vũ Bội Trâm.

Hè nǎm 1989, tôi từ Liên Xô về phép, việc đầu tiên của tôi là đến thǎm cô. Cǎn nhà nhỏ nǎm xưa đã cơi nới thêm ra phía Hồ Tây một chòi gỗ xinh xinh.

Tôi đến đúng lúc chú Quán - nhà thơ Phùng Quán - bạn đời của cô, đang mở tiệc chiêu đãi mấy ông bạn thơ từ Huế ra chơi. Cô già đi nhiều nhưng nét mặt thật hạnh phúc. Cô đưa tôi lên cái chòi nhỏ ấy, giới thiệu: "Đây là con gái yêu của tôi học trò nhỏ nǎm xưa". Cú Quán kéo hai cô trò ngồi xuống mâm, bảo tôi đọc thơ Puskin bằng tiếng Nga cho mọi người nghe...Tôi vui cùng cô chú nhưng lòng lại thương cô vô hạn. Tôi còn nhớ như in câu chuyện cô thủ thỉ kể cho tôi khi chỉ có hai cô trò về mối tình của cô với chủ Quán, những khó khǎn gian truân mà cô phải trải qua. Cô khóc khi nói với tôi: "Cô có hạnh phúc được làm vợ, làm mẹ, làm bà nhưng chưa bao giờ có hạnh phúc được làm cô dâu", vì khi đó gia đình cô cấm đoán không cho yêu chú, chú cũng van nài cô đừng yêu chú vì sợ cô khổ, nhưng chẳng có gì cản trở được tìn yêu của cô đối với ông thi sĩ nghèo ấy. Cô đã theo chú từ ngày đó đến chọn đời. Nhìn giọt nước mắt cô, tôi như thấy cả một sự nồng nàn hương gió hồ, hương sen và hương đất trời của đêm tân hôn trong chiếc lều vịt chỉ kê đủ hai cái chõng: một cái dành cho bà mẹ nuôi của chú, một cái dành cho đôi vợ chồng trẻ. Cô cười trong nước mắt bảo tôi: "ấy thế mà cô vẫn sinh được chị Quyên và anh Quân đấy con ạ". Cả cuộc đời cô là sự hy sinh vô bờ bến, khổ cả về vật chất lẫn tinh thần, có lẽ vì vậy mà các bài giảng vǎn của cô hay đến thế.

Viết về cô có lẽ cần cả một thiên tiểu thuyết, nhưng trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ muốn giới thiệu sơ lược với các bạn: cô giáo của tôi - một cuộc đời, một tình yêu. Tôi lại được chọn một đề tài mà ngày xưa cô thường luyện tập làm vǎn cho tôi và tôi chọn đề tài: Thầy tôi.

Đỗ Hoàng Yến
Logged
Nhimxu
Global Moderator
Jr. Member
*****
Offline Offline

Bài viết: 79


« Trả lời #18 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 04:38:08 PM »

Học thêm này:



Trường học này:



Còn đây là đi thi:



Trường thi:




Các quan giám trường (kinh chưa):




Đọc kết quả thi:



Bảng vàng:







« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 21, 2008, 07:50:26 AM gửi bởi Nhimxu » Logged
Greenrose
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 5



Email
« Trả lời #19 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 04:39:17 PM »

Lão sư

Lão sư (zh. 老師, ja. rōshi) là danh hiệu dùng cho một vị Thiền sư tại Nhật. Thông thường, người ta tu học thiền dưới sự hướng dẫn của một Lão sư và vị này có thể là một cư sĩ (nam, nữ), không nhất thiết phải là một vị tăng. Nhiệm vụ của một Lão sư là hướng dẫn và khuyến khích thiền sinh trên con đường Giác ngộ, Kiến tính, với điều kiện là vị này cũng đã đạt một cấp bậc giác ngộ thâm sâu.

Thời xưa tại Nhật, danh hiệu Lão sư rất khó đạt được. Danh hiệu này được người đời ban cho—không phải tự xưng—người nào đã tự trực tiếp chứng ngộ được chân lí mà Phật đã thuyết giảng trong các bộ Kinh, sống một cuộc sống theo chân lí này và có khả năng hướng dẫn người khác đến kinh nghiệm chứng ngộ này. Điều kiện tối thiểu phải là một đức tính trong sạch, một nhân cách chững chạc. Để trở thành một Lão sư với đầy đủ tất cả những khả năng, thiền sinh phải tu học nhiều năm dưới sự hướng dẫn của một vị thầy, kiến tính và được vị này ấn khả. Sau đó, thiền sinh phải trau dồi kinh nghiệm giác ngộ của mình với nhiều vị Thiền sư khác qua những cuộc Pháp chiến (ja. hossen).

Ngày nay, vì các vị Lão sư chân chính tại Nhật không còn bao nhiêu nên thước đo cũng không còn khắt khe như xưa. Một điều rất đáng tiếc cho những vị Lão sư trong một hệ thống truyền thừa nghiêm ngặt, chính tông là rất nhiều vị tăng được gọi là “Lão sư”—chỉ vì họ đứng đầu một ngôi chùa lớn hoặc giữ một chức vị cao.

Và trong tiếng Trung Quốc, người ta biết đến từ Lão sư để chỉ một người thầy giáo.
Logged
Nhimxu
Global Moderator
Jr. Member
*****
Offline Offline

Bài viết: 79


« Trả lời #20 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 04:50:31 PM »

Hội đồng thi





Nghe kết quả







Thi đậu





Tạ lễ ở Văn miếu





Tân khoa dạo phố





Tân khoa ăn mừng




« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 21, 2008, 07:52:31 AM gửi bởi Nhimxu » Logged
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #21 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 04:56:52 PM »


Một khoa thi và những người đỗ đạt





Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
La Thục Trinh
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 24



« Trả lời #22 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 05:04:11 PM »


Thầy giáo tôi

Hồ sơ phạm nhân nói rõ, thầy chỉ có một con trai độc nhất. Và, thầy sẽ sống độc thân, nếu bản án y án, chuyển sang Toà án, sau đó xét xử và thi hành. Bao nhiêu năm làm công tác hành pháp, đến bây giờ, tôi quả là nghẹt thở, khi đứng trước một trường hợp éo le như thế này. Tôi sẽ cứu phạm nhân, cũng là cứu ân nhân đời tôi.

Các anh chị trong Ban Biên tập Báo ANTGCT thân mến!

Trong thời đại @ hiện nay, bên cạnh bao nhiêu người tốt, sống hết mình vì mọi người, có những kẻ sống táng tận lương tâm. Họ sẵn sàng vứt bỏ, chà đạp những giá trị cao cả, đầy tính nhân văn, mà đôi khi chính họ, trong quá khứ đã góp phần làm nên, miễn làm sao thực hiện được những mục đích ích kỷ, tầm thường của mình. Trong số đó, có những người mà xã hội đã hết sức ngợi ca, đề cao, trọng vọng, đó là những người ngày ngày đứng trên bục giảng, những kỹ sư của tâm hồn.

Nhưng, các anh chị ơi, đó là số ít, rất ít. Mãi mãi trong tôi ngân vang một bài ca sư phạm, bài ca về một người thầy giáo, người thầy mẫu mực, người thầy đầy đủ những ý nghĩa thiêng liêng, cao cả của nó. Chuyện tôi kể ra đây là chuyện có thật, có thật 100%. Tin hay không là tùy các anh chị và bạn đọc, nếu như chuyện được đăng lên báo.

Bố mẹ tôi mất sớm. Ở với anh trai, trong những ngày cơm thiếu gạo khan thời bao cấp, tôi đã biết phải vươn mình lên học thật giỏi để khỏi phụ lòng anh trai và chị dâu tôi. Rồi chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ mở rộng ra miền Bắc, đời sống của người dân khu 4 chúng tôi càng trở nên khốn khó, vất vả. Mỗi tuần, tôi chỉ được mang đi 5 lon gạo để theo học, ở nơi trường sơ tán. Tôi và bạn bè, ngoài giờ học, lao động đã đi hái thêm rau rừng, củ rừng để cho cái dạ dày đỡ khóc than.

Rồi dạo đó, một đợt lũ do nhiều đợt mưa lớn đổ xuống, tôi không tài nào về nhà lấy thêm gạo được. Đói quay, đói quắt, đói vàng mắt, đói đến rệu rã chân tay. Khi hoàng hôn sắp phủ xuống, tôi bỗng thấy thầy chủ nhiệm đến trước lán ở, nơi sơ tán, gọi tôi mà nói: "Em ăn đi, lương khô 702 đây. Chiều qua, mới nhận được 1/3 tháng lương, thầy mua được của một chủ nhà bên đường, xóm dưới", "Ôi! Sao nhiều quá thầy?" - tôi hỏi. Thầy vỗ vai tôi: "Chẳng đáng gì", "Thôi, thầy về đây!". Rồi mùa đông đến, thấy tôi mặc áo quá phong phanh, thầy lại tìm đến, tặng tôi một chiếc áo bông vải xanh màu nước biển, rồi bảo thầy đã có một cái áo bộ đội vải Tô Châu của một người bạn vừa cho. Còn áo này, tôi mặc lấy để bảo vệ sức khỏe.

Người ta nói, thầy giáo như người chèo đò đưa khách sang sông. Không biết thầy có còn nhớ tôi hay không, nhưng khi đã vào đại học, hình ảnh thầy giáo cũ vẫn thấm đậm trong tôi, mặc dầu lúc ấy tôi và thầy cách xa nhau vạn dặm.

Mùa hè đỏ lửa 1972, trong đợt Nhà nước tổng động viên thanh niên, sinh viên ra trận, tôi cùng nhiều bạn bè rạo rực, hân hoan "Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu". Tôi là chiến sĩ trinh sát của Sư đoàn 371, cấp tốc huấn luyện cơ bản tại miền Tây Lệ Thủy (Quảng Bình) để đợi ngày xuyên Trường Sơn vào chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Do ý thức phấn đấu tốt, sau 3 tháng, chỉ huy đơn vị đã cắt hàm binh nhì và đề bạt tôi lên làm Tiểu đội trưởng, thay cho Tiểu đội trưởng cũ đi nhận công tác mới. Một buổi sáng, Đại đội trưởng gọi tôi lên hầm chỉ huy và thông báo, đơn vị vừa được tăng quân số, tiểu đội tôi sẽ có một chiến sĩ mới bổ sung.

Trưa hôm đó, chiến sĩ mới xuất hiện trước căn hầm, với súng AK, mũ, balô con cóc mới toanh. Tôi không tin nổi mắt mình. Đứng trước tôi, chiến sĩ mới ấy, chính là... chính là thầy giáo chủ nhiệm 3 năm học cấp 3 năm xưa của tôi. "Thầy! Thầy ơi!", tôi reo lên. Thầy giáo của tôi đứng nghiêm tư thế quân lệnh dõng dạc: "Báo cáo Tiểu đội trưởng, tôi, bình nhì Hoàng Phúc, chiến sĩ mới được bổ sung, có mặt!". Trời ơi, sao lại thế này? Người thầy đáng kính năm xưa, giờ đây là chiến sĩ dưới quyền chỉ huy của tôi? Thế đấy, vì Tổ quốc thân yêu, chiến hào của chiến tranh là nơi hội ngộ bao số phận, bao cuộc đời, cả những sự trớ trêu trân trọng và đáng yêu!

Tối hôm đó, tôi và thầy ngồi bên nhau. Tôi kể cho thầy, mình là sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, làm đời lính hơn 3 tháng nay. Còn thầy cho tôi biết, từ mái trường cấp 3, mới rời bục giảng để có mặt trong quân ngũ. Hai thầy trò ngồi ôn lại bao kỷ niệm thân yêu những ngày dạy và học trong các lớp học bán dương, bán âm, cách xa nhau hàng trăm mét. Mỗi lần ra chơi, thầy  bách bộ từ lớp này sang lớp khác cũng vừa đúng thời gian nghỉ giữa 2 tiết dạy. Thế nhưng, ai cũng học khá, dạy tốt. Sự có mặt của thầy ở chiến hào lần đó làm tôi càng thấm thía và trân trọng lời thầy đã từng dạy chúng tôi về "Pavel Korchagin", về "Ruồi trâu" và về câu nói của Lê Mã Lương thời kỳ ấy:                   

Nước còn giặc còn đi đánh giặc

Chiến trường xa giục giã bước quân hành.

Và "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù".

Những ngày luyện tập trên xã Dương Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình), người thầy, chiến sĩ binh nhì trong tiểu đội của tôi vô cùng gương mẫu. Bệnh đau nửa đầu không biết từ đâu ập đến. Tôi đã đề nghị để thầy lên Trạm điều dưỡng Trung đoàn điều trị, nhưng thầy gạt đi. Ngày luyện tập, tối, tôi thấy thầy đi tìm lá ngải cứu, giã nhỏ, quấn vào khăn rồi băng lên đầu. Thầy nói, chườm như thế cho đỡ đau, để còn sức hành quân cùng đồng đội. Khi hành quân luyện tập, tôi cố ý phân công thầy mang vác nhẹ hơn, nhưng thầy không chịu. Mỗi lần như vậy, thầy đến nói nhỏ vào tai tôi: "Đừng làm thế, không lợi cho em đâu". Câu nói đã thể hiện ý chí và đức độ của thầy biết bao.

Mấy tuần sau, đơn vị chúng tôi hành quân vào chiến trường B5. Sau mấy trận thắng giòn giã, đơn vị tôi kết hợp với bộ đội địa phương tiến hành tiêu diệt cứ điểm đồi 300 ở Tân Lâm, Quảng Trị. Đang giữa lúc xung kích tiến lên thì pháo địch từ Đông Hà bắn phản kích. Nhiều chiến sĩ hy sinh, còn tôi bị đất đá vùi dưới một rãnh đất và bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trong một bệnh viện dã chiến giữa rừng. Sau mới biết, thầy giáo của tôi đã dũng cảm cõng tôi vượt qua hàng rào, lùi về tuyến sau. Nếu không có thầy lúc ấy thì có lẽ tôi đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất Quảng Trị, còn đâu đến ngày hôm nay.

Bị gãy một xương sườn và máu ra nhiều, sau đó, tôi được đơn vị cho ra Bắc điều trị. Thấm thoắt, chiến tranh chấm dứt, tôi lại được trở về mái trường đại học thân yêu, học tiếp chương trình. Tốt nghiệp ra trường với bằng Luật sư loại ưu, tôi được một cơ quan hành pháp tỉnh nhận vào làm việc. Phấn đấu tốt, bây giờ tôi là Viện trưởng Viện KSND với nhiều năm thâm niên. Tôi vẫn luôn nghĩ về thầy giáo tôi. Không biết thầy đã hy sinh hay đang sống ở đâu? Những cán bộ và chiến sĩ trong đơn vị cũ, giờ đây mỗi người mỗi nơi, không biết ai để hỏi tìm. Lòng tôn kính, biết ơn thầy trong tôi cứ dày lên trong năm tháng, đau đáu nỗi niềm, mong sao biết được tin tức về thầy.

Các anh chị trong Ban Biên tập Báo ANTGCT kính yêu của tôi ơi, đã nhiều lần tôi nhờ một vài tờ báo của Trung ương đăng tin ở mục "Nhắn tìm đồng đội" và mục "Thông tin quảng cáo" ở truyền hình quốc gia và địa phương để tìm thầy giáo cũ của tôi. Nhưng tin đi thì có, phúc đáp thì không.

Rồi một buổi sáng, như bao buổi sáng, tôi ngồi đọc hồ sơ bản án từ cơ quan điều tra tỉnh gửi sang. Có một hồ sơ làm tôi sửng sốt. Phạm nhân là một thanh niên 21 tuổi, can tội hiếp dâm, cướp của và giết người. Với tội danh này, theo Bộ luật Hình sự nước ta, án phạt cao nhất là tử hình thì không thể tránh khỏi. Rồi mắt tôi bỗng hoa lên, ngực đánh thình thình khi đọc những dòng chữ viết về thân nhân phạm nhân: Mẹ Nguyễn Thị Lan (chết), Cha: Hoàng Phúc - quê Thường Tín, Hà Tây, thương binh, nguyên là giáo viên THPT, đang nghỉ hưu. Tôi thét lên: "Thầy, thầy ơi". Đồng chí thư ký phòng bên nghe tiếng hét của tôi vội đẩy cửa bước sang, hỏi có việc gì thế? Tôi khoát tay, rằng, chẳng có việc gì cả, nhưng không sao giấu nổi hai mắt đang ứa lệ.

Suốt mấy hôm, tôi từ chối những cuộc mời ăn uống, vui chơi với bạn bè. Đầu óc tôi như muốn vỡ tung ra. 35 năm, thế là tôi đã tìm ra được thầy giáo tôi, ân nhân đời tôi, nhà sư phạm mẫu mực của chúng tôi, người vừa tốt nghiệp đại học ra trường đã sốt sắng tình nguyện vào khu 4 tuyến lửa ác liệt công tác để giảng dạy chúng tôi, người đã sẵn sàng lên mặt trận khi Tổ quốc kêu gọi, người đã bất chấp hy sinh vào cứu đồng đội giữa bom đạn mịt mùng...

Hồ sơ phạm nhân nói rõ, thầy chỉ có một con trai độc nhất. Và, thầy sẽ sống độc thân, nếu bản án y án, chuyển sang Toà án, sau đó xét xử và thi hành. Bao nhiêu năm làm công tác hành pháp, đến bây giờ, tôi quả là nghẹt thở, khi đứng trước một trường hợp éo le như thế này. Tôi sẽ cứu phạm nhân, cũng là cứu ân nhân đời tôi. Tôi chợt nghĩ đến các yếu tố giảm nhẹ: phạm pháp lần đầu, bị bức xúc, con của một thương binh, nhà giáo, từng cống hiến cho cách mạng. Phải rồi, tôi sẽ phê trong bản án với lời đề nghị như thế. Và, tất nhiên, tôi sẽ có những cuộc trao đổi riêng với Chánh án Tòa án.

Đang chuẩn bị viết những dòng ấy thì cửa mở. Thầy giáo Hoàng Phúc bước vào với một lá đơn trong tay. Tôi đứng dậy, bước tới, ôm lấy thầy, xúc động, nghẹn ngào. Thầy gầy, tóc bạc trắng, da nhăn, má hóp. Thầy lịch sự ngồi xuống ghế và vào chuyện ngay, không chần chừ, quanh co. Thầy cho tôi biết, thầy đang sống ở một phường ngoại ô thành phố, cách chỗ tôi làm việc không xa. Sau khi bị thương ở chiến trường trở về, thầy vẫn trở lại ngành Sư phạm và tình nguyện lên dạy ở miền núi. Vì ở đó đang rất cần giáo viên. Thầy lấy vợ muộn, cũng là một nữ giáo viên tình nguyện cùng trường. Nhưng một cơn bệnh hiểm nghèo của vợ đã cướp mất hạnh phúc của thầy hơn chục năm nay.

Nghỉ hưu, thầy về sống ở quê vợ, làm vườn, nuôi con. Nhưng, không ngờ, đứa con trai đã phản phúc, bất hiếu, làm những điều phạm pháp, phản hại đời thầy. Thầy biết tôi làm việc ở Viện KSND tỉnh và từng tìm thầy trên các báo và truyền hình ở Trung ương và địa phương lâu rồi, nhưng không bao giờ thầy lên tiếng. Bây giờ, lần đầu tiên, sau 35 năm, thầy mới tìm gặp tôi, chắc chắn sẽ là một điều nhờ vả - tôi nghĩ.

Nhưng trời ơi, các anh chị biên tập Báo ANTG Cuối tháng của tôi ơi, bạn đọc thân mến của tôi ơi, trong đơn, thầy không nói điều đó mà chỉ vẻn vẹn mấy chữ: "Tôi đề nghị pháp luật xử án con trai tôi thật bình đẳng, nghiêm minh, đúng luật, không nương nhẹ để làm gương răn đe, giáo dục những kẻ khác, nhằm góp phần xây dựng xã hội ta ngày một trong sáng, lành mạnh và cao đẹp". Ký tên.

Tôi phải làm gì đây, thưa các anh chị trong Ban Biên tập và bạn đọc? Thời gian chuyển hồ sơ phạm nhân sang cơ quan tố tụng sắp hết. Hãy cho tôi một lời khuyên. Khi tiễn thầy ra về, trước mắt tôi, thầy Hoàng Phúc luôn sừng sững hình ảnh của một nhà sư phạm đáng yêu, một kỹ sư tâm hồn khả kính.
Logged
Xinh gái Lạng Sơn
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 5



Email
« Trả lời #23 vào lúc: Tháng Mười Một 21, 2008, 08:05:38 AM »







CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Logged

Điếu cày
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 22



Email
« Trả lời #24 vào lúc: Tháng Mười Một 18, 2009, 05:11:18 PM »



VÔ SƯ




1.   Núi Vô Hoạn 无患山 sinh ra một hòn đá cực lớn, một đêm nứt ra một giống nửa người nửa ngợm nửa đười ươi, mày to mắt rậm, bay nhảy được trên mặt đất, tiếng nói tựa chuông kêu, hét lên một tiếng đấm đổ cả gốc cổ thụ, ngửa cổ một cái uống cạn một khúc sông, vốn bản tính ngang ngược không nhận ai làm thày, nên có tên là Vô Sư 无师, sét đánh lửa thiêu không chết.

2.   Bấy giờ Ngọc Hoàng Thượng Đế 玉皇上帝 mới hỏi nó rằng: “Này đứa chẳng giống ai, mày có biết vì tinh tú nào sáng nhất không? Đáp: “Hỡi ông nhìn trời không phải nheo mắt kia! Chả biết thế nào nhưng tôi không hiểu tại sao khi nhìn vào mắt tôi ông lại phải nheo mũi nhăn mặt nhỉ, chắc nó sáng đến nỗi ông phải chói mắt ư.”

3.   Ngọc Hoàng đuối lý bỏ về. Đức Thánh Khổng 孔夫子 thấy thế lại hỏi: “Ta hỏi ngươi thế tại sao trời khuất sau đám mây lại tối sầm lại thế? Đáp: “Vậy thì thử hỏi Đức Ngài sao cái lông mày rủ xuống của ông nó làm thế nào lại che kín được đôi mắt của ông đến nỗi ông không nhận ra điều đó nhỉ?”

4.   Đức Thánh Khổng đang lúng túng thì trên đỉnh Vô Cực 无极顶 có tiếng Lão Tử 老子 hỏi vọng lại: “Này đồ vô lễ kia, mi có biết cái hình của ngươi dưới dòng nước kia liệu có còn là của ngươi không nhỉ? Đáp: “Thế lại hỏi ngài rằng cái hình đó đâu là phải đâu là trái, nếu ngài trả lời được thì tôi sẽ trả lời!”

5.   Lúc đó mây vần vũ, Tứ Pháp 四法 rung chuyển, rồi lại chợt thấy sênh ca vang lừng, trên bãi cỏ có chú mục đồng thổi sáo du dương mà ngó thẳng vào mặt Vô Sư hát rằng:

Ấy vua là đấng con trời,
Con trời ấy lại sợ trời cũng nên,
Trời kia lại sợ mây xanh,
Trong khi mây lại sợ manh gió lành,
Gió lành lại sợ bờ thành,
Bờ thành lại hãi chuột sang khoét tường,
Chuột cống lại sợ mèo vàng,
Mèo vàng lại khiếp mẹ anh nhà hề,
Mẹ anh nhà hề sợ hề,
Hề đây lại sợ quan nghè trên kia,
Quan nghè lại sợ vua cha,
Vua cha lại sợ trời xa chín tầng,
Trời xa lại sợ mây xanh,
Hỏi đồ láo khoét mày sinh nơi nào?

Bỗng một tiếng sấm ran, khói mù mây mịt, hòn đá trên núi Vô Hoạn bốc cháy ngùn ngụt, thấy Vô Sư mặt mũi xanh lè, toát mồ hôi mà phủ phục xuống mặt đất, nhìn lên chú mục đồng đã hóa thành Đức Thích Ca tự bao giờ mà vái, rồi rùng mình mà biến thành một làn khí sáng xanh mà bay mất. Chỉ thấy giữa nền trời lại quang tạnh, lấp lánh dòng chữ: NHẤT TỰ VI SƯ, BÁN TỰ VI SƯ 一字为师,半字为师.

Khuất Lão Động Chủ Nguyễn Hạnh (Nhân ngày Nhà giáo VN)
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2009, 05:22:16 PM gửi bởi Điếu cày » Logged

Nhớ ai như thể thuốc Lào,
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên,
Trang: 1 [2]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn