Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 02, 2024, 06:15:36 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời một võ sư chân quê  (Đọc 5053 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lamvt
Administrator
Full Member
*****
Offline Offline

Bài viết: 113


Email
« vào lúc: Tháng Mười Hai 23, 2010, 03:14:48 PM »

Một đám ma người già, như bao người đến cõi, những bức trướng tiễn đưa, vành khăn trắng nối nhau nhấp nhô. Đám ma bác Quý đông người đưa tiễn lắm, có đến 4 - 5 trăm người, hầu hết là trung niên.Anh con cả cũng đã lục tuần, còn những người đưa tiễn phần lớn là học trò của bác Quý. Lễ viếng ở nhà tang lễ thành phố Hà Nội, an táng tại quê nhà ở thị trấn Mỹ Hào, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng. Ra đi thanh thản ở tuổi 83, để lại cho đời nhiều giai thoại về võ nghệ, và một cuộc đời sôi sục, truân chuyên, rồi êm đềm với đạo làm võ.

Bác Vũ Bá Quý sinh năm 1912, tại thị trấn Mỹ Hào, Hải Hưng. Thủa nhỏ, nhà có chút của nên được ăn học tử tế, nhưng niềm say mê lớn lao nhất lại là võ thuật. Từ năm lên 7 đã được các danh sư chỉ điểm, từng được theo ông Lãnh Giang học võ kình cùng với các huynh đệ như bác Sáu Tộ (tức Nguyễn Nguyên Tộ - người sáng lập ra môn phái Nam Hồng Sơn), sau đó học của nhiều thầy Tàu, trong đó có vị sư phụ nổi tiếng là Tông Sư Tế Công, người truyền bá môn Vĩnh Xuân vào Việt Nam.

Tham gia cách mạng từ sớm, cuộc đời bác Quý trải khá nhiều truân chuyên, lại mang phong vị con nhà võ trong từng công việc với bầu nhiệt huyết tràn trề. Năm 1930, từ một anh học sinh ở nông thôn có tinh thần yêu nước, được hai nữ Đảng viên Đảng Cộng sản Ngô Thị Nhung và Ngô Thị Sâm ở chi bộ thôn Ngọc Lập (bên cạnh thôn Đài Du là nơi sinh sống của gia đình Vũ Bá Quý) giác ngộ, và đã tổ chức được tiểu tổ thanh niên cộng sản. Tổ này đã đi tuyên truyền, vận động, rải truyền đơn, bảo vệ chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của vùng Mỹ Hào. Bà Ngô Thị Nhung sau này lại bàn giao Vũ Bá Quý cho đồng chí Chu Văn Tập, tức Học Phi (nguyên Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu VN) chính là chồng của bà Nhung, để Vũ Bá Quý tiếp tục công tác tại Hà Nội.


Suốt từ 1932 đến 1939, Vũ Bá Quý cất giấu tài liệu, bảo vệ cán bộ cách mạng trong thời gian làm việc ở hãng AVIA của Pháp. Năm 1936, thời kỳ Mặt trận bình dân, Đảng ta có 3 tờ báo Le travail, Thời thế và Thời báo - Vũ Bá Quý tích cực đóng góp cho 3 tờ báo cho đến khi cả 3 tờ bị đóng cửa. Thời kỳ đó, theo người của Sở Hoả xa, ông Vũ đã vào Huế dự giải võ thuật vô địch Đông Dương và giành danh hiệu vô địch tuyệt đối. Bức ảnh Vũ Bá Quý đang đấu với Hồ Cưu vẫn còn giữ được, tuy đã ố mầu thời gian.


Đầu thế kỷ 40, Vũ Bá Quý trở về quê nhà, làm nghề vận tải ô tô. Nhà có mấy cái, vừa cho thuê, vừa tự chạy kiếm sống. Đến năm 1944, tướng Nguyễn Bình lấy nhà Vũ Bá Quý làm cơ sở đặt đường dây liên lạc Hải Dương với chiến khu Đông Triều. Năm 1945, Vũ Bá Quý là một trong những người đi đầu đoàn người cướp chính quyền ở Hải Dương. Sau đó được cử làm Dự thẩm toà án Hải Dương và làm chủ tịch Liên đoàn ô tô Hải Dương. Khi quân Nhật đầu hàng, chúng ném vũ khí xuống sông, xuống hồ, Vũ Bá Quý đã thuê người mò và lấy ô tô chở về cho Vệ quốc quân Hải Dương. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ cùng một nhóm người làm kỳ đài đón Hồ Chủ tịch về qua Hải Dương, công việc hoàn hảo, nên được Uỷ ban hành chính - kháng chiến Liên khu 3 tặng thưởng một bức chân dung Hồ Chủ tịch và bằng khen.

Năm 1946, toàn quốc kháng chiến, Vũ Bá Quý đưa gia đình đi tản cư ở Thanh Miện và Phù Cừ, rồi nhận nhiệm vụ đi Quỳnh Côi huấn luyện cho đại đội biệt động thuộc trung đoàn 42 do ông Dương Hữu Miên phụ trách - đó là Trung đoàn cảm tử, tiền thân của bộ đội đặc biệt tinh nhuệ sau này. Năm 1950, ông lại trở về Mỹ Hào để nhận nhiệm vụ mới do ông Chiểu (bí thư Đảng uỷ huyện), ông Tâm người ở Dị Sử, ông Quyến người làng Vang, trực tiếp chỉ đạo. Đó là tìm cách đấu tranh chống lính Pháp bắt trâu, bò để mổ thịt. Vũ Bá Quý đã góp công giành lại đàn trâu, bò để gửi đến các xã trong huyện giải quyết sức kéo để sản xuất.


Tên của một lò võ thường lấy theo hệ phái, hoặc tên người thầy. Còn tên của môn phái thường lấy theo ý nghĩa triết học của môn võ đó hoặc địa danh xuất xứ của môn phái. Tỷ như Thiếu Lâm Tự là môn võ của chùa Thiếu Lâm; phái Võ Đang là môn võ của Đạo gia trên núi Võ Đang; hay Nga My, Côn Luân, Không Động… đều là tên núi, tên địa danh cả. Môn Vịnh Xuân là tên của người sáng lập ra môn võ đó - bà Nghiêm Vịnh Xuân. Còn tên mà võ sư Vũ Bá Quý lấy để đặt tên cho môn phái, cho lò võ của mình, là Vũ Gia thân pháp - một cái tên dân dã, nôm na, ý của ông là muốn nhấn mạnh đến cái sở trường, cái đặc thù trong môn võ của mình. Thực ra, nếu gọi là Vũ Gia môn hay Vũ Gia quyền thì còn gọn và hay hơn nữa. Nhưng chính cái tên nôm nôm, mộc mộc ấy lại biểu hiện một công phu khá cao siêu của võ sư Vũ Bá Quý.

Là một thanh niên ở nông thôn, hiếu động, có tinh thần yêu nước nồng nàn và ham võ nghệ một cách si mê, nên Vũ Bá Quý không chia rõ cái phần tình yêu võ vào đâu hết; ông toàn tâm toàn ý học võ, nghe nói ở đâu có danh sư là tìm đến để trao đổi. Và rồi ông đã rút tỉa từng nét tinh hoa của các môn phái, để tiến đến xây dựng một hệ thống chiến đấu riêng của mình. Ông tìm lên mạn ngược xem võ Tàu, võ Thổ; lặn lội vào Nam học nội công, học gồng. Tham dự một số đả lôi đài để thị hùng, rồi vẫn cứ tầm sư học đạo.

Năm ông gặp Tông Sư Tế Công, ông đã có danh trong làng võ. Lúc đầu, ông không phục, đòi đấu thử, ông Tế Công vạch một vòng tròn đường kính 1 mét rồi cho ông đánh, không một đòn nào lọt vào người ông Tế Công. Ông bái phục, tôn ông Tế Công làm sư phụ. Giải thích một cách chân quê theo kiểu ông Quý, thì ông học ông Tế Công được các phép đánh gần, đánh xa và đánh đêm - riêng đánh đêm chưa khá lắm, vì Tông Sư Tế Công đi xa, không truyền nốt được.

Vậy thì Vũ Gia Thân Pháp lập phái trên cơ sở nào ? Thực ra Vũ Bá Quý đã tự nghiên cứu ra đường lối võ công riêng, với cơ sở bộ tay của Vịnh Xuân trong cận chiến, áp dụng Ma sát bộ với thân pháp xoay người của Thiếu Lâm, và kèm theo một số cước pháp phù hợp với lối đánh áp sát đối phương. Vũ Bá Quý dạy đệ tử về quyền, về roi, về kiếm, song ông vẫn khuyên "Học văn cho võ đỡ phu, học võ cho văn đỡ nhược". Mặc dù võ sư Vũ Bá Quý có nhiều bài võ hay, nhưng sau này ông đã không dạy đi bài nữa, mà chú trọng dạy học trò về các tư thế chiến đấu: mỗi một chiêu thức được ông rèn giũa tỉ mỉ, tâm pháp của Vũ Gia gần gũi với Triệt Quyền Đạo của Lý Tiểu Long.

Ông nói "Nếu nói hết về lý thuyết thì chỉ một tuần là xong, nhưng khi người ta biết rồi thì sẽ lười, mà từ một thế tay chưa sử dụng được cho đúng đã chuyển thế khác thì không bao giờ hoàn thiện được. Năm ông đi sang Tiệp Khắc, mặc dầu đã 81 tuổi, nhiều lần các võ sư, nhà báo của Tiệp đến để hỏi chuyện, phỏng vấn và thử tay nghề với ông. Ông già nông dân hồn hậu ấy đã chấp nhận tất cả, ông coi người có võ hay chưa tập luyện cũng như nhau, sẵn sàng chạm tay, giơ ngực cho đấm và giải thích đòn thế rất nhiệt tình, rất minh bạch. Anh Vũ Bá Hùng, con trưởng của võ sư Vũ Bá Quý, đại tá quân đội về hưu, bảo tôi: Anh đi bộ đội lâu quá, ít được tập luyện với cụ, năm nay về hưu định cùng cụ viết lại kỹ thuật thành hệ thống thì cụ lại lên đường, nghe nói có 2 học trò của cụ có giữ được 2 phần cụ đã viết xong". Học trò của võ sư Vũ Bá Quý rất đa dạng, từ cán bộ cao cấp đến nhà doanh nghiệp, các tiểu thương và công nhân. Lớp lớn như Anh Mỹ, Diệu, Nguyên tập đã lâu, còn lớp trung niên như Phi Lân - đồng hồ, Hùng - thợ may …tập với thầy cỡ chục năm nay, sức khoẻ tốt, con người trở nên chững chạc, tính tình thuần phác hẳn lên. Cái đó cũng là công lao của một vị thầy không chỉ dạy võ mà còn biết rèn cặp đạo đức cho con người.

Tính ông nóng, khẳng khái, không chấp nê chuyện vặt, sinh hoạt giản dị, cả một cuộc đời chăm chỉ luyện võ, hăng hái tham gia cách mạng nhưng cũng không làm ở đâu lâu, danh vọng chẳng màng, lợi lộc cũng không thiết. Ông sống ở thôn quê, cổng nhà lúc nào cũng rộng mở đón khách bốn phương. Đời ông không thiếu thốn, chẳng đài các. Vũ Bá Quý thật là một võ sư chân quê đáng quý của làng võ Việt Nam.

Bài viết của cố Võ sư - Nhà báo Đỗ Hoá

Ảnh: Tư liệu môn phái Vũ Gia Thân Pháp


Culture - Histoire
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 23, 2015, 12:55:26 AM gửi bởi Ru_noong » Logged
jerry
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Ba 06, 2011, 12:23:00 PM »

Sư tổ Vũ Bá Quý là một tấm gương lớn cho thế hệ trẻ bọn em.
Logged
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Tư 06, 2011, 11:27:51 AM »

Mấy thày trò, anh em thăm mộ cụ Quý, báo cáo tình hình môn phái và hỉ sự của gia đình thày Mỹ.
Dọc đường về, những câu chuyện năm xưa về cụ Quý, những kỷ niệm một thời trai trẻ, tập luyện, giao lưu, thi đấu.. cứ ùa về đến nỗi sau khi về Hà Nội rồi, mọi người lại tiếp tục kéo nhau ra Tao Ngộ quán để ôn lại những chuyện năm nao, những chuyện năm nào..











« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 23, 2015, 12:55:35 AM gửi bởi Ru_noong » Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn