Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 14, 2024, 02:12:54 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 ... 7 8 [9] 10
 81 
 vào lúc: Tháng Một 14, 2022, 10:59:55 AM 
Tác giả tuhaibajai - Bài mới nhất gửi bởi tuhaibajai
Đồng Thị châm cứu


 82 
 vào lúc: Tháng Một 14, 2022, 10:58:14 AM 
Tác giả tuhaibajai - Bài mới nhất gửi bởi tuhaibajai
Châm cứu đối huyệt


 83 
 vào lúc: Tháng Một 10, 2022, 07:26:25 AM 
Tác giả tuhaibajai - Bài mới nhất gửi bởi tuhaibajai
Mậu thích

<a href="http://www.youtube.com/v/z29u5Hume2I&amp;feature =0xb1b1b1&amp;color2=0xcfcfcf&amp;hl=en_US&amp;feature=player_embedded&amp;fs=1" target="_blank">http://www.youtube.com/v/z29u5Hume2I&amp;feature =0xb1b1b1&amp;color2=0xcfcfcf&amp;hl=en_US&amp;feature=player_embedded&amp;fs=1</a>

 84 
 vào lúc: Tháng Một 08, 2022, 11:49:10 PM 
Tác giả tuhaibajai - Bài mới nhất gửi bởi tuhaibajai
Đạo Sinh
7 giờ  ·

TẠP SỰ 8 | ĐỨC PHẬT & LOÀI NGƯỜI


Trong cấu trúc thân-tâm của một con người bình thường có 3 trạng thái tâm được đức Phật xem như chất độc là THAM-SÂN-SI. Ba chất độc này lan toả qua 3 loại hoạt động thường xuyên nhất của một con người:

- nghĩ gì cũng phải có lợi cho mình;
- nói gì cũng phải có lợi cho mình;
- làm gì cũng phải có lợi cho mình.

“Lợi cho mình” là yếu tố chính khiến cho mỗi người tự tách rời mình với thế giới xung quanh; trong lúc yếu tính tồn tại của con người là không thể tách rời, mà phải nương tựa vào cái khác mới có thể sống còn. Dù có ở một mình nơi cô tịch không có bóng người hay dã thú đi nữa thì con người vẫn cần đến không khí để thở, mặt đất để đứng vững, nước suối để uống, lá cây để ăn, vỏ cây để mặc.

Trong một tương quan tồn tại như thế, nếu con người, vì không nhìn thấy điều đó (si) mà chỉ muốn cái gì tốt đẹp nhất cũng thuộc riêng mình (tham), và đẩy tất cả những gì xấu xa độc hại cho thế giới xung quanh (sân) thì rõ ràng con người đang tự huỷ hoại những gì đang làm nơi nương tựa cho chính mình, huỷ hoại chính nền tảng tồn tại của bản thân mình.

Đây là thực trạng tồn tại của con người mà mỗi người chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra. Và chúng ta còn nhận ra mọi xung đột, xáo trộn, hỗn loạn trong cộng đồng loài người đều xuất phát từ 3 loại hành động “phải có lợi cho mình” nói trên. Thế thì, xưa và nay, cả Đông và Tây, con người đã làm gì để thoát ra khỏi tình trạng này? Ở đây, chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong khuôn khổ những lời giáo huấn của đức Phật.

Trước tiên, đức Phật mô tả hay chỉ ra cho con người thấy một sự thật: mọi khổ đau, xung đột, hỗn loạn thường xuyên xảy ra trong đời sống cộng đồng loài người đều xuất phát từ “ý nghĩ phải có lợi cho mình”, hay nói một cách ngắn gọn và rõ ràng hơn, từ Ý NGHĨ VỀ MÌNH. Tất cả chúng ta thường nghĩ rằng mình là “có thực”, và điều bi đát nhất là mình đang tồn tại “độc lập” với xung quanh. Đức Phật chỉ ra đây là suy nghĩ ngu xuẩn nhất của con người. Chỉ riêng về hoạt động “thở” thôi: nếu không có môi trường xung quanh cung cấp dưỡng khí thường xuyên, đồng thời tạo lối thoát cho thán khí, thì có còn cái gọi là “tồn tại độc lập” của con người hay không?

Vì thế, giải pháp đức Phật đề ra là trước tiên con người phải nhận ra một sự thật: không có thực một tồn tại gọi là “con người” tách rời với các tồn tại khác; mà “con người” chỉ là một tập hợp của các điều kiện ở cả “bên trong” lẫn “bên ngoài” con người. Và muốn nhận chân điều này, con người phải nỗ lực khai phát một tiềm năng có sẵn trong mỗi người, được nhà Phật gọi là TRÍ TUỆ.

Tuy nhiên, trí tuệ mới chỉ là sự nhìn thấy của riêng từng con người. Muốn giải quyết tận gốc rễ mọi vấn đề trong xã hội, con người phải nỗ lực khai phát một tiềm năng khác nữa: đó là sự quan tâm đích thực đến thế giới xung quanh. Sự quan tâm này phải được làm cho trở thành hiện thực qua hai loại hành động được đức Phật gọi là TỪ-BI: mang đến niềm vui nhiều như có thể, và chia sẻ khổ đau nhiều như có thể với tất cả mọi tồn tại xung quanh, bao gồm cả môi trường sống và tất cả các sinh vật khác.

Giải pháp đức Phật đề ra chỉ có thế. Hành tinh này không phải là tồn tại duy nhất trong ba ngàn đại-thiên-thế-giới. Và con người trên hành tinh này cũng không phải là cộng đồng sinh vật duy nhất tồn tại trong vũ trụ bao la rộng lớn này. Ngài đến đây chỉ để gởi một thông điệp với nội dung như thế. Có nghe hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào quyết định của mỗi con người trên trái đất.

 85 
 vào lúc: Tháng Mười Hai 31, 2021, 09:53:52 AM 
Tác giả tuhaibajai - Bài mới nhất gửi bởi tuhaibajai
Khám bệnh

<a href="http://www.youtube.com/v/07axifyrGa0&amp;feature =0xb1b1b1&amp;color2=0xcfcfcf&amp;hl=en_US&amp;feature=player_embedded&amp;fs=1" target="_blank">http://www.youtube.com/v/07axifyrGa0&amp;feature =0xb1b1b1&amp;color2=0xcfcfcf&amp;hl=en_US&amp;feature=player_embedded&amp;fs=1</a>

 86 
 vào lúc: Tháng Mười Hai 26, 2021, 09:44:31 PM 
Tác giả tuhaibajai - Bài mới nhất gửi bởi tuhaibajai
Tránh khỏi dịch lệ


Thiên Thích pháp luận sách Tố vấn nói: "Năm bệnh dịch phát sinh, đều truyền nhiễm từ người này sang người khác, không kể người lớn trẻ con, bệnh trạng đều giống nhau... người không nhiễm phải là vì chính khí đầy đủ ở trong thì ngoại tà không xâm phạm được". Trong đoạn văn này chẳng những trình bày tình hình truyền nhiễm của bệnh dịch, đồng thời cũng nêu ra chính khí của thân thể người ta là có hiệu lực chống đỡ với sự cảm nhiễm dịch tà. Về sự ghi chép dùng phương pháp cách ly để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm lưu hành, đời Tùy đã từng đặt ra "Lệ nhân phường" (trại hủi) để cách ly người bệnh hủi. Trong sách Thiên kim phương của Tôn Tư Mạc đời Đường nói: "Thường tập không nhổ xuống đất", tức là cần gây cho mọi người thành thói quen không nhổ đờm xuống đất. Đến đời Minh lại phát minh ra cách lấy đậu người tiếp trồng để phòng ngừa bệnh đậu mùa làm hại người ta. Sự phát minh này, về việc phòng trị bệnh trên Y học có một ý nghĩa rất lớn. Trong sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân giới thiệu dùng tễ đái phấn (bột bằng cuống rốn) để phòng trị bệnh đậu chẩn; ngoài ra còn có phương pháp như dùng Tử thảo căn uống trong để phòng bệnh sởi truyền nhiễm.

 87 
 vào lúc: Tháng Mười Hai 25, 2021, 06:55:40 AM 
Tác giả tuhaibajai - Bài mới nhất gửi bởi Đom Đóm
TÂN CÔ BÉ BÁN DIÊM


Hè nóng bức như thiếu canh chua, dân bảo nhau thèm ăn ghẹ luộc, sò huyết này, nướng lên, đổ vào giữa xanh xanh cái khoảng mù tạc, hàu này, ngao này, tu hài, đều là giấc mơ Đồ, Sầm cao cả.

Năm nay cô bé bán diêm chia tay Hans Christian Andersen, lột bỏ vẻ nghèo túng nơi rì dọt, vứt vào văn chương thối nát cái đôi giày khổ rộng, mạnh dạn xé tay con ngỗng to, của đêm giáng sinh, thèm thuồng, của hôm nay nhồm nhoàm, hể hả.

Cách đó không xa, những người cũng cách đó không xa, cầm tay nhau đọc truyện: “Giờ thì là Noel, các cửa sổ đã sáng đèn và mùi ngỗng quay thơm lừng tỏa ra, con  bé vẫn biết hôm nay là giao thừa nhưng không dám về nhà, chắc bố sẽ đánh đòn vì cả ngày chưa bán được lấy một xu, với lại ở nhà nào có hơn gì, nó chỉ có mỗi cái mái dột nát mặc cho gió rít. Cuộn người trong góc giữa hai ngôi nhà nhưng tay chân vẫn đóng băng vì lạnh, em chợt nghĩ biết đâu bật diêm lên sẽ tốt hơn, chí ít cũng có thể sưởi ấm những ngón tay. Que thứ nhất bật lên, hơ tay trên ngọn lửa ấm áp sáng bừng như cây nến nhỏ, em tưởng mình đang ngồi trước chiếc lò sưởi sắt to với chân đế và tháp trang trí bằng đồng. Lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất, chỉ còn lại trong tay em là nửa que diêm cháy dở đến bẽ bàng”.

“Cô bé bật que diêm thứ hai, bức tường trước mặt bỗng trở nên trong suốt, bé nhìn thấy trong nhà là một bàn ăn phủ khăn trắng như tuyết với con ngỗng quay nhồi táo và mận khô đang bốc hơi nghi ngút. Và lạ kỳ chưa! con ngỗng bỗng từ trên đĩa nhảy xuống, lạch bạch tiến về phía em với dĩa và dao cắm ở ngực. Bỗng que diêm phụt tắt, chẳng còn gì ngoài bức tường dày tối tăm, ẩm ướt và lạnh lẽo ngay trước mặt”.

“Bé bật một que diêm nữa, và thấy mình đang ngồi dưới cây thông Noel trang hoàng dây nến và tranh rực rỡ. Với tay về phía cây thông, que diêm tắt lịm, em thấy ánh nến bay lên cao, cao mãi trông như những vì sao. Rồi một vì sao rơi xuống, "Ai đó đang từ giã cõi đời", em bé nghĩ vì nhớ đến lời bà, người duy nhất yêu quý mình trên cõi đời này”.

Cô bé bán diêm vẫn ở trong rì sọt, trên tay những thúng diêm to, bán chạy như tôm tươi, mười đô lại mười đô, cho lũ đàn ông hối hả chen vai như đoàn tem phiếu. Cách đó không xa, những người đàn ông, lại những người đàn ông, thi nhau đánh diêm, soi ngấu nghiến vào những người đàn bà trần trụi.

Rạng sáng hôm sau, người ta thấy cô bé ngồi uống sữa tươi, má ửng hồng, nụ cười nở trên môi, giàu sang, đắt đỏ, chạy như những que diêm, đốt cháy những trang truyện Andersen, cả cái cơ hàn trong đêm giáng sinh thánh thiện.

 88 
 vào lúc: Tháng Mười Hai 24, 2021, 06:05:00 PM 
Tác giả tuhaibajai - Bài mới nhất gửi bởi tuhaibajai
Tam tiêu


Chủ về việc sứ thần, cùng thông với Thận. Thận có bệnh nên điều hòa Tam tiêu. Tam tiêu có bệnh nên bổ Thận là chủ yếu. Thận cùng thông với Mệnh môn. Tân dịch kém, vị hỏa suy nên đại bổ Thận bên phải (tướng hỏa).

Các chứng bệnh của Tam tiêu hiện ra, duy chỉ lấy tướng hỏa ở trong Thận làm căn bản. Hỏa mà yên vị thì sự truyền tống của Tam tiêu được thoải mái. Hỏa mất vị trí biến thành tráng hỏa thì Tam tiêu có bệnh nhiệt. Mệnh môn suy, tướng hỏa bại thì Tam tiêu có bệnh hàn. Còn như các chứng bệnh hiện ra lại theo nguyên nhân của các tạng mà chữa.

Phàm các chứng nghẽn tắc cơm nước không vào được, và bệnh khí (đầy tức) ở khoảng ngực thì trách cứ vào Tâm Phế. Nếu đầy trướng cồn cào, nôn mửa với ăn không tiêu thì trách cứ ở Tỳ Vị. Còn bệnh tiểu tiện bí sáp với bệnh đái sẻn, cùng các bệnh xuất huyết thì trách cứ ở Can, Thận, Bàng quang, Đại trường, Tiểu trường. Dùng thuốc nên theo chỗ có bệnh mà chữa.

Đó tuy là nhân bệnh mà đặt tên, nhưng cách chữa lại lệ thuộc vào các tạng. Như thượng tiêu có bệnh thì dùng thuốc của Tâm Phế. Trung tiêu có bệnh thì dùng thuốc của Tỳ vị. Hạ tiêu có bệnh thì dùng thuốc của Can, Thận, Bàng quang, Đại trường, Tiểu trường mà chữa. Nhưng thực ra vẫn ở Mệnh môn mà thôi.

Nếu chân dương hỏa yên vị của nó, thì muôn sự điều hòa, lo gì chức năng thần sứ không làm tròn trách nhiệm của mình.

 89 
 vào lúc: Tháng Mười Hai 24, 2021, 05:29:01 PM 
Tác giả Đom Đóm - Bài mới nhất gửi bởi Đom Đóm
Tiệm Sách ReView

GIÁNG SINH VÌ SAO ĐƯỢC TỔ CHỨC ĐÊM 24 RẠNG SÁNG 25? GIÁNG SINH LÀ GÌ? VÀ NOEL CÓ GÌ KHÁC NHAU?


Lễ Giáng sinh hay lễ Thiên Chúa giáng sinh là dịp kỷ niệm ngày Chúa Jesus được sinh ra tại Bethlehem, xứ Judea, nước Do Thái. Người ta ước tính thời điểm đó vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Thực chất, Giáng sinh và lễ Noel là một. Cụm từ Noel có gốc từ tiếng La-tinh “nãtãlis” có nghĩa là ngày sinh.

Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh.

Chúa Jesus mới đích thực là nhân vật chính của lễ Giáng sinh.

Tuy nhiên, tài liệu ghi trong sách Phúc âm Matthew nói rằng, tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Do Thái có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Cụm từ này có thể tách thành hai tiếng “Christ” và “Mas”. “Christ” có nghĩa là “Đấng được xức dầu” – tước hiệu của Chúa Jesus còn tiếng “Mas” có nghĩa là thánh lễ.

Thông thường, lễ Giáng sinh được tổ chức từ đêm ngày 24/12 cho tới hết ngày 25/12. Tại sao một sự kiện lại được cử hành trong tận 2 ngày? Đấy là bởi người Do Thái cho rằng, một ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn, do đó người ta mới tổ chức sớm từ đêm tối ngày 24 (gọi là lễ vọng) trước khi tổ chức chính thức trong cả ngày 25 (gọi là lễ chính ngày).

 90 
 vào lúc: Tháng Mười Hai 22, 2021, 09:25:48 AM 
Tác giả tuhaibajai - Bài mới nhất gửi bởi tuhaibajai
Bàng quang


Chủ về châu đô (nơi thủy dịch tụ hội), cùng thông với Phế. Phế có bệnh thì nên lợi Bàng quang. Bàng quang có bệnh thì nên thanh Phế.

Bàng quang có bệnh thì thấy các chứng: Tiểu tiện bí (lung bế), hoặc tiểu tiện đi luôn. Chứng này không thể lấy hàn nhiệt mà phân hư thực, tiểu tiện đi luôn mà ít cũng có khi vì hạ tiêu nhiệt. Tiểu tiện bí cũng có khi vì Thận khí hàn. Tiểu tiện đi luôn mà nhiều cũng có khi vì thận khí không làm việc bế tàng mà sinh ra. Tiểu tiện bí cũng có khi do Phế khí không thể giáng xuống được mà sinh ra.

Cách dùng thuốc: Bổ hỏa thì dùng Bát vị. Bổ thủy thì dùng Lục vị. Chữa bệnh đái luôn (đái són, đái dầm) thì dùng Ích trí. Cố sáp tiểu tiện thì dùng Long cốt, Mẫu lệ. Tả thủy thì dùng Trư linh, Trạch tả, Mộc thông, Đăng tâm, Xa tiền, Cù mạch, Diêm tiêu. Thanh hỏa thì dung Tử cầm, Hoạt thạch, Hoàng bá, Sơn chi. Diêm tiêu là thuốc thánh chữa chứng thủy thũng, tiểu tiện thuộc thực bí rất hay.

Trang: 1 ... 7 8 [9] 10
Phát triển bởi tuhai.com.vn