Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 12, 2024, 11:04:38 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 ... 31 32 [33] 34 35   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: CHO HỎI MỘT CHÚT  (Đọc 300624 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ĐÔNG PHƯƠNG HỒNG
Jr. Member
**
Offline Offline

Bài viết: 53



Email
« Trả lời #480 vào lúc: Tháng Bảy 14, 2010, 03:14:30 PM »



Bác nào biết cái này là cái gì không ạ, em chỉ đọc được là cái THIÊN VĂN ĐỒ, nhưng chả hiểu mấy.

Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #481 vào lúc: Tháng Bảy 24, 2010, 08:45:56 AM »

Mình cũng có cái này

« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 21, 2015, 05:32:49 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #482 vào lúc: Tháng Tám 19, 2010, 04:35:06 PM »



Hôm qua đang trực ở Bệnh Viện thì ông Vương Già Bảy Chín gọi điện hỏi TẠI SAO LẠI CÓ CÂU TRÀ TAM RƯỢU TỨ. Hôm qua bận quá, chưa trả lời được, hôm nay lên đây trả lời ông bạn thân, cũng là tự hỏi mình vậy.

VẬY THÌ SAO LẠI LÀ TRÀ TAM RƯỢU TỨ?
Logged
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #483 vào lúc: Tháng Tám 19, 2010, 04:55:16 PM »

Thực ra câu Trà Tam Rượu Tứ bắt nguồn từ một câu tục ngữ Trung Quốc, cụ thể ở Sán Đầu 汕头 có câu Trà Tam Tửu Tứ Thích Đà Nhị 茶三酒四踢跎二 (Chè uống nên có ba, Rượu thì nên bốn, còn đi đường xa thì cần có hai), ý nói làm việc gì cũng phải có bạn có phường, vậy thì mấy người là đủ? Ba người cùng uống trà, bốn người cùng uống rượu, hai người cùng kết bạn đi trên đường, vậy là đủ.

Có một dị bản nữa của câu tục ngữ trên là Trà Tam Tửu Tứ Lựu (Lưu) Thát  (Đạt) Nhị 茶三酒四溜达二 có cùng ý nghĩa trên.

Ngoài ra người dân tộc Đồng ở Trung Quốc còn có câu Trà Tam Tửu Tứ Yên Bát Cán (Can) 茶三酒四烟八杆, nói đến lòng hiếu khách và phong tục thết đãi của dân bản địa khi khách đến nhà phải mời ba chén trà, ăn cơm mời rượu ít nhất bốn chén, ăn xong ít nhất mời tám hơi thuốc mới thôi.

Một lần đi dự hội nghị ở Bắc Kinh, tôi còn được biết câu Trà Tam Tửu Tứ còn có ý nghĩa về lễ nghi khi trà chỉ nên rót 3/5 chén và rượu rót 4/5 chén, tức là đừng đầy quá, chỉ vừa đủ mà thôi.

*THAM KHẢO MỘT SỐ CÁCH GIẢI THÍCH TỪ VIỆT NAM:

01. Từ Yahoo: Trong cái uống của người Việt thì trà xếp thứ nhì sau rượu, nên dân gian thường gọi chung là rượu-trà.

Uống trà đến ba ly, ba chén là vừa đủ. Pha trà đến ba lần là đã lấy hết hương vị trà rồi. Do đó người xưa rót trà mời khách hoặc rót để cúng chỉ rót ba lần mà thôi, thế mới gọi là “trà tam-rượu tứ”.

Ở Việt Nam ta có câu: CHÈ TAM RƯỢU TỨ. Xét theo triết lý âm dương, rượu là thứ nước do người phương Tây phát minh, chè là thứ nước do người phương Đông phát hiện; phương Tây ở về phía Bắc, thuộc dương là số chẵn, phương Đông ở về phía Nam, thuộc âm là số lẻ. Có ba người là đủ luận anh hùng. Uống trà là thưởng trà, là để tận hưởng hương vị, để đàm luận văn chương, thế sự. Rượu có thể uống ừng ực cả ly, cả bình; nhưng trà mà uống vậy thì bị coi là ngưu ẩm - chỉ phí trà mà thôi.

Qua thắc mắc của bạn Hoang Phuong, mình xin có một vài ý kiến như sau:
Đầu tiên là ý nghĩa câu “chè tam, rượu tứ”.

Nếu tách riêng "chè tam" thì có thể hiểu là trà tam tuần (pha 3 nước). Uống trà không nên uống quá 3 chung, vì lúc đó trà đã nhạt, mất ngon.Còn “rượu tứ” có thể hiểu uống rượu không nên uống quá 4 chung, vì sẽ làm người ta say, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nếu uống trong định mức đó thì ngon và có lợi cho sức khỏe, còn uống quá số lượng đó là thừa, mất ngon và kết quả là rất khó lường.

Cũng có thể hiểu uống trà là thưởng trà, là để tận hưởng hương vị, để đàm luận văn chương, thế sự, nên chỉ cần 3 người là đủ. Còn uống rượu là để có thể đàm tiếu, bù khú với nhau, nên đông người hơn.

Nếu sử dụng nguyên câu "chè tam, rượu tứ" thì có thể hiểu theo nghĩa sau:
Bình thường, Quân - Sư - Phụ (Quân vương, Thầy và Cha), 3 người thuộc hàng ta phải dâng trà.

Khi đổ đạt, Quân - Sư - Phụ - Ta: 4 người có thể cùng uống rượu mừng.
Còn vấn đề người miền Nam thích uống trà và ăn ngọt, người miền Bắc thích uống rượu và ăn mặn có thể do khác biệt về thời tiết, điều kiện tự nhiên giữa 2 miền. Bắc thì lạnh, đời sống khắc khổ nên thường mạnh về tính cộng đồng, từ đó dẫn đến việc chọn rượu làm thức uống để tập hợp, liên kết bạn bè,tạo tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Uống rượu còn có thể làm cho người ấm lên, chống lại cái rét của miền Bắc. Ăn mặn có thể giúp cơ thể rắn chắc, có sức khỏe, no lâu để làm việc. Còn miền Nam khí hậu nóng hơn, thiên nhiên ưu đãi hơn nên trong bữa ăn có nhiều loại hoa quả, không cần ăn no và làm lụng vất vả vẫn có cuộc sống ổn định. Từ đó dẫn đến việc chọn trà làm thức uống với ý nghĩa thưởng thức trong những lúc nhàn rỗi.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 21, 2015, 05:32:21 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #484 vào lúc: Tháng Tám 19, 2010, 05:00:13 PM »

Thực ra câu Trà Tam Rượu Tứ bắt nguồn từ một câu tục ngữ Trung Quốc, cụ thể ở Sán Đầu 汕头 có câu Trà Tam Tửu Tứ Thích Đà Nhị 茶三酒四踢跎二 (Chè uống nên có ba, Rượu thì nên bốn, còn đi đường xa thì cần có hai), ý nói làm việc gì cũng phải có bạn có phường, vậy thì mấy người là đủ? Ba người cùng uống trà, bốn người cùng uống rượu, hai người cùng kết bạn đi trên đường, vậy là đủ.

Có một dị bản nữa của câu tục ngữ trên là Trà Tam Tửu Tứ Lựu (Lưu) Thát  (Đạt) Nhị 茶三酒四溜达二 có cùng ý nghĩa trên.

Ngoài ra người dân tộc Đồng ở Trung Quốc còn có câu Trà Tam Tửu Tứ Yên Bát Cán (Can) 茶三酒四烟八杆, nói đến lòng hiếu khách và phong tục thết đãi của dân bản địa khi khách đến nhà phải mời ba chén trà, ăn cơm mời rượu ít nhất bốn chén, ăn xong ít nhất mời tám hơi thuốc mới thôi.

Một lần đi dự hội nghị ở Bắc Kinh, tôi còn được biết câu Trà Tam Tửu Tứ còn có ý nghĩa về lễ nghi khi trà chỉ nên rót 3/5 chén và rượu rót 4/5 chén, tức là đừng đầy quá, chỉ vừa đủ mà thôi.

Câu này trong nam cũng mang nghĩa trà uống 3 người, rượu uống 4 người thì mới đủ "kha". Vì uống "đụng kiểu" miền tây mà "đối ẩm" thì "tiêu sớm". Grin
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 19, 2010, 05:10:30 PM gửi bởi uyennd72 » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
vuonggia79
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


muathuhanoi_2605
Email
« Trả lời #485 vào lúc: Tháng Tám 19, 2010, 09:44:09 PM »

Đa tạ huynh đài khuatlao đã cho tại hạ tỏ tường thắc mắc từ lâu. Có dịp lại mời huynh đài vài chục chén. Đa tạ đa tạ!
Logged

Khuatlao76
Khách
« Trả lời #486 vào lúc: Tháng Tám 25, 2010, 05:54:18 PM »


Có người hỏi như thế này:

Làm ơn cho tôi xin hỏi Cụ Lê sĩ Nghị đậu thứ hai sau Vũ Tuân ,khóa Canh Tý  cùng thời Tú Xương đi thi ,Tú Xương hỏng thi năm đó nên viết bài thơ "khoa canh Tý" trong đó có nhắc đến tên Lê Sĩ Nghị.

Nhưng không thấy trong danh sách khoa bảng của Hưng Yên?Có phải vậy không ạ?

Xin cám ơn nhiều!

Bản thân có chút kiến giải như sau:

01. Bài thơ Khoa Canh Tý (1900):


Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa ;
Tuân khoe văn hoạt, Nghị văn già (2)
Năm nay đỗ rặt phường hay chữ,
Kìa bác Lê Tuyên cũng thứ ba ! (3)

(1) Khoa thi năm 1900.
(2) Vũ Tuân đỗ đầu, Lê Sĩ Nghị đỗ thứ hai.
(3) Lê Tuyên, một ông sức học rất kém.

Bài này lấy bối cảnh: Khoa này Tú Xương thi hỏng, trong khi Vũ Tuân đỗ đầu và Lê Sĩ Nghị đỗ thứ hai. Tú Xương buồn vì kỳ này lại trượt nữa nên chữa thẹn bằng cách diễu hai ông thủ khoa, á khoa: tài các ông tiếng vậy cũng chẳng bao nhiêu, bất quá hơn Lê Tuyên là nhiều.

02. Thông tin về Lê Sĩ Nghị: Ông sinh năm 1877, nguuyên quán Hưng Yên, từ nhỏ đã thông minh đĩnh ngộ. Năm Giáp Ngọ (1894), mới 17 tuổi đã về thi Hương tỉnh Nam Định. Sĩ tử nghe tiếng ông đều cho là ông thì không cần thi cũng đã đỗ đầu. Trong kỳ đệ nhất trường, ông làm tới 7 bài kinh nghĩa.

Chiểu theo lệ thi Hương chỉ bắt buộc có 2 bài, một bài kinh một bài truyện, ông làm tất cả 5 bài kinh 2 bài truyện, 7 bài đều được phê điểm ưu nhưng do câu Luận Ngữ là Đạo chi tương hành dã dư. (Đạo của ta nếu gặp lúc được thi hành.) viết thiếu chữ DÃ nên phạm quy phải ra bảng con, tức là bị thi hỏng. Năm Đinh Dậu (1897), ông lại hỏng thi lần nữa. Mãi đến năm Canh Tý (1900) mới đỗ Á NGUYÊN CỬ NHÂN. Kỳ này Vũ Tuân đỗ đầu, trên Lê Sĩ Nghị, năm sau vào kinh thi đỗ phó bảng, còn Lê Sĩ Nghị thì chỉ dừng chân ở Á NGUYÊN CỬ NHÂN mà không đỗ đại khoa và có lẽ vì thế không có trong danh sách khoa bảng Hưng Yên chăng?

03. Thông tin thêm:

Ngoài bài thơ khoa Canh Tý nói trên, Tú Xương còn nổi tiếng bài PHÚ HỎNG THI KHOA CANH TÝ như sau:

Phú hỏng thi khoa Canh Tý

của Trần Tế Xương


      Đau quá đòn hằn,
      Rát hơn lửa bỏng
      Hổ bút hổ nghiên,
      Tủi lều tủi chõng.

Nghĩ đến chữ "lương nhân đắc ý"[1], thêm nỗi thẹn thùng,
Ngẫm đến câu "quyển thổ trùng lai"[2], nói ra ngập ngọng.
Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ nói vậy mà thiêng.
Nào ai ngờ chữ tốt văn hay, tài bảng nhãn thám hoa lỡ ra cũng hỏng.

Có một thầy :
 Dốt chẳng dốt nào ;
 Chữ hay, chữ lỏng.
 Nghiện chè nghiện rượu, nghiện cả cao lâu,
 Hay hát hay chơi, hay nghề xuống lõng.[3]
 Quanh năm phong vận, áo hàng gù, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh,[4]
 Ra phố nghênh ngang, quần tố n8],
 Con nhà dòng ở đất Vị Xuyên, ăn phần cảnh nọng[9]
 Năm vua Thành Thái mười hai,
 Lại mở khoa thi Mỹ Trọng[10]
 Kỳ đệ tam văn đã viết rồi,
 Bảng đệ tứ chưa ra còn ngóng.
 Thầy chắc hẳn văn chương đúng mực, lễ thánh xem gi13]
 Kẻ đến sáng văn còn được chấm, bảng cót nghênh ngang[14] ;
 Người ngồi khuya tên hãy được vào, áo dài lụng thụng.
 Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai?
 Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng!

Thôi thời thôi :
 Sách vở mập mờ;
 Văn chương lóng ngóng.
 Khoa trước đã chầy;
 Khoa sau ắt chóng.
 Hẳn có kẻ lo toan việc nước, vua chửa dùng tài;
 Hay không ai dạy dỗ đàn con, trời còn bắt hỏng!

Chú thích:

   1. ▲ Lương nhân đắc ý: Người chồng (hoặc vợ) đắc ý, được thể. Tác giả dùng chữ sẵn trong sách cổ, hàm ý nói những tưởng có thể đỗ đạt vinh dự
   2. ▲ Quyển thổ trùng lai: chữ rút từ thơ của Đỗ Mục tiếc thương cho Hạng Vũ, đại ý nói là "Con em xứ Giang Đông có lắm người tài giỏi. Nếu biết dốc hết lực lượng để đánh quật trở lại (quyển thổ trùng lai) thì chưa biết cục diện sẽ thế nào"
   3. ▲ Xuống lõng: chỉ việc xuống thuyền chơi gái, hát ả đào trên mặt sông.
   4. ▲ Ô lạc hoạn: Ô che bằng thứ lụa màu xanh óng ánh
   5. ▲ Quần tố nữ: Quần may bằng vải trắng đẹp hiệu Tố Nữ
   6. ▲ Giày Gia Định: giày ta, hở gót, mũi da đen bóng, sản xuất ở Gia Định (Nam Bộ)
   7. ▲ Lóng ngóng: lao đao, lận đận
   8. ▲ Tú rốt bảng: đỗ tú tài cuối cùng bảng. Tú Xương đỗ vào loại "thiên thủ" (lấy thêm)
   9. ▲ Cảnh nọng: khoanh thiệt cắt ở phần cổ trâu, bò hoặc lợn. Theo tục lệ nông thông trước đây, trong mỗi kỳ việc làng, đó là phần được hưởng của người đứng vị trí thứ hai trong làng xã (tiên chỉ, người đứng đầu, được hưởng phần sở).
  10. ▲ Mỹ Trọng: tên xã ngoại ô Nam Định, nơi đặt trường thi.
  11. ▲ Xem giò: xem chân gà luộc đem cúng để đoán điềm tốt xấu
  12. ▲ Nói mộng: kể lại giấc chiêm bao để thầy bói đoán điềm may rủi
  13. ▲ Ngoại hàm: Ngoài hòm, theo thể lệ thi củ, thí sinh nộp quyển bỏ vào một cái hòm để sẵn. Hết giờ thu quyển, người ta đánh một hồi trống, dứt hồi trống ấy thì những quyển nộp chậm phải để ngoài hòm, không được chấm nữa. Cả hai câu ý noi: đã phạm trường quy thì dù còn chưa dứt hồi trống thu quyển, quyển coi như bị loại ra ngoài hòm rồi.
  14. ▲ Bảng cót: bảng ghi tên những thí sinh được vào kỳ sau.

Logged
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #487 vào lúc: Tháng Tám 25, 2010, 05:57:18 PM »



Ngoài ra, trong danh sách đại khoa Hưng Yên gồm 228 vị chỉ ghi từ phó bảng trở lên, như vậy những người chỉ đỗ thi Hương như Lê Sĩ Nghị sẽ không nạp vào đây!

Logged
Hỉ Thần
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 19



Email
« Trả lời #488 vào lúc: Tháng Tám 27, 2010, 12:25:51 PM »

Còn nữa, em đọc một bài báo cũ nói về lúa nông nghiệp, có nói đến cây lúa bị bệnh má lộc, lúa bị bệnh má lộc là bệnh gì ạ? Phiền bác nào trả lời cho em, em đang rất cần!
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 27, 2010, 12:30:02 PM gửi bởi Hỉ Thần » Logged
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #489 vào lúc: Tháng Tám 27, 2010, 05:31:41 PM »

Còn nữa, em đọc một bài báo cũ nói về lúa nông nghiệp, có nói đến cây lúa bị bệnh má lộc, lúa bị bệnh má lộc là bệnh gì ạ? Phiền bác nào trả lời cho em, em đang rất cần!

Có hai khả năng thế này:

- Bệnh lúa von của lúa còn được gọi là bệnh mạ đực, bệnh mạ lụt, phải chăng từ má lộc bạn đọc được là âm đọc trại đi của mạ lụt?

- Tiếng Anh đã mượn tiếng Nhật từ Bakanaebio để hình thành từ Bakanae disease chỉ bệnh lúa von (Bệnh xuất hiện ở lúa trong giai đoạn đòng trổ, do nấm Gibberella gây ra). Bakanaebio viết bằng Kanji tiếng Nhật là 馬鹿苗病, âm Hán Việt là Mã Lộc Miêu Bệnh, vậy thì phải chăng má lộc là mã lộc?

Từ hai cứ liệu trên suy ra:

---------> Má Lộc có thể chỉ bệnh lúa von.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 27, 2010, 05:35:33 PM gửi bởi Khuatlao76 » Logged
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #490 vào lúc: Tháng Chín 01, 2010, 07:21:06 AM »

Mấy ngày hôm nay, em trong số các Viên sinh, Biền sinh về kinh đô thi Bác cử, tranh tài với các anh em ở Diễn Vũ Đường dưới sự ngự khán của Nhà Chúa, qua mấy kỳ gồm:

- KỲ ĐỆ NHẤT: Bảy bộ binh thư như LỤC THAO TAM LƯỢC của Thái Công, BINH PHÁP của Hoàng Thạch Công, Tôn, Ngô, Tư Mã, rồi vấn đáp Uất Liêu, Lý Vệ.

- KỲ ĐỆ NHỊ: Múa quyền, xách tạ, múa côn, đánh thương, bắn cung bắn súng.

- KỲ ĐỆ TAM: Kỳ này diễn ra vào đúng lúc tay Quỳnh ăn cắp mèo của Nhà Chúa nên mọi thứ đều khắt khe lắm. Em bị hỏi vặn vẹo mãi về văn sách, võ kinh, độn giáp, tử vi, phong thủy, rồi nhiều thứ nữa.

KỲ ĐỆ NHẤT VÀ KỲ ĐỆ NHỊ em vượt qua ngon, nhờ có Bluetooth, Google nên mấy câu hỏi hóc búa trở thành muỗi, thế rồi nhờ vào Nhân Sâm Hàn Quốc mới cả một lô rượu Phục Thần, Khởi Dương mà mấy cái trò xách tạ, đánh thương cũng chả thấm tháp vào đâu cả. Vào lúc bắn cung, em tu một lúc hai be Rượu Cúc nên mắt sáng như sao, bắn một phát được trên hạng ưu, thế là vào được vòng trong. Đến KỲ ĐỆ TAM, trả lời xong võ kinh, em vào làm bài thi viết, bài viết gồm 5 câu thế này:

- Cụ NGUYỄN TẾ CÔNG phải chăng là người của Quốc Dân Đảng?

- Cái tên Năm Sài Gòn được cố nhà văn Nguyên Hồng nhắc tới trong tiểu thuyết Bỉ Vỏ, em hãy cho biết cái tên Năm Sài Gòn có vị trí như thế nào trong hệ thống thân pháp của VŨ GIA.

- Hãy cho biết một sự kiện lớn trong giới võ thuật có liên quan đến huyền thoại võ thuật Việt Nam - Vs. VŨ BÁ QUÝ tại Tiệp Khắc, một trong những trung tâm Karatedo lớn nhất của Châu Âu vào những năm đầu thập niên 90. 

- Võ sư NGUYỄN TIẾN MỸ từng nói: "Võ học của tôi là đánh mà như đùa với đối thủ ...", quan điểm tâm pháp đó được cho rằng là rất gần gũi với TRIỆT QUYỀN ĐẠO của LÝ TIỂU LONG, em hãy làm sáng tỏ điều đó để thấy được điểm tương đồng giữa VŨ GIA THÂN PHÁP và TRIỆT QUYỀN ĐẠO.

- Sau khi đã có chút khái niệm về bản chất và tâm pháp của VŨ GIA THÂN PHÁP, em hãy dịch tên môn phái này sang tiếng Anh và Mỹ.

Ba câu trên đã khó rồi đến câu bốn thì khó quá mà không trả lời được thì câu năm cũng đừng hòng hiểu gì mà dịch sang tiếng Anh. Em buộc làm qua quýt ba câu trên rồi bỏ giấy trắng, bởi hồi ở trường làng, nhà nghèo không có tiền đi học thêm nên đến đây em tịt, chức Tạo sĩ lại lần nữa mất toi vì phạm vào lỗi Duệ Bạch (Bỏ giấy trắng). Bác nào giúp em với, để lần sau em còn đi thi không bố mắng, người yêu bỏ.

VÔ VÀN CẢM ƠN CÁC BÁC!
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 01, 2010, 07:40:56 AM gửi bởi Khuatlao76 » Logged
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #491 vào lúc: Tháng Chín 03, 2010, 09:28:43 AM »

Giả nhời (vui thôi, không phải tài liệu chính thống)
1/ Nguyễn Tế Công không những là dòng dõi hoàng tộc Việt Nam (mấy trăm năm qua luôn là dòng họ lãnh đạo) mà còn nổi danh bên Tàu với đỉnh đỉnh đại danh Tế Công Hoạt Phật. Ông còn là đại diện của đa số đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, nếu ai không tin có thể thống kê số lượng đảng viên mang họ Nguyễn. Ngoài ra, số lượng đồ tử, đồ tôn của cụ Tế mang họ Nguyễn và là đảng viên Đảng CS VN rất nhiều. Vì những lý do nêu trên, việc nói vu cho cụ Tế là đồng đảng với họ Tôn, họ Tưởng bên Tàu hay Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính ở ta là không có căn cứ.
2/ Năm Sài Gòn sau khi hợp hôn với Tám Bính được giang hồ đất Cảng truyền cho một bộ thân pháp vô cùng linh hoạt gọi là "thủy thượng phiêu", tương truyền do một vị tổ sư đất này do thưởng xuyên đạp sóng ăn hàng của đám hải thuyền đậu tai đây hoát nhiên ngộ ra. Năm Sài Gòn nhờ một thân công phu đó mà tung hoành Nam Bắc, đến khi gặp tôn sư Vũ Bá Quý tại đất Nam Kỳ trong một cuộc tao ngộ chiến, mến tài, cảm đức nên đã thân truyền tuyệt kỹ đó, góp phần vào việc hoàn thiên thân pháp Vũ gia sau này.
3/ Năm đó khi cụ Quý trên 80 tuổi, khi đi học trò phải đớ lưng ra sân bay. Sang bên đó, khi có vài vị võ sư nước sở tại muốn thử tài, cụ vẫn hiên ngang tiếp chiêu, sự kiện này đã từng được báo chí thời đó ghi lại. Một chi tiết nữa là khi được mời dùng thử bia Tiệp, cụ thử mọt ngụm rồi nhăn mặt chê: cái thứ nước nhàn nhạt khai khai này còn lâu mới bằng rượu lậu quê nhà. Ôi chao, võ ngoại như bia tươi, nông nổi nhạt nhẽo, sánh sao được với võ nội nhà mình, sâu thâm đậm vị.
4/ Họ Lý đùa với đối thủ, đối tác đến nỗi mạng vong, môn hộ không có đích truyền nhân, sau này đất Viêt có Tiểu Quân mộ danh mà thành lập Việt Nam Triệt Quyền Đạo. Nguyễn Tiến Mỹ sư phụ đến giờ vẫn ngày ba bữa rượu bia, đổ bác, con cháu đề huề, môn sinh đệ tử đong khắp thiên hạ. Thiêt nghĩ cái sự đùa của hai vị thế nào cũng không cần bàn thêm nữa.
5/ Anh thì gọi là Vũ gia còn thầy Mỹ gọi là Vũ gia thân pháp.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Vua Diễn Đàn
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 18



Email
« Trả lời #492 vào lúc: Tháng Chín 09, 2010, 02:21:47 PM »



Bây giờ em hỏi các cụ Hán Nôm nhé, em có cái này, bác nào biết giảng cho em cái, ba chữ trên cửa kia là gì ạ?
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 21, 2015, 05:37:33 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
BADALOC
Jr. Member
**
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 79



Email
« Trả lời #493 vào lúc: Tháng Chín 09, 2010, 03:20:23 PM »



Bây giờ em hỏi các cụ Hán Nôm nhé, em có cái này, bác nào biết giảng cho em cái, ba chữ trên cửa kia là gì ạ?

Cái này là ba chữ Môn Tử Môn, trước cổng làng Nguyễn Khuyến mà.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 21, 2015, 05:37:49 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

AMEN
Vua Diễn Đàn
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 18



Email
« Trả lời #494 vào lúc: Tháng Chín 09, 2010, 03:22:35 PM »



Em cần hỏi cái này nghĩa là gì cơ mừ, bác này buồn cười quá.
Logged
Trang: 1 ... 31 32 [33] 34 35   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn