Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 02, 2024, 07:44:42 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 [2] 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: THÁI CỰC QUYỀN  (Đọc 35742 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bắc Trung Nam
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 4



Email
« Trả lời #15 vào lúc: Tháng Mười Hai 15, 2008, 08:13:32 AM »

Tất cả đều không tải về được , chỉ còn Ngũ Gia Quyền tải được , xin kiểm soát lại , nếu có thể post lên lại , cám ơn



Thế này là Lãm Tước Vĩ đây mà!
Logged
Cainay
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« Trả lời #16 vào lúc: Tháng Mười Hai 15, 2008, 12:13:35 PM »



Cảm ơn các bạn Tứ Hải đã ghé thăm:

http://thaicucquyen.com/forum/viewtopic.php?p=12264#p12264
Logged
Hồ đồ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1



Email
« Trả lời #17 vào lúc: Tháng Mười Hai 15, 2008, 03:23:44 PM »




Cố Lưu Hinh tự thuật chuyện dạy Bác Hồ tập Thái Cực Quyền

Giới thiệu về tác giả:




Cố Lưu Hinh (1908-1990), người Thượng Hải (TQ), là một trong những chuyên gia về Thái Cực Quyền nổi tiếng trong và ngoài Trung Quốc. Ông đến với võ thuật từ năm 11 tuổi, trong suốt hơn 60 ngoài việc chuyên tâm luyện quyền, ông còn thăm viếng nhiều bậc đại sư, danh sư quyền thuật khắp Trung Quốc, khiêm tốn học hỏi, chuyên tâm nghiên cứu Thái Cực Quyền.Trong suốt cuộc đời, ông dốc tâm nghiên cứu, tìm tòi, tận dụng những thế mạnh của từng môn võ thuật, chú trọng đến thực chiến, đồngthời có những so sánh khám phá hết sức có giá trị.Cố Lưu Hinh từng giữ chức Phó sở nghiên cứu kiêm trưởng khoa thể dục Thượng Hải, chủ tịch Hiệp hội võ thuật Thượng Hải, Ủy viên hội biên tập “Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc”, sau này có các tác phẩm như “ Thái Cực Quyền giản hóa”, “Làm thế nào để luyện Thái Cực Quyền”, “Thái Cực Quyền thuật”, “Nghiên cứu Thái Cực Quyền”, “Trần thức Thái Cực Quyền”, “Pháo chùy-Trần thức TCQ lộ thứ hai”…Ông cũng từng nhiều lần ra nước ngoài dạy quyền. Bài viết này chúng tôi xin đăng tự thuật của ông về chuyến sang Việt Nam truyền dạy Thái Cực Quyền cho Hồ chủ tịch.

Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1957 tôi vinh dự được sang Việt Nam dạy Hồ chủ tịch tập Thái Cực Quyền. Lý do của chuyến đi này được bắt đầu từ chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng Chu Ân Lai và phó thủ tướng Hạ Long vào tháng 10 năm 1956, khi đó Hạ Long có giới thiệu với Hồ chủ tịch về tác dụng dưỡng sinh, trị bệnh của Thái Cực Quyền rất có giá trị đối với người cao tuổi. Hồ chủ tịch nghe xong rất hứng thú, hy vọng phía Trung Quốc có thể cử chuyên gia sang hướng dẫn. Được sự nhất trí của Ủy ban thể dục thể thao quốc gia, nhiệm vụ này cuối cùng được cắt cử cho tôi.
Đầu tháng 1/1957 tôi đến Bắc Kinh, cùng ngày đến UBTDTT, tại khoa võ thuật tôi gặp được Mao Bá Khiết, ông nói: “ Kể từ khi thành lập nhà nước đến nay, đây là lần đầu tiên cắt cử huấn luyện viên võ thuật ra nước ngoài dạy quyền, mà lại là huấn luyện cho Hồ chủ tịch,người bạn láng giềng hữu hảo của dân tộc Trung Hoa, thật là đáng mừng”. Buổi chiều hôm đó, Đường Hào- người bạn của tôi- cũng đến khoa võ thuật, ông đang bận viết cuốn “Thái Cực Quyền nguyên lưu”, vội vàng đưa cho tôi xem, đồng thời trao đổi vài lời với tôi trước lúc sang Việt Nam dạy quyền. Ban đầu UBTDTT định là dạy Thái Cực Quyền giản hóa trong thời gian một tháng. Trước đó ở Thượng Hải tôi đã chuẩn bị giáo trình Dương thức Thái cực Quyền. Về phương pháp huấn luyện, tôi cũng đã bàn bạc, trao đổi thêm với một số bạn bè, nghĩ rằng Hồ chủ tịch tuổi cao cho nên lượng vận động không nên quá nhiều. Lúc này tôi cũng gấp rút chuẩn bị kế hoạch dạy Thái Cực Quyền giản hóa, đồng thời cùng với chủ biên Thái Cực Quyền giản hóa Lý Thiên Ký nghiên cứu thêm, tôi cũng tranh thủ hướng dẫn Dương thức thái cực đao cho Lý.Tôi ở Bắc Kinh khoảng hơn 10 ngày, một mặt chuẩn bị tốt công tác huấn luyện, mặt khác đến Bộ ngoại giao, nguyên Phó ty Á Châu là Tạ Song Thu có tâm sự cùng tôi về chuyến đi lần này, ông nói: “Chuyến đi Việt Nam lần này có liên quan đến hai Nhà nước, hai Đảng, cho nên cần phải nghiêm túc, cẩn thận, chú ý đến phương diện lễ nghi, sau khi đến Hà Nội, cần liên lạc và gặp gỡ các đồng chí trong Đại sứ quán”.
Khi đó tôi còn một việc nữa, đó là tiếp tục học Trần thức Thái Cực Quyền và thôi thủ dưới sự chỉ dẫn của đại sư Trần Phát Khoa. Trước đó tôi cũng đã liên hệ, mời thầy Trần Phát Khoa và Đường Hào đến chơi. Biết tôi sắp ra nước ngoài dạy quyền, Trần sư phụ rất mừng, ông bảo tôi đi một bài quyền Trần thức, quan sát tôi thực hiện hết sức kỹ càng, nhận xét tôi có tiến bộ và nói: “ anh đi quyền mất sức quá, mệt, hô hấp lại không thuận”. Bởi vì tôi luyện Dương thức, hô hấp tự nhiên, trong khi Trần thức thì mỗi một động tác đều phải kết hợp với hô hấp, hít thở không thiếu một nhịp. Do thời gian cấp thiết nên mỗi ngày một lần tôi đều đến nhà Trần sư phụ luyện thêm Trần thức, thậm chí có ngày đến hai ba lần. Tôi biết chuyến đi lần này tuy không dạy Trần thức nhưng xét dưới góc độ lý luận, học thuật, giảng nghĩa…thì đó là việc cần phải nắm bắt, cho nên tôi luyện khá là vất vả, năm đó tôi đã 49 tuổi. Trần sư phụ rất ít lời, nhưng rất kiên quyết. Ông khá quý tôi nên khi thôi thủ thường rất nhẹ nhàng, bởi vậy mà tôi chưa phải nếm trải những đòn đau.
Trong thời gian chuẩn bị tại Bắc Kinh, phó chủ nhiệm UBTDTT Hoàng Trung thường đến bàn luận võ thuật. Tôi có nói với ông Hoàng rằng : “ Thái Cực Quyền có nội dung chiến đấu, Hồ chủ tịch tuổi đã cao, hơn nữa lại là lãnh đạo Nhà nước, tôi dạy có lẽ nhẹ cũng không được mà nặng thì cũng không xong. Bởi vị tập nhẹ quá thì không có hiệu quả, mà nặng quá thì e bị cho rằng là không tôn trọng mọi người”.Ông Hoàng nói : “ anh không cần phải dạy mấy thứ chiến đấu, kỹ kích đó mà chú ý đến phương diện y lý trị bệnh là được”.
Ngày 12 tháng 1 năm 1957 tối đi chuyến tàu hỏa liên vận quốc tế đến thủ đô Hà Nội. Hồ chủ tịch cử chủ nhiệm Ban ngoại vụ ra ga đón tôi. Chủ nhiệm văn phòng Đại sứ quán Trung Quốc Trương Anh đưa tôi về nghỉ tại nhà khách của Đại sứ quán. Thời điểm đó Hồ chủ tịch đang chủ trì Đại hội toàn quốc, nhưng ngày hôm sau ông vẫn bớt thời gian để gặp tôi. Đại sứ La Quý Ba nói : “ Dạy Thái Cực Quyền cũng là quan hệ ngoại giao”. Vì vậy ông cùng tôi đến gặp Hồ chủ tịch. Nơi ở của Hồ chủ tịch là căn nhà hai tầng gồm ba phòng mở, phòng khách có đặt một bộ ghế mây, quần áo của Người mặc cũng rất giản dị, đó là một bộ kaki màu vàng nhạt. Hồ chủ tịch nói chuyện với tôi bằng tiếng Quảng Đông rất lưu loát. Ông nói phó thủ tướng Hạ Long rất ham mê võ thuật, mỗi lần nói chuyện về võ thuật là cứ liền một mạch hai ba tiếng đồng hồ không nghỉ. Hồ chủ tịch cũng nói là vào năm 1930 ông cũng đã từng tập võ thuật tại Thượng Hải, cho nên sức khỏe cũng hồi phục rất nhiều, khi đó từng nhìn thấy một cụ già râu dài dạy Thái Cực Quyền tại khu Hồng Khẩu (Thượng Hải). Tôi đem ba cuốn Thái Cực Quyền giản hóa do UBTDTT ấn hành và toàn bộ hình ảnh Dương Trừng Phủ đi quyền tặng cho Hồ chủ tịch. Hồ chủ tịch nói với Đại sứ La rằng : “ Tuổi của ông như vậy cũng nên tập Thái Cực Quyền, người trung cao niên cũng cần có sự vận động thích hợp”. Sau đó Hồ chủ tịch có nói Người đang bận Đại hội, lại cận kề với Tết âm lịch nên tạm thời chưa triển khai vội, đồng thời quyết định ngày 5/2 bắt đầu tập.
Khi mới đến Hà Nội, về chuyện sắp xếp nơi ở cho tôi, Đại sứ quán cũng đã bàn bạc qua. Ban đầu nghĩ nên để cho tôi ở cùng Hồ chủ tịch nhưng lại ngại rằng ngôn ngữ bất đồng, không tiện,sau đó quyết định để tôi nghỉ tại Đại sứ quán. Như vậy một mặt tôi vừa có thể dạy quyền, mặt khác có thêm thời gian nghiên cứu thêm sử liệu võ thuật với lý luận, tác dụng chữa bệnh của Thái Cực Quyền. Vì sợ các đồng chí Việt Nam không hiểu hết được Thái Cực Quyền, vì nó không dũng mãnh như các môn quyền thuật khác. Thái Cực Quyền vận động chậm, làm thế nào mà có thể chứng minh được hiệu quả của nó?Vì vậy tôi viết tài liệu, sau đó nhờ dịch sang tiếng Việt, in phát cho mọi người.
Trước khi chính thức tập luyện, Hồ chủ tịch cho thư ký Tạ Quang Kiện đến Đại sứ quán bàn bạc kế hoạch huấn luyện. Thông qua thư ký Tạ,tôi cũng tranh thủ tìm hiểu thêm tình hình sức khỏe và thời gian nghỉ ngơi của Hồ chủ tịch để thuận tiện trong việc sắp xếp giờ giấc và lượng vận động. Thư ký Tạ nói Hồ chủ tịch rất thích thể dục, vận động, ăn uống hết sức điều độ, trước đây Người thích cưỡi ngựa, đồng thời hứng thú với những con ngựa bất kham vì cho rằng những con ngựa này mới là ngựa tốt., chỉ cần nắm được cách chế phục nó thì cưỡi nhanh như bay. Ngoài ra Người còn thích leo núi, chèo thuyền.Năm 1945, cận vệ trưởng của Hồ chủ tịch cũng đã từng hướng dẫn Người tập Thiếu Lâm Quyền. Do hơn 20 năm bị cầm tù trong nhà tù Quốc dân đảng, hơn nữa thời gian gần đây công việc bận bịu nên Người ngủ không được ngon, 23h đêm đi ngủ, sáng sớm 4h đã thức dậy.Tôi đề nghị là Hồ chủ tịch nên tập nhẹ nhàng, thư thái, cốt yếu là cải thiện giấc ngủ. Ngày hôm sau Hồ chủ tịch còn viết giấy hẹn tôi nói chuyện thêm kế hoạch tập, ông đồng ý tập Thái Cực Quyền giản hóa trong vòng 40 ngày là kết thúc. Tôi đề nghị là Hồ chủ tịch, thư ký cùng một số cán bộ khác tập riêng, nhưng ông lại muốn tập cùng tất cả mọi người cho vui vẻ, sôi nổi.
Hồ chủ tịch quy định thời gian tập, buổi sáng từ 6h-6h30, buổi chiều từ 18h-19h. Trong buổi tiệc chúc mừng năm mới, tôi được Hồ chủ tịch mời tham dự và giới thiệu với một số cán bộ cao cấp, phần lớn trong số họ là xuất thân từ quân ngũ, cơ thể vạm vỡ, sức khỏe dồi dào, tôi tự nghĩ là không biết liệu mọi người có chịu tiếp thu nguyên tắc của Thái Cực Quyền được hay không?Do vậy tôi có đề nghị với Hồ chủ tịch rằng, trước tiên giảng về quyền lý, phương pháp luyện tập, để có cơ sở ban đầu, Hồ chủ tịch rất tán đồng. Hàng ngày tôi dành hai tiếng đồng hồ giảng về lịch sử thể dục chữa bệnh Trung Hoa, đặc điểm của Thái Cực Quyền, mối quan hệ giữa Thái Cực Quyền với tâm lý học, sinh lý học, lực học, học viên có đến hơn 30 người cùng tham gia. Khi phiên dịch viên gặp phải những từ ngữ khó về lịch sử Trung Quốc, Hồ chủ tịch liền đích thân thuyết minh thêm, Người còn yêu cầu phiên dịch viên soạn và dịch lại các bài giảng sang tiếng Việt, sau đó in và phát cho tất cả mọi người.
Sau một tháng tập luyện, tôi hỏi thư ký Tạ Quang Kiện : “ Sau khi luyện quyền thì Hồ chủ tịch ngủ ra sao? Thư ký Tạ nói: “ Giấc ngủ đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa được như hai năm trước”. Hai ngày trước khi dạy hết toàn bộ bài quyền, Hồ chủ tịch rất vui mừng nói với tôi : “ Hiệu quả của Thái Cực Quyền rất tốt, rất có lợi cho giấc ngủ”. Thư ký Tạ và cận vệ trưởng Vương Văn Chương đều nói là buổi sáng Người dạy từ 4h, sau đó bắt đầu bật đèn và tự tập Thái Cực Quyền.Buổi sáng Hồ chủ tịch cùng với thư ký, cảnh vệ, đầu bếp tập 3-4 lần quyền, buổi tối có lúc lại ngồi xem tôi hướng dẫn luyện, vừa tập theo đồng thời chỉnh tư thế cho mọi người. Hồ chủ tịch vốn có cơ bản về võ thuật cho nên tư thế động tác gọn và chuẩn hơn những người khác, tốc độ cũng nhanh hơn chút, nhưng Người cũng kiên trì đợi tập cùng với mọi người đến khi nào thuần thục mới thôi, theo kế hoạch là 40 ngày nhưng vì vậy mà phải kéo dài thêm. Từ ngày 5/2 đến ngày 16/4, đã trải qua 62 ngày luyện, Hồ chủ tịch cho rằng mọi người đã thuộc, nhưng hô hấp vẫn chưa ăn khớp với động tác, đồng thời đi quyền cũng chưa được đẹp, hy vọng là tôi có thể kéo dài thêm chút thời gian nữa. Cùng thời điểm đó, Hồ chủ tịch còn yêu cầu Ủy ban thể dục, quân ủy mỗi nơi cử 10 thanh niên đến để tôi dạy Thái Cực Quyền, tiện cho việc mở rộng sau này.Một lớp luyện Thái Cực Quyền giản hóa, một lớp khác thì luyện Trần thức Thái Cực Quyền giản hóa. Học viên của các lớp này về sau đều dạy quyền trong các cơ quan của mình, thậm chí có người chuyên phụ trách về võ thuật trong Ủy ban TDTT còn xuất bản sách về Thái Cực Quyền nữa.
Vì tôi đã có kế hoạch với Nhà nước là đi Việt Nam trong vòng một tháng thôi, nay đã quá thời gian rất nhiều, trong nước cũng còn có nhiều việc phải giải quyết, đặc biệt là tháng 7 phải tham gia Đại hội võ thuật toàn Trung Quốc, vì vậy tôi đem ý định về nước bày tỏ với Đại sứ La Quý Ba. Ban đầu đại sứ đồng ý sẽ nói lại với Hồ chủ tịch, sau nói rằng hàng ngày tôi thường gặp Hồ chủ tịch nên lựa lời nói với Người. Vì vậy trong một buổi luyện quyền tôi liền bày tỏ ý định của mình với Hồ chủ tịch. Sau đó mấy hôm Hồ chủ tịch có nói với tôi : “Nếu đã vậy thì chúng tôi cũng không giữ anh ở lại nữa, hy vọng sau này có cơ hội thì lại mời anh sang dạy quyền”.
Năm đó nghe thư ký Tạ nói lại rằng, thủ tướng Phạm Văn Đồng thích chơi bóng, chạy bộ, đồng thời cũng muốn học quyền, nhưng do trọng trách thủ tướng, hạn hẹp về thời gian nên khó định, cho nên không thực hiện được ý nguyện, kết quả là chỉ cắt cử được thư ký của mình đi học. Sau đó tôi có gặp lại thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông nói lần này quả thực không có thời gian, sau này có cơ hội nhất định sẽ học.
Nghĩ lại quãng thời gian khi hướng dẫn Hồ chủ tịch tập Thái Cực Quyền, tôi cảm thấy Hồ chủ tịch có cảm tình rất sâu nặng với Trung Quốc, luôn kể về những chuyện quá khứ của Người tại Trung Quốc.Người nói trong những năm 20 do phong trào cách mạng bị giặc Pháp đàn áp nên Người phải sang Trung Quốc, nhưng bị chính quyền Quốc dân đảng bắt cầm tù, những vết thương trên cơ thể Người là vết tích của những tháng ngày trong lao ngục để lại. Tại Trung Quốc, Hồ chủ tịch quen biết rất nhiều những cán bộ Đảng cộng sản Trung Quốc, quan hệ rất mật thiết với nguyên phó thủ tướng Trung Quốc là Lý Phú Xuân, Lý có tặng lại Người một chiếc đồng hồ treo tường mà đến nay Người vẫn sử dụng. Hồ chủ tịch là người rất dễ gần, hết sức thân thiện. Khi đoàn ca múa Cáp Nhĩ Tân sang Hà Nội biểu diễn, trong buổi lễ chúc mừng, Hồ chủ tịch còn giới thiệu tôi là thày dạy Thái Cực Quyền của Người với tất cả các anh chị em trong đoàn, đồng thời bảo tôi biểu diễn Trần thức Thái Cực Quyền cho mọi người xem.Trong thời gian ở Việt Nam có đến ba lần Hồ chủ tịch cho tôi tiền tiêu vặt, tôi kiên quyết chối từ, cả ba lần Người đều lấy những lý do khác nhau bắt tôi nhận bằng được.Khi chia tay Hồ chủ tịch còn tặng tôi một chiếc đồng hồ đeo tay làm kỷ niệm, tiền và quà tặng đều là tự Người bỏ tiền túi ra. Có một lần khi trò chuyện cùng Hồ chủ tịch, tôi có nói đến chuyện thuốc lá Việt Nam đắt đỏ, khi đó phần lớn thuốc lá ở Việt Nam là do Trung Quốc sản xuất, như Đại Tiền Môn, Bạch Kim Long…Đại sứ quán biếu tôi thuốc lá, nhưng Hồ chủ tịch không lâu cũng biếu tôi một cây thuốc Bạch Kim Long, qua đó có thể thấy Người rất biết quan tâm đến mọi người dù chỉ là chi tiết rất nhỏ.
Tại buổi liên hoan kết thúc khóa học, rất nhiều học viên tặng tôi ảnh kỷ niệm, có đồng chí còn đem huân huy chương được tặng trong chiến dịch Điện Biên Phủ tặng cho tôi.Tại buổi lễ Hồ chủ tịch có nói: “ Thái Cực Quyền đem lại hiệu quả rất tốt, hy vọng mọi người kiên trì tập luyện, truyền dạy cho những người khác”. Thư ký Tạ và phiên dịch viên bố trí đưa tôi thăm thắng cảnh Hà Nội trong vòng hai ngày. Ngày 17 tháng 4 tôi rời Hà Nội về nước, thư ký Tạ và rất nhiều người cùng ra ga tiễn tôi, mọi người quyến luyến khá lâu, sau đó cùng chúc Hồ chủ tịch mạnh khỏe sống lâu.
Trong thời gian ở Việt Nam tôi cảm thấy người dân rất hiền lành, hữu hảo. Kháng chiến ác liệt, thu nhập tài chính của cả nước chỉ đủ nuôi bộ đội, phần còn lại là do Trung Quốc viện trợ. Người dân Việt Nam rất có cảm tình với nhân dân Trung Quốc. Có lần trong quán cà phê dùng điểm tâm, một số người Việt Nam thấy tôi mặc trang phục Tôn Trung Sơn liền rất thân thiện chào hỏi, đi đến đâu tôi cũng cảm thấy tràn ngập một bầu không khí hữu hảo.
Đầu tháng 12 năm 1957, lãnh đạo Bộ thương mại cử tôi đến gặp Cục trưởng cục công an thành phố Thượng Hải Hoàng Xích Ba. Cục trưởng Hoàng bảo tôi đi Quảng Châu dạy Hồ chủ tịch tập Thái Cực Quyền. Tôi vội vàng chuẩn bị hành lý, lúc lên tàu người đi cùng mới bảo tôi là nơi đến là Hàng Châu.Tôi cười và nói bên công an các vị chỉ thích làm bí mật.Tôi ở tại khách sạn Đại Hoa bên cạnh Tây Hồ, còn Hồ chủ tịch thì ở tại Hoa viên Tạ Gia, khoảng cách hai nơi cũng không xa lắm. Gặp lại Hồ chủ tịch, hai bên đều rất nỗi vui mừng. Hồ chủ tịch bảo tôi rằng ông ngày nào cũng kiên trì tập Thái Cực Quyền, hiệu quả thấy rõ rệt, lần này đến Trung Quốc điều dưỡng, tranh thủ củng cố nâng cao thêm quyền thuật. Tại Hàng Châu, hướng dẫn Hồ chủ tịch tiếp khoảng nửa tháng, khi chia tay Người tặng tôi bức chạm Tháp rùa hồ Hoàn Kiếm bằng ngà voi rất đẹp.
Sau khi về nước tôi liền viết tặng Hồ chủ tịch bài “Thái Cực Quyền tụng” theo thể thơ thất ngôn, đồng thời mời nhà thư pháp nổi tiếng Thẩm Doãn Mặc bình chỉnh. Khi đó Thẩm tiên sinh tuổi đã cao sức đã yếu, bình thường rất ít viết chữ, nhưng ông vẫn vui vẻ và cố viết cho tôi mấy trăm chữ liền trong bài tụng, tôi thật cảm kích.

(Theo “Võ thuật Trung Hoa” 8/2004)
Logged
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #18 vào lúc: Tháng Mười Hai 27, 2008, 07:19:36 PM »




Một thức Dương thức Thái Cực Quyền  do Đại sư Dương Trừng Phủ thị phạm.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 27, 2008, 11:35:59 PM gửi bởi Đom đóm » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #19 vào lúc: Tháng Mười Hai 10, 2010, 12:04:49 PM »

Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #20 vào lúc: Tháng Mười Hai 10, 2010, 12:38:17 PM »


Một số yêu cầu khi tập luyện Thái Cực Quyền


Để tập luyện Thái cực quyền tốt, người luyện Thái cực quyền cần nắm vững những khái niệm cơ bản trong quá trình vận hành. Có 6 nguyên lý vận hành cơ bản mà người luyện Thái cực quyền cần thông suốt.

1) Hư lãnh đỉnh kình:

Khi đi quyền, yêu cầu đầu, cổ phải thẳng, cằm thu vào phía trong, hàm ý huyệt Bách hội (vị trí nằm giữa đỉnh đầu) nhẹ nhà “mở “ hướng trên không. Ngoài ra khi vận động đỉnh đầu luôn phải ở vị trí  ngang bằng. Đỉnh kình đòi hỏi không được dùng quá nhiều lực, phải hết sức tự nhiên, có như vậy động tác mới có thể đạt đến độ trầm, ổn định.

2) Khí trầm Đan điền:

Khi dẫn khí vào Đan điền, thân pháp phái chính trực, ý thức dẫn đạo hô hấp, do đó mà ý luôn phải thủ ở Đan điền. Nhìn chung, trong quá trình tập luyện Thái cực quyền, hô hấp là theo hình thức thở bụng. Hô hấp bụng giúp cho khi vận động nhưng tâm vẫn tĩnh, khí liễm, thần thái tự nhiên.Hô hấp bụng làm cho quá trình hô hấp được sâu thêm, hít thở phải hết sức tự nhiên, đều đặn, phối hợp mật thiết cùng các động tác sao cho không lâm vào trạng thái miễn cưỡng hoặc cứng nhắc. Mỗi một động tác của Thái cực quyền phải có ít nhất một lần hít vào và thở ra.

3) Hàm hung bạt bối:

Hàm hung là chỉ ngực được thu vào phía trong cơ thể, tạo cảm giác như có một khoảng trống trong TTTg ngực. Bạt bối là chi khi ngực được thu vào bên trong thì cơ lưng lúc đó được thả lỏng, lưng sẽ trầm, hướng xuống phía dưới và chứa một lực đàn hồi nhất định. Trên thực tế, hàm hung có khả năng hỗ trợ khá tốt cho quá trình thở bụng. Trong khi đó các khớp vai được buông lỏng làm cho động tác được mềm mại, uyển chuyển, không cứng nhắc. Khi hàm hung, cơ thể được hạ thấp, tăng cường cho hoạt động của phổi và các vách ngăn nội tạng. Bạt bối có quan hệ tương hỗ với hàm hung, muốn hàm hung thì phải bạt bối.

4) Lỏng eo, thu hông:

Vì Thái cực quyền yêu cầu “ Hàm hung bạt bối” nên eo cũng đòi hỏi phải thả lỏng. Khi lỏng eo, khí sẽ trầm, đồng thời củng cố cho hai chi dưới vững chắc thêm. Lỏng eo đóng vai trò tích cực đối với các động tác tiến thoái, xoay chuyển, dùng eo phát lực, hoàn thiện các động tác của tứ chi. Ngực thu lại, eo thả lỏng, cơ lưng giãn thì hông cũng phải thu lại. Khi thu hông cần cố gắng thả lỏng cơ hông và cơ eo tựa như đang dùng hông để nâng phần bụng vậy.

5) Viên đãng (Chân háng tròn và rộng):

Phần háng giữa hai chân chỉ bộ vị Hội âm. Trên đầu “hư lãnh đỉnh kình” có huyệt Bách hội ở trên tương ứng với huyệt Hội âm ở dưới cùng một trục thẳng sẽ giúp cho thân được ngay ngắn và khí quán triệt được từ trên xuống dưới. Háng phải được mở tròn và rộng,hai gối hơi thu vào phía trong sẽ hỗ trợ cho tư thế được chuẩn xác. Thái cực quyền chú trọng đến “hành bộ như miêu” ( bộ pháp di chuyển như mèo đi), đòi hỏi phải nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng vững chãi. Hai chân liên tục hoán đổi làm cho thân pháp trở nên linh hoạt. Do vậy yêu cầu các khớp chân, đặc biệt là hai khớp gối phải tương đối dẻo dai thì mới có thể đạt được yêu cầu.

6) Trầm khiên trụy trừu (Trầm vai và khuỷu tay):

Thái cực quyền yêu cầu vai phải lỏng, không được nhô vai rụt cổ. Khi đi quyền, hai khuỷu tay cũng không được hếch lên, làm như vậy sẽ đem lại cảm giác bên trong có thêm kình lực.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #21 vào lúc: Tháng Mười Hai 10, 2010, 12:40:05 PM »



Bí quyết nâng cao trình độ Thái Cực Quyền


Võ thuật Trung Hoa có lịch sử lâu đời, nội dung hết sức phong phú, đa dạng, thâm thúy. Trong quá trình phát triển của mình, võ thuật Trung Hoa đã từng bước trở thành một hạng mục thể dục mang tính Quốc tế.

Khởi nguồn từ Trung Quốc, nhưng thuộc về cả thế giới, võ thuật Trung Hoa là một trong những di sản văn hóa quý báu. Nó có sức hấp dẫn thần bí mang phong cách văn hóa truyền thống Đông phương, thể hiện nội hàm, quan điểm sâu sắc của triết học cổ điển, mỹ học, lý luận học và y học cổ truyền Trung Hoa. Ngày nay, võ thuật Trung Hoa càng ngày càng chinh phục được nhiều người, lôi cuốn, hấp dẫn họ tập luyện và nghiên cứu.

Luyện tập Thái Cực Quyền là một quá trình lĩnh hội, cảm nhận dần dần. Sau khi luyện xong các kỹ thuật cơ bản, người tập thường đứng trước một vấn đề là làm thế nào để có thể nâng cao được trình độ kỹ thuật?

Trước tiên cần phải có sự nhận thức đầy đủ và chính xác về Thái Cực Quyền. Thái Cực Quyền còn được mệnh danh là “văn quyền”, “triết quyền”, là một trong những môn quyền thuật ưu tú của võ thuật Trung Hoa. Trải qua mấy trăm năm tồn tại và phát triển, Thái Cực Quyền đã hình thành nên nhiều hình thức vận động khác nhau bao gồm: các loại công pháp, Taolu quyền, binh khí, thôi thủ và tán thủ. Thái Cực Quyền có những chức năng như: dưỡng sinh rèn luyện thân thể, tu thân dưỡng tính, phòng thân tự vệ, thi đấu , biểu diễn giải trí, phòng bệnh, tăng tuổi thọ…Đối với các vấn đề như: sự khởi nguồn và phát triển của Thái Cực Quyền, nội dung và cách phân loại, đặc điểm và tác dụng, các quy định thi đấu, quyền luận, quyền phổ…yêu cầu người học phải nghiêm túc học hỏi và nắm bắt. Bởi vì những vấn đề này có tác dụng chỉ dẫn hết sức quan trọng. người tập Thái Cực Quyền cũng cần phải hiểu được các ý sau: thứ nhất, Thái Cực Quyền là một môn quyền thuật Trung Hoa, là hạng mục vận động thể dục. Thứ hai, quá trình luyện tập Thái Cực Quyền là đạo tu thân dưỡng tính vị nhân sinh. Thứ ba, sự vận động của Thái Cực Quyền là võ học, là văn hóa, là sự đòi hỏi không ngừng nghiên cứu và học tập.

Tiếp theo, phải nắm bắt rõ các quy định kỹ thuật cơ bản của Thái Cực Quyền. Với tinh thần không ngừng kế thừa, hấp thụ, sáng tạo và phát triển, chúng ta cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn một cách khoa học hóa, quy phạm hóa lý luận cũng như kỹ thuật đối với sự vận động của Thái Cực Quyền. Bởi vì luyện Thái Cực Quyền nếu như không có sự quy phạm, hệ thống, động tác kỹ thuật không chính xác thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả luyện tập, thậm chí còn gây ra tật bệnh. Chính vì vậy mà sau khi học xong các bài Taolu Thái Cực Quyền, người học phải căn cứ theo những yếu lĩnh ( điểm cốt lõi) của quy định kỹ thuật mà làm rõ hơn hàm ý từng động tác của bài quyền. Đặc điểm phong cách cũng như quy định kỹ thuật của các hệ phái Thái Cực Quyền thường không giống nhau, thể hiện tương đối rõ nét ở: thủ hình, thủ pháp, thân hình, thân pháp, hô hấp và kỹ thuật tán thủ. Chúng ta thử đề cập đến đặc điểm nhãn pháp, hô hấp và kỹ thuật tán thủ của Thái Cực Quyền:

1)      Thái Cực Quyền yêu cầu nhãn pháp như sau: Tinh thần tập trung, quán trú, ý niệm dẫn đạo, thần thái phải hết sức tự nhiên, bình thản. Khi động tác xoay chuyển xuống phía dưới thì mắt cũng phải theo đó mà hướng theo. Khi xoay thân chuyển thế thì mắt phải phối hợp thống nhất với thủ pháp, cước pháp và thân pháp. Nói chung là mắt thường phải dõi theo tay, ý thần quán triệt, không được nhìn xiên xẹo. Lúc đi quyền không được mất tập trung, mắt không được tùy tiện nhìn người, vật, xung quanh, như vậy mới đạt được yêu cầu “ nội ngoại tương hợp, thần hình hợp nhất”.

2)      Hô hấp trong Thái Cực Quyền là một trong những phương pháp điều tiết khí, nó dựa vào dưỡng khí và luyện khí làm nền tảng cơ sở. Luyện tập Thái Cực Quyền kết hợp với hô hấp có tác dụng làm cho gân cốt được thư giãn, điều hòa khí huyết, đả thông kinh lạc, tăng cường nội kình, dùng khí để phát lực, tăng sức khỏe cho nội tạng, phá bỏ huyết ứ, tăng cường tuần hoàn máu. Hô hấp của Thái Cực Quyền là hình thức thở bụng, quá trình này thường kéo dài và sâu. Hít thở phải phối hợp với quyền thức, mỗi động tác khi kết thúc thì đều có thở ra, như thế mới gọi là điều tiết hô hấp, phối hợp động tác một cách có ý thức, qua đó kình lực càng hoàn chỉnh hơn, tinh thần càng quán trú hơn.

3)      Thái Cực Quyền phối hợp giữa nhanh và chậm,có tiết tấu rõ ràng, cương nhu tương tế. Phần lớn mọi người đều cho rằng Thái Cực Quyền chậm rãi, không có chút giá trị chiến đấu phòng thân, đây là nhận định hết sức sai lầm. Thái Cực Quyền thực chất là luyện chậm nhưng dùng nhanh. Khi tập Taolu thì thường có tiết tấu chậm, thư thái, nhẹ nhàng, thả lỏng, phế bỏ sự cứng nhắc của cơ thể. Ứng dụng nhanh đó là tốc độ xuất thủ, xuất cước phải nhanh, tận dụng hết kình lực ở eo.

Phương pháp tán thủ là sự kết hợp giữa kỹ thuật chiến đấu truyền thống và kỹ thuật chiến đấu hiện đại để đạt tới mức độ đơn giản nhất, thực dụng nhất, hiệu quả nhất. Nó vận dụng tốc độ của đòn đá, đánh, vật, cầm nã cùng với các thủ pháp: bằng, loát, tễ,án, thái, liệt, trừu, hạo để chế ngự đối thủ. Thái cực tán thủ yêu cầu ‘chiêu vô định pháp”, cùng một chiêu thức nhưng dụng pháp lại rất nhiều, đòi hỏi phải biết liệu tình hình thực tế mà áp dụng.

Sau khi đã có những kiến thức và kỹ thuật cơ bản, người tập cần phải dốc tâm vào việc thường xuyên luyện tập. Trong những phương pháp luyện tập nâng cao kỹ thuật có: luyện đơn thức, luyện các tổ hợp chiêu thức, nửa bài hoặc toàn bài là hết sức cần thiết. Lượng vận động, cường độ vận động nên căn cứ vào thể chất của từng người mà quyết định cho phù hợp. Khi tập Thái cực tán thủ, ta có thể rút tỉa một số chiêu thức như thủ pháp, cước pháp, bộ pháp, động tác phát kình hoặc các động tác khó để luyện cho thuần thục
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #22 vào lúc: Tháng Mười Hai 31, 2010, 05:54:53 AM »

Buổi tất niên của CLB ngày 26-12-2010






Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #23 vào lúc: Tháng Mười Hai 31, 2010, 05:57:43 AM »













Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #24 vào lúc: Tháng Mười Hai 31, 2010, 06:01:31 AM »







Vận thơ theo ảnh Tất niên tiệc

Tất niên, ổn định chỗ ngồi
Quán thời mới kịp mang mồi rau dưa
Quần hùng bộ mặt thẫn thờ
Không muốn uổng giờ, đành chuyển trạm trang
Nhìn mâm lớp trưởng tưởng sang?
Mồi còn chẳng có, gặp thằng trẻ con
Ngồi trong lòng bố chon von
Mồm thì kêu đói, hỏi còn gì ăn ?
Bực mình mắt liếc ống khăn
Tay rót rượu "xếch", tằng tằng vài ly
Mâm "Liên hợp quốc" uy nghi
Nào Ta, nào Nhật, rồi thì các cô
Lệnh ăn thì chửa được hô
Trạm trang mãi chán, a lô đem dùng
Ngay bên lại có thằng khùng
Đã đói lại thổi kèn lùng nhùng tai
Đầu bàn một lũ toàn trai
Đói ngồi không vững, ngả dài vào nhau
Già làng trán bóng như lau
Quan sát viên, thật giống nhau đến kỳ
Chắc là bụng đã xơi mỳ
Cả hai ông bả mặt thì rõ tươi
Được vài chén, lớp trưởng cười
Tiện, ông chủ Hải có lời đón đưa
Nghe lệnh cả lớp vội ùa
Rầm rầm đứng dậy, rượu đưa cao mời
Âm vang tiếng thét rầm trời
Sau zdo, zdo đến rượu rơi vào lòng
Quần hùng cả lũ đồng lòng
Mặt tươi hơn hớn, từ trong ra ngoài
Ông già đến lũ trẻ trai
Các cô, các cậu không ai không mừng
Tiệc đã biện, các bác dùng
Này Tàn - Bát - Đũa, Gà cùng Lạc - Rau
Tiệc vui hẹn hết năm sau
Đông vui, đầy đủ cùng nhau lại ngồi

Thơ của: victorytoc
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 31, 2010, 06:04:21 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #25 vào lúc: Tháng Một 01, 2011, 03:44:14 PM »








Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #26 vào lúc: Tháng Một 09, 2011, 10:56:55 PM »















Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #27 vào lúc: Tháng Một 12, 2011, 06:28:42 PM »

« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 24, 2014, 08:22:37 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Hương mắt Tây
Jr. Member
**
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 79



Email
« Trả lời #28 vào lúc: Tháng Một 27, 2011, 11:16:57 AM »


Các bác ở Tứ Hải có dạy Thái Cực Quyền ạ?
Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #29 vào lúc: Tháng Một 27, 2011, 11:31:30 AM »


Ở Tứ Hải không dạy Thái cực quyền, mà chỉ luyện tửu công thôi. Bạn muốn tập Thái cực thì đến 50 Liễu Giai nhé.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 [2] 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn