Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 06, 2024, 08:16:10 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tin buồn  (Đọc 3566 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Bảy 14, 2013, 10:28:04 PM »

Ông cụ thân sinh của thành viên: Khuất lão động chủ đã mất vào hồi 6h30 ngày 14\7\2013. Lễ viếng được tổ chức vào hồi 14h30 đến 15h30 ngày 16\7\2013 tại nhà tang lễ Bộ quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội.

Kính báo.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 14, 2013, 10:57:08 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
KHUATLAO
Jr. Member
**
Offline Offline

Bài viết: 87


Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Bảy 15, 2013, 03:11:01 AM »


Sách nói, khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ vào hướng Tị (Tháng tư) chính là tiết Tiểu Mãn, cho đến tiết Tiểu Thử vào giữa tháng Mùi (Tháng sáu) là lúc Thiếu Âm tướng Hỏa làm chủ khí, tiết trời nóng nôi dữ dội vô cùng.

Khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ vào hướng Mùi (Tháng sáu) chính là tiết Đại Thử, cho đến tiết Bạch Lộ vào giữa tháng tám, là Thái Âm thấp Thổ làm chủ khí, tiết trời đầy ẩm thấp, mây mưa.

Cha tôi đã mãi mãi ra đi vào giữa tiết trời như thế, nhằm ngày 14 tháng 7 dương năm 2013 (Tức ngày mùng bảy tháng sáu năm Quý Tị). Cha ơi, phận làm con, gan óc lầy đất, xin vĩnh biệt cha!
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 15, 2013, 03:18:26 AM gửi bởi KHUATLAO » Logged

thà chết còn hơn phải chịu cảnh tù túng
KHUATLAO
Jr. Member
**
Offline Offline

Bài viết: 87


Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Bảy 23, 2013, 09:56:58 AM »

VÀNG MÃ.

Truyền thuyết dân gian kể rằng tục dùng tiền giấy có từ thời Đông Hán 東漢, với câu chuyện về tú tài 秀才họ Vưu 尤, vốn là học trò của Sái Luân 蔡倫, người được coi là ông tổ của nghề làm giấy. Một ngày, tú tài họ Vưu giả chết, vợ ông nói với hàng xóm nếu đem giấy cắt thành hình đồng tiền, đem đốt cầu xin quỉ thần, người chết sẽ sống lại. Hàng xóm nghe vậy, ai nấy lắc đầu cho là chuyện hoang đường. Sau, vợ họ Vưu đốt tiền, ông lập tức sống lại. Từ ấy tiền giấy bán đắt như tôm tươi. Truyền thuyết này có nhiều dị bản, nhưng tựu chung ý tứ là thế, quá chăng là nhân vật tú tài họ Vưu được thay bằng chính Sái Luân hoặc người anh em Sái Mạc 蔡莫. Người xưa cho rằng tục đốt tiền giấy là từ câu chuyện ấy.


Chu tử bàn về các đồ dùng thường ngày, nhắc đến tục lấy tiền giấy thay cho ngọc lụa, đốt theo những đồ ngày thường vẫn dùng. Nhận xét về điều này, Khâu Quỳnh Sơn cho rằng đó chính là cái lẽ hợp với câu trong sách: “Thờ lúc chết cũng như thờ lúc sống”.

Sách Mộng Hoa Lục chép: “Tết Trung nguyên, nhằm rằm tháng bảy, người ta chế đồ vàng mã và áo giấy ngũ sắc, để vào cái giường ba chân, hình dáng như cái đèn nồi, gọi là Vu Lan Bồn, vốn dịch từ tiếng Ulambana mà ra, treo lên đó rồi đốt". Lục Du cũng nói: “Đời Tống, đến ngày rằm tháng bảy làm cỗ chay cúng gia tiên, đan tre làm chậu, đựng tiền giấy, rồi lấy đóm mà đốt”. Thích thị yêu lãm chép: “Tiếng Phạn nói Vu Lan Bồn như tiếng Hán nói “Cứu Đảo Huyền” (Cứu linh hồn người bị treo ngược). Đốt vàng mã ở cái chậu đấy không nằm ngoài ý nghĩa như thế.

Sách Thông giám nhà Đường chép, vua Túc Tông cho bọn Vương Dư lãnh chức từ tế sứ, coi lễ ở các đền, khi cầu đảo đốt tiền giấy giống như bọn đồng cốt vậy. Truyện về Vương Dư nói, từ Hán trở về sau, khi chôn cất, chôn cả theo tiền, gọi là Ế tiền. Đời sau, theo tục ở quê, lấy giấy thay cho tiền để cúng quỉ. Đến đời Đường, Vương Dư dùng tiền giấy để cầu phúc, trừ hậu họa tai ương.

Chu tử lại bàn rằng, đời xưa cúng bằng ngọc lụa, đời sau thay bằng tiền. Đến đời Đường Huyền Tông, việc quỉ thần phiền nhiễu quá, lấy đâu tiền cho đủ. Vương Dư làm ra tiền giấy thay cho ngọc và lụa. Thanh dị lục lại chép, đời Đường Huyền Tông, ngày phát dẫn, tức là lễ đưa ma, các thứ vàng bạc, tiền nong, bảo vật đều là tượng hình cả. Chu tử lại nói, đời nhà Tống, hễ nói đến lễ thì làm ngay mũ áo giấy, chứ không dùng tiền giấy.

Tiền giấy vàng mã có từ đời Đường Túc Tông, do quan Thái ất sứ là Vương Dư chế ra. Còn mũ áo mã thì bắt đầu từ đời Ngũ đại (907 – 959).

Sách Triều dã thiêm tái chép, tục ở Lĩnh Nam, nhà có người đau ốm trước hết giết thịt gia cầm, cúng thần cầu phúc. Nếu như không khỏi, lại giết lợn, trâu, dê là cỗ Thái lao để cầu thần. Tục ấy ngày nay vẫn còn, người xưa chê cười đã lâu, vì muốn cầu sinh mà lại sát sinh như thế, là việc quỉ thần đại kị. Ở đất Trung châu, khi cầu đảo chỉ dùng hương nến, tiền giấy, ngựa giấy, hoa quả, cỗ chay chứ không động mổ xẻ dao kéo, hại đến tính mạng súc vật.

Phong thị Văn kiến kí chép, thời cổ mai táng chôn theo ngọc ngà, tiền của, lụa là, thời Hán cũng có tục bồi táng ấy. Tục dùng tiền giấy bắt đầu có từ thời Ngụy Tấn, cho đến đời nhà Đường, từ vua quan đến dân thường, thịnh hành tục đốt tiền giấy, có câu : “Tích tiền vi sơn, thình gia điêu sức, nghê (dư) dĩ dẫn cữu,.....chỉ tiền Ngụy Tấn dĩ lai thủy hữu kì sự” ,「積錢為山,盛加雕飾,舁以引柩,……紙錢魏晉以來始有其事」(Tiền chất thành núi, ngọc ngà ê hề, làm lễ dẫn linh cữu,.....tục dùng tiền giấy thời Ngụy Tấn bắt đầu có từ ấy).

紙錢紙錢誰所作,
人不能用鬼行樂。
一絲穿絡掛荒墳,
梨花風起悲寒雲。

Chỉ tiền chỉ tiền thùy sở tác,
Nhân bất năng dụng quỉ hành lạc.
Nhất ti xuyên lạc quải hoang phần,
Lê hoa phong khởi bi hàn vân.
(Vàng mã ai nghĩ ra mày,
Để cho thần quỉ vui vầy hưởng chung.
Một xâu lủng lẳng mộ phần,
Như hoa lê trắng mây vần bi thương).

Một số ý kiến cho rằng, sau tiền giấy dùng để chôn, xuất hiện loại tiền giấy dùng để đốt, là một khái niệm khác bắt nguồn từ Phật giáo, với khả năng nhiều là sự tiếp biến văn hóa từ sự ảnh hưởng của cộng đồng người Ấn Độ và Trung Á đối với Trung nguyên, với nghi lễ dùng lửa để cúng tiến tài vật tiền nong cho quỉ thần, ví như trường hợp Thần lửa A Kì Ni 阿耆尼 (अग्नि,Agni) trong Bà La Môn giáo 婆羅門教.

Cùng với sự thịnh hành của Phật giáo, có người in kinh Phật, chú ngữ lên tiền giấy để hóa cúng, với mong muốn cầu hưởng phúc lành. Với loại vàng mã này, có thể kể ra loại tiền in chú Vãng sinh 往生, gọi Vãng sinh tiền 往生錢. Các loại vàng mã có thể được gấp thành cánh sen, nén vàng bạc, thành ngựa, voi, xe, áo xống, thuyền bè, tượng trưng cho sự siêu độ ở chốn Tây phương Cực lạc.

Vàng mã, người ngoài chợ giờ gọi là tiền âm phủ, được nhiều công ty chuyên nghiệp sản xuất bán ra thị trường, dùng cúng bái trong dịp đền chùa, giỗ tết, ma chay, trình hiện dưới hình thức cửa quan địa phủ theo kiểu hào xu, vàng lá, tiền giấy thường, ngoại tệ mạnh, đốt kèm các tiện nghi xe hơi nhà lầu, người hầu kẻ hạ, theo quan niệm trần sao âm vậy. Con cháu cố đốt cho thật nhiều, mong cho người dưới âm giàu có, phù hộ cho người sống được phát tài phát đạt. Cái ý nghĩa thể hiện sự quan tâm, mối thâm tình sâu đậm khi sống và lúc chết đối với người đã mất nhiều khi lãng quên là vì như vậy.

Khái niệm của người Hoa về tiền vàng mã, gọi là Chỉ tiền 紙錢 (Tiền giấy) là một hệ thống khái niệm tương đối phức tạp bao gồm hàng loạt các thuật ngữ như Minh chử 冥楮, Minh chỉ 冥紙, Minh sao 冥鈔, Minh cưỡng 冥鏹, Minh tệ 冥幣, Kim chỉ 金紙, Ngân chỉ 銀紙, Chỉ chử 紙楮, Âm ti chỉ 陰司紙v.v... Phương ngữ Lưu Cầu 琉球 gọi là Đả chỉ 打紙 (打チ紙、ウチカビ). Tuy nhiên, dù được gọi dưới cái tên thế nào, ý nghĩa về một đồ dùng để hóa khi thờ cúng quỉ thần, tổ tiên là không thay đổi. Sự phức tạp trong hệ thống tiền giấy, vàng mã này có thể thấy rõ trong các bộ phim tiểu thuyết chương hồi kinh điển như Tam Quốc Diễn nghĩa (Đám tang Chu Du), Thủy Hử (Đám tang Tiều Cái), Hồng Lâu Mộng (Đám tang Phủ Ninh).

Vàng mã, được đốt, hoặc chôn, rải trên đường, trên mộ, người sống làm như thế với lòng tin mãnh liệt rằng có thể dùng để hối lộ quỉ thần, cung phụng tiền của sinh hoạt, cho người đã mất lo lót các cửa quan, xin cho được giảm nhẹ các hình phạt tội lỗi hoặc chi tiêu cho cuộc sống dưới âm ti.

Hôm đưa cha ra đồng, thấy các cụ già nhắc con cháu phải rải tiền ra đường, khi qua cổng nghĩa trang, qua cầu phà, các ngã ba, xó chợ. Các cụ bảo, ở những chỗ ấy, oan hồn không biết đi về đâu, lang thang đứng đón nhiều, ăn mày ăn xin của bố thí, rải tiền ra đó, để làm phúc và xin cho người nhà được thuận lợi qua đường. Viết bài này, tưởng nhớ đến một phong tục xưa, cũng là để cầu cho thập loại chúng sinh an lành, cho cha được yên nghỉ.

Nguyễn Hạnh (2013).
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 23, 2013, 10:03:34 AM gửi bởi KHUATLAO » Logged

thà chết còn hơn phải chịu cảnh tù túng
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn