Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 05, 2024, 06:19:13 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: DIỄN ĐÀN TIẾNG VIỆT  (Đọc 12535 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Một 09, 2008, 08:50:51 PM »

 
SÁU THANH CỦA TIẾNG VIỆT

Yếu tố chủ đạo của tiếng Việt, cũng giống như tiếng nói của các dân tộc anh em trong nước, chúng đều do kết hợp giữa Thanh và Âm mà thành.

Nhưng xem xét kỹ thêm, ta thấy ở tiếng Việt, nhân tố tập quán, qui ước xã hội nằm ở yếu tố Âm chiếm phần nhiều; nhân tố bản năng tự nhiên thì ngược lại, nó nằm trọn vẹn ở trong yếu tố Thanh.Những chứng cứ rõ rệt trong cách đặt tên cho 6 thanh tiếng Việt của cổ nhân, gồm: Thượng thanh, Khứ thanh, Đoản bình thanh, Trường bình thanh, Hồi thanh và Hạ thanh.

Các cụ xưa xếp thứ tự  6 thanh từ cao xuống thấp là có dụng ý, mỗi thanh dựa vào một dáng đầu và cổ con người khi phát âm ra tiếng có thanh đó như sau:

Thượng Thanh: Khi nói, dáng đầu và cổ ngửa lên cao đến mức có thể. Đường đi của hơi thanh ra thẳng hướng đầu và cổ.

Khứ thanh: Khi nói, dáng đầu và cổ hơi ngửa lên, tiếng phát ra bay đi rất xa. Đường đi của hơi thanh ở phần cuối hất vọt lên, như vấp phải vật cản.

Đoản bình thanh: Khi nói, dáng đầu và cổ ngay ngắn, ngang bằng, như nhìn về đường chân trời. Đường đi của hơi thanh ngắn.

Trường bình thanh: Khi nói, dáng đầu và cổ ngay ngắn, ngang bằng. Đường đi của hơi thanh dài, đồng thời từ từ hạ thấp xuống một chút ít.

Hồi thanh: Khi nói, dáng đầu và cổ cúi nhanh xuống, liền theo đó, đưa dáng đầu và cổ về tư thế ngang bằng, ngay ngắn. Đường đi của hơi thanh giống như một vật thể có tính đàn hồi, khi rơi xuống đất liền bị nẩy vòng trở lại. Hoặc như tiếng nói hướng vào trong hang đá, có sự vang vọng trở lại.

Hạ thanh: Khi nói, dáng đầu và cổ cúi gập xuống rất nhanh, giữ nguyên dáng đó cho tới khi hoàn thành âm từ. Đường đi của hơi thanh như rơi thẳng xuống rất nhanh và bị giữ ngay lại ở dưới đó.

Đầu đời nhà Nguyễn, một vị linh mục nước ngoài đến truyền đạo Gia Tô ở nước ta, ngài được chúa Nguyễn yêu mến ban cho tên là Bá Đa Lộc. Do yêu cầu của việc biên soạn sách Giáo Lý, sách kinh thánh, ngài đã cùng các giáo đồ là sỹ phu phong kiến Việt Nam, đem mẫu tự la - tinh ghép lại thành chữ Việt mới, thay cho cách dùng chữ Hán cổ ghép vần thành chữ Nôm trước đó vẫn dùng. Các vị này đã theo đúng những mô tả về dáng đầu và cổ khi người nói, theo diễn tiến đường đi của từng hơi thanh, dùng cách mô phỏng bằng nét bút vẽ lại, nay ta gọi đó là dấu của thanh tiếng Việt. Trong 6 thanh, có một thanh không mang dấu, 5 thanh còn lại, mỗi thanh mang một dấu riêng. Dấu của thanh như sau:

Thượng thanh: Mang dấu sắc, ghi ở phía trên các nguyên âm, như: Á,ắ, ấ, é, ế, í, ó, ố, ớ, ú, ứ.

Khứ thanh: Mang dấu ngã, ghi ở phía trên các nguyên âm, như : A, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư.

Trường bình thanh: Mang dấu huyền, ghi ở phía trên các nguyên âm, như : À, ằ, ầ, è, ề, ì, ò, ồ, ờ, ù, ừ.

Đoản bình thanh: Không mang theo dấu, như : A, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư.

Hồi thanh: Mang dấu hỏi, ghi ở phía trên các nguyên âm, như : Ả, ẳ, ẩ, ẻ, ể, ỉ, ỏ, ổ, ở, ủ, ử.

Hạ thanh: Mang dấu nặng, ghi ở phía dưới nguyên âm, như : Ạ, ặ. ậ, ẹ, ị, ọ, ộ, ợ, ụ, ự.

Các dấu thanh này, cùng với các nguyên âm của tiếng Việt, đã làm cho chữ Việt Nam, văn Việt Nam trở thành công cụ truyền tải thứ ngôn ngữ giầu nhạc tính, mang đậm sắc thái rất riêng biệt của Việt Nam.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 13, 2013, 11:12:15 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Cổ Nhạc
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 19



Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2008, 11:03:31 AM »


Thiết nghĩ nói và nói đúng tiếng Việt là một vấn đề cấp thiết cho chúng ta hiện nay. Vì vậy tôi xin lập chủ đề này mong các bạn hưởng ứng.
Logged

Cổ Nhạc
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 19



Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2008, 11:09:18 AM »


Nghiên cứu của Giáo Sư LÊ NGỌC TRỤ
trong VIỆT - NGỮ CHÍNH - TẢ TỰ VỊ
Được biên sọan năm 1959 qua tham khảo với nhiều học giả đương đại như Nguyễn Hiến Lê, Tạ Quang Phát...


 
HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT VÀ NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ
 
HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT (1)

 
Vì là tiếng mẹ-đẻ, nói ra hiểu liền, nên chúng ta thường ít để ý đến tánh cách của mỗi phần tử tạo nên tiếng Việt. Chớ khi khảo-xét tường-tận, ta thấy từ sự kết cấu các âm thể đến cách tiếng-nói biến đổi chuyển-di, hầu hết đều có mạch-lạc, ở trong vòng hệ-thống tinh-thần ngôn-ngữ học.
 
Hệ-thống tinh-thần Việt-ngữ ấy, chúng ta có thể tóm lược đại thể thành nguyên-tắc trụ cốt là “luật tương-đồng đối xứng của các âm-thể: các âm-thể đồng tánh-cách phát âm và đồng chỗ phát âm đi chung nhau và đổi lẫn nhau.”
 
1. Nguyên-âm và vận.

1/ Nguyên-âm.- Theo chỗ phát âm, có ba lọai: nguyên-âm trước [i(y), ê, e], nguyên âm giữa [ư, ơ(â), (ă) a mà ă ở trước a, â ở sau ơ], và nguyên-âm sau (u, ô, o)
 
Theo cách phát-âm cũng có ba lọai: nguyên-âm hẹp (i, u, ư), nguyên âm trung (ê, ô, ơ mà â gắt hơn ơ) và mguyên-âm rộng (e, a, o mà ă gắt hơn a).
 
Các nguyên-âm tóm thành bảng dưới đây:
 
                            Trước              Giữa                     Sau

Hẹp                      i(y)                     ư                         u

trung                      ê                       ô                          ơ

Rộng                     e                       a (ă)                     o

 
Theo nguyên-tắc trên, các nguyên-âm đồng tánh-cách đổi lẫn nhau.
 
a)      Đồng chỗ phát-âm:

-         Nguyên-âm trước:

i  ∞ ê : bịnh = bệnh; lịnh = lệnh; nghinh= nghênh; kỷ > ghế
i  ∞ iê : kính  kiếng; chinh > chiêng; thinh > tiếng…
i  ∞ êy : chỉ > giấy; vi > vô; thi > thây…
i ∞ ă : niên > năm; tiến > giắm; thiết > sắt…
ê ∞ e : kế (mẫu) > (mẹ) ghẻ; tế >cha; mệ ∞ mẹ
ê ∞ ay : để > đáy; tề  > tày; thế > thay ; lễ > lạy…
ê ∞ êy (ây): tệ > bậy; trệ > chày; nê > lầy…
 
-         Nguyên-âm giữa :

ă ∞ iê …
â ∞ ă : cân > khăn; bắc > bấc; ân (hận) > ăn năn…
â ∞ ơ : nhân = nhơn; hận > hờn; chân = chơn…
â ∞ ư : câng = cưng; bậc = bực; chân = chưn
ơ ∞ ư : thơ = thư ; tợ = tự…
ươ ∞ ư : gừng; cương > cứng…
ưu ∞ âu: ngưu > ngâu; khưu  = khâu…
a vì là nguyên-âm gốc nên đổi lẫn với các nguyên-âm khác:
a ∞ ă : làm > lằm; đạm > đằm thắm; giáp : cặp;…
ă ∞ ươ : bằng = bường; hằng > thường; trương > giăng;…
a ∞ e : đam = đem; sàm > gièm; xa > xe; hàn > hèn;…
a ∞ ê : mạng = mệnh; trát = trết, phế;t…
a ∞ iê  càn = kiền; cang > giềng; phàn = phiền; …
a ∞ i : lãnh = lĩnh; sanh = sinh; thạnh = thịnh;…
a ∞ ơ : đan = đơn; can = cơn (cớ); san = sơn;…
a ∞ â : bàu = bầu (cử); mày = mầy; này = nầy;…
a ∞ o : giác > góc; lãng > sóng; đánh ∞ đóng;…
a ∞ ô : kháng > chống; manh (nha) > mộng; nam > nôm;…
 
-         Nguyên-âm sau:

u ∞ â : Hấp > hút; sập ∞ sụp; nấm  núm;
u ∞ o : thụ > thọ; trú > trọ; trọc > đục; tùng = tòng;. ..
u ∞ ô : chủng > giống (nòi); chúng : đông ; trùng : chồng (chập);…
ô ∞ o : hộ > họ; cộng : cọng; độc > đọc (sách); long > rồng;….
o ∞ uô :phòng > buồng; phóng > buông;…
u ∞ uô: chung > chuông; hung > huông ; hùng > huồng;…
 
b/ Đồng cách phát-âm

-         Nguyên-âm hẹp:

i ∞ ư : đình > dừng; ti = tư; thịnh > đựng;…
ư ∞ u : tự > chùa…
u ∞ ư : cũ > mưa; phủ > vừa; tu > sửa; phụng > vựng;…
 
-         Nguyên âm trung:  

ô ∞ ơ : ô > dơ (nhơ); cố > cớ; độ > cỡ;…
iê  ∞ ươ : kiếm > gươm; kiếp > cướp; liễm > lượm;….
iê ∞ uô : liên > luôn; tiến > tuôn; nhiễm > nhuộm;…
iê ∞ â : tiến = tấn;…
ươ ∞ ô : lương > (xương) sống; hường = hồng…
ươ ∞ uơ : thương > chuộng; dược > thuốc.
 
-         Nguyên-âm rộng:

a ∞ e : tham > thèm; giảm > kém; …
a ∞ o : bác > bóc; lạc > lọt; hát ∞ hót; lát ∞ lót;…

Dấu riêng

< : do gốc Hán-Việt, như cũ < cựu.
< : tiếng Hán-Việt cho ra chữ nôm cựu > cũ.
∞ : đổi lẫn nhau.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: Tháng Một 24, 2011, 09:09:13 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Cổ Nhạc
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 19



Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2008, 11:09:43 AM »

2/ Vận.
Có vận trơn (nguyên-âm ở cuối) và vận cản (phụ-âm cuối) họp theo lối dịu giọng, nhị-trùng âm hoặc tam-trùng âm.
a) Lỗi dịu giọng, để cho tíếng “dịu” bớt, thường thêm nguyên-âm a (trở thành bán-âm) trong vận trơ, hoặc một nguyên-âm đồng lọai khi là vận cản.
Vận trơn       Vận cản
- Nguyên-âm trước:
       i + a = ia                                             i + ê = iê
bi > bia; li > lìa; thì >thìa           linh : thiêng; tỉnh > giếng; Kính > kiếng
- Nguyên-âm giữa:
ư -> ư + a = ưa    ư -> ư + ơ
ơ  -> ư + a = ưa    trưng = trương
dư > thừa; cứ > cựa;…
sở > thửa; tợ > tựa;…
- Nguyên-âm sau
u
ô -> u + a = ua                   u -> u + ô = uô
o
du > dua; vụ > mùa ;           chung > chuông
tu > tua; thố > chua            lung > luông (tuồng)
vũ (võ) múa;…
b) Lối nhị-trùng-âm và tam-trùng âm.
Vận trơn. Các nguyên-âm giữa họp được với hai lọai nguyên-âm trước và nguyên-âm sau.
Nguyên âm giữa   Trước (i,y)  sau (o,u)   
        a               ai            ao
        ă              ăy (ay)     ău (au)
        ơ               ơi            ơu
        â               ây           âu
        ư               ưi            ưu
        ươ              ươi         ươu
Nguyên-âm dài (a, ơ, ư) ghép với bán âm dài (i,o) : ai, ao, ơi, ưi. Hai nguyên-âm gắt ă, â ghép với ban-âm đồng tánh-cách gắt y, u: ăy, (ay), ău (au), ây, âu.
Với tính-cách đối-xứng tương-đồng, lọai nguyên-âm trước ráp với loại nguyên-âm sau, và ngược lại:
                            Trước               Sau
Nguyên-âm trước
i                                                     iu
iê                                                   iêu
ê                                                    êu
e                                                    eo
Nguyên-âm sau
u                             ui
uô                           uôi
ô                             ôi
o                             oi
Trong lọai “họp khẩu”, bán âm o ghép với a (ă), e (hoa, hoặc, khỏe…), bán-âm u ghép với â, y (tuân, thủy…)
Vận cản.- Vận cản là vận có phụ-âm cuối. Phụ-âm cuối có hai lọai: tỵ âm cuối (m, n, nh, ng) và tắc-âm cuối (p, t, ch ). Mỗi loại có bốn phụ âm, tùy chỗ phát âm tai môi, tại nớu (răng), tại cúa và tại màng-cúa, đối-chiếu nhau:
 Môi    nớu   cúa  màng-cúa
tỵ âm      m     n     nh  ng
tắc âm     p     t      ch   c
Các phụ-âm cuối của hai lọai cùng một chỗ phát-âm có liên quan; hoặc đi chung với nhau, hoặc đổi lẫn nhau:
- đi chung với nhau theo luật thuận-thinh-âm.
  môi    nớu    cúa    màng-cúa
    m/p  n/t    nh/ch     ng/c
nươm-nướp;  chan chát; thinh-thích; phong-phóc
sùm-sụp;  vùn-vụt; xình-xịch; vằng-vặc
- đổi lân nhau, vì gần nhau, phụ-âm môi gần phụ âm nớu; phụ âm cúa gần phụ-âm màng-cúa.
1
m ∞ n : niên > năm; tiễn > giắm; thôn > xóm; bàn > mâm; hõan > chậm
p ∞ t : hấp >hút; sáp ∞ sát; ngột ∞ ngộp; dụt ∞ dập; lạp > dắt
2
nh ∞ ng: kính > kiếng; tỉnh > giếng; trình >chừng; lương > lành; linh > thiêng
ch ∞ c: bích > biếc; xích > thước. tích > tiếc; họach > vạc; bạch > bạc
Logged

Cổ Nhạc
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 19



Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2008, 11:10:36 AM »


II. Phụ âm.
Có hai lọai chánh, kể khi luồng âm bị chận tạm trong miệng (tắc âm) hay bị ép sát gần cúa (sát âm) trước khi phát ra thành tiếng. Mỗi lọai phụ âm trong (hoặc thanh) đói-chiếu với lọai đục (hoặc trọc) và chia làm bốn bộ, tùy chỗ phát âm.
Các phụ-âm sắp thành bảng như dưới đây:


Theo nguyên tắc trên, chẳng kể các tiếng đã biến-đổi do ảnh-hưởng giọng Tàu hoặc mấy tiếng láng-diềng khác, các phụ-âm đồng bộ đỗi lẫn nhau.
- âm môi:
b ∞ b : bại > (ống) bễ; bạn > bọn; bỉnh > bánh; …
m ∞ m : ma > mè; ma > mài; mãnh > mạnh; mi > mày; …
ph ∞ ph : phế > phổi; phái > phe ; phan (phiên) > phướng …
v ∞ v : vạn > vàn; viên > vườn; việt > vượt; …
b ∞ m : bàn > mâm; muộn > buồn; mồ (côi) ∞ bồ côi; …
ph ∞ b : phòng > buồng; phán > bán; phủ > búa ; …
ph ∞ m : phẩu (phẫu) > mổ; …
ph ∞ v : phủ > vừa (mới); phụ > vợ; phương > vuông; …
v ∞ m : vạn > muôn; vụ > mùa; vọng > mong; …
- âm nớu:
đ ∞ đ : đái > đội; điện > đền ; đảo > đổ; đỗ ∞ đậu; …
t ∞ t : tá > tớ; tản > tan; tàm > tằm; tề : tày; …
th ∞ th : thì > thìa; thể > thái; thán > than; …
n ∞ n : nam > nồm; ni ∞ nầy; nương > nàng; …
x ∞ x : xa > xe; xung > xông; xúy > xúi; …
d ∞ d : dị > dể; di > dời; dụng > dùng; duy > dây; …
l ∞ l : lợi > lời; lễ > lạy; lị  > lài; liên > liền; …
r ∞ r : rồi ∞ rỗi; ran ∞ rền; …
đ ∞ t : đại > túi; đội > tụi; tỳ > đày (tớ) ; đà (công) > tài; …
đ ∞ d : đao > dao; đái > dải; đình > dừng; …
đ ∞ th : đại > thay; đề (lại) > thầy; đà : (ngựa) thồ; …
đ ∞ n : điếm > niệm; đổi ∞ nỗi; nối > đói; …
đ ∞ x : đang > xanh; …
d ∞ t : dựa ∞ tựa; …
d ∞ th: dược > thuốc ; du > thau; dũng > thùng; …
d ∞ l : dần ∞ lần; day ∞ lay; lánh  > dành; …
d ∞ r di > rợ; danh > (con) ranh ; dổi ∞ rổi
th ∞ x : thanh > xanh ; thành > xong ; thường > xòang; xích > thước; xuy > thổi; xá > tha; …
th ∞ l : thiểm > liếm; linh > thiêng ; la > thét; …
n ∞ t : tiêu > nêu; …
n ∞ l lọai : nòi; nê > lầy; …
l ∞ r : liêm > rèm ; lan > ràn; lương > rường; lánh > riêng; …
- âm cúa:
Ch ∞ ch: chinh > chiêng; chính > chiếng ; chẩu  > (cùi) chỏ; ….
tr ∞ tr : trệ > trễ; trú > trọ; trình > (ở) truồng; …
gi ∞ gi : giác > gióc; …
s ∞ s : sái > sai ; sài > sói; si > say (mê); …
ch ∞ tr : chè < trà; chén < trản; chém < trảm ; trầm > chìm; …
ch ∞ gi : tranh > giành; trương > giương ; trượng > giượng (dượng); …
s ∞ gi : sàm > gièm; sàng > giường; sát > giết; …
nh ∞ gi : gia > nhà ; nha (thái) > giá (đậu); …
- âm màng cúa:
k ∞ k : cá > cái; cát > cắt; cấp > kíp; …
k ∞ g : các > gác; cân > gân; can > gan ; ký > ghi ; …
k ∞ kh : can > (khô) khan; cân > khăn; cuồng > khùng; khiếu > kêu; …
kh ∞ kh : khai > khui; khê > khe ; khiếp > khớp; …
kh ∞ g : khiêu > gợi; khương : gừng ; khóai > gỏi; …
kh ∞ qu : khuẩn ∞ quẫn; khóang > quặng; …
kh ∞ h : khí > hơi; khứu > hửi; khái > ho; …
h ∞ h : hàn > hèn ; hàng > hãng; hận > hờn; …
h ∞ ng : ngọai > ngòai; nga > ngài; nghi > ngờ; …
qu ∞ qu : quá > qua; quái > quẻ; quỹ > quầy; …
qu ∞ k : quyển > cuốn; …
qu ∞ g : quả > góa; …
Ngòai ra, cách phát-âm của v giống như cách phát-âm của mấy tiếng “họp khẩu” có h hoặc q khởi đầu, nên cũng có sự đổi lẫn giữa hai loại phụ-âm v và h : hòa > và; họa > vẽ; họach > vạch; hòang > vàng; hoang > vắng; …
Đây là đại-cương về nguyên-tắc căn bản của hệ- thống ngôn-ngữ. Nhờ đó ta hiểu được then-chốt biển-đổi của một số nhiều tiếng Việt, bởi, ngòai luật phát-âm kể trên, tiếng nói còn bị ảnh hưởng của luật suy-lọai, do các âm thinh kế gần thường ảnh-hưởng với nhau, hoặc do tập-quán tạo nên, như âm d cũng đỗi với nh ( dơ ∞ nhơ; nhện ∞ dện;…) hoặc l đổi ra s hay ch: lạp > sáp; lực > sức; lang > chàng; làm > chàm; … 

Đính kèm (1)
Logged

tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2008, 12:11:24 PM »


Tôi phát hiện thấy rất nhiều người Việt nhưng họ nghe và không hiểu tiếng Việt.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Tinh cầu
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2008, 01:29:38 PM »

Tôi phát hiện thấy rất nhiều người Việt nhưng họ nghe và không hiểu tiếng Việt.
Bác này chắc đang bức xúc cái gì đó.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 06, 2008, 01:33:54 PM gửi bởi Tinh cầu » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2008, 04:12:50 PM »


Không bức xúc gì đâu, có thời gian tôi đã phải ghi vào một cái bảng "nghe nói hiểu đúng tiếng Việt" để cho nhân viên đấy ông muốn bộ râu tôi bốc cháy ạ..
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Ma cô già
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 4



Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2008, 05:16:39 PM »

Tôi phát hiện thấy rất nhiều người Việt nhưng họ nghe và không hiểu tiếng Việt.

Đúng như vậy thật là bực mình nếu như ngay tiếng mẹ đẻ mà một người cũng không hiểu. Nghe là một chuyện mà nghe hiểu lại là một chuyện khác! Chính tôi cũng đã chịu trận rất nhiều với những con người, xin lỗi nhưng với những cái  tai của một con lừa này! Hình như họ đã được sinh ra từ sự hữu ý nhưng bị bỏ mặc trong sự vô tình của giáo dục! Thật hết chỗ nói!
Logged
Ma cô già
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 4



Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2008, 05:18:19 PM »


Bác này chắc đang bức xúc cái gì đó.

Nếu bạn phải đứng trước những cái bị thịt có tai thì bạn sẽ hiểu ngay thôi mà!
Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Mười Một 07, 2008, 11:37:12 AM »

ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH CỦA TIẾNG VIỆT

Âm dương: Âm, dương là hai loại khí lớn trong vũ đại trụ. Theo học thuyết Âm – dương, khí tĩnh thuộc âm, khí động thuộc dương. Khí âm dương trong vũ trị, tuy thuộc tính của chúng đối nghịch, nhưng chúng luôn bám chặt lấy nhau, hỗ trợ nhau sinh thành. Kiềm chế nhau trong khuôn khổ, giữ cho mối tổng hoà được tồn tại trọn vẹn bền vững.

Các cụ ta xưa cũng chia 6 thanh tiếng Việt làm hai loại: Thanh bằng và thanh trắc.

Thanh bằng

Là âm thanh của tiếng nói êm ái, hiền hoà, mang tính tĩnh. Thuộc tính âm, chúng gồm có hai thanh, đoản bình thanh và trường bình thanh.

Thanh trắc

Là âm thanh của tiếng nói ở những cung bậc cao thấp khác với thanh bằng. Âm thanh phát ra trúc trắc, uốn lượn, cộc cằn, mang tính động cao, thuộc dương tính. Chúng gồm các thanh: Thượng, khứ, hồi, và hạ thanh.

Qui phạm sáng tác thơ văn cổ Việt Nam, cân bằng âm dương trong từ ngữ được coi là khuôn vàng, thước ngọc, gọi là niêm luật. Khi muốn học thơ, văn, trước hết phải học niêm luật. Xin lấy một bài mẫu niêm luật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt làm ví dụ:

Bằng bằng trắc trắc trắc bằng bằng,
Trắc trắc bằng bằng trắc trắc bằng,
Bằng trắc trắc bằng bằng trắc trắc,
Trắc bằng bằng trắc trắc bằng bằng.

Trong ví dụ trên, chúng ta thấy sự đối nghịch bằng, trắc trong từng câu, giữa các cặp câu rất rõ rệt. Nhưng tổng thể các đối nghịch đó đã được tạo dựng thành một bức tranh giai điệu của âm thanh có bố cục chặt chẽ, đẹp đẽ, khó bề làm khác đi được.

Ngũ hành

Ngũ hành là năm loại khí hoá. Chúng là tác nhân biến hoá vạn vật.

Khí hóa ở bốn mùa là: Xuân sinh; Hạ trưởng; trưởng Hạ hoá; Thu thâu; Đông tàng.

Khí hoá thấy rõ nhất ở các loài: Xuân cây (Mộc); Hạ lửa (Hoả); trưởng Hạ đất (Thổ); Thu quặng đá kết tinh (Kim); Đông nước đông lại thành băng (Thuỷ). Năm loài này được dùng làm đại biểu khí hoá của ngũ hành: Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ.

Khí hoá ở bốn phương là: Phương đông hành Mộc; phương Nam hành Hỏa; trung ương hành Thổ; phương Tây hành Kim; phương Bắc hành Thuỷ.

Khí hoá ở vị trí cao thấp là: Mặt trời trên cao nhất, hành Hoả; loài cây ở dưới mặt trời, nhưng cao hơn mặt đất, hành Mộc; đất ở dưới loài cây, hành Thổ; loài quặng, đá ở dưới đất, hành Kim; nước sinh ra từ dưới các lớp đất, đá, hành Thuỷ.

6 thanh của tiếng Việt, theo tương ứng vị trí của ngũ hành cao thấp khác nhau, phân thành năm hành như sau:

Thượng thanh ở vị trí cao nhất, hành Hoả.

Khứ thanh, vị trí dưới thượng thanh, hành Mộc.

Đoản bình thanh và trường bình thanh, vị trí đều ở dưới khứ thanh, lại ở giữa sáu thanh, hành Thổ.

Hồi thanh, vị trí ở dưới trường bình thanh, hành Kim.

Hạ thanh, vị trí ở dưới hồi thanh, hành Thuỷ.

Lê Văn Sửu
« Sửa lần cuối: Tháng Một 24, 2011, 09:17:15 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Mười Một 07, 2008, 11:46:59 AM »

ÂM DƯƠNG CỦA THANH TRONG NGÔN NGỮ VĂN HỌC

Mỗi tiểu phẩm văn học là kết cấu của ngôn ngữ, cũng là kết cấu của các thanh, nó phải tuân theo quy luật tự nhiên. Trước hết, về nội dung, luôn luôn trong một tiểu phẩm phải có hai vế, vế nêu vấn đề và vế làm trọn vấn đề. Nêu vấn đề là Dương, làm trọn vấn đề là Âm. Đó là hai mặt Âm Dương của tiểu phẩm.

Một số nội dung nữa là số lượng từ ngữ trong tiểu phẩm được chia ra làm hai loại. Thanh bằng và thanh trắc, đó là Âm Dương  của ngôn ngữ.

Xin lấy ca dao, câu đối để phân tích các nội dung Âm Dương vừa nêu trên như sau:

Ca dao, câu đối có chung một hình thức hai vế, vế trước là vế nêu vấn đề, nêu câu hỏi, câu đố là vế Dương theo nghĩa phát tán; vế sau phải giải đáp vấn đề, bổ sung, đối chọi để trọn vẹn ý nghĩa của tiểu phẩm, đó là vế Âm, theo nghĩa âm thu nạp.

Để đảm bảo đúng ý nghĩa của vế, nội dung của từng vế phải hoàn toàn phụ thuộc và nội dung âm dương của thanh, cũng như nội dung tình cảm của cả tiểu phẩm, tuỳ theo tỷ lệ giữa hai loại thanh âm (bằng) và dương (trắc) quyết định.

Để dễ khái quát khi đánh giá một nội dung một tiểu phẩm xin quy nạp theo bảng như sau:

Dương

Nêu vấn đề

Thanh trắc (Có số lượng thanh trắc nhiều hơn thanh bằng)
Tình cảm sôi nổi, biến động hơn

Âm

Bổ túc vấn đề

Thanh bằng (Có số lượng thanh bằng nhiều hơn thanh  trắc)
Tình cảm êm ái dịu dàng hơn

Những tiểu phẩm có số lượng thanh âm và thanh dương bằng nhau hoặc chênh nhau ít là những tiểu phẩm có nội dung đấu tranh, phê phán mạnh mẽ.

Xin nêu mấy ví dụ để minh họa cho quy luật tình cảm tự nhiên của số lượng thanh âm, dương như sau:

Về câu ca dao:

Câu 1:

Con cò bay lả bay la
Bay từ đồng ruộng bay ra phố phường

Để dễ phân tích trước hết ta đánh dấu âm dương cho các từ trong câu:

Con cò bay lả bay la
 -    -   -    +    -    -
 Bay từ đồng ruộng bay ra phố phường
-   -     -      +    -    -   +      -

Trong câu ca dao này, vế nêu vấn đề có nội dung tình cảm nhẹ nhàng, man mác, êm ái, cho nên trong sáu thanh thì có một thanh dương ở từ  “lả”,  vế bổ túc vấn đề có nội dung tình cảm biến điệu phong phú hơn cho nên trong 8 thanh đã có 2 thanh dương ở những từ “ruộng, phố”.

Nội dung của tiểu phẩm này có tính nhẹ nhàng êm ái cho nên trong tổng số 14 thanh thì có 3 là dương, 11 là âm.

Câu 2:

Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Ta đánh âm dương cho các từ trong câu:

Hỡi cô tát nước bên đàng
+     -  +      +    -      -
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?
-     -    +    +    -      -     +  -

Trong câu ca dao thứ hai này, vế nêu vấn đề có nội dung tình cảm gay gắt, trịnh thượng cho nên trong 6 từ thì đã có đến 3 từ là thanh dương; ở vế thứ 2 tuy vẫn là câu hỏi, nhưng nội dung tình cảm đã ngả sang trữ tình, có hình ảnh thơ mộng hơn cho nên trong 8 từ chỉ có 3 thanh dương, còn lại 5 thanh âm.

Nội dung tiểu phẩm là một câu hỏi có tính chất gợi mở, bắt đầu bằng một câu chuyện tình tự nhưng chưa có lời đáp nên tổng số từ trong tiểu phẩm có 14 từ có tới 6 thanh dương và 8 thanh âm, tỷ lệ âm dương chênh nhau ít là sự gay cấn vướng mắc tình cảm.

Về câu đối, xin lấy 2 câu đối của Cao Bá Quát làm minh hoạ như sau:

Câu thứ nhất:

Ông nghè ra vế đối:    Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới
Ông Quát đối :           Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên.

Ta đánh dấu âm dương cho các từ trong hai vế đối:

Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới
  +     +   +     -      +   -    -  +      -
Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên
 +    -    -     +      -     +     +     -    -

Theo quy luật, ngoài vế đối ý, Đối nghĩa của từ (ngày xưa gọi là nghĩa bóng và nghĩa đen), người đối còn phải đối về tính chất âm dương của từng từ theo thứ tự âm dương của câu đối.

Theo quy luật tình cảm mà xét, ta thấy vế ra đối có 9 từ, trong đó 6 thanh dương và 3 thanh âm, tính chất dương lấn át âm, nó rất phù hợp ý của ông nghè mượn thế bề trên cả về tuổi đời và học vị, dùng hình ảnh ngôn ngữ trấn áp như “lợp, đè”, và buộc đối phương chỉ được phép đối lại với nội dung cho phép trong phạm vi từ ngữ có 6 thanh âm và 3 thanh dương.

Cao Bá Quát vốn có hiểu biết sâu sắc về bản chất ngôn ngữ tiếng Việt, ngoài việc dùng từ ngữ có đối về ý, về phương của nghĩa từ như nống đối với đè, xanh đối với đỏ, dưới đối với trên, đá đối với ngói, ông còn phá bỏ tỉ lệ bắt buộc phải có trong vế đối về âm dương là 6 - ; 3 + thay vào đó bằng tỷ lệ 5 -; 4 +. Tỷ lệ được ông dùng 5 -, 4 + đã bộc lộ tâm trạng gay gắt của ông, thanh được thay thế để có tỷ lệ mới này lại nằm ở từ đầu tiên của vế đối, từ được dùng là “đá” đối với “ngói” thì rất là chỉnh. Ông nghè tuy hiểu rằng Quát rất coi thường ông nhưng về tài văn chương của Quát thì đã tỏ ra xuất chúng nên ông nghè đành phải chấp nhận một sự thật cay đắng chà xát vào tính cao ngạo của nghè.

Câu thứ hai:

Vua Minh Mạng ra:                Nước trong leo lẻo cá đớp cá
Cao Bá Quát đối:          Trời nắng chang chang người trói người.

Câu đối này được ra và đối trong điều kiện người học trò trẻ bị trói trước Thiên tử dưới chế độ phong khiến. Cái chết, cái sống của cậu học trò vi phạm điều cấm về nghi lễ chỉ được giải thoát bằng tài văn chương như ông vua đã hoạch định, và chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, ông đối.

Ta cũng đem đánh dấu âm dương của từ ngữ ở cả hai vế đối như sau:

Nước trong leo lẻo cá đớp cá
    +    -     -   +    +   +   +
Trời nắng chang chang người trói người.
  -     +      -       -       -     +      -

Trong câu này ta bỏ qua các  vấn đề về ngữ nghĩa, chỉ xét về tài năng của ông Quát về âm dương của từ ta thấy như sau:

Trước mặt là thiên tử, một ông vua hay chữ, Cao Bá Quát buộc mình phải tuân theo luật đối. Trong vế ra đối có 5 +, 2 -, tất nhiên vế đối phải là 5 – và 2+, về điều này Quát phải không được sai phạm như đối với lần gặp ông nghè, nhưng do tính chất kiêu kỳ, ương ngạch của tài năng, tuy vẫn giữ đúng tỷ lệ âm dương, nhưng ông đã đổi vị trí của một thanh dương về vị trí cần thiết nhất, làm cho vế đối giữ được khí phách của ông. Vế đối không hề mềm yếu trước uy quyền, trái lại, sức tố cáo có âm vang truyền cảm thắng cả uy lực trong lòng ông vua ham văn chương thời đó.

Bảng so sánh âm dương trong câu đối 2


Theo luật                                                      Thực tế Cao Ba Quát đã đối

Ra            +   -   -  +  +  +   +        5+, 2 -                                  +   -  -  +  +  +  +  5  +,  2-
Đối           -   +   +  -  -   -   -        5- , 2 +                                  -   +  -  -   -  +  -   5  -,    2+

Ở trong câu đối này, phần cuối cùng của vế trên và vế dưới mới là nội dung chủ yếu của câu đối, tỷ lệ theo luật, muốn đối lại với ba từ “Cá đớp cá” thì phải có ba từ đều là thanh bằng cả, Cao Bá Quát đã khôn khéo đưa từ ở vị trí thứ  3 chuyển sang thanh bằng rồi dùng thanh trắc ở đó chuyển xuống vị trí thứ 6 để cho ba thanh cuối có một thanh trắc là dương, làm cho nội dung tình cảm mạnh mẽ hơn nhiều lên.

Đối với văn xuôi, nội dung của từng phần cũng như của toàn bài đều nằm trong quy luật tự nhiên của tình cảm như trên. Tôi xin chọn một bài văn xuôi tả người trong sách giáo khoa thư ngày xưa có bố cục ngắn gọn để dễ minh hoạ, đó là bài tả người nghiện thuốc phiện như sau:

Mở bài: Trông thầy chánh còm ai ai cũng biết là người nghiện.

Thân bài: Trước kia thầy là người béo tốt, phương phi, tinh nhanh, khôn khéo, mà bây giờ mặt bủng da chì, so vai sụt cổ, giọng nói khàn khàn, cái môi thâm xịt, trông người lẻo khẻo như cò hương.

Kết luận: Thầy mới ăn thuốc phiện mấy năm nay mà đã khác hẳn đi như vậy.

Phần mở đầu gồm 10 từ, trong đó 6 thanh âm và 4 thanh dương, phù hợp với tình cảm nội dung tuy là nêu vấn đề để phê phán nhưng gay cấn chưa nhiều cho nên số thanh âm nhiều hơn dương.

Phần thân bài có 39 từ, trong đó có 25 thanh âm và 14 thanh dương. Trong phần này nếu xét từng đoạn ngắn chúng ta thấy có nhiều khúc biên độ chênh lệch, cao thấp của các thanh cạnh nhau là rất nhiều, chứng tỏ sự phân tích là kỹ càng , tỷ mỷ về mọi nhẽ, nhưng nhìn chung tất cả ta thấy tỷ lệ thanh âm nhiều hơn thanh dương cho nên tình cảm vẫn thiên về sự xót xa, tiếc thương.

Phần kết luận có 15 từ, gồm 7 thanh âm và 8 thanh dương. Tỷ lệ xấp xỉ nhau về âm dương trong số thanh ở phần này phù hợp với nội dung đấu tranh phê phán trong nội dung tư tưởng , tình cảm của tác giả.

Nhìn chung toàn bộ bài có 54 từ, trong đó 38 thanh âm, 16 thanh dương, tình cảm chung toàn bài là có đấu tranh, phê phán nhưng vẫn còn là rất êm ái, dịu dàng, thiên về xót xa thương cảm.
 
Lê Văn Sửu
« Sửa lần cuối: Tháng Một 13, 2013, 11:24:37 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Mười Một 13, 2008, 01:55:36 PM »

Đọc bài 6 thanh tiếng việt có lẽ cần chú ý đoạn sau:

Âm dương trong 6 thanh
 
Thanh Âm (-): Trường bình thanh (mang dấu huyền), Đoản bình thanh (không mang dấu)

Thanh Dương (+): Thượng thanh ( dấu sắc), Khứ thanh (mang dấu ngã ~ ),  Hồi thanh (mang dấu hỏi), Hạ thanh (mang dấu nặng).

Bởi vậy khi xét âm dương trong câu ca dao ta có:

Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới
  +     +   +     -      +   -    -  +      -
Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên
 +    -    -     +      -     +     +     -    -

Thượng Thanh: Khi nói, dáng đầu và cổ ngửa lên cao đến mức có thể. Đường đi của hơi thanh ra thẳng hướng đầu và cổ.

Khứ thanh:
Khi nói, dáng đầu và cổ hơi ngửa lên, tiếng phát ra bay đi rất xa. Đường đi của hơi thanh ở phần cuối hất vọt lên, như vấp phải vật cản.

Đoản bình thanh: Khi nói, dáng đầu và cổ ngay ngắn, ngang bằng, như nhìn về đường chân trời.  Đường đi của hơi thanh ngắn.

Trường bình thanh: Khi nói, dáng đầu và cổ ngay ngắn, ngang bằng. Đường đi của hơi thanh dài, đồng thời từ từ hạ thấp xuống một chút ít.

Hồi thanh: Khi nói, dáng đầu và cổ cúi nhanh xuống, liền theo đó, đưa dáng đầu và cổ về tư thế ngang bằng, ngay ngắn. Đường đi của hơi thanh giống như một vật thể có tính đàn hồi, khi rơi xuống đất liền bị nẩy vòng trở lại. Hoặc như tiếng nói hướng vào trong hang đá, có sự vang vọng trở lại.

Hạ thanh: Khi nói, dáng đầu và cổ cúi gập xuống rất nhanh, giữ nguyên dáng đó cho tới khi hoàn thành âm từ. Đường đi của hơi thanh như rơi thẳng xuống rất nhanh và bị giữ ngay lại ở dưới đó.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 13, 2008, 02:27:09 PM gửi bởi Ru_noong » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
Noãn Nhật
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Mười Một 13, 2008, 01:59:19 PM »





Mình tình cờ vào đây, là thành viên của Diễn đàn Ngôn ngữ (http://ngonngu.net/diendan/), rất hân hoan được làm quen với các bạn yêu tiếng Việt.
Logged
Fanxipano
Khách
« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Mười Một 13, 2008, 02:00:58 PM »



Xin hỏi mấy từ dưới đây:

- "nhà huỳnh" là nhà học kiểu gì? Huỳnh có phải là con đom đóm không?
- mường tưởng / mường tượng?
- đỉnh "Hương nghê" là cái gì / ở đâu?
- "dóng/đóng dây huân" nghĩa là gì?
- "rút đường khúc kỉnh qua chòm tàng xuân" nghĩa là gì?
- lân la có phải là hai chữ 鄰 罗 này không?
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn