Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 05, 2024, 04:48:15 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: NGƯỜI VIỆT CHỬI  (Đọc 7027 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Lee Young Ae đi học Tiến sĩ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 12



Email
« vào lúc: Tháng Năm 26, 2009, 10:20:13 AM »

NGƯỜI VIỆT CHỬI
 
 
 
Nói đến chửi, người Việt nam nào cũng nghĩ ngay đó là hiện tượng vô văn hóa, người ta liên tưởng tới những câu chửi tục, những bài chửi mất gà, chửi "rỉa róc", chửi "như vặt thịt" người ta. Thực ra thì "nói dzậy" mà "không phải dzậy"!

Cuộc sống phức tạp vốn nhiều quan hệ nên hay có va chạm, xung đột. Mà đã có xung đột thì cần giải quyết. Người ta có thể hòa giải bằng "đối thoại", song cũng không ít người sử dụng "đối đầu". Mà đối đầu "hiền lành" nhất có lẽ là "đấu võ mồn", hay như các cụ vẫn nói là chửi nhau.

Thực ra chửi thì dân tộc nào cũng có, thậm chí có từ rất lâu đời. Chửi tục cũng có mà chửi thanh cũng có.

Chửi như các dân tộc khác, người Việt cũng biết, Họ không từ các từ ngữ chỉ bộ phận sinh dục, bài tiết, quan hệ tình dục. Học gán cho đối phương là "họ hàng" của các loài vật mà theo họ có những đặc tính xấu, bị xã hội chỉ trích: chó, bò, lợn (heo), rắn rết, giòi bọ, dê (xồm)...Một số người mát tính hơn, họ chỉ hạ thấp đối phương một cách tương đối. Họ hạn chế ở mức độ ví đối phương với những thứ giả người như :bất nhân, ngợm, quỷ quái, yêu tinh...; nêu những khiếm khuyết hoặc gán ghép cho đối phương những khiếm khuyết vật chất, tinh thần xã hội, ví dụ: (đồ, con, quân, lũ, bọn) què, mù...; ngu ngốc, điên khùng..., đểu cáng, ác độc, vô luân, bất hiếu...; phản động, lừa đảo, ăn cắp...Các cách chửi này phổ biến nhưng không tiêu biểu ở người Việt.

Với bản chất của một nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị, truyền thống chửi rủa Việt Nam là chửi có bài bản, có văn vẻ, có vần điệu và đặc biệt có thể kéo dài tùy ý. Chúng tôi rất thích một bài thơ châm biếm ra đời vào khoảng năm 1974 mở đầu như sau:

Chỉ vì mất một con gà

Rêu rao bà chửi suốt ba ngày liền

Chỉ sang tứ phía láng giềng

Réo từ nội ngoại tổ tiên mười đời...



Chỉ bốn câu đầu này đã đủ cho ta thấy phần nào lối chửi thâm thúy của người Việt Nam.

Phụ nữ Việt Nam vốn rất hiền lành, nết na nhưng cũng không chịu để ai bắt nạt (ăn hiếp). Chuyện mất một con gà không phải là chuyện lớn, nhưng nếu tiếp tục mất thì không thể chấp nhận được. Bởi vậy mà phải ra tay để cho kẻ có tính xấu kia từ nay đừng có động đến gia đình "bà", và cách tốt nhất là phải làm cho đối phương thật đau trước cộng đồng. Thông thường người ta tức lúc nào chửi lúc đó. Người Việt Nam truyền thống thì không vậy, họ chờ khi thật đông người thì mới chửi mà khi chửi lại cố tình đệm thêm "ới làng trên xóm dưới" hoặc " trời cao đất dày ơi" như kêu gọi mọi người đến nghe.

Và cái hấp dẫn người nghe không phải là những lời tục tĩu, mà là những lời xưng hô không theo lẽ thông thường. Bình thường người ta khiêm tốn "xưng khiêm hộ tôn", ở đây người chửi cố tình làm ngược lại: Cha bố tiên thằng Cò ! cha bố tiên nhân thằng Cốc ! Cha họ nội họ ngoại, họ gần họ xa họ năm đời giở lên, họ ba đời giở xuống thằng Cò, thằng Cốc ! Cha tam đại, tứ đại, ngũ đại mai thần chủ thằng Cò, thằng Cốc ! Cha đứa già, đứa trẻ, đứa nhớn đứa bé, đứa mẹ, đứa con, đứa đỏ như son đứa vàng như nghệ nhà thằng cò, thằng Cốc, bảo nhau định vỗ nợ của bà." (trích từ truyện Khao của Ðỗ Phồn)

 
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 26, 2009, 10:22:01 AM gửi bởi Lee Young Ae đi học Tiến sĩ » Logged

Lee Young Ae tốt nghiệp Đại học Hanyang với bằng cử nhân tiếng Đức. Sau đó, cô vào Đại học Joongang và lấy bằng Thạc sĩ về sân khấu điện ảnh. Cô tiếp tục học chương trình Tiến sĩ về sân khấu điện ảnh tại trường Hanyang vào học kỳ hai năm nay.
Thiên Lữ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 3


inanobot
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Hai 29, 2009, 05:36:42 PM »

Haha, xin được đóng góp 1 bài tôi đã viết khá lâu trong blog. http://vn.myblog.yahoo.com/inanobot/article?mid=8


Thơ là nghệ thuật, vậy tiếng chửi trong thơ phải mang tính nghệ thuật. Tục có thể là chửi, nhưng chửi chưa hẳn đã là tục. Vậy "chửi" và "tục", phải phân định cho rõ. Chửi sao phải thật nhẹ nhàng, thật đẹp đẽ, nhưng ẩn ý thật thâm độc, phải khiến cho người ngoài biết mà cười, người trong đọc mà vui. Chửi cũng có nhiều kiểu, chửi bậy, chửi té tát te tua, chửi lấn át, chửi úp, chửi chó mắng mèo, chửi đay nghiến, chửi đổng, chửi nhạt, chửi chùm, chửi đời v.v... Nhiều khi người ta dùng cả loại thơ Đường theo lối thuận - nghịch để chửi, đọc xuôi thì tưởng rằng khen, đọc ngược hóa ra lại là chê. Tuy nhiên thuận - nghịch thì hiếm người làm được cho đẹp, cho nhẹ. Có lần Thiên Lữ vào diễn đàn nọ, bị mod Hoa Trần hống hách xóa bài rồi gây khó dễ chỉ vì mình làm vài bài thơ chửi. Trong lúc này mình không thể chửi thẳng được đành viết một bài làm hòa thế này...


Hoa mọc ngả đường... nhớ cố nhân
Đất xanh cỏ mịn bóng chiều xuân
Đêm mê bát ngát vầng trăng mảnh
Sớm tỏa đưa hương thắm vãn tuần
Mây đỗi xiêu lòng quên chẳng lượn
Gió còn lưu luyến nỗi bâng khuâng
Người dưng cũng quý loài hoa dại
Lẳng lặng ven đường khéo níu chân...


Nếu ai tinh ý thì biết ngay mình ám chỉ Hoa Trần là hạng người thế nào. Nhưng cô ta khi được tặng bài này thì lại tỏ vẻ rất tâm đắc, cởi mở. Và từ đó trở đi mình viết thơ chửi te tua trong diễn đàn mà ả chẳng nói gì. Dưới đây là một số bài thơ chửi Thiên Lữ ta từng viết...


Bè nọ bè nao cũng vậy a...
Xướng lên xướng xuống xướng ê à...
Hay chiêng hay tiếng hay chi điệu
Khéo mõ khéo kèn khéo vụng ca
Nhan nhản bồng bay nhàn dẻo diễn
Vui tai nghe ới cả tên cha
Nao nghê nao ngớp nao rưng rức
Thì thú thì thầy thì thướt tha...


Thơ viết nhìn đời, ta tặng ta
Chửi người, chửi chó, chửi nhành hoa
Thật thâm, thật xót, thật cay đắng
Nhưng nhẹ, nhưng hờ, nhưng xuýt xoa
Không tục, không thô, không giáo mác
Mà thanh, mà giản, mà cao xa
Chửi sao người đọc không sao hiểu
Khỏi mất lòng nhau, ấy mới là...
(bài này từng bị mod Hoa Trần sửa câu cuối thành "Khỏi mất lòng nhau, thắm tình nhà", sai niêm luật thật ngớ ngẩn)


Rượu, thơ: xuống tục lại lên tiên
Đời: kẻ thành nhân, kẻ dại điên
Quân tử: chơi thơ ham nhạt nhẽo
Hâm hâm: nói chuyện cũng luyên thuyên
Chính nhân: than thở ngàn non rộng
Tiểu tử: nằm lo chợ hết phiên
"Nhơn bất khả lưu danh bách thế
Diệc đương di xứu uế vạn niên"


Khen ai khéo cất túp lều tranh
Móng cát, cột tre, mái rách bành
Thoáng cửa tứ phương cho gió lộng
Đường ra ngõ cụt dễ loanh quanh
Giàn kìa bút ngọc cùng nghiên cạn
Đây cả phản trên với chiếu manh
Cất khéo chòi xinh mai mốt đổ
Chẳng thà ngồi tựa gốc đa xanh


Mình từng viết rất nhiều thơ chửi từ chửi thẳng, té tát đến chửi đổng, loại nào cũng có. Chỉ xin nêu ra một vài ví dụ nhỏ. Bài viết này không phải tự mình muốn viết, nhưng có một người bạn yêu cầu chia xẻ.


Thiên Lữ.
Logged

Thiên thu độc hành Lữ khách sầu
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn