Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 02, 2024, 11:15:42 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Jujitsu chỉ còn là huyền thoại  (Đọc 6778 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« vào lúc: Tháng Hai 15, 2011, 01:52:58 PM »

Các nhà sử học Nhật bản thống nhất rằng Jujitsu xuất hiện lần đầu tiên vào triều đại hoàng đế Suijin (năm 249-280 sauCN) khi nổ ra cuộc quyết đấu giữa 2 võ sỹ mạnh nhất là Nominosukune và Taimono Kehaya với các động tác tay không.


Chiến thắng cuối cùng thuộc về Nominosukune sau khi đánh bại đối thủ và đá anh ta tới chết. Chính cuộc quyết đấu này đã hình thành nên 2 trường phái võ thuật Nhật bản, một phát triển thành vật Sumo hiện nay và một thành Jujitsu. Qua nhiều thế kỷ, Jujitsu là một phần thiết yếu của các Samurai.

Jujitsu là môn võ thuật sử dụng tay không dựa vào nguyên lý thăng bằng, mưu mẹo và mềm dẻo hơn là sức mạnh.
Các lò Jujitsu khác nhau tập trung phát triển những kỹ thuật riêng biệt, có nơi dậy sâu về kỹ thuật ném đối thủ, có nơi nhấn vào kỹ thuật tấn công hoặc khoá khớp… Lò Jujitsu đầu tiên dành được danh tiếng trên toàn nước Nhật là Takeuchi, được thành lập ra vào năm 1532. Trong một trận đấu được lịch sử ghi lại, một môn đồ của Takeuchi đã đánh bại một võ sĩ to lớn hơn nhiều và là hình ảnh quảng cáo hiệu quả nhất cho sức mạnh của Jujitsu. Các lò võ mọc lên như nấm vào “thời đại chiến tranh” (1604 – 1868) và nhiều lò võ có tên tuổi như Yoshi, Jikishin, Kito,… trải qua hàng trăm năm chiến tranh liên miên, các kỹ thuật Jujitsu hỗ trợ cho gươm giáo được thử thách trên chiến trường máu lửa thực sự và những gì tinh tuý được lưu truyền cũng có nghĩa là những đòn sát thương có hiệu quả nhất. Với sự thống nhất Nhật bản vào những năm 1600, các cuộc đấu dùng vũ khí bị cấm đoán. Jujitsu bước vào kỷ nguyên vàng. Nó không còn là tài sản riêng của lớp Samurai cao quí mà được dạy phổ biến cho cả hạng trung lưu. Nhưng quãng thời gian tươi sáng này kéo dài cũng chẳng được bao lâu bởi xuất hiện một biến cố.

Nước Nhật sau khoảng 2 thập kỷ đóng cửa với thế giới bên ngoài đã bước vào một kỷ nguyên mới. Triều đại Meiji (1869-1912) ban đầu là chịu sức ép của Mỹ đã buộc phải mở cánh cửa với thế giới phương Tây. Một trào lưu hiện đại hoá nhanh chóng ùa vào nước Nhật và những giá trị truyền thống bị lay chuyển , kể cả môn võ Jujitsu huyền thoại.
Trước một tâm lý cách tân dữ dội, sự bảo thủ của Jujitsu đã báo tử cho môn võ này. Và một con người đã xuất hiện với sứ mạng lịch sử cứu vớt Jujitsu.

Sự ra đời của Judo


Năm 1860, Jigoro Kano, người sáng lập ra môn Judo sau này, ra đời tại Yamagata. Khi còn nhỏ, Kano có thể trạng yếu ớt và vì vậy tìm đến Jujitsu với mong muốn cải thiện sức khoẻ và tinh thần. Với niềm đam mê Jujitsu mãnh liệt, Kano đã lăn lộn hết lò này tới lò khác để sưu tập các tinh hoa. Nhận ra rằng, Jujitsu đang trong nguy cơ diệt vong bởi sự Tây hoá, Kano đã nghiền ngẫm ra một môn võ mới vẫn dựa trên nguyên lý “hiệu quả tối đa với nỗ lực tối thiếu” nhưng ứng dụng nhiều kỹ thuật của Wrestling (vật biểu diễn) của phương Tây vào. Kano đặt tên cho môn võ này là Judo có đầy đủ hệ thống thi lên đai cũng như các qui định về luật lệ và võ phục…

Năm 1882, ở tuổi 23, trong khi vẫn đang là một sinh viên trường ĐH Hoàng gia Tokyo, Jigoro Kano đã mở một võ đường Judo mang tên Kodokan với vẻn vẹn 12 thảm tập và 9 võ sinh.
Các lớp học Judo đã đánh trúng tâm lí hướng ngoại và làm bùng nổ cơn sốt học Judo tại Tokyo. Judo được đánh giá là một hệ thống võ thuật ứng dụng phương pháp đào tạo khoa học và tiến bộ. Kano đã xây dựng các kỹ thuật trên một góc nhìn thực dụng, loại bỏ sự rườm rà không hiệu quả hoặc nguy hiểm, cải tiến dựa trên hiểu biết toàn diện về võ thuật Nhật Bản và phương Tây.

Cuộc đấu sinh tử

Sự ra đời của Judo đặt Jujitsu huyền thoại trước sự đối đầu một mất một còn. Những ngày đầu, công lao khai sáng Judo còn chưa được nhìn nhận. Thậm chí Kano còn bị coi là đứa con tội đồ của Jujitsu. Những người tâm huyết với Jujitsu chê bai Judo là không thực tế và không được chứng minh trong thi đấu, thêm nữa Judo sặc mùi ngoại lai.
Kano hết sức bức xúc trước những lời thách đấu kiêu ngạo và mong chờ có dịp xuất quân. Cơ hội đến vào năm 1886, Sở cảnh sát Tokyo mời các võ sư xuất sắc nhất từ 2 trường phái Jujitsu và Judo tham gia giải đấu lịch sử trước khi mời trợ giảng cho lực lượng cảnh sát.

Cuộc tỉ thí diễn ra giữa những người khổng lồ: một bên là các võ sĩ Kodokan và một bên là các võ sư giỏi nhất của lò võ Jujitsu Yoshin. Đây hoàn toàn không phải là trận đấu mang ý nghĩa thắng thua thông thường mà cao hơn là danh dự, là sự công nhận tồn tại hay diệt vong của cả một trường phái võ.

“Trận đấu bắt đầu !”, tiếng hô của trọng tài cất lên khởi đầu cho một ngày thi đấu ngột ngạt vào 11/6/1886 tại đền thờ Yayoi. Trong 13 trận đầu ra quân, Kodokan đã đại thắng với 11 trận thắng và chỉ có 2 trận thua. Tuy nhiên mọi con mắt vẫn dồn vào 2 trận đấu máu lửa cuối cùng với sự thượng đài của 2 võ sĩ Jujitsu danh bất hư truyền.

Trận đấu thứ 14, Sakujiro của Kodokan tiếp Hansuke. Hansuke là một đại võ sư Jujitsu thời bấy giờ được coi là người đàn ông mạnh nhất nước Nhật với chiều cao 1m76 và nặng 94kg. Hansuke thậm chí có khả năng treo cổ lên cây mà không cảm thấy đau đớn. Sakujiro với thân hình nhỏ bé hơn nhiều đã phải vận dụng toàn bộ kỹ thuật để chống lại một đối thủ khổng lồ. Trận đấu kéo dài tới 55phút và trọng tài buộc phải chấm dứt trận đấu và tuyên bố hoà.

Trận đấu thứ 15 được coi là một trận chung kết. Entaro không hộ pháp như Hansuke nhưng được coi là người kế thừa hoàn hảo nhất các kỹ thuật Jujitsu lao lên võ đài. Trong khi đó Shiro – con át chủ bài của Kodokan – lơ đãng bước vào trận đấu. Ngay lập tức, Entaro tiếp cận túm lấy võ phục của Shiro và ném lên không trung. Đám đông khán giả nín thở trước nguy cơ gẫy vụn xương lưng khi Shiro rơi xuống đất. Nhưng thật bất ngờ, Shiro thực hiện một cú lộn giữa không trung và tiếp đất bằng cẳng tay và đầu gối. Entaro chưa hết bàng hoàng thì bỗng nhiên tay và và cổ bị kẹp trong thế gọng kìm, Shiro với ánh mắt nảy lửa lấy thân mình làm tâm xoay tròn Entaro nhiều vòng quanh mình. Đám đông hét lên “Yama Arashi” – một tuyệt chiêu của Judo. Bị quăng xuống thảm, Entaro lảo đảo đứng lên và lĩnh tiếp một đòn quật khác. Trận đấu đã được định đoạt cũng như số phận của Jujitsu, Sairo đã thắng trận đấu vĩ đại nhất trong lịch sử Judo.

Với cuộc thách đấu thất bại, số phận của Jujitsu coi như đã được định đoạt, nó chuyển thành một thứ võ gia truyền và theo chân một số kiều dân Nhật ra nước ngoài thu hút một số lượng không đáng kể môn đồ trên thế giới.

Ngoài công lao sáng lập Judo, Kano còn có công rất lớn trong việc phổ biến nó ra thế giới bên ngoài. Với khả năng nói tiếng Anh lưu loát, Kano đã nhiều lần vượt biển ra nước ngoài giới thiệu Judo. Kano đến Anh năm 1920 và Mỹ năm 1932. Năm 1938, Kano tham gia cuộc họp Olympic quốc tế tại Cairo với tư cách uỷ viên Uỷ ban Olympic quốc tế Nhật Bản, trên hành trình qua biển trở về, Kano đã chết mà hoàn thành được ước vọng đưa Judo trở thành môn thể thao Olympic. Tuy nhiên lúc này Judo đã có sự lớn mạnh đáng kể, Kodokan của Kano có hơn 100.000 võ sĩ đai đen luyện tập. Ngày nay Kodokan nằm ở vùng hạ Tokyo là trụ sở Liên đoàn Judo quốc tế và có hơn 500 thảm tập với hàng ngàn võ sĩ đai đen.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Hai 15, 2011, 01:55:08 PM »

Jujitsu và truyền thuyết xưa



Trong tỉnh Unshu, có một gia tộc tên là Inouy là những vị võ sư cha truyền con nối của phái Jikishin và trong thời phong kiến họ thường nhận một số bổng lộc do một vị Hoàng thân trao tặng để thưởng công huấn luyện cho các chàng Samurai trẻ tuổi. Gặp thời người trưởng tộc không được cao cường lắm trong môn võ của mình, mặc dù ông được xem là vị võ sư vì cha truyền con nối như vậy. Cũng vào thời đó, có một vị triều thần mạnh mẽ vô cùng. Người ta nói rằng ông có thể dùng tay bóp nát một cây tre già. Một ngày kia, khi Inouye đến yết kiến vị Hoàng thân, vị này ra lệnh ông phải thử sức với vị triều thần. Vị triều thần từ đằng sau ôm ngực Inouye với tất cả sức lực của mình. Thương thay cho Inouye, vì không giỏi võ cho nên không chịu nổi sức lực vũ bão của đối thủ, tái mặt rồi chết giấc. Vị Hoàng thân tức giận vô cùng, tính bỏ đi, nghĩ rằng từ nay thôi cắt phần bổng lộc. Một người học trò của Inouye, tên là Tsuchiya, giỏi về Jujitsu hơn, thấy tình thế nguy hiểm cho vị thầy già của mình, níu áo vị Hoàng thân và thưa rằng : “Xin ngài nán lại một chút. Thầy tôi, ông Inouye, hôm nay không được khỏe trong người, nên tôi mong Ngài cho tôi được thay thế thầy tỷ thí với vị triều thần”.

Vị Hoàng thân bằng lòng, ra lệnh cho hai người giao đấu. Vị triều thần lại ôm người môn sinh y như đã ôm ông thầy. Tsuchiya hỏi: “Sức lực của ông chỉ có thế?”. Sau câu hỏi đó, vị triều thần trả lời bằng cách ôm chặt hơn. Tsuchiya lặp lại câu hỏi. Vị triều thần nới lỏng một chút rồi lại ôm chặt hơn nữa. Trong chớp mắt, Tsuchiya cúi người xuống, nắm lấy cổ áo của địch thủ, quăng ông ta xuống đất, qua vai mình. Bởi thế, thay vì bị khiển trách, vị thầy, Inouye, được vị Hoàng thân nhiệt liệt khen thưởng về võ công của người môn sinh…

Trong thời Cách mạng vừa qua, ở Đông Kinh có một vị võ sư Jujitsu đã đứng tuổi. Dù đã già, ông vẫn là một cao thủ trong môn võ của mình. Dân chúng lúc ấy thường đồn đại rằng mỗi tối, trên một con đường ngoài ngoại ô, một người đã quật ngã mọi kẻ qua đường. Công việc ấy thật có vẻ ác tâm, nhưng võ nghệ của người ấy rất cao. Tin đồn tới tai vị võ sư. Với ý định trừng phạt con người ác độc đó, dù hắn là ai cũng mặc, vị võ sư một đêm kia cải trang làm khách bộ hành đến tận nơi. Bất ngờ ông bị ôm từ đằng sau và thiếu chút nữa là bị quật ngã. Nhanh như chớp, ông rùn người xuống, thoát khỏi hai cánh tay kẻ thù, thúc cùi chỏ vào dạ dày hắn. Thấy kẻ thù ngã xuống chết. Ông lặng lẽ bỏ về nhà, không ai trông thấy. Sáng hôm sau, một người học trò đến gặp ông, đau buồn và hối hận kể lại chuyện sau đây:

“Đêm đêm con thường quật ngã khách bộ hành ở ngoại ô để thử sức. Tối qua, con cũng đứng ở đó như thường lệ; thấy một ông già nghiêng ngả đi lại, con ôm sau lưng ông ta và cố sức quật ông ta xuống. Nhưng con bị ông ta thúc cùi chỏ vào bụng, lập tức ngã xuống. Sau đó một lúc, con tỉnh dậy, đi về nhà. Có lẽ con đã bị giết chết rồi nếu không mang một tấm gương soi trong người”.

Không nói không rằng chính ông là kẻ đã đánh gục người môn sinh, vị võ sư già nghiêm nghị quở trách hành động tàn ác của anh ta và ra lệnh cho anh ta không bao giờ phạm phải một hành động ngu xuẩn như vậy nữa.


Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Hai 15, 2011, 01:57:34 PM »

Có rất nhiều chi phái Jujitsu lớn mạnh vào thời đại phong kiến, nhất là vào thời Iyemitsu, vị thứ ba và mạnh nhất trong các vị Tướng quân Tokugawa. Môn võ tiếp tục bành trướng trong các tỉnh. Cho đến hậu bán thế kỷ 19, nó bắt đầu suy yếu đôi chút với sự sụp đổ sắp đến của chế độ phong kiến. Mặc dù có lần môn võ đã được phục hồi và có ảnh hưởng sâu xa đối với tinh thần quốc gia của người Nhật, nó dần dần bị người đời xao lãng.

Một người theo Tây học, ông Jigoro Kano, vốn xuất thân từ trường Đại học Đông Kinh đã đứng ra tiếp nối sự nghiệp của các vị tiền nhân. Ban đầu, ông theo học phái Tenjin Shiyo Ryu, sau đó, phái Kito Ryu. Sau khi đã trở nên bậc thầy trong các chi phái này, ông tìm tòi nghiên cứu, so sánh và học hỏi thêm mọi chi phái khác và cuối cùng sáng lập ra một chi phái mới gọi là Kano Ryu, hay là môn Judo Kodokan. Chữ Judo (Nhu đạo) thật ra không phải là một chữ mới. Nó đã được một trong các chi phái cổ dùng rồi. Chi phái Kano dùng danh từ này thay vì chữ Jujitsu bởi vì nó được học hỏi không chỉ như là một sự tập luyện thể xác, mà còn là một phương pháp rèn luyện đạo đức và trí tuệ. Vị sáng Tổ Jigono Kano vì muốn biến môn Jujitsu thành một môn thể dục có tính cách đại chúng và dân tộc nên đã gạt bỏ nhiều đòn nguy hiểm trong Jujitsu.


Ouchi gari- một đòn nổi tiếng của Judo


Ngày nay môn Judo lan tràn khắp thế giới, không đâu không có võ đường, không xa xôi hẻo lánh nào không có những môn sinh tận tụy của môn phái.

Tuy nhiên trên phương diện tự vệ và chiến đấu, môn Judo chưa hẳn thật sự có giá trị bằng môn Jujitsu, vì môn Jujitsu vẫn giữ nguyên toàn bộ sự hiệu quả của nó, còn môn Judo đã trở thành một môn thể thao biểu diễn, bị hạn chế bởi các qui luật chặt chẽ.

Vì vậy mà trong quân đội cảnh sát các nước, người ta dạy Jujitsu chứ không hẳn là Judo. Lẽ tất nhiên, những ai muốn học võ để tự vệ và chiến đấu cần phải biết Jujitsu có cả vừa Judo, vừa Karate (Không thủ đạo), vừa Aikido (Hiệp khí đạo) và cả môn điểm huyệt nữa.

Biết và thành thạo Jujitsu, bạn có thể áp dụng trong mọi trường hợp tự vệ nguy cấp, dù chiến đấu với một hay đông người, đồng thời Jujitsu còn là một môn thể dục đầy đủ hơn tất cả các môn võ khác, vì Jujitsu gồm đủ tinh hoa của tất cả các võ phái Đông phương vậy.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn