Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 18, 2024, 09:58:10 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: CHÚC MỪNG NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27 THÁNG 02 NĂM 2009  (Đọc 9951 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tâm can tỳ phế thận
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 17



Email
« vào lúc: Tháng Hai 27, 2009, 09:41:17 AM »



NHÂN NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27 THÁNG 02 NĂM 2009, XIN TRÂN TRỌNG GỬI TỚI LỜI CHÚC MỪNG TỚI TOÀN THỂ CÁC BÁC SỸ VÀ LƯƠNG Y TRÊN DIỄN ĐÀN TỨ  HẢI.



Logged
haitrongmot
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 25



Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Hai 27, 2009, 09:46:58 AM »












ĐẦU TIÊN LÀ BÁC CHỦ QUÁN ĐÃ CHỨ!




Logged
Bé bự
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2



Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Hai 27, 2009, 09:50:17 AM »



Hyppocrates (# 460 - 377 trCN): Ông tổ ngành Y khoa

Sinh tại đảo Cos vào khoảng năm 460 trCN và mất vào khoảng năm 377 trCN, là người Hy Lạp, trong triều đại đế quốc Hy Lạp cổ đang hùng mạnh và phồn vinh nhất, thời kỳ mà nền văn minh loài người được đánh giá đang phát triển toàn diện, sản sinh nhiều bậc vĩ nhân mà bây giờ và mãi mãi, chúng ta hằng tôn vinh công lao của họ. Hippocrates là một trong số những người đó.

Ông là thầy thuốc và là nhà y học lớn nhất của nhân loại, được công nhận là ông tổ của ngành Y khoa hiện nay. Hippocrates xuất thân từ một gia đình nhiều đời làm nghề thầy thuốc, nhưng ông chọn nghề dạy học và đi khắp đế quốc của mình nghiên cứu về cách chữa bệnh của các bộ tộc ở đông tây vùng Địa Trung Hải. Sau đó ông về hành nghề y, ông chủ trương dùng thuốc trị bệnh thay vì tế lễ khẩn cầu thần linh và dùng những loại dược thảo không tinh khiết của các thầy thuốc cho dùng.

Những công trình nghiên cứu của ông được công bố trong quyển Hippocrates toàn tập (gồm gần 70 cuốn, nhưng các nhà nghiên cứu y học ngày nay cho rằng, cuốn sách quý này không do chính tay Hippocrates viết, mà những thế kỷ về sau các thầy thuốc đã tổng hợp các công trình nghiên cứu của ông và có bổ sung thêm kiến thức), nhưng các cuốn sau đây được sự chú ý nhiều như cuốn thứ nhất viết về các bệnh dịch, cuối thứ ba về cách đoán bệnh. Những cuốn sau nói về các chứng bệnh nan y, những lời khuyên và cách trị liệu, ông cũng viết về giải phẫu học (như ghép xương gãy lại thành ngay).

Trong quyển Hippocrates toàn tập, ông còn mô tả những căn bệnh hiểm nghèo do ung thư biến chứng. Sau này, Galen (thế kỷ thứ 2 sau CN) phát triển và phổ biến lý thuyết Y học của Hippocrates theo chiều hướng tích cực nhất, và đề nghị các tiêu chuẩn đạo đức của người hành nghề thầy thuốc bằng lời thề Hippocrates, mà ngày nay các bác sĩ trước khi nhận bằng cấp ra trường cứu đời phải thề trước ông tổ Y học Hippocrates của mình.

Bác sĩ và nhà tự nhiên học thuộc triều đại của đế quốc La Mã cổ

Nguyên tên là Claudius Galenus, sinh khoảng năm 130 và chết vào khoảng năm 200. Galen sinh tại thành phố Pergamum của Hy Lạp và học nghề Y tạo Chypre và vùng Palestine, thành đạt tại Roma. Trong thời đại của ông, Hy Lạp đã bị đế quốc La Mã thôn tính. Nên ông trở thành bác sĩ săn sóc cho các dũng sĩ giác đấu Spartacus, nhờ vậy ông có thời gian nghiên cứu về cơ thể con người và tìm cách chữa trị.

Galen sau trở thành bác sĩ riêng cho các hoàng đế La Mã, và ông được nổi tiếng trên đoàn cõi đế quốc, từ đó ông trở thành tác giả của hơn 400 công trình khoa học (hiện nay chúng ta tìm được mới hơn 100 tác phẩm, viết bằng tiếng Syria hay Arab) trong các tác phẩm của ông, có các nghiên cứu về dịch bệnh, chẩn đoán và dùng thuốc, những công tình của Galen như thuyết minh về các đề tài mà Hippocrates từng nghiên cứu vào thế kỷ thứ 4 trCN.

Galen cũng hô hào soạn thảo điều lệ về đạo đức cho người thầy thuốc, mà yếu tố tiên quyết là cứu người bệnh tích cực nhất không để tiền bạc chi phối tri thức của một lương y. Điều lệ này sau trở thành Lời thề trước Hippocrates.

(Biên niên sử Việt Nam - Thế giới trước năm 2000)
Logged
Bách Chung Hy
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 26



Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Hai 27, 2009, 09:54:58 AM »


Quy định "đạo đức nghề y dược học cổ truyền"

9 điều y huấn cách ngôn của danh y hải thượng lãn ông là đaqọ đức hành nghề YDHCT

(Ban hành kèm theo quyết định số 3923 / 1999 QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế

ngày 09 tháng 12 năm 1999).

9 điều Y huấn cách ngôn của Danh Y Hải thường Lãn Ông là khuôn phép của người hành nghề YDHCT, để rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu, góp phần vào sự nghiệp CSBVSKND :

1 - "Phàm người học thuốc, tất phải hiểu thấu lý luận đạo làm người, có thông lý luận đạo làm người thì học thuốc mới giỏi. Khi có chút thì giờ nhàn rỗi, nên luôn luôn nghiên cứu các sách thuốc xưa nay, luôn luôn phát huy biến hóa thâu nhập được vào tâm thấy rõ được ở mắt, thì tự nhiên ứng vào việc làm mà không sợ sai lầm.

2 - Phàm người mời đi thăm bệnh, nên tùy bệnh cần kíp hay không, mà sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn, mà nơi đến trước, chỗ đến sau, hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình có chỗ không thành thật, thì khó mong thu được hiệu quả.

3 - Khi xem bệnh cho đàn bà, con gái và đàn bà góa, ni cô cần phải có người nhà bên

cạnh mới bước vào phòng mà thăm bệnh , để tránh hết sự nghi ngờ ; dù cho đến con hát, nhà thổ cũng vậy, phải đứng đắn, coi họ như con nhà tử tế chớ nên đùa cợt mà mang tiếng bất chính, sẽ bị hậu quả vê tà dâm.

4 - Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người, không nên tự ý cầu vui, như mang rượu lên núi, chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát, nhỡ có bệnh cấp cứu, làm cho người ta sốt ruột mong chờ nguy hại đến tính mệnh con người. Vậy cần phải biết nhiệm vụ mình là quan trọng như thế nào ?

5 - Phàm gặp phải chứng bệnh nguy cấp, muốn hết sức mình để cứu chữa tuy đó là lòng tốt song phai nói rõ cho gia đình người ốm hết trước rồi mới cho thuốc ; lại có khi phải cho không cả thuốc như thế thì thuốc uống nếu có công hiệu thì người ta sẽ biết cảm phục mình ; nếu không khỏi bệnh, cũng không có sự oán trách và tự mình cũng không bị hổ thẹn.

6 - Phàm chuẩn bị thuốc men thì nên mua giá cao, để được thứ tốt. Theo sách Lôi công

mà bào chế và cất giữ thuốc men cho cẩn thận. Hoặc y theo từng phương mà bào chế, hoặc tùy thời tùy bệnh mà gia giảm. Khi lập ra phương mới, phải phong theo ý nghĩa của người xưa, chớ nên tự lập ra những phương bừa bãi để thử bệnh. Thuốc sắc và thuốc tán nên có đủ. Thuốc hoàn và thuốc đan nên chế sẵn. Có như thế mới ứng dụng được kịp thời, khi gặp bệnh khỏi phải bó tay.

7 - Khi gặp bạn đồng nghiệp cần nên khiêm tốn hòa nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn không nên khinh nhờn. Người hơn tuổi mình thì kính trọng, người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì mình nhân nhượng, người kém mình thì dìu dắt họ. Giữ được lòng đức hậu như thế, sẽ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình.

8 - Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng, hay những người mồ côi, góa bụa, hiếm hoi, càng nên chăm sóc đặc biệt; vì những người giàu sang, không lo không có người chữa ; còn những người nghèo hèn, thì không đủ sức đón được thầy giỏi, vậy ta để tâm một chút, họ sẽ được sống một đời. Còn như những người con hiếu thảo, vợ hiền, nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc cho thuốc, lại tùy sức mình chu cấp cho họ nữa, vì có thuốc mà không có ăn, thì cũng vẫn đi đến chỗ chết. Cần phải cho họ được sống toàn diện, mới đáng gọi là nhân thuật. Còn những kẻ vì chơi bời phóng đãng mà nghèo và mắc bệnh, thì không đáng thương tiếc lắm.

9 - Khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp, vì những người nhận của người khác cho thường hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu sang, tính khí thất thường mà mình cầu cạnh, thường hay bị khinh rẻ. Còn việc tâng bốc người ta để cầu lợi, thường hay sinh chuyện ; cho nên nghề thuốc là thanh cao, ta càng phải giữ phẩm chất cho trong sạch"...
Logged
vuonggia79
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


muathuhanoi_2605
Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Hai 27, 2009, 09:55:45 AM »

 
Chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam!
Chúc bác Hải luôn khoẻ mạnh và là người thầy có cái Tâm sáng như gương!

« Sửa lần cuối: Tháng Hai 27, 2009, 09:58:50 AM gửi bởi vuonggia79 » Logged

Nhà thuốc
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 22



Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Hai 27, 2009, 10:10:01 AM »





CHÚC MỪNG! CHÚC MỪNG!


Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn