Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 12, 2024, 09:50:30 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: RƯỢU CUNG ĐÌNH  (Đọc 4611 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BÍCH UNG TƯỜNG THƯỢNG
Jr. Member
**
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 54



Email
« vào lúc: Tháng Tư 25, 2008, 12:17:53 PM »

(Xin tự giới thiệu tôi Phan Kế Tuấn, đến từ một Diễn Đàn về lịch sử, nhân đang nghiên cứu về cung đình Huế, tiện hôm nay ghé qua đây góp với Diễn đàn Tứ Hải
bài về:

Đôi dòng lịch sử Rượu thơm HOÀNG GIA CUNG ĐÌNH Nguyễn Phúc Tộc

    Rượu thơm Hoàng Gia Cung Đình - Nguyễn Phúc Tộc do DNTN MIÊN MỸ sản xuất.Là một trong số 175 dòng rượu đã được Đức Thánh Tổ Nhơn Hoàng Đế MINH MỆNH hoàn thiện. Trong suốt bề dày lịch sử gần 400 năm của Vương triều Nguyễn Phúc Tộc, hầu hết rượu này chỉ dành cho Vua Chúa uống với mục đích tài bồi trí đảm và thể chất cho Hoàng Gia và Miêu Duệ sau này.
 Theo như Nguyễn Phúc Tộc Đế Phả Tường Giải Đồ do một Thân Vương con của vua Minh Mệnh phụng soạn, đã được vua Thiệu Trị và vua Thành Thái ban sắc công nhận và còn lưu truyền đến ngày nay thì nguồn gốc rượu có từ thời Đức Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế Nguyễn Hoàng (năm1525-1613) vào trấn thủ Thuận Hoá và được chính thức ghi chép lại từ năm thứ năm triều Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (Kỷ Mão - 1639).
   Lúc bấy giờ phía nam Hoành Sơn "Đèo Ngang" thuỷ thổ rất khắc nghiệt, lam chướng nặng nề, do đó quân lực phải tinh nhuệ. Để đạt hiệu quả chiến đấu cao nên trong quân Chúa Nguyễn luôn có loại rượu này, là những phát kiến bí mật quân lương  trên lưng ngựa nhằm ngừa trị ôn dịch, đáp ứng sự gọn nhẹ nhưng dũng mãnh tinh nhuệ. 
  Cho đến Triều Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long Nguyễn Phúc Anh (1762 - 1820) tuy rất ít uống rượu và điều độ trong các bữa ăn nhưng chính vua Gia Long đã phát kiến nhiều công năng tốt của các loại rượu và y mỹ thực thuần Việt của các triều Chúa trước truyền lại, dù đạm bạc về hình thức mà dung thông nhiều bí ấn của truyền thống Văn hiến tài bồi sức khoẻ giống nòi.
   Cũng chính vua Gia Long đã khuyến khích con ngài là vua Minh Mệnh hệ thống và hoàn thiện những bí mật quân lương. Đến năm Minh Mệnh thứ 6 (Ất dậu 1825), với sự góp sức của Hiền phi Ngô Thị Chính và Chưởng cơ Ngô Văn Sở, nhất là sự góp phần quan trọng của Đệ Nhất Huân Thần Bùi Thị Xuân; vua Minh Mệnh với trí tuệ hơn người đã hoàn thiện Nhã Nhạc Vương triều Nguyễn "xây dựng Duyệt Thị Đường" và hoàn thiện tất cả bí mật quân lương trong đó có 175 dòng rượu, bánh tráng, bánh tét, bánh hộc, y mỹ thực hoàn toàn phù hợp với màu da - chủng tộc và tố chất phát triển rất đặc thù của người Việt. Là những Di Sản Vật Thể và Phi Vật Thể mang đậm bản sắc nhân văn quốc tuý quốc hồn "Chưởng cơ Ngô Văn Sở tức Ngô Văn Sĩ là cha của Hiền phi Ngô Thị Chính - Nguyên là Đại tư mã của Tây Sơn nhưng sau ông cùng với Nguyễn N... và Bùi Thị Xuân  theo về với Đức Cao Hoàng Thế Tổ Gia Long, chịu mệnh vua Gia Long và vua Minh Mệnh che chở an toàn cho công chúa Ngọc Hân cũng như tìm lại những người thuộc Nguyễn Phúc Tộc phiêu ẩn khắp nơi dưới thời Tây Sơn. Cũng chính Bùi Thị Xuân  đã chịu mệnh giữ gìn, dạy dỗ hai người con trai của vua Minh Mệnh".
   Năm Thiệu Trị nguyên niên "Tân Sửu-1841" Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế "1807-1847" ban sắc công nhận. Năm Thành Thái thứ 9 "Đinh Dậu - 1897" nhà Vua cũng ban sắc công nhận cho lưu truyền  đầy đủ nguồn gốc đến ngày nay.
   Mặc dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, một số gia đình Hoàng Tộc trong và ngoài nước vẫn lưu giữ đầy đủ cách làm truyền thống 175 dòng rượu và y mỹ thực.
   175 dòng rượu mà mỗi dòng có đến 5 loại từ bình thường đến thượng hạng, mỗi loại có màu sắc - hương vị đặc trưng riêng, Vua - Chúa chỉ dùng từ loại 3 đến loại thượng hạng.
   Loại 1 - 2 cất ủ từ 2 - 3 năm.
   Loại 3 cất ủ từ 3 - 5 năm.
   Loại 4 cất ủ từ 6 - 10 năm.
   Loại thượng hạng cất ủ từ 10 năm trở lên mới dùng.
   Riêng dòng rượu Thánh Tổ Truyền Chủng phải cất ủ trên 21 năm.
   Nguyên liệu có nếp, lúa mạch, trái cây, hoa cỏ thơm,... và những thảo dược được tinh luyện rất công phu. Còn men rượu được làm với công thức có 15 vị thuốc Bắc cho men đắng và 28 vị thuốc Bắc cho men ngọt. Riêng loại thượng hạng phải được chưng cất từ loại men trên 175 vị thuốc Bắc.
   Đặc biệt, không bao giờ dùng đường, mật và các loại hoá màu, hương liệu nhân tạo pha vào rượu. Hiện tại doanh nghiệp mới chỉ sản xuất loại thường 1 đến 2 của dòng rượu Dị Nhơn Truyền Thọ và loại 3 của dòng rượu Thánh Tổ Truyền Chủng.
   Xót xa trước các nguy cơ trên thị trường ẩm thực hiện nay, Doanh nghiệp Miên Mỹ đưa ra một ít loại rượu thơm Hoàng Gia và thức uống y mỹ thực thuần Việt, trong đó có loại mà gần 400 năm qua chỉ dành cho Vua - Chúa và một số gia đình Hoàng Tộc ăn uống để gọi là chút trân cam cho sức khoẻ giống nòi.

 
Gia Định Thành, ngày 18-6-2005
Ưng Viên Nguyễn Phúc Hảo
      <Năm: Ất Dậu
        Tháng: Nhâm Ngọ, tháng 5 thiếu
        Ngày: Quý Dậu>
 
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 29, 2008, 04:01:35 PM gửi bởi Đom đóm » Logged

Học hải hồi lan tục tái thuần
Bích Ung tường thượng đắc tư nhân
cowboy
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Tư 25, 2008, 05:59:43 PM »

Cái hay của Rượu Dân tộc là vì thuốc Bắc, tôi có người nhà làm Hải quan, suốt ngày uống rượu Tây nên được gọi là Cao Bồi. Rượu Tây giờ rởm nhiều, uống vào khát thấy mồ Shocked. Lại chả bổ béo gì. Cứ thấy phê phê thì uống thôi. Hôm qua có chai Blue, mở ra vẫn để đấy, vợ nó giục đi ngủ, mình thì đang chat hăng (Pác nào nghe thấy đừng mách vợ em nhé!). Nhà có rượu ngâm tằm với trứng vịt, chẳng biết thế nào, chỉ béo thằng em vợ, bà phàn nàn nó đi cả đêm...
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn