Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 06, 2024, 08:30:34 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 [2] 3 4 ... 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Châm cứu và các phương huyệt  (Đọc 68340 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
LINHTRIEUDINH
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 6



Email
« Trả lời #15 vào lúc: Tháng Năm 01, 2008, 10:10:37 PM »


Các bạn gái và cả những chị em đã có chồng con muốn tươi trẻ và giữ mãi là trinh nữ thì nên kiên trì tập luyện những bí pháp hồi xuân sau.

Phép thở bụng, thót hậu môn và vận khí nội hướng của đạo Lão thời Trung Quốc cổ đại là bí pháp giúp người phụ nữ đã có con trở thành người trinh nữ. Còn phép "hấp tinh đạo khí" thì tăng cường dương khí cho nữ, tinh lực thêm dồi dào, người tuổi 40 có thể giữ được sức sống trẻ trung của gái 17, 18.

Mỹ nữ Triệu Phi Yến và Hạ Cơ


Sách "Hậu hán thư" thời cổ đại có đoạn kể về Triệu Phi Yến: Triệu Phi Yến là một trong bốn người đẹp của Trung Quốc cổ đại. Sắc đẹp của nàng làm kinh động mọi người. Thân thể nàng nhẹ nhàng, thanh tú và linh hoạt như con chim én nên nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Hoàng đế.


Nàng được quyết định đưa vào cung. Dĩ nhiên một người con gái tuyệt sắc như vậy làm sao không có nhiều người đàn ông theo đuổi. Cho nên nàng không còn là trinh nữ.


Nhưng một đêm ân ái với Hoàng đế, Hoàng đế đã mê đắm và quyết tâm lấy nàng làm vợ, phong làm Hoàng hậu.


Hoàng đế trước sau vẫn không nghĩ nàng là trinh nữ thôn quê, hết lòng sủng ái. Điều ấy cũng lạ vì trong đêm động phòng hoa chúc Hoàng đế phải khó khăn lắm mới động phòng được, hơn nữa trên khăn giường còn lưu lại dấu vết của trinh nữ.


Các cung nữ đều biết lai lịch của Phi Yến nên ngạc nhiên gạn hỏi nàng về nguyên nhân. Triệu Phi Yến đã trả lời: "Để cho âm đạo co lại tôi đã phải tập "Vận khí nội hướng" tức là làm cho khí hướng vào bên trong.


Nghe nói những người nhan sắc lưu truyền như Dương Quý Phi, Triệu Phi Yến và nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên lúc đã 83 tuổi mà vẫn có mấy chàng trai hầu hạ, là đều học được phép "Vận khí nội hướng" và các phép Dẫn đạo của Đạo gia.


Còn Hạ Cơ nổi tiếng là mỹ nữ thời Xuân Thu, ai được nàng chiều cũng đều được cực khoái mà người đời bấy giờ ai cũngbiết. Nghe nói lúc Hạ Cơ 15 tuổi có lần đã học ở một người đàn ông xuất hiện trong mơ bí quyết cải lão hoàn đồng gọi là phép "hấp tinh đạo khí". Nàng đã dùng kỹ thuật này thường xuyên hấp thụ tinh khí của những người đàn ông mà mình tiếp xúc. Kết quả là nàng đã quá tuổi 40 mà vẫn trẻ trung như gái 17,18.


Bí thuật hồi xuân

 
Các bạn gái và cả những chị em đã có chồng con, muốn trẻ mãi và giữ mãi là trinh nữ thì nên kiên trì tập luyện những bí thuật hồi xuân sau đây.


1. Phép thở bụng:
Hít vào thóp bụng, thở ra phình bụng:


- Đầu tiên ngồi ghế (đứng cũng được), nhắm mắt 2-3 giây, rồi tĩnh tâm không được suy nghĩ điều gì, toàn thân thả lỏng cơ bắp.


- Bắt đầu thở ra bằng miệng, thở dài tống hết khí CO2 trong phổi ra đồng thời phình bụng dưới. Nín thở tùy sức.


- Sau đó từ từ hít khí sâu, êm dịu, hít đến khi không còn hít vào nữa mới thôi. Lưỡi để chạm hàm trên. Bụng dùng sức thót, tóp lại. Nín thở tùy sức.


- Tiếp sau thả lỏng hai vai, hai tay, thở ra êm dịu, phình bụng và từ từ hạ lưỡi xuống. Làm đi làm lại nhiều lần sẽ thành thạo.


2. Vận dụng hậu môn:
Tư thế ngồi, nằm đều được. Yên lặng, tập trung tư tưởng. Mắt nhắm khe khẽ. Sau đó thót hậu môn đi đôi với việc hít vào, tóp bụng, giống như đang đi tiểu mà đột nhiên nín tiểu. Khi nín hơi vẫn thót hậu môn. Càng lâu càng tốt.


- Sau đó thở ra, từ từ buông lỏng sức cho hậu môn nở rộng ra. Cứ như thế tập liên tục, ban đầu 2 phút sau nâng lên 3 phút đến 5 phút. Ngày tập 2 lần vào tối khi đi ngủ và sáng lúc thức dậy.


Luyện tập kiên trì đến khi thành thói quen gần như nó tự động vận động vậy. Làm như vậy không chỉ chữa được bệnh dương hư; đàn ông bị xuất tinh sớm cũng có khả năng kéo dài. Còn người bình thường thì tinh lực được tăng cường. Khi giao hợp có thể phối hợp với nữ muốn kéo dài bao nhiêu cũng được.


Qua luyện tập vận động hậu môn, hai kinh Khâm Đốc mạch nối liền, dương khí, âm khí thông, khí huyết vận hành đều khắp, làm các cơ quan, tạng phủ và hệ nội tiết hoạt động mạnh mẽ. Nam giới thì tăng cường tinh lực, nữ giới thì thay đổi kết cấu sinh lý kích thích âm đạo tác động nhanh chóng sự khoái cảm của người đàn ông và anh ta tình nguyện làm "tù binh" của nàng là cái chắc. Ngoài ra, phương pháp vận động hậu môn còn chữa được một số bệnh như trĩ, táo bón, mất ngủ trong vòng 2-3 tuần lễ tập.


3. Vận khí hướng nội:
Khi hít vào thì thót bụng đồng thời tập trung tư tưởng theo dõi hơi thở lưu thông trong cơ thể. Và dùng ý chí mãnh liệt vận chuyển khí đi đến mọi ngóc ngách cơ quan phủ tạng, đến tận các đầu ngón tay, ngón chân.


Luyện tập vận khí hướng nội không chỉ để chữa bệnh, ngăn ngừa bệnh: trên nóng, dưới lạnh, đầu váng, mắt hoa, vai đau, cổ mỏi... mà còn làm tinh thần an vui, sống lâu, minh mẫn và luôn khỏe mạnh. Mỗi ngày tập từ 5-10 phút vào buổi sáng, tối thì sự nóng nảy buồn phiền cũng sẽ rời bạn mà đi xa.


4. Phép hấp tinh đạo khí: Phép này ứng dụng nguyên lý của vận khí hướng nội, nghĩa là khi giao hợp nữ làm phép hấp thụ tinh khí của nam vào nội thể âm đạo.


Cụ thể là thở nhẹ, dài, tóp bụng dưới, thót hậu môn đồng thời thít hẹp âm đạo, quán tưởng tinh khí của nam giới theo hai khâm mạch lên đỉnh đầu rồi vòng theo đường tủy sống cổ lưng mà chạy xuống đến xương cùng cụt. Thở ra rồi tiếp vòng thứ 2.


Cứ thế vận hành phép hấp tinh đạo khí suốt buổi sinh hoạt. Nữ áp dụng kỹ thuật này thì bất kỳ người đàn ông nào cũng có thể nắm vững trong lòng bàn tay. Sách "Hậu Hán thư" kể, bất kỳ người đàn ông nào khi tiếp xúc với Hạ Cơ đều bị ma lực của nàng làm cho phát cuồng. Ba vị quốc vương thời Chiến chỉ vì Hạ cơ mà tàn sát lẫn nhau.


Còn nam giới rèn đủ các phép trên sẽ có một sức mạnh không thể phủ định được. Đó là sức mạnh của điện từ sinh học bên trong cơ thể của người đã dày công tập luyện.


Hai vợ chồng cùng rèn các bí thuật hồi xuân nói trên sẽ nâng cao sức khỏe, bệnh tật lánh xa, cuộc sống vui tươi và hạnh phúc.

(Theo KH&DT)
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 01, 2008, 10:14:05 PM gửi bởi LINHTRIEUDINH » Logged
Cá sấu
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 6



Email
« Trả lời #16 vào lúc: Tháng Năm 01, 2008, 10:17:45 PM »

Hướng dẫn nhau thế này để thành Vàng Anh hết à??? Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes Huh Huh Huh Grin Grin Grin Smiley
Logged
matrenray
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 3



Email
« Trả lời #17 vào lúc: Tháng Năm 01, 2008, 10:25:51 PM »


Thực ra thì đấy chỉ là lý thuyết. Người xưa ước mong và muốn đẩy mọi điều đến tầm nghệ thuật. Cái ý của họ đặt ở đó, còn bây giờ con người có thể dụng ý của chỗ khác nên mới sinh ra lắm chuyện. Mà mình nghĩ Vàng Anh thì cũng là chuyện bình thường, chỉ có cái là cách hành xử ở lứa tuổi đó là không hề phù hợp chút nào. Và một điều là người phương Đông chúng ta không chấp nhận hành động như thế.
Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #18 vào lúc: Tháng Năm 04, 2008, 11:16:00 AM »

GẶP GIÓ CHẢY NƯỚC MẮT


Gặp gió chảy nước mắt là một loại bệnh mắt. Mùa đông bệnh nặng thêm, mùa hè bệnh nhẹ đi. Bệnh kéo dài thì không phân ra đông hè nữa.

Cách chữa: Lấy huyệt Phong trì

Dùng hào kim châm huyệt Phong trì bên trái, hướng mũi kim về phía ổ mắt bên phải mà tiến kim. Châm huyệt Phong trì bên phải thì hướng kim về phía ổ mắt bên trái mà tiến kim. Lưu kim 1 giờ.

Nếu nước mắt chảy nhiều quá không dứt có thể châm thêm huyệt Tình minh hoặc Tán trúc, Nghinh hương, Can du.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 31, 2021, 09:13:21 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Hiepkhachgia
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 5



Email
« Trả lời #19 vào lúc: Tháng Năm 05, 2008, 07:45:20 AM »

Trích dẫn
Cứ thế vận hành phép hấp tinh đạo khí suốt buổi sinh hoạt. Nữ áp dụng kỹ thuật này thì bất kỳ người đàn ông nào cũng có thể nắm vững trong lòng bàn tay.
.

Thế thì nó thành vua rồi!



Logged
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #20 vào lúc: Tháng Năm 09, 2008, 07:55:26 AM »

 
Trong diễn đàn có mấy bác đông y chuyên nghiệp vậy tôi mở mục này để mọi người trao đổi học hỏi và các thành viên khác có thể trao đổi thắc mắc của mình.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 09, 2008, 11:47:57 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #21 vào lúc: Tháng Năm 09, 2008, 11:56:55 AM »


Cảm cúm khi thay đổi thời tiết

Khi thay đổi thời tiết rất nhiều người bị sổ mũi, nhức đầu, người mệt mỏi, có thể sử dụng những huyệt sau:

Châm tả: Hợp cốc, Phong trì

Châm bổ: Phục lưu
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Guangchau
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 6



Email
« Trả lời #22 vào lúc: Tháng Năm 09, 2008, 12:11:29 PM »

Bác Tuhaibajai này nghề ngon đấy! Vừa tả vừa bổ, tương kiêm mà lại ít huyệt không. Mấu chốt là huyệt Phục Lưu. Khi chính khí vững thì bệnh mau lui.

Thiên ‘Tạp Bệnh’ ghi: “Cổ họng khô, trong miệng nóng như có keo, thủ kinh túc Thiếu âm [huyệt Bổ của kinh Túc Thiếu Âm - Phục Lưu] (LKhu.26, 5).

(Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi: “...Nếu trong Vị bị nhiệt thì trùng bị động, trùng động thì Vị bị hoãn, Vị bị hoãn thì huyệt Liêm Tuyền khai, vì thế nước dãi bị chảy ra, châm bổ kinh túc Thiếu Âm [Phục Lưu] (LKhu.28, 26).

Quan trọng không phải là châm nhiều huyệt, mà đúng huyệt, giỏi phương pháp.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 09, 2008, 12:22:04 PM gửi bởi Guangchau » Logged
Guangchau
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 6



Email
« Trả lời #23 vào lúc: Tháng Năm 09, 2008, 12:17:32 PM »

Cách châm của bác này có lẽ trọng Ý hơn trọng Lý. Ý mà đúng tất lý đúng. Việc châm cứu không phải cứ giở sách ra mà thành. Cần chiêm nghiệm và đối chiếu, hiểu được cơ chế tổng quan thì tất ra phương đúng, không cần câu nệ lý thuyết. Tất nhiên không phủ nhận những kiến thức từ những ông thầy.
Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #24 vào lúc: Tháng Năm 09, 2008, 12:50:39 PM »



Tôi cũng học từ thầy tôi thôi pác ạ.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Needlo
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 2



Email
« Trả lời #25 vào lúc: Tháng Năm 09, 2008, 02:03:08 PM »

Có thể vừa châm vừa cứu nóng huyệt Phong môn trong trường hợp bị cảm cúm.

Cách lấy huyệt phong môn như sau:

1. Cúi đầu, thấy dưới chân cổ có đốt xương lồi hẳn ra, đánh dấu chỗ này.

2. Đốt xương ở sát ngay dưới cổ đó (sờ cứng thấy) là đốt xương thứ nhất, đánh dấu đốt thứ hai, thứ ba (xương sống lưng thứ 2, thứ 3).

3. Đốt xương ở ngay dưới xương đó cách 3 phân, ở bên trái cũng như bên phải có huyệt Phong môn, đánh dấu.

4. Cứu cả 2 huyệt, mỗi huyệt từ 7 - 10 mồi bằng nửa hạt gạo.

5. Cứu xong lưng ấm lên, người khoan khoái, cứu liền 2 ngày liên tục sẽ có kết quả.

Cách cứu này rất có kết quả, nhất là chứng cảm lâu ngày chữa mãi không khỏi. Ngoài ra cứu xong lưng ấm lên (do lực của mình) tự máu lưu thông tốt, cho nên khác với hơi ấm từ bên ngoài vào tức "lực của người khác (thu lực).

Người Trung Quốc từ xa xưa mỗi khi mới bị cảm thấy các huyệt vùng lưng này rét run lên, họ cho là gió độc xâm nhập cơ thể từ chỗ này, gây đau đớn cho bộ máy hô hấp, nên đặt tên là huyệt "Phong môn" tức là cửa để gió lùa vào. Ngoài ra châm cứu huyệt Phong môn có tác dụng trị bệnh hen suyễn.
Logged
Needlo
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 2



Email
« Trả lời #26 vào lúc: Tháng Năm 09, 2008, 02:07:02 PM »

MỘT SỐ PHƯƠNG HUYỆT (PHẦN I)

1. Đau đỉnh đầu: Bách hội, Hợp cốc, Thái khê.
2. Đau đỉnh đầu: Bách hội, Hợp cốc, Thái xung.
3. Đau đầu: Bách hội, Ấn đường, Thái dương, Hợp cốc.
4. Đau đầu: Thượng tinh, Hợp cốc.
5. Đầu phong đau đầu: Bách hội, Hợp cốc, Kinh cốt, Thân mạch.
6. Đầu phong: Bách hội, Thượng tinh, Hợp cốc.
7. Đau đầu: Tam dương lạc, Phong trì.
8. Đau đầu: Tứ độc, Phong trì thấu Phong trì bên kia, Thái dương thấu Suất cốc.
9. Đau đầu: Đồng tử liêu, Tán trúc, Phong trì, Dương phụ.
10. Nóng rét đau đầu, mồ hôi không ra: Dương trì, Phong môn, Thiên trụ, Đại chùy.
11. Đau đầu: Thông thiên, Thái dương, Phong trì, Hợp cốc.
12. Đau đầu: Can du, Mệnh môn.
13. Váng đầu mất ngủ: Phong long, An miên, Thần môn.
14. Đau phía trước đầu: Thần đình, Thượng tinh, Ấn đường.
15. Đau phía sau đầu: Phong trì, Đại chùy, Hậu khê.
16. Đau một bên đầu: Phong trì, Huyền chung, Hiệp khê.
17. Đau một bên đầu: Phong trì, Ty trúc không, Trung chử.
18. Đau một bên đầu: Đầu duy, Liệt khuyết.
19. Đau một bên đầu: Đầu duy, Suất cốc hoặc Đầu duy thấu Suất cốc.
20. Đầu và gáy đau: Chí âm, Phong trì, Thái dương.
21. Đầu choáng mắt đau: Phi dương, Hợp cốc.
22. Viêm não Nhật Bản B: Bách hội, Phong phủ, Đại chùy, Khúc trì.
23. Viêm màng não: Phong trì, Đại chùy, Khúc trì, Dương lăng tuyền.
24. Đại não phát triển không đều khắp: Á môn, Đại chùy, Ế minh, Nội quan, Túc tam lý, Tích tam huyệt.

25. Cổ gáy cứng đau, đau đầu cứng gáy: Thừa tương, Phong phủ.
26. Cổ gáy không xoay được: Thiên dù, Hậu khê.
27. Sái cổ: Thiên trụ, Hậu khê.
28. Cứng gáy: Thiên trụ, Lạc chẩm.
29. Sái cổ, căng gáy đầy (đỉnh đầu): Phong trì, Hậu khê.
30. Bị lạnh mà cứng cổ gáy: Ôn lưu, Kỳ môn.
31. Đau gáy đầu: Liệt khuyết, Hậu khê.
32. Đầu gáy cứng đau: Lạc chẩm, Tân thiết

Phần 2. BỆNH MẶT

33. Trúng gió miệng mắt méo lệch: Thính hội, Giáp xa, Địa thương.
34. Thần kinh mặt tê bại: Hòa liêu, Khiên chính, Địa thương, Tứ bạch, Dương bạch.
35. Thần kinh mặt tê bại: Dương bạch, Tứ bạch, Khiên chính, Địa thương.
36. Thần kinh mặt tê bại: Khiên chính, Địa thương, Phong trì, Dương bạch.
37. Thần kinh mặt tê bại: Đầu duy, Dương bạch, Ế phong, Địa thương, Nghinh hương.
38. Liệt mặt: Địa thương, Giáp xa, Nghinh hương, Hợp cốc.
39. Liệt mặt: Tứ bạch, Dương bạch, Địa thương, Phong trì, Hợp cốc.
40. Liệt mặt: Ty trúc không, Tán trúc, Tứ bạch, Địa thương.
41. Liệt mặt: Thừa tương, Hòa liêu, Khiên chính, Phong trì.
42. Liệt mặt: Ế phong, Khiên chính, Địa thương, Nghinh hương.
43. Cơ mặt co dúm: Tán trúc, Tứ bạch, Giáp Thừa tương.
44. Đau thần kinh tam thoa: Hạ quan, Thái dương.
45. Đau thần kinh tam thoa: Địa thương, Giáp xa, Hợp cốc.
46. Đau thần kinh tam thoa: Địa thương, Ngư tế, Thái bạch.
47. Đau thần kinh tam thoa: Giáp Thừa tương, Hạ quan, Hợp cốc.
48. Viêm xoang trán: Tán trúc, Ấn đường.
49. Đau trước trán: Tán trúc thấu Ngư yêu, Phong trì, Hợp cốc.
50. Mặt thũng, hư phù: Nhân trung, Tiền đỉnh.
51. Mặt sưng ngứa: Nghinh hương, Hợp cốc.
52. Đau đầu và mắt: Tán trúc, Đầu duy.
53. Bệnh mắt: Thừa khấp, Thái dương, Hợp cốc.
54. Bệnh mắt: Tình minh, Thừa khấp, Tý nhu.
55. Bệnh mắt: Quang minh, Hợp cốc.
56. Bệnh mắt nói chung: Can du, Túc tam lý.
57. Các bệnh về mắt: Tình mich, Thái dương, Ngư vĩ.
58. Viêm kết mạc cấp tính: Chích nặn máu ở: Thái dương, Nhĩ tiêm.
59. Viêm kết mạc cấp tính: Tán trúc, Thái dương, Phong trì, Hợp cốc.
60. Đau mắt đau ụ mày: Tán trúc thấu Ngư yêu.
61. Khuông mắt máy động: Đầu duy, Tán trúc (mắt đau).
62. Mắt mờ do thần kinh chức năng: Cầu hậu, Thần môn.
63. Mắt không sáng: Phong trì, Ngũ xứ.
64. Mắt không sáng: Can du, Mệnh môn.
65. Mắt hoa, mắt như lòi ra: Thiên trụ, Đào đạo, Côn lôn.
66. Mắt hoa mờ: Túc tam lý, Can du.
67. Sụp mi: Dương bạch, Thái dương, Đầu duy, Phong trì.
68. Viêm mí mắt: Chích nặn máu ở Thái dương, Tán trúc.
69. Đau thần kinh trên hốc mắt: Ngư yêu, Tán trúc, Tứ độc, Nội quan.
70. Trong mắt sưng đỏ: Tán trúc, Ty trúc không.
71. Đau mắt hàn: Phong trì, Hợp cốc.
72. Đau mắt: Tình minh, Thái dương, Ngư yêu.
74. Nhãn cầu sưng đỏ, đau đớn, chảy nước mắt: Tình minh, Tý nhu.
75. Đau tròng con mắt: Thượng tinh, Nội đình.
76. Mắt đỏ đau: Dương khê, Hợp cốc.
77. Quáng gà: Đồng tử liêu, Tình minh, Dưỡng lão, Túc tam lý.
78. Viêm thần kinh thị giác: Cầu hậu, Phong trì, Dưỡng lão, Quang minh.
79. Teo thần kinh thị giác: Thượng minh, Kiện minh, Kiện minh 2, Phong trì, Quang minh,
Túc tam lý.

80. Teo thần kinh thị giác: Ế minh, Phong trì, Thượng tinh, Cầu hậu.
81. Quáng gà: Tình minh, Hành gian, Túc tam lý.
82. Teo thần kinh thị giác: Phong trì, Tình minh, Đồng tử liêu, Tán trúc.
83. Teo thần kinh thị giác: Tình minh, Cầu hậu, Phong trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Quang minh.
84. Teo thần kinh thị giác: Thừa khấp, Tình minh, Phong trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Can du, Thận du.

85. Thanh quang nhãn (tăng nhãn áp, giãn đồng tử): Cầu hậu, Kiện minh 1, Phong trì, Hợp cốc, Thái xung.

86. Thanh quang nhãn: Hành gian, Phong trì, Hợp cốc.
87. Giãn đồng tử: Thừa khấp, Tình minh, Phong trì, Khúc trì, Thái xung.
88. Khuất quang bất chỉnh (nhìn vật bị cong): Đồng tử liêu, Thượng minh, Hợp cốc.
89. Phức thị (nhìn thấy hình trùng nhau): Dương bạch, Tán trúc, Phục lưu.
90. Võng mạc biến hình: Thừa khấp, Kiện minh, Kiện minh 5, Phong thị, Tỳ du, Thận du, Can du.

91. Cận thị: Ngư yêu, Hợp cốc.
92. Cận thị: Tình minh, Thừa khấp, Hợp cốc, Quang minh.
93. Cận thị: Thừa khấp thấu Tình minh.
94. Trong mắt có màng che: Đồng tử liêu, Khâu khư.
95. Viêm củng mạc bờ mi, giác mạc có màng che: Tình minh, Cầu hậu, Ế minh, Thái dương, Hợp cốc, Can du.

96. Giác mạc có màng che: Thượng minh, Thượng Tình minh, Cầu hậu, Hợp cốc.
97. Mắt có mộng thịt: Tình minh, Thiếu trạch, Thái dương, Hợp cốc.
98. Mộng thịt trong mắt: Tình minh, Thái dương, Hợp cốc.
99. Đục thủy tinh thể: Tán trúc, Ế minh, Tình minh, Túc tam lý.
100. Đục nhân mắt: Đồng tử liêu, Ngư yêu, Tán trúc, Tình minh.
101. Đục nhân mắt bước đầu, độ nhẹ: Ế minh, Tình minh, Cầu hậu.
102. Đục nhân mắt, giác mạc có ban trắng: Tình minh, Thượng Tình minh, Cầu hậu, Thái dương, Ế minh, Thiếu trạch, Hợp cốc.

103. Các bệnh về mũi: Thượng tinh, Nghinh hương, Hợp cốc.
104. Bệnh mũi: Thượng tinh, Nghinh hương.
105. Viêm mũi: Tứ bạch, Hợp cốc, Nghinh hương.
106. Viêm mũi: Thông thiên, Thượng tinh, Ấn đường, Hợp cốc.
107. Viêm mũi mạn tính: Nghinh hương, Ấn đường, Hợp cốc.
108. Viêm mũi mạn tính: Tỵ thông, Thượng tinh, Ấn đường, Hợp cốc.
109. Viêm mũi, mũi có thịt thừa: Thượng tinh, Hợp cốc, Thái xung.
110. Miệng méo, mũi nhiều nhử xanh: Thông thiên, Thừa quang.
111. Trứng cá ở mũi: Tố liêu, Nghinh hương, Hợp cốc.
112. Tắc mũi, sâu mũi: Thái xung, Hợp cốc.
113. Viêm hốc cạnh mũi: Nghinh hương thấu Tỵ không, Khúc trì, Thượng tinh, Hợp cốc.
114. Viêm hốc cạnh mũi: Tỵ thông, Tán trúc, Liệt khuyết.
115. Chảy máu cam: Thượng tinh, Tố liêu, Nghinh hương.
116. Chảy máu cam: Hòa liêu, Ấn đường, Liệt khuyết.
117. Chảy máu cam không dứt: Phế du, Nghinh hương.
118. Chảy máu mũi kịch liệt không cầm: Ẩn bạch, Ủy trung.
119. Cơ nhai co rút: Hạ quan, Giáp xa, Ế phong.
120. Hàm răng cắn chặt: Giáp xa, Nhân trung, Hợp cốc.
121. Viêm khớp hàm dưới: Ế phong, Hạ quan.
123. Vòm miệng lở loét: Khiên chính, Thừa tương, Ngận giao, Địa thương, Hợp cốc.
124. Miệng ngậm không há: Giáp xa, Địa thương, Hợp cốc.
125. Góc mép cứng đơ: Địa thương, Hậu khê.
126. Môi lở mụn: Thừa tương, Địa thương.
127. Miệng chảy dãi: Nhiên cốc, Phục lưu.
128. Miệng chảy dãi: Thượng Liêm tuyền, Thừa tương, Địa thương.
129. Chảy nước dãi: Địa thương, Thừa tương, Hợp cốc.
130. Nói không rõ tiếng: Thượng Liêm tuyền, Á môn, Hợp cốc.
131. Mất tiếng do thần kinh chức năng: Thượng Liêm tuyền, Bàng Liêm tuyền, Hợp cốc.
132. Di chứng não gây mất tiếng: Thượng Liêm tuyền, Tăng âm, Á môn.
133. Đau răng: Thái dương, Ế phong.
134. Đau răng: Nhĩ môn, Ty trúc không.
135. Đau răng: Giáp xa, Nha thống điểm, Hạ quan, Hợp cốc, Nội đình.
136. Đau răng: Thiên lịch, Ngoại quan, Hợp cốc.
137. Đau răng và trụt lợi: Hàm yếm.
138. Răng cửa khô: Đại chùy.
139. Đau răng viêm amiđan: Nội đình, Hợp cốc.
140. Đau răng hàm dưới: Giáp xa, Hợp cốc.
141. Đau răng hàm trên: Thái dương, Hợp cốc.
142. Dưới lưỡi sưng đau: Liêm tuyền, Trung xung.
143. Lưỡi nứt chảy máu: Nội quan, Tam âm giao, Thái xung.
144. Lưỡi mềm không nói: Á môn, Quan xung.
145. Lưỡi cứng không nói: Trung xung, Quan xung.
146. Tai điếc: Hội tông, Ế phong.
147. Tai điếc: Thính cung, Thiên dũ, Dịch môn.
148. Tai điếc: Ế phong, Thính cung.
149. Tai điếc: Nhĩ môn thấu Thính cung, Thính hội, Ế phong, Trung chử.
150. Tai điếc: Nhĩ môn, Thính hội.
151. Tai điếc: Thính hội, Ế phong.
152. Tai điếc: Thính hội, Thính mẫn, Trì tiền.
153. Tai điếc: Thính hội, Phong trì.
154. Tai điếc: Thính cung, Thính hội, Ế phong, Hội tông.
155. Tai điếc: Ngoại quan, Thính hội.
156. Tai điếc, tai ù: Trung chử, Nhĩ môn, Thính hội.
157. Tai điếc, tai ù: Trung chử, Nhĩ môn, Ế phong.
158. Tai điếc, tai kêu: Y lung, Thính huyệt, Thính thông, Ế minh hạ.
159. Tai điếc bạo phát: Tứ độc, Thiên dũ.
160. Tai điếc, bí hơi: Nghinh hương, Thính hội.
161. Tai kêu: Ế phong, Thính cung, Thính huyệt, Thính thông.
162. Câm điếc: Y lung, Nhĩ môn thấu Thính cung, Thính hội.
163. Câm điếc: Á môn, Nhĩ môn, Thính cung, Ngoại quan, Trung chử.
164. Câm điếc: Nhĩ môn, Y lung, Túc ích thông.
165. Câm điếc: Thính cung, Thính hội, Trung chử, Ngoại quan.
166. Viêm tai giữa: Nhĩ môn, Ế phong, Hợp cốc.
167. Viêm tai giữa: Hạ quan, Ngoại quan.
168. Viêm tai giữa: Thính cung, Ế phong, Hợp cốc.
169. Choáng váng do tai trong: Ế minh, Tứ độc, Phong trì, Á môn, Nội quan, Thái xung.
170. Câm bạo phát: Tam dương lạc, Chi câu, Thông cốc.
171. Câm bạo phát không nói được: Ế phong, Thông lý.
172. Quai bị: Khiên chính, Ế phong, Hợp cốc.
173. Quai bị: Ế phong, Giáp xa, Hợp cốc.
174. Viêm amiđan: Ế phong, Giáp xa, Hợp cốc.
175. Viêm amiđan: Biển đào, Hợp cốc.
176. Viêm amiđan: Thiên dung, Hợp cốc.
177. Viêm amiđan cấp tính: Chích Thiếu thương nặn máu, châm Hợp cốc.
178. Sưng trong họng: Nhiên cốc, Thái khê.
179. Viêm hầu họng: Thiên dung, Thiên trụ, Hợp cốc.
180. Họng đau không ăn được: Dũng tuyền, Thái xung.
181. Viêm hầu họng: Thiên trụ, Thiếu thương.
182. Viêm hầu họng: Biển đào, Thiên trụ, Thiếu thương.
183. Hầu họng sưng đau: Thiếu thương, Thiên đột, Hợp cốc.
184. Hầu họng sưng đau: Thiếu thương, Thương dương đều chích nặn máu.
185. Đau hầu họng: Bách hội, Thái xung, Tam âm giao.
186. Đau hầu họng: Thái khê, Trung chử.
187. Đau hầu: Dịch môn, Ngư tế.
188. Đau hầu họng: Bách hội, Chiếu hải, Thái xung.
189. Đau hầu họng: Thiên dù, Ế phong, Hợp cốc.
190. Đau họng: Thái khê, Thiếu trạch.
191. Họng khô: Thái uyên, Ngư tế.
192. Họng khô hay khát: Hành gian, Thái xung.
193. Hầu bại: Cách du, Kinh cừ.
194. Cường tuyến giáp: Gian sử, Khí anh, Tam âm giao.
195. Viêm tuyến giáp: Nhân nghinh thấu Thiên đột, Hợp cốc, Túc tam lý, Trạch tiền, Thái khê, Nội quan, Tam âm giao.

196. Tràng nhạc ở cổ: Thiên tỉnh, Thiếu hải.
197. Lao hạch ở đầu hầu: Côn lôn, Bổ tham.
198. Trẻ em giô ngực: Tiểu nhi kê hung.
199. Ngực cổ đau: Liệt khuyết, Hậu khê.
200. Đau ngực: Âm lăng tuyền, Hậu khê.
201. Đau ngực: Trung phủ, Thiếu xung.
202. Tức ngực: Phế du, Cự khuyết.
203. Ngực đau như đâm: Phong long, Khâu khư.
204. Cơ hoành lưu ứ huyết: Thận du, Cự liêu.
205. Viêm màng phổi: Phong môn, Phế du, Khổng tối.
206. Ngực tức không thở được: Thiên dung, Dương khê.
207. Ngực bại, tim đau: Chiên trung, Hợp cốc, Khúc trì.
208. Đau ngực, tim đập quá nhanh: Thái uyên, Nội quan.
209. Ngực sườn đau, chỗ đau không cố định, lưng gối cũng đau: Hoàn khiêu, Chí âm.
210. Ngực sườn đau đớn: Chi câu, Chương môn, Ngoại quan.
211. Đau tim: Khúc trạch, Nội quan, Đại lăng.
212. Đau sườn ngực: Khích môn, Đại lăng, Chi câu.
213. Đau sườn: Khâu khư, Trung độc.
214. Đau sườn không nằm được: Đảm du, Chương môn.
215. Đau sườn: Cực tuyền, Ngoại quan, Dương lăng tuyền.
216. Đau sườn: Chương môn, Trung quản, Phong long.
217. Đau thần kinh liên sườn: Khâu khư, Tam dương lạc.
218. Đau liên sườn: Đại bao, Ngoại quan, Dương lăng tuyền.
219. Đau thần kinh liên sườn: Kỳ môn, Cách du, Can du.
220. Đau liên sườn: Chi câu, Dương lăng tuyền.
221. Bụng sườn đầy trướng (tức): Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Thượng liêm.
222. Viêm cơ tim: Kinh cốt, Khích thượng, Nội quan, Thông lý, Thiếu phủ.
223. Tim đập quá chậm: Thông lý, Tố liêu, Hưng phấn huyệt.
224. Tim đập quá chậm, huyết áp thấp: Tố liêu, Hưng phấn, Nội quan.
225. Tim đập quá nhanh: Thần môn, Nội quan.
226. Tim đập quá nhanh: Quyết âm du, Thiếu phủ, Thông lý.
227. Tim đập mạnh: Quyết âm du, Thiếu phủ, Thông lý.
228. Nhịp tim không đều: Chí dương, Nội quan.
229. Nhịp tim không đều: Tâm du, Thông lý.
230. Nhịp tim không đều: Thiếu phủ, Thông lý, Nội quan, Đại lăng.
231. Nhịp tim không đều: Thần môn, Tâm du, Nội quan, Dương lăng tuyền.
232. Tim cắn đau: Cực tuyền, Âm giao, Lậu cốc.
233. Tim cắn đau: Cự khuyết, Tâm du, Khích môn, Thông lý.
234. Tim cắn đau: Nội quan, Gian sử, Túc tam lý.
235. Tim cắn đau: Nội quan, Tam âm giao, Chiên trung.
236. Tim buồn bã: Lao cung, Đại lăng.
237. Tim buồn bã: Xích trạch, Thiếu trạch.
238. Tim hoảng hốt: Cách du, Chí dương.
239. Tâm phiền: Cự khuyết, Tâm du.
240. Đau tim: Khúc trạch, Thận du, Cách du.
241. Đau tim: Chiên trung, Nội quan, Tam âm giao.
242. Đau tim: Quyết âm du, Thần môn.
243. Đau tim: Quyết âm du, Thần môn, Lập khấp.
244. Tim đau, nôn khan, bứt rứt: Cực tuyền, Hiệp bạch.
245. Tim đau, tay run: Thiếu hải, Âm thị.
246. Bệnh tim do phong thấp: Thiếu phủ, Khúc trạch, Khích môn, Gian sử.
247. Bệnh tim do phong thấp: Thiếu phủ, Khúc trạch, Nội quan, Gian sử.
248. Bệnh tim do phong thấp: Tâm du, Nội quan.
249. Bệnh tim do phong thấp: Tâm du (thủy châm), Quyết âm du.
250. Bệnh tim do phong thấp: Quyết âm du, Tâm du, Tam âm giao (thủy châm).
251. Bệnh tim do phong thấp, dẫn đến phù, cổ trướng (suy tim): Trung cực thấu Khúc cốt, Thủy tuyền, Thủy phân, Tam âm giao thấu Huyền chung, Phục lưu.

252. Bệnh tim do phong thấp gây ra ho, hen suyễn: Thiên đột, Du phủ, Chiên trung, Trung phủ.

253. Bệnh tim do phong thấp: Gian sử, Nội quan, Thiếu phủ, Khích môn, Khúc trạch.
254. Bệnh tim do phong thấp: Nội quan, Gian sử, Thiếu phủ.
255. Bệnh tim do phong thấp: Khích môn, Nội quan, Khúc trạch.
256. Bệnh tim do phong thấp ở thời kỳ đầu co thắt: Nội quan, Đại lăng, Khích môn, Thiếu phủ.

257. Viêm mạch máu do tắc máu: Trung quản, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 09, 2008, 02:37:17 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
rangdong
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 4



Email
« Trả lời #27 vào lúc: Tháng Năm 09, 2008, 02:13:24 PM »

Phương huyệt chữa thần kinh tọa:

1. Uỷ trung, thận du, hoa đà giáp tích (L2-L4), á thị, phong thị, hoàn khiêu, thừa sơn, côn lôn, dương lăng tuyền, túc tam lý
2. Thái xung, dương lăng tuyền
3. Thần môn tai, toạ cốt

Có thể áp dụng một trong 3 phương huyệt trên.
Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #28 vào lúc: Tháng Năm 10, 2008, 11:30:58 AM »



Bệnh ở đầu và mặt đừng quên huyệt Hợp cốc
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 31, 2021, 09:48:48 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #29 vào lúc: Tháng Năm 10, 2008, 11:52:49 AM »


Tôi có bộ "Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh", sách mới xuất bản không có phần Châm cứu. Bác nào có phần Châm cứu trong sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh thì post lên cho anh em với. Thanks.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 [2] 3 4 ... 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn