Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 05, 2024, 05:23:09 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1] 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM  (Đọc 28184 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mèo Bông
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 8



Email
« vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 02:51:45 PM »



Logged
Mèo Bông
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 8



Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 02:52:47 PM »


Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được còn tổ chức tại nhiều vùng ở miền Nam Việt Nam trong vùng Cộng sản. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giới thày cô giáo trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên trong kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2008, 02:55:57 PM gửi bởi Mèo Bông » Logged
Mèo Bông
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 8



Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 02:57:18 PM »



Nội dung quyết định số 167-HĐBT

Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam.

Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.

Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Uỷ ban Nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
Logged
BADALOC
Jr. Member
**
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 79



Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 03:00:17 PM »





CHÂN TƯỢNG ĐỨC THÁNH KHỔNG, MỘT TƯỢNG ĐÀI CỦA NỀN SƯ PHẠM NHÂN LOẠI, CHÚNG TA - NHỮNG THÀNH VIÊN CỦA DIỄN ĐÀN TỨ HẢI KÍNH CẨN NGHIÊNG MÌNH
Logged

AMEN
BADALOC
Jr. Member
**
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 79



Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 03:10:04 PM »

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẦU TIÊN
 CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỜI TRUNG CỔ


Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám


Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Trước kia là nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (xem thêm bài Trạng nguyên Việt Nam) và thu nhận cả các học trò giỏi. Nay là nơi tham quan của người trong và ngoài nước và nơi khen tặng quà cho học sinh thi đỗ điểm cao và học giỏi xuất sắc và còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Văn Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".


Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.

Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.

Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

Kiến trúc
Khuê Văn Các ở Văn Miếu, nhìn từ ngoàiNhà Thái học sinh đời Lý - Trần quy mô thế nào, hiện chưa khảo được, vì các tư liệu lịch sử đã bị quân Minh đốt hoặc đưa hết về Yên Kinh, tức Bắc Kinh ngày nay.

Tuy nhiên, nhà Thái học sinh thời nhà Lê đã được Lê Quý Đôn miêu tả trong "Kiến văn tiểu lục" thì : "Nhà Thái học có ba gian, có tường ngang, lợp bằng ngói đồng. Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người". Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch Bát Tràng.


Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.

Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.

Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau :


Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.


Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ.


Khuê Văn Các và hồ Thiên Quang Tỉnh

Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779.


Khu nhà bia tiến sỹ

Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.


Toà nhà Bái Đường

Khu thứ năm: là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, liên hệ với khu vực thứ 4 qua Khải Thành môn. Khu này mới được xây dựng lại.

Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.


Hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa ở điện thờ Khổng Tử

Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.


Khuê Văn Các ở mặt sau tờ tiền 100N
Logged

AMEN
BADALOC
Jr. Member
**
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 79



Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 03:12:24 PM »




Đức Chu Thiên Sư Biểu Chu Văn An là người Việt đầu tiên được thờ ở Văn Miếu. Nổi tiếng cương trực, nghiêm khắc, học trò làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, tới nhà Thầy vẫn phải sụp lạy, lầm lỗi là bị Thầy quở trách, quát mắng đuổi ra. Trần Dụ Tông ham chơi bời, Chu dâng sớ xin chém bẩy nịnh thần, Dụ Tông không trả lời, ông treo mũ từ quan, về ẩn ở núi Chí-linh.
Logged

AMEN
Khổng Hoàng Tình
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 22



Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 03:18:14 PM »



CỐ NHÀ GIÁO NHÂN DÂN NGUYỄN LÂN

Nguyễn Lân (1906-2003) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã công hiến trọn đời mình cho nền giáo dục Việt Nam và là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Lân sinh năm 1906 trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Trong ông luôn có một nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn mãnh liệt.

Năm 1927: Ông thi đỗ thủ khoa vào trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương.

Năm 1932: Ông dạy tại trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại trường Thăng Long. Tại trường tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình... ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam.

Từ năm 1935 đến năm 1945: ông sinh sống tại Huế.

Năm 1945: Ông được Chính phủ Trần Trọng Kim mời làm đốc lý ở Huế, ông đã chấp thuận với 2 yêu cầu: 1. tuy làm đốc lý nhưng vẫn ăn lương nhà giáo và có giờ dạy học, 2. không giao thiệp với người Nhật đang có mặt ở Huế lúc ấy. Thời gian này ông đã mở một lớp sư phạm, đồng thời tiến hành một số hoạt động hướng về cách mạng Việt Nam, ông đã mời các nhân sĩ ở Huế đến họp để đổi tên các đường phố từ tên tiếng Pháp sang tên tiếng Việt.

Năm 1946: Ông trở ra Hà Nội và dạy học tại trường Chu Văn An. Được một thời gian, kháng chiến bùng nổ, Ông đưa vợ con lên vùng Việt Bắc và được cử làm Giám đốc giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), Tuyên Quang, Lào Cai và Hà Giang.

Năm 1951: Ông được cử đi học ở khu học xã Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

Năm 1956: Ông về dạy tại khoa tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông cùng với các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc khác như: Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon Tum, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khánh Toàn... là lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư.

Năm 1971: Ông về nghỉ hưu ở tuổi 67. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt. Các cuốn từ điển nổi tiếng do ông biên soạn như: Từ điển Việt - Pháp (1989), từ điển Hán - Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp – Việt (1993), từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)...

Năm 1988: Ông được được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.

Năm 2001: Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt".

Ngày 7 tháng 8 năm 2003: Ông qua đời ở tuổi 97.

Giáo sư Nguyễn Lân đã cống hiến trọn tâm và lực suốt đời mình cho nền giáo dục Việt Nam. Khi đất nước còn bị thực dân Pháp cai trị, ông đã giáo dục, dạy dỗ và truyền tinh thần yêu nước vào một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản để rồi sau đó họ là những người phục vụ đất nước, cách mạng Việt Nam. Khi giữ chức vụ giám đốc giáo dục liên khu 10, Ông đã bổ dụng các trưởng ty giáo dục (nay là giám đốc các Sở Giáo dục và đào tạo) và cùng họ lo toan để đưa nền giáo dục dần vào nề nếp. Ông tích cực tham gia các hoạt động kháng chiến như tăng gia sản xuất, lấy tiền giúp quỹ thương binh, dạy các lớp bình dân học vụ, thăm hỏi bộ đội. Bên cạnh đó ông còn biên soạn tài liệu để in thành sách giáo khoa văn, sử đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập. Khi giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông đã đào tạo được một đội ngũ giáo viên tâm lý – giáo dục giỏi cho các viện và các trường đại học, phổ thông mới thành lập. Cũng trong thời kỳ này, ông đã biên soạn nhiều cuốn giáo trình về khoa học giáo dục có giá trị như: Ngữ pháp Việt Nam (1956), Lịch sử giáo dục thế giới (1958), Người thầy giáo XHCN (1960), Giảng dạy trên lớp (1961). Đến khi nghỉ hưu, ông cũng dành trọn thời gian cho việc lưu trữ tiếng Việt thông qua các cuốn từ điển.

Ông có 8 người con, tất cả đều là giảng viên của các trường đại học lớn và đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của Việt Nam.

Người con trai cả là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất, nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novôximbiêc - Nga, Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga, người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga (năm 2001).
Người con thứ hai là nữ Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (bà đã qua đời), nguyên là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Người con thứ ba là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, giảng viên khoa Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Người con thứ tư là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, chuyên viên cổ nhân học, Viện khảo cổ học Việt Nam, giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Người con thứ năm là Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng, tổng thư kí các hội sinh học Việt Nam, giảng viên khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Người con thứ sáu là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Người con thứ bảy là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Việt là Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam, hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam.
Người con út là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung, Hiệu phó trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Logged
Khổng Hoàng Tình
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 22



Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 03:24:04 PM »



Câu chuyện tự chế giáo cụ

Học sinh, sinh viên Việt Nam phần lớn vẫn phải học chay với những giáo trình khô khan, cứng nhắc. Để giờ giảng thêm phần sống động, thầy trò trường PTCS Lê Hồng Phong, Hà Đông đã tự chế giáo cụ trực quan.  

Khi lên lớp tiết giáo dục công dân các thầy, cô của trường lấy một tấm ván, đục lỗ gắn đèn, đèn mầu, xanh, đỏ, vàng. Đi cùng còn có những biển báo giao thông như ở trên đường. Tất cả các phương tiện tham gia giao thông được các thày cô làm bằng nhựa. 


"Vị trí tương đối của hai đường tròn" là sản phẩm
của cô Hoàng Minh Phượng.

Thay cho những hình vẽ "vô hồn" trong sách giáo khoa, thầy giáo Vật lý Nguyễn Quang Huy minh hoạ cho học sinh của mình sáng chế có tên  “Tạo ra và lưu giữ từ phổ của các loại Nam châm”.

Môn Lịch sử cũng được các thày cô giảng trên mô hình, xa đồ. Khi học bài về “Trận đánh Ngọc hồi đống Đa”, học sinh đã rất hứng khởi theo từng bước chân Tây Sơn thần tốc nhờ hệ thống đèn báo hiệu gắn trên xa đồ.


Môn Lịch sử với trận đánh "Ngọc hồi đống đa" là sản phẩm tự chế của cô Phạm Lan Hương.

"Việc tạo ra thiết bị không đòi hỏi kỹ thuật cao, không cần phải sử dụng đến các loại máy móc chuyên dụng. Chỉ cần đầu tư chút thời gian, còn vật liệu thì sẵn, chỉ là giấy màu, bột vẽ, nan tre... ai cũng có thể làm được", cô Hiệu trưởng Đào Thị Kim Thanh cho biết.

Dưới đây là một số hình ảnh mà chính các thầy trò sáng chế:










Lê Thanh
Logged
Khổng Hoàng Tình
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 22



Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 03:26:25 PM »


Chỉ bằng rơm, rạ, mạt cưa, vỏ trấu, vải và giấy vụn..., cô giáo làng Nguyễn Thị Lan, Trường Mầm non xã Quảng Thuận (Quảng Trạch, Quảng Bình), đã mang đến cho các em nhỏ những bài học sinh động...

Yêu trẻ con từ nhỏ, nhưng mỗi lần nhìn các em chơi, học với những mô hình cứng nhắc, buồn tẻ là Lan cảm thấy chạnh lòng, cuộc sống vô cùng sinh động nhưng sao đồ chơi đồ học của bé lại lạnh lùng quá.

Từ khi đang học trung cấp mầm non ở trường cao đẳng sư phạm tỉnh, Lan đã manh nha nghĩ tới làm mô hình động cho học trò mầm non. Nhưng sợ mọi người cười, cho là cầm đèn chạy trước... Bộ Giáo dục-đào tạo nên Lan chỉ dám mày mò làm thử vài lần nhưng đều không thành công.

Mô hình làm thử, cái thì động được nhưng không đậy, cái thì chạy được nửa chừng lại đứng. Đến năm 2003, khi đã về Trường Mầm non Quảng Thuận, Lan mới thật sự bắt tay vào làm với quyết tâm tạo cho được mô hình động để các cháu say mê học tập. Có cảnh vật di động mới hợp với đầu óc tò mò của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn.

Mày mò mãi rồi cũng ra. Năm 2005 mô hình đầu tiên của Lan ra đời. Nhìn vào mô hình thấy như một sân khấu thu nhỏ. Có khung làm bằng nhôm (để sử dụng lâu dài), rộng 0,4m, cao 0,8m và dài 1,2m. Mặt sau của sân khấu có thể dán, đính ảnh, cảnh vẽ hoặc đắp nổi các chất liệu bằng rơm, rạ, mạt cưa, trấu... thành phông phong cảnh.

Hai bên hông của sân khấu là một hệ thống các que đứng cố định vào khung, các que này có khoan một số lỗ nhỏ cách đều để buộc dây nhằm di chuyển hệ thống bánh xe. Hệ thống bánh xe điều khiển có rãnh, dây gắn các con rối, tháo lắp được cho từng môn học.

Khi Lan thao tác mô hình, tất cả các con rối như thỏ, gấu, sói, người thợ săn, đám mây trắng... đều chuyển động vào ra, đi lên đi xuống một cách khéo léo và rất có hồn.

Những đứa trẻ nhìn say mê lên mô hình với bao cảnh vật di động, kết hợp với lời kể của cô giáo tạo ấn tượng về câu chuyện rất sống động.

Qua theo dõi của Lan, nếu trước đây các cháu chỉ chú tâm vào bài học được 15 phút thì từ khi có mô hình động, các cháu đã chú tâm được 30-40 phút.

Mô hình động đa năng của cô giáo Lan có thể phục vụ tất cả các bộ môn học trong chương trình giáo dục mầm non, vừa đáp ứng được tiêu chí cơ bản là tính mới, khoa học và thực tiễn. Còn Lan thì bộc bạch: “Tôi mần ra để cho lớp học thôi, chỉ cần 200.000 đồng là bất cứ cô giáo nào cũng làm được mô hình này để giảng dạy mà”.

Trong đó tốn tiền nhất là mua khung nhôm, còn tất cả vật liệu khác như bánh xe (tận dụng từ đồ chơi trẻ em bị hỏng hoặc tiện bằng gỗ), tre, gỗ, vải vụn, dây len, bìa cactông, rơm, rạ, trấu, hoa, lá, cành cây khô... (tất cả khoảng 200 hiện vật) ai cũng có thể kiếm được quanh nhà.

Mô hình động đa năng của cô giáo Lan đã được nhiều trường mầm non trong tỉnh Quảng Bình đến tìm hiểu để làm theo. Đến nay đã có hơn 70 mô hình được đưa vào làm đồ dùng giảng dạy ở trường mầm non các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch.

Một số trường mầm non ở Nghệ An cũng vào tham quan học hỏi. Có nhiều trường ngỏ ý đặt mua mô hình của Lan nhưng Lan nói: “Tôi chẳng mần bán cho ai mô. Ai muốn mần theo mô hình cứ đến hỏi là tôi mách cho cách, rồi về chế ra được hết. Chỉ cần mô hình được sử dụng cho các cháu học là mừng rồi”.

LAM GIANG

Việt Báo
Logged
gaixudua
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 29



Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 03:31:27 PM »




CHÚC MỪNG CÁC THÀY CÔ GIÁO ĐANG LÀ THÀNH VIÊN TRÊN DIỄN ĐÀN TỨ HẢI QUÁN
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2008, 04:18:20 PM gửi bởi gaixudua » Logged
Nữ ký giả
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 3



Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 03:34:58 PM »


Tản mạn về Ngày 20 tháng 11

(Hoathuytinh.com) Tờ lịch trên tường tô hồng tháng 11. Đã là tháng 11. Quẩn quanh với những lo toan bộn bề của cuộc sống; đôi khi tôi thấy mình như không còn khái niệm thời gian. Đứa cháu học lớp 3 mà “hiện đại" đến lạ, đã biết truy cập Internet, đã biết gửi ecard, gửi email cho Thầy, Cô nhân ngày Quốc Lễ. Bất chợt nghe lại giai điệu của bài hát “Người Thầy" mà đứa cháu chuẩn bị gửi “Quà tặng âm nhạc" cho các cô nhân ngày nhà giáo, lòng tôi trùng xuống, kỷ niệm cũ ùa về. Một giọt nước mắt vỡ tan và có ngôi sao nào lấp lánh sống lại trong tiềm thức... Tôi nhớ đến Cô, người Cô luôn tận tụy yêu thương, nâng đỡ những đứa con bé nhỏ của mình. Tôi nhớ ánh mắt lo âu mỗi khi có những bất trắc xảy đến. Tôi nhớ những giọt mồ hôi lấm tấm vầng trán cao giữa cái nóng oi bức ngoài trời, hay những nụ cười thật hiền trong những giờ giải lao, thư giản. Tất cả, tất cả tôi vẫn nhớ, nhưng có duy nhất một điều tôi quên... Tôi không đổ lỗi cho hoàn cảnh, cũng chẳng phải vì thời gian lướt nhanh vô tình. Tôi chỉ biết trách mình đã không thể thu xếp để chu toàn lời hứa bản thân. Tôi lại nhớ lần cuối cùng tôi gặp được Cô. Vẫn ánh mắt trìu mến ấy, đôi tay ấm áp ấy, nụ cười hiền từ muôn thuở ấy, sao lòng tôi quặn thắt. Lời xin lỗi, lời thưa tôi đã không bật thành lời. Thế mà, Cô vẫn dịu dàng bảo tôi đừng khóc, cuộc đời rồi cũng sẽ có phút chia ly. Như bài học ngày xưa Cô dạy, có cô độc mới biết quý những phút sum vầy bên nhau, có sum vầy mới thắm thiết những ngày xa cách, và có xa cách mới thương những ngày gặp lại. Thế mà Cô đi, Cô đi mãi, chẳng cho tôi ngày gặp lại. Nếu có ước muốn trong cuộc đời này. Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại Nếu ước muốn có thể thành sự thật, tôi mong sao thời gian có thể quay trở lại, để tôi được nhỏ dại, được ôm ấp bởi vòng tay cô, được lắng nghe những lời dạy bảo ân cần, và được là một đứa học trò mà cô thương yêu nhất. Và để tôi được thực hiện lời hứa của mình dù rất đơn giản – về thăm Cô mỗi lần 20 -11. Đơn giản thế con vẫn không làm được Như thời gian có bao giờ trở lại Cô ơi! Để bây giờ những lời cô nói làm hành trang cho tôi tiếp bước trong cuộc sống này, những gì cô dạy sẽ còn theo tôi mãi mãi đến cuối đời. Tôi sẽ cố kìm nén dòng nước mắt mỗi khi nghĩ về Cô, vì tôi vẫn nhớ lời Cô dạy: phải sống sao cho xứng đáng với những mong mỏi mà người khác ưu ái dành cho mình, biến đau thương thành hành động sống có nghĩa. Để bây giờ mỗi mùa tháng 11, mỗi mùa kỷ niệm của ngày Nhà Giáo, tôi lại đau đáu trong lòng mình, vẫn lặng lẽ giấu đi những giọt nước mắt ăn năn, giọt nước mắt cho một lời hứa chưa-trọn-vẹn.Và, luôn luôn từ sâu thẳm lòng mình tôi vẫn hằng giấu kín một lời xin lỗi mà tôi đã không kịp gởi đến Cô. Ai thả thời gian rơi vội qua kẽ tay, cho tiếc nuối những tháng ngày ngắn ngủi. ...bên Cô, Cô ơi!
Logged
Thanh Hoa Trấn
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 41



Email
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 03:43:29 PM »




Sơn bất tại cao,
Hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm,
Hữu long tắc linh.

(Núi đâu tất phải non cao,
Có thần tiên ở ai nào chả hay!
Nước đâu cứ nghĩa sâu dày,
Có rồng kia ở chốn này khắc thiêng


THÂN TẶNG ÔNG THIÊN CHỦ VIỄN TRUYỀN NGUYỄN THÁNH HÂN NGUYỄN HẠNH (KHUẤT LÃO ĐỘNG CHỦ), THÀY GIÁO TUỔI BÍNH THÌN (TUỔI CON RỒNG) TRÊN DIỄN ĐÀN TỨ HẢI QUÁN
Logged
AN PHỦ SỨ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 15



Email
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 04:02:24 PM »

Khá khen bác Ái Châu lấy ra ở đâu nhanh thế, em cũng có một bức sau:


Ngoại sư tạo hóa
Trung đắc tâm nguyên
(Bên ngoài lấy tự nhiên làm thầy
Bên trong lấy tâm làm nguồn cội

Làm nghề giáo phải có chữ Tài Tình của Tạo hóa và Chữ Tâm của Con người mà!
Logged
vuonggia79
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


muathuhanoi_2605
Email
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 04:24:38 PM »

Nguồn từ: http://caolong.wordpress.com/2008/11/09/thovethayco/

Từ ngày Quốc tế Hiến chương đến ngày nhà giáo Việt Nam

Tháng 7-1946 có một tổ chức Quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) đã lấy tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).

Nǎm 1949 tại hội nghị Vacsxava (Varsovie- thủ đô Ba Lan) tổ chức FISE xâu dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ” bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những nǎm kháng hiến chống thực dân Pháp xâm lược, công đoàn giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của giáo giới trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Sau khi thành lập một thời gian ngắn (thành lập ngày 22-7-1951) Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên của FISE và được mời dự hội nghị của FISE ở Vienne (thủ đô nước áo) mùa xuân nǎm 1953. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn.

Từ 26 đến 30-8-1957 tại thủ đô Vacxava, hội nghị FISE có 57 nước dự. Công đoàn giáo dục Việt Nam có tham gia quyết định lấy ngày 20-11-1958 ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những nǎm sau đó còn được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20-11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chụi đựng gian khổ của anh chị em, giáo viên kháng chiến.

Sau ngày đất nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ý nghĩa của quốc tế hiến chương các nhà giáo đã hoàn thành sứ mạng lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20-11 đã trở thành truyền thống với mọi nội dung của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.

Chính vì thế theo đề nghị của ngành giáo dục ngày 28-9-1982 Hội đồng bộ trưởng (nay thuộc chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT về ngày nhà giáo Việt Nam. Nội dung quyết định có những điều khoản sau:

Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam

Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.

Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Uỷ ban Nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.

Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

Tóm lại: Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo là một hoạt động quốc tế của công đoàn giáo dục Việt Nam. Nó hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó. Ngày nhà giáo Việt Nam là ngày của toàn dân do nhà nước ban hành vǎn bản quy phạm pháp luật quy định chủ trì tổ chức kỷ niệm là chính quyền và hội đồng giáo dục các cấp. Chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi người hiểu đúng ý nghĩa ngànhà giáo Việt Nam và tổ chức thực hiện tốt.

l————————-

Một số bài thơ (sưu tầm) về chủ đề thầy-cô giáo.


Khi thầy về nghỉ hưu

(Lá Me)

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao

Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:

“Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…”

Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.


Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào

Con nao nức bước vào trường trung học

Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc

Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.


Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?

Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?

Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi

Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?


Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao

Vai áo bạc như màu trang vở cũ

Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ

Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!




(Xin ghi rõ: “Nguồn: thotre.com” khi sử dụng lại bài viết này)

————–

Không đề

(Nguyễn Thị Chí Mỹ)


Cầm bút lên định viết một bài thơ

Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.


Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

Biết bao giờ con lớn được,

Thầy ơi !


Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

Những con chữ đều đều xếp thẳng

Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người .


Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

Con đường trôi về phía chẳng là nhà…


Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

Có những điều vô cùng giản dị

Sao mãi giờ con mới nhận ra.


(Xin ghi rõ: “Nguồn: thotre.com” khi sử dụng lại bài viết này)


————————-


GỬI VỀ CÔ GIÁO DẠY VĂN

( Nguyễn Thụy Diễm Chi)


Có thể bây giờ cô đã quên em

Học trò quá nhiều, làm sao cô nhớ hết

Xa trường rồi, em cũng đi biền biệt

Vẫn nhớ lời tự nhủ: sẽ về thăm.


Có thể bây giờ chiếc lá bàng non

Của ngày em đi đã úa màu nâu thẫm

Ai sẽ nhặt dùm em xác lá

Như em thuở nào ép lá giữa trang thơ ?


Ước gì… Hiện tại chỉ là mơ

Cho em được trở về chốn ấy

Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái

Được vui-buồn-cười-khóc hồn nhiên


Em nhớ hoài tiết học đầu tiên

Lời cô dạy: “Văn học là nhân học”

Và chẳng ai học xong bài học làm người!

Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười

Len lén chuyền tay gói me dầm cuối lớp


Rồi giờ đây theo dòng đời xuôi ngược

Vị chua cay thuở nào cứ thấm đẫm bờ môi

Những lúc buồn em nhớ quá - Cô ơi!

Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ…


———————-


THẦY

(Ngân Hoàng)

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay

Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng

Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn

Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi


Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi …

Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại

Mái chèo đó là những viên phấn trắng

Và thầy là người đưa đò cần mẫn

Cho chúng con định hướng tương lai


Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi

Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa

Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu …


—————



LỜI CỦA THẦY

Rồi các em một ngày sẽ lớn

Sẽ bay xa đến tận cùng trời

Có bao giờ nhớ lại các em ơi

Mái trường xưa một thời em đã sống


Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng

Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao

Thủa học về cái nắng xôn xao

Lòng thơm nguyên như mùi mực mới


Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới

Thầy trò mình cũng có lúc chia xa

Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha

Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ


Một lời khuyên biết thế nào cho đủ

Các em mang theo mỗi bước hành trình

Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:

Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá…


Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã

Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên

Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền

Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ


Tạ Nghi Lễ

(Trích trong tập Những Khoảng Trời Trong Sáng)

Logged

Nhimxu
Global Moderator
Jr. Member
*****
Offline Offline

Bài viết: 79


« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Mười Một 19, 2008, 04:24:54 PM »

Vài hình ảnh nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Lớp học này:







Logged
Trang: [1] 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn