Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 02, 2024, 11:12:51 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MẬT TÔNG  (Đọc 12088 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« vào lúc: Tháng Sáu 18, 2010, 04:00:06 PM »

Nhân vụ trưa nay mấy anh em đàm đạo về Mật tông, gửi một số thông tin lên đây để huynh đệ Tứ Hải tham khảo và tham gia bình loạn cho vui!

Giáo Pháp Mật thừa

Bình giảng về giáo pháp Kim cương thừa.

Lama Drikung Konchog Tinley Bình Giảng    

Dẫn nhập
 
Là một người tu hành theo Mật Tông Tây Tạng, tôi đã luôn tìm tòi học hỏi để thực hành các pháp môn Kim Cương Thừa. Tôi viết cuốn sách này chỉ muốn bày tỏ cho những ai có tâm muốn tìm hiểu giáo pháp của Kim Cương Thừa – một đề tài rất hay bị nhiều sự hiểu lầm của người ngoài và thậm chí ngay với giới Phật tử. Những thành kiến không hay đó là vì những người không hiểu biết hay chỉ nhìn bề ngoài của pháp môn này một cách phù phiếm. Họ nói rằng Mật giáo toàn là bùa chú, phù phép dị thường và không đem lại sự giải thoát chân chính thậm chí còn mang tính tà giáo dục lạc …

Vâng, khi tôi còn tu Tịnh Độ, nhìn vào những cuốn sách kinh Mật giáo của Việt Nam trong đó đa phần hàm chứa toàn những câu kinh chú với tác dụng cầu đảo ếm trớ, hầu như không có một sự giải thích cặn kẽ nào về những Kinh sách đó. Chính vì cái danh từ “MẬT” nên nó cũng trở thành Bí Mật Tông luôn. Mật giáo chỉ còn là những bài chú trong kinh tụng hàng ngày cầu an, cầu siêu. Sau đó với thuận duyên không ngờ, tôi xuất gia tu học theo truyền thống Mật Giáo Tây Tạng. Chúng ta biết rằng Tây Tạng là một quốc gia tiêu biểu của Mật giáo và đức Đạt Lai Lạt Ma là vị đứng đầu cả thế quyền lẫn tâm linh và được coi như một vị thánh tăng của Phật Giáo đồ. Và tôi đã được dạy theo truyền thống đó.

Mặc dù với tâm trí hạn hẹp và những khả năng kém của mình. Tôi vẫn mạo muội cho ra đời cuốn sách này với ý nghĩ rằng dẫu sao tôi cũng đã cố gắng hết mình để có thể nói về Mật Tông Tây Tạng một cách rõ ràng từ khía cạnh của một học giả và là một người tu hành. Tôi mong muốn rằng mình có thể - một chừng mực nào đó – làm cho quý vị có thể làm quen và hiểu thêm về Mật Tông một cách rõ ràng.

Hiển nhiên các giáo lý Mật tông vố dĩ là bí truyền cho nên người viết ở đây cũng cố gắng diễn giải trong khuôn khổ hạn hẹp mà mình tu trì và được chỉ dạy.

Danh từ Mật Tông là một từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn Sanskrit- Ngôn ngữ cổ cùa miền bắc Ấn Độ là Tantra nguyên nghĩa của nó có nghĩa là : nối tiếp, tương tục . Đây là một từ khó dịch với hầu hết các ngôn ngữ khác vì nó có nhiều nghĩa. Trong ngôn ngữ của các nước Tây phương họ để nguyên từ Tantra. Ở đây tôi xin gọi đơn thuần như người Việt “Mật Tông” – Tông phái tu trì thần chú.

Theo quan niệm của Mật tông, chúng tôi cho rằng Giáo Pháp – Dharma của đức Phật được chia làm ba phần : Tiểu thừa, Đại thừa, Kim Cương Thừa.

Thừa – Yana có nghĩa là cỗ xe. Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ được chỉ chung cho các hệ phái Nam truyền và các lời dạy của đức Phật trong kinh điển Pali – Ngôn ngữ nam Ấn. Các pháp tu của tiểu thừa tập trung vào việc quán chiếu bản tâm của hành giả bằng cách thiền định và giảm thiểu tối đa những ý nghĩ vọng tưởng hỗn tạp đó. Theo Tây Tạng, chúng tôi được học rằng tiểu thừa là con đường trực tiếp mà qua nó có thể hiểu các sự vật trên thế gian này trực tiếp và “như thật” một cách trần trụi vốn có của nó.

Một điều được chú trọng rất nhiều trong Tiểu Thừa đó là giới luật – Vinaya. Nó được xem như những quy tắc hành xử nhất định, nên hay không nên được dùng để điều phục tâm tánh của chúng ta. Trong Tiểu Thừa mọi thứ đều được chi phối và được lấy giới luật làm khuôn mẫu cho ba nghiệp thân, khẩu, ý. Và những vọng tưởng hỗn tạp cũng theo đó lần hồi mà đoạn dứt sạch để rồi đạt đến trạng thái cuối cùng – Sự chấm dứt mọi phiền não của tự thân và hoàn cảnh bên ngoài. Qua đó có thể dẫn tới sự giải thoát và cho ta sự an định trong tự thân là Niết bàn – Nirvana.

Giáo lý căn bản mà chứa đựng mọi pháp của Tiểu Thừa nằm gọn trong Tứ diệu đế - Cavary Aryasatyani. Nó còn được gọi là Bốn chân lý Mầu nhiệm.

Gồm có:

1-   Khổ đế - Dukkha: Là thực trạng đau khổ của con người rằng khổ đau là một thực trạng mà con người phải chịu từ khi sinh ra cho đến tận khi già chết.

2-   Tập đế - Samudaya: Là nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ do sự vô minh và tích tập các phiền não. Từ đó chúng tạo thành cái dẫn đến sự đau khổ, chỉ khi nhận thức đựơc nó một cách rõ ràng chúng ta sẽ tiến đến con đường của sự diệt trừ và chấm dứt khổ đau( Đạo đế ).

3-   Diệt đế - Nirodha : Là sự chấm dứt khổ đau – Giáo lý nhà Phật chấp nhận có sự khổ trên cuộc đời này và ở khía cạnh khác cũng chỉ ra con đường đối lập của nó – sự an lạc, hạnh phúc.

4-   Đạo đế - Magga : Là con đường, phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau để đạt tới sự an lạc hạnh phúc – Niết bàn.

Qua đây ta thấy được rằng giáo lý đạo Phật không phải là một học thuyết, giáo điều mà là sự tu tập, thực hành và trải nghiệm để rồi biến nó thành chất liệu sống trong mỗi con người. Giáo lý Tiểu Thừa cho ta có được một cuộc sống an lạc đúng nghĩa.

Đây chính là giáo lý mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng dạy hơn 2500 năm trước tại vườn Lộc uyển, phía bắc của sông Hằng gần Varanassi của Ấn độ. Được gọi là lần chuyển Pháp Luân thứ Nhất .

Đại Thừa – Mahayana được coi như một cỗ xe lớn rộng rãi so với con đường nhỏ hẹp của Tiểu Thừa. Những giáo lý của Đại Thừa vượt lên hẳn giáo lý chủ trương “giải thoát cá nhân” của Tiểu Thừa. Con đường của Đại Thừa chính là lý tưởng Bồ Tát vượt lên trên sự ích kỷ . Những phiền não tự chúng được coi là một phần của Đại Thừa. Những pháp của đại thừa luôn được đặt trên nền tảng cứu độ mọi loài chúng sinh và đặt quyền lợi của người khác lên trên những quyền lợi của chính bản thân mình và tìm đường giải thoát cho mình cũng như người. Đó chính là Bồ Đề Tâm – lòng từ bi và lý tưởng cứu giúp mọi chúng hữu tình.

Một điểm khác nữa là Đại Thừa nhấn mạnh về Trí Tuệ Toàn Hảo – Pajna paramita và không chủ trương từ bỏ bản thể cá nhân.

Con đường Đại Thừa đưa đến sự hoàn hảo về Trí Tuệ và Từ Bi - Lý tưởng của Bồ Tát.

Người sống với lý tưởng Bồ Tát tu tập 6 hạnh Toàn Hảo – Paramita

1- Bố thí. Làm việc từ thiện, tặng của cải vật chất và tinh thần. Bố thí còn bao hàm lòng từ bi và bao dung, sẵn sàng chuyển nhường hết công đức của mình để cứu độ người khác.

2- Trì giới. Sống với động thái đứng đắn, tiết chế. Có hành vi tốt để chế ngự những đam mê, tự mình bảo đảm cho mình một kiếp tái sinh thuận lợi để có thể tiếp tục hoạt động cứu rỗi chúng sinh.

3- Nhẫn nhục. Khó khăn phiền não nào của người nào cũng có nguyên nhân cá biệt của nó, người ngoài khó có thể hiểu thấu. Nắm vững quan điểm đó ta sẽ có lòng bao dung, biết thông cảm và kiên nhẫn khi tiếp nhân xử thế.

4-  Tinh tấn. Bền bỉ, quyết tâm trong mọi nỗ lực. Giữ ý chí kiên định để tinh tiến đạo đức và tâm linh, không để cho tâm tư mình bị xao lãng vì bất cứ cái gì.

5- Thiền định. Theo phương pháp quán tưởng như một phương tiện làm tan biến ảo giác về cái tôi – bản ngã. Trong thiền định, hành giả nhận ra mối liên kết giữa bản thân và tha nhân, cảm thụ được mọi hân hoan sầu khổ của chúng sinh.

6- Trí tuệ. Cũng là trí huệ, tuỳ người đọc. Hiểu được trí năng cao nhất thấu hiểu rằng vạn pháp chỉ do tâm tạo thành và do nhân duyên hoà hiệp mà có nhưng bản thể cũng vẫn là không.

Tóm lại, sự khác biệt sâu sắc nhất của Đại Thừa chính là sự vị tha – trên con đường đi tới Phật quả không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn phải vì lợi ích của mọi loài. Đó là một phần chính của giáo lý Đại Thừa mà đức Phật đã chuyển bánh xe pháp lần thứ hai tại núi Linh Thứu .

Cuối cùng là Kim Cương Thừa -  Vajrayana, còn có nghĩa là con đường Bất Hoại – Giáo lý tư tưởng của Kim Cương Thừa chính là sự trở về với bản chất của chính mình – sự an lạc vốn có và thường hằng kiên cố bất hoại. Được coi là lần chuyển Pháp Luân thứ ba của đức Phật tại nước Xá Vệ vườn Kỳ Thọ, đức Phật giảng về Phật Tánh nội tại vốn có trong tất cả chúng sinh, có nghĩa rằng mọi loài đều có Phật tánh. Đây là thừa tiếp nối của hai thừa trên và không thể nào đi thẳng vào Kim Cương Thừa mà không hiểu về giáo lý căn bản của Tiểu Thừa và Đại Thừa Phật giáo. Thực hành Kim Cương Thừa hàm chứa một sự nguy hiểm lớn lao mà ngay cả những vị đại sư cũng phải e dè và cho rẵng những ai không thông suốt những giáo lý căn bản của đức Phật mà thực hành Kim Cương Thừa sẽ là một việc làm tai hại nhất .

Kim Cương Thừa chính là phần phát triển của hai thừa trước và đặt sự các pháp phương tiện làm đầu – Phương Tiện Thiện Xảo. Kim Cang Thừu dùng mọi năng lực mà con người có như năng lượng, các luân xa, sự ham muốn …

Kim Cương Thừa chính là cái mà cuốn sách nhỏ này muốn trình bày với quý vị. Nó vô cùng quý báu và được các vị Lạt Ma hết sức tôn trọng và coi như gia tài của chính chúng tôi – cho nên các giáo lý đó chắc chẵn sẽ không được truyền lại một cách bất cẩn, sơ sài. Nhưng đễ thuận duyên cho những ai có cơ may tu tập Kim Cương Thừa tôi đã viễt và vẫn mong rằng nó là một viên gạch nào đó để có thế giúp người Việt Nam chúng ta kết duyên lành với Mật Thừa. Quý vị sẽ không thể thực hành những giáo lý ở đây bởi chúng chỉ như một tấm bản đồ được vẽ ra cho rõ ràng hơn. Hãy nhờ một người hướng dẫn viên giỏi và đi theo đó một cách tinh tấn hết lòng.

Và điểm cuối cùng tôi mong rằng quý vị luôn có trong tâm điểu chính yếu của Phật giáo đó là lòng thiết tha mong cầu lợi ích cho chúng sinh.
01.11.2008
Drikung Konchog Tinley
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 15, 2013, 06:35:36 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Sáu 18, 2010, 04:02:17 PM »

Tìm sự thanh tịnh vốn có của Tâm.

Theo Phật giáo, tâm thức của chúng ta tràn đầy sự vô minh bất tịnh của ba thứ tham lam, sân hận, và vô minh.  Nhưng ngược lại, cho dùng chúng có tối tăm thế nào đi chăng nữa thì bản tánh của nó vốn là thanh tịnh.  Ta có thể ví dụ nó như mặt nước, bản tánh của nó thì tịch tĩnh nhưng mặt biển có gió nên luôn luôn nổi sóng. Vì vậy các pháp môn của Phật Giáo mà tiêu biểu là Mật Tông đều là làm cho chúng ta nhận thấy cái bản tánh ấy trong con người chúng ta và đạt đến cái bản lai thanh tịnh ấy.

Giáo lý của Kim Cương Thừa đã có mặt cách nay hàng ngàn năm và luôn nằm trong vòng bí mật. Những người cầu pháp của Mật tông ngày xưa đã trả giá rất đắt cho cái giáo lý mà họ nhận được bằng những cố gắng khó có thể tưởng tượng nổi. Đọc những câu chuyện của ngài Milarepa hay Naropa, việc tìm gặp được vị thầy và cầu sự trao truyền pháp là vô cùng gian khổ.  Ngày này, như tôi được học so với các ngài xem ra có lẽ vẫn còn quá dễ dàng và sung sướng, phải chăng vì không có sự nỗ lực tu tập và khát khao giáo lý như các ngài nên tôi chỉ tu chứng được đến vậy thôi?

Giáo lý của Kim Cương Thừa thì vô cùng quý báu, việc gặp gỡ một câu thần chú Om Mani Padme Hum thì đáng quý ngoài sức tưởng tượng của bạn rồi. Và thậm chí nếu bạn gặp và thực hành giáo lý này nó là sự may mắn phi thường – khó hơn cả việc có một tái sinh vào cõi tịnh độ.

Khoảng 800 năm trước có một người hỏi đức Ban Thiền Lạt Ma – Panchen Lama rằng xin ngài hãy chú nguyện mong sao cho kiếp sau con được làm người. Ngài đáp : “Ta làm được”. Xin cho kiếp sau con được sinh trong gia đình giàu có . Ngài trả lời : “Ta làm được”.

Đến lần thứ ba, anh ta hỏi xin ngài cho con có thể gặp được giáo pháp Kim Cương Thừa và thực hành nó. Ngài liền trả lời : “Cái này thì ta không thể làm được vì chỉ có chính anh với sự tích tập công đứng lớn lao mới có thể có duyên ấy”.

Vâng, đó là điều vô cùng may mắn khi được gặp giáo lý quý bau hơn hết thảy mọi thứ trên đời này. Hiện tại Kim Cương Thừa được truyền rộng ra các nước trên thế giới nhưng không vì thế mà chúng được coi như những món hàng – những điều thực tế ở Phương Tây.

Theo truyền thống Kim Cương Thừa, giáo pháp này đã được các vị tổ trong tông phái giữ gìn và truyền miệng cho nhau tù những thế hệ này đến thế hệ khác, do đó mà giáo lý Mật Tông được gọi là giáo lý Nói Nhỏ Vào Tai ( nhĩ truyền ) hay Mật Truyền. Nó không phải như một loại Mật Mã mà chỉ có chư tổ mới hiểu mà nói nhỏ với nhau, mà là vì để giúp cho nó được bảo vệ một các an toàn không bị nhữg kẻ thiếu phẩm chất có được. Giáo lý Kim Cương Thừa rất đặc sắc và dản dị tơi mức không ngờ.

Kim Cương Thừa tiếp nối các giáo lý nền tảng là Đại Thừa và Tiểu Thừa và chuyển tải nó theo một khía cạnh khác.  Bình thường vói nhãn quan của chúng ta thấy rằng mọi việc đều khởi điểm ở một điểm nhưng với giáo lý đạo phật thì nó là sự tương tục – Tantra không có sự khởi đầu mà cũng không có sự kết thúc. Cho nên trên con đường tìm về bản tâm thanh tịnh của mình, hành giả phải lùi lại và trải qua những sự chứng nghiệm về tiểu thừa, đó là phần căn bản nhất.

Một trong những kinh nghiệm của Tiểu Thừa về giáo lý vô ngã và trực nhận được thế giới quan này không hiện hữu năng lực siêu nhiên của các đấng thần linh. Khi chúng ta nhận thức rõ ràng được điều này thì cũng như việc ngoài Phật tánh trong chính mỗi người chúng ta thì không còn gì khác.

Chúng ta luôn luôn dán nhãn mác cho mình để rồi tự biến mình thành lọ Cola, Pepsi, hay một hãng thời trang nổi tiếng nào đó chẳng hạn ? Để rồi khẳng định rằng cái Ta thật có và cứ mãi bám chấp vào một cái Ngã ảo tưởng, rối bời tâm trí theo nó, lo lắng chăm sóc cho nó hàng ngày những tưởng rằng có thể đem lại sự an lạc cho nó. Tuy nhiên những sự mong cầu này luôn luôn là vô vọng vì nếu chúng ta chỉ cố gắng làm tăng trưởng cái ngã bám víu này thì đau khổ lập tức đi theo sau như cái xe đi theo con vật đang kéo nó. Giáo lý của Tiểu Thừa giúp chúng ta nhận ra ta là ai, ai là ta và có một cái ta thường hằng bất biến hay không – để chỉ cho ta thấy rằng không có một cái bản ngã bất biến thường hằng.

Chúng ta luôn luôn tự hỏi rằng tại sao có thể vô ngã – khi chúng ta có một cái thân vật lý này, chúng ta ăn, chúng ta ngủ v.v…  và mang một cái tên – sự dán nhãn đặt thương hiệu.

Nhưng chúng ta bị lầm ngay tức thì vì nó bởi vì chúng ta bám chấp vào một cái tâm không thật. Được dựa trên lý do ai ăn, ai ngủ, ai cười chúng ta cho rằng nó thật sự hiện hữu và đang làm những việc như trên. Sự sai lầm này có từ xa xưa – những kiếp trước là nó chính là lý do tạo nên sự đau khổ bây giờ. Vì vậy việc gạt bỏ được nó là cả một quá trình dài và cần hết sức nỗ lực.

Bạn sẽ không thể đi vào con đường Kim Cương Thừa khi chưa biết tự nhủ rằng ta – cái ta thực sự nó không hiện hữu . Đôi khi có ai đó nghĩ rằng có thể tìm ra sự Vô Ngã này bằng cách lý luận khúc triết về nó – tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết và trực nhận vô ngã không phải chỉ là một lý thuyết suông – nó đòi hỏi sự thực chứng của chính bản thân hành giả.

Nói về điều này đã có một câu chuyện – Một chú tiểu tu trì về giáo lý này và cho rằng tất cả mọi thứ đều không, ta vô ngã – không hết, không ta, không thầy, không có khổ đau…

Anh ta đến bên vị thầy và nói rằng mình đã nhận thấy mọi vật là như thế. Vị thầy liền đó cầm chiếc dép đập túi bụi vào mặt anh ta và anh ta la lên kêu đau một cách tức tối.
-Vậy ai đang kêu đau?

Và như vậy, sự trải nghiệm về vô ngã là một điều hết sức cần thiết,  không thể máy móc. Theo Kim Cương Thừa thì luôn luôn hiện hữu một con đường thoát ra khỏi trạng thái tâm thức vô minh và chấp ngã này. Ai ai cũng nỗ lực hết mình để dán nhãn cho cái Ta trên cuộc đời vô thường này để rồi nhận ra rằng nó không bao giờ thường hằng. Chúng ta có thể no hôm nay và lại đói vào ngày mai cũng như sinh ra rồi cũng sẽ có ngày chết đi – điều can hệ ở đây chính là sự vô thường. Tâm chúng ta vô thường – các suy nghĩ của chúng tat hay đổi liên tục.

Quý vị có thể thấy điều này thông qua một cửa hàng thời trang – mỗi ngày họ cho ra một kiểu mẫu mới và những gì hôm qua được cho là Mod đó được ném lại vào trong thùng . Cho nên chúng ta nên thấu hiểu sự vô thường của tâm và hoàn cảnh, những gì chúng ta cho là tốt đẹp và hạnh phúc hôm nay nó sẽ biến đổi hết tốt đẹp hạnh phúc vào thời gian nào đó . Theo tôi thì nhanh thôi.

Hãy là người nhận rõ ràng cái KHÔNG HIỆN HỮU để hiểu và sống thật với nó. Điều mà chúng ta phải hiểu rằng các hinh tướng , âm thanh, màu sắc, hương vị có và không đều là những thứ không thực  và vô ngã . Tất cả chỉ là do tâm thức này của chúng ta nhận thức một các mù mờ và dán nhãn cho nó mà thôi. Chúng ta nhìn mọi vật theo cách của chúng ta yêu – ghét – đẹp – xấu … Những phân biệt như vậy sẽ đem tới sự bất an – vì luôn muốn theo ý mình. Và càng phải hiểu rằng kinh nghiệm của bản thân về tánh không không thuộc về các quá trình phân tích và triết giải – mặc dù có thể phần đầu cần đến nó – nhưng phải cho mình sự thực chứng về VÔ NGÃ. Nếu quý vị bước vào Kim Cương Thừa với cái bản NGÃ và không có chút hiểu biết gì về Tính Không thì tất cả cái mà bạn có được chỉ là một cái vỏ lá gói bánh chưng rỗng tuếch mà thôi - thật chẳng hay ho gì khi bề ngoài là hay nhưng bên trong chẳng có gì cả và vô ích.

Quay trở lại vấn đề bản lai thanh tịnh, rõ ràng khi chúng ta xác định tu tập Kim Cương Thừa thì mục đích chúng ta phải là thành Phật , giải thoát giác ngộ  – mục đích khác thì tốt nhất quý vị nên chọn cái khác. Nhiều người về bản chất của họ vốn không thể thực hành Kim Cang Thừa – đừng tưởng rằng ai cũng có thể tu tập được Kim Cang Thừa.

MỘT KHUYẾN CÁO CỦA TÔI LÀ NẾU BẠN KHÔNG MUỐN GIẢI THOÁT GIÁC NGỘ BẰNG CÁCH NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ - XIN ĐỪNG TU TẬP MẬT THỪA.

Bởi vì nhiều người đã đùa giỡn với chính những thần lực Mật Tông, những pháp tu lấy con đường tham dục, si mê, hận thù làm con đường giẫm lên chúng mà đi tới Phật Quả. Và họ đã phải trả giá đắt cho việc không hiểu tường tận con đường mà họ đặt chân lên với sự do dự - không khôn ngoan. Có thể ai đó nói thực hành Kim Cang Thừa giống như trồng một cái cây mà hàng ngày bạn cần chăm sóc nó đến nơi đến chốn – từ khi bạn cho hạt giống vào lòng đất cho đến lúc nó trở thành một cái cây khoẻ mạnh. Nhưng trong thực hành Mật Tông thì không thể chỉ đơn thuần như thế mà chúng ta cần phải coi nó như chính bản thân ta – sống hoàn toàn với những tư tưởng này.

Nếu chúng ta có khả năng sống với nó và bao trùm nó lên toàn thể những gì ta làm – đó chính là một nguồn phúc lạc vô tận mà Mật Giáo đem lại. Về bản chất của chúng ta vốn là một tâm “Không Hiện Hữu” và nhận chân ra nó là bạn hoàn toàn đủ điều kiện để đi vào cánh cửa Mật Thừa.

Hãy học cách khéo léo làm sao cho những kinh nghiệm của “Vô Ngã” “Vô Thường” và “Tánh Không” thực sự có trong bạn, điểu này không dễ nhưng cũng không phải là quá khó. Vì vậy nếu quý vị không thể hiểu những căn bản này thì việc tìm đến cái Bản Tánh Kim Cang Bất Hoại mà Mật Tông cho ta là điều hoàn toàn mơ tưởng.

Kim Cang Thừa đem đến sự giải thoát dễ dàng nhưng đồng thời người tu tập cũng phải có những cố gắng và nỗ lực tương ưng và thực sự dũng mãnh trong ý chí. Sự giải thoát sẽ đến rất mau nếu chúng ta – theo Giáo lý Kim Cang Thừa – biết vận dụng các năng lượng vốn tiềm tàng trong mỗi con người, cái này rất khó hiểu nhưng có thể ví dụ nó với năng lượng Tính Dục của bạn – nó vô cùng lớn và chúng ta sẽ chuyển hoá nó thành năng lực giác ngộ.

Tất cả mọi điều mà tôi muốn trình bày ở chương này là : Hãy biết rằng trong bạn và tất cả mọi người đều có Phật tánh thanh tịnh không bị nhiễm ô bởi những tư tưởng nhị nguyên. Khi bước và Kim Cang Thừa hãy có một trải nghiệm và nhận rõ về tánh không vô ngã – Để làm được việc này hãy cố gắng quán về sự vô thường của mọi sự vật và vô ngã của cái ta.

Hãy dũng mãnh tiến vào con đường của Mật Thừa – Tâm Kim Cang Bất Hoại
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 15, 2013, 06:37:45 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Sáu 18, 2010, 04:02:53 PM »

Tam Nghiệp trong Mật Giáo

Hàng ngày bạn có bao giờ đếm xem mình đã làm bao nhiêu việc xấu và bao nhiêu việc tốt ? Chắc hẳn bạn không đếm được và cũng chẳng bao giờ bạn nghĩ đến điều đó. Chúng ta đều nhận thấy rằng lời nói, thân xác và ý thức này là những công cụ tạo nghiệp của chúng ta.
Nghiệp có nghĩa là những hành động tạo tác. Mọi việc bạn làm trên đời này dù thế nào đi chăng nữa cũng nằm trong nghiệp. Nghiệp có ba loại nghiệp xấu, nghiệp lành, và nghiệp vô ký – chẳng xấu cũng chẳng tốt . Đã là nghiệp rồi thì tất nhiên chúng sẽ đem lại quả báo tương ưng với những gì bạn đã tạo .
Để cụ thể hơn chúng ta nói có mười nghiệp xấu/tốt của thân khẩu ý :
1. Những nghiệp dữ

Những nghiệp dữ chia ra như sau:

a) Những nghiệp dữ về Thân có ba là: Sát sanh, trộm cắp, dâm dật.

b) Những nghiệp dữ về Khẩu có bốn là: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.

c) Những nghiệp dữ về Ý có ba là: Tham lam, giận hờn, si mê.

Cộng tất cả Thân, Khẩu, Ý thì có mười nghiệp dữ.

2. Những nghiệp lành

Nếu bạn làm ngược lại với 10 nghiệp dữ trên đây thì sẽ có được 10 nghiệp lành. Mười nghiệp lành chia ra như sau:

a) Về Thân có ba: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật.

b) Về Khẩu có bốn: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.

c)Về Ý có ba: Không tham lam, không giận hờn, không si mê.

Ba thứ này liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành thân này và là cái để tạo ra nghiệp. Chính ba thứ này theo Tiểu Thừa trói buộc chúng ta trong vô minh. Nhưng trong Kim Cang Thừa ba nghiệp này chính là cửa ngõ của chúng ta với thế giới ngoại tại và chúng ta sẽ chuyển hoá nó. Giáo lý của Mật Tông rất quan tâm đến mối tương quan này – chúng ta sẽ chuyển hoá chúng thành Kim Cang.
Nói cách khác chúng là nền tảng, là công cụ để chúng ta đạt tới Thân Kim Cang, Khẩu Kim Cang, Ý Kim Cang . Và việc chúng ta đạt được Bản Tính Kim Cang chính là phải thành tựu ba thứ này.
Thân khẩu ý của chúng ta đối với các sự vật chung quanh đều có sảy ra sự phân biệt. Vậy tư tưởng này do đâu mà có? Thử ví dụ với hình ảnh một người da đen – xem nhé – lập tức tâm phân biệt nổi lên.
Bạn nhận thấy anh ta khác mình – vì không phải người Việt Nam – lại phân biệt.
Anh ta da đen – vì không trắng bằng chúng ta – lại phân biệt nữa .
Tâm ta phân biệt ngay rằng anh ta là nam chứ không phải nữ, da đen chứ không trắng, chẳng phải giống ta Vì chúng ta có sự cảm thọ hay kinh nghiệm rằng mình là thế này, màu này thế này, màu kia thế kia và đối chiếu với những thứ mà chúng ta thấy . Đây chính là những cách mà người tin rằng cái họ nhìn thấy là điều có thật và kéo theo sau nó là hàng tá những rắc rối với tu tưởng nhị nguyên khác.
Một khía cạnh khác nữa mà nhiều người cùng mắc phải đó là cho mọi điều đề không hiện hữu, và họ cho rằng những gì họ thấy, xúc chạm, cảm thọ đều không hiện hữu rồi chấp chặt vào quan điểm đó.
Nó là hai quan điểm Thực Có và Không Thực Có – vẫn là nhị nguyên.
Đối với Mật Thừa bạn không được vướng vào một trong hai tư tưởng này vì chúng ta hiểu rằng các sự vật thì hiện hữu, không ai có thể nói rằng cái tay của mình không có. Chúng có mặt và đối đãi ngược lại với những cái không hiện hữu – Chúng có mặt và chịu sự chi phối của cái không và có. Chúng ta không thể có bên trái mà không có bên phải, không thể có trên mà không có dưới do vậy nếu có cái hiện hữu thì cũng phải dựa vào cái không hiện hữu mà có nó.
Một logic đơn giản mà khá buồn cười mà ai ai cũng làm nó hàng ngày và tất nhiên dùng quan niệm đó với mọi thứ: Một mặt trăng khuyết được gọi là khuyết bởi vì đơn giản nó không tròn.
Để hiểu được quan điểm này của Kim Cang Thừa quý vị có lẽ cần một thời gian để suy ngẫm về nó – tại sao có phía đông lại phải có phía tây, nếu thân ta không có thật thì hẳn mặt khác của nó sẽ có thật. Và quý vị sẽ đến một phần quan trọng nhất là Bát Nhã – Một tư tưởng triết học của Đại Thừa.
Chẳng có cũng chẳng không, mọi vật chúng đều hiện hữu như nó vốn có.
Khẩu phát ra âm thanh và Thân làm ra hành động và qua đó chúng ta tạo ra thế giới này bằng cách của chính mình – mọi hiện tượng xung quanh được biến chuyển theo cách nhận thức của mình và qua Ý.
Với âm thanh – Mật thừa rất coi trọng nó, chúng ta phải hiểu rằng Âm Thanh rất có năng lực. Chúng ta hãy nghe một đoạn nhạc buồn và ngay sau đó sẽ nhận thấy rằng mình cũng buồn theo , một lời nói gió bay có thể giết một người, một lời nhỏ nhẹ nịnh hót có thể đem đến cho bạn những lợi dưỡng… và do vậy để có Khẩu Kim Cang chúng ta sử dụng Âm Thanh của thần chú.
Đừng nghĩ rằng âm vận của các bài thần chú là những gì kinh sách trao cho bạn. Bạn đã nghe nó từ lâu rồi và ngay cả khi bạn bị điếc – tâm bạn sẽ vẫn có những âm thanh lải nhải. Từ khi bạn sinh ra cho đến chết đi – toàn là âm thanh. Qua đó chúng ta có một thế giới, thế giới của các mẫu tự - các chữ cái .

Vũ trụ này theo quan niệm được hình thành từ bốn nguyên âm và ba mươi ba phụ âm. Và như vậy chúng ta hiểu rằng tại sao trong Mật Tông cần phải quán các mẫu tự của thần chú. Bởi vì tâm chúng ta hay đặt tên cho cô A xấu, anh B đẹp, anh C có vấn đề … Và khi quán tưởng chủng tự giúp cho việc phân biệt này được giảm thiểu tối đa. Bởi vì tất cả thế gian đều do những chủng tự này sinh ra mà. Có gì phải thắc mắc.
Hàng ngày niệm hai thần chú nguyên âm và phụ âm này ba lần sẽ giúp mọi lời nói mà mình phát ra đều biến thành Thần chú :
Ôm a a i i u u ri ri li li e ai ô au am ah sô ha

Ôm ka kha ga gha nga/ cha chha ja jha nya/ tra thra dra dhra nra/ ta tha đa dha na/ pa pha ba bha ma/ ya ra la wa/ sha shha sa ha ksha sô ha.
Tâm ý chúng ta ở đây sẽ được hiểu rất đơn giản. Chúng ta sẽ không nói về cá tâm suy nghĩ mà nói về cái tâm chỉ có nhận thức mà thôi. Không bị chi phối bởi những thứ mà chúng ta đã học được, kinh nghiệm đãi trải qua . Chúng ta đơn giản nói về một cái tâm có thể nhận biết được nhiều khía cạnh của nhiều cảnh giới , cái tâm chỉ có nhận thức chứ không có phân biệt này kia. Khi đó chúng ta sẽ nhận ra rằng chẳng có gì phải bàn cãi cả, tâm chúng ta uyên nguyên và thuần an lạc và các tư tưởng luận bàn linh tinh sẽ đều vắng bặt. Tâm hoàn toàn trống trải một bề thanh tịnh. Đó là sự cảm nhận của tánh kim cang – đón nhận mọi thứ của thế giới mà không hề đưa qua một biểu tượng hay thước đo bất kỳ mà ta đão tạo. Trong cảnh giới Kim Cang của tâm, mọi thứ đều đơn giản hiện hữu nó là nó như thật – như nó chính là và hoàn toàn chúng ta nhìn thấy, tiếp xúc trực tiếp được mọi sự vật không thông qua các lăng kính xấu tốt đẹp hay . Mà nó chỉ là nó mà thôi.
Qua chương này – chúng ta cảm nhận được một phần của Thân Khẩu Ý Kim Cang, chúng vững vàng cứng chắc không gì lay chuyển nổi cũng như không có gì bên ngoài có thể lay chuyển được sự an lạc nội tại của ta.
Thần chú nguyên âm và phụ âm này rất quan trọng nên tôi hi vọng quý vị sẽ chép lại nó và trì tụng lại mỗi ngày 3 lần. Quý sẽ trải nghiệm những chuyển biến lạ kỳ - mọi lời nói quý vị nói ra đều có sự ban phước.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Sáu 18, 2010, 04:03:52 PM »

Dòng Pháp Kim Cang Thừa

Ở đây chúng ta đề cập tới một điều quan trọng của mật tông, sự truyền thừa các giáo pháp Kim Cang Thừa đước tiếp nối từ trước đến nay. Chúng tôi được dạy rằng truyền thống Kim Cang Thừa bắt đầu từ thời đức Phật vào lần chuyển pháp luân thứ ba . Và khi giảng thuyết về Mật tông đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiển lộ dưới dạng Pháp Thân là Phật Kim Cang Trì.
Đây là sơ lược dòng truyền thừa của phái Drikung Kagyupa Tây Tạng
Vajradhara (tạng ngữ: Dojrechang)
Phật Kim Cang Trì
Kim Cang Bí Mật Chủ.

Đây là Hoá thân thuyết về Mật giáo. Đức Phật Thích Ca là hoá thân thuyết về hiển giáo.Vajradhara là Đức Phật nguyên thủy là tinh túy của Tam Thân, hóa thân của hết thảy ba đời chư Phật. Vajradhara là biểu trưng Pháp Thân Phật, vì vậy cũng chính là biểu trưng sự chứng ngộ tuyệt đối.
Ngài Tilopa (968-1069)

Ngài sanh truởng tại xứ Ðông Bengal trong một gia đình quý tộc Bà-la-môn.  Ngài tu học với nhiều vị thượng thủ, đặc biệt là qua linh kiến với các vị bổn tôn như Vajrayogini,Vajrapani, Chakrasamvara, và với Ngài Long Thọ (Nagarjuna) về tánh sáng, về thân huyễn ảo và pháp môn Mật thừa Guhyasamaja.Ngoài ra, Tilopa còn được thụ nhận rất nhiều giáo pháp từ các đại đạo sư mật thừa như: Đại dịch giả Acharya Charyawa và Thành tựu giả Lawapa. Ngài tinh thông pháp Bardo (trạng thái trung ấm giữa chết và tái sinh), Phowa (chuyển di tâm thức), Tummo (nội hỏa) cùng vô số các giáo pháp khẩu truyền khác. Mặc dù Tilopa có rất nhiều các đạo sư giác ngộ hiện thân trong loài người nhưng bản sư của Ngài là Đức Phật Kim Cương Trì, Ngài là bậc Thầy trực tiếp truyền cho Tilopa nhiều giáo pháp mật thừa trong đó có cả pháp tu Mahamudra. Khi làm vua, ngài đã dùng thần lực từ bi để chặn đứng cả một đại quân khát chiến.  Ngài nhập thất tu ẩn nhiều năm và đạt đuợc nhiều chứng đắc thâm diệu, nhưng chính khi được bổn sư Long Thọ giao phó cho ngài công việc giã mè cho một điếm-nữ  mà ngài Tilopa đã đắc quả vô thượng trên tầng đệ nhất nghĩa.
Ngài đã chọn Naropa làm người trì giữ dòng truyền thừa.
Naropa (1016-1100)

Ngài Naropa xuất thân là một vị hoàng tử xứ Ấn và là một học giả lỗi lạc từ đại viện Phật Học Nalanda, nhưng ngài đã từ bỏ hết thảy để tìm về dưới chân của đạo sư Tilopa, trải qua 12 cảnh khổ nhục và mười hai thử thách nhỏ để tịnh hóa ác nghiệp và những ám chướng. Nhờ sự gia trì của Tilopa và sự tịnh hóa của chính mình, Naropa thực chứng được bản tâm quang minh tịch tĩnh, thể nhập tự tính Vajradhara. Sau khi thành tựu giác ngộ huy hoàng, Naropa truyền dạy Phật Pháp cho vô số đệ tử ở rất nhiều nơi đặc biệt tại vùng Kashmir, nơi có rất nhiều ngôi tự viện do chính Ngài xây dựng. Trong lịch sử Phật Giáo, Ngài Tilopa và Naropa đều là trong số tám mươi tư Đại thành tựu giả.cùng cực dưới sự hướng dẫn của thầy, và đã đắc Ðại-Thủ- Ấn viên mãn.
Ngài đã chọn Marpa làm người trì giữ dòng truyền thừa cho tây tạng.
Lhodra Marpa(1012-1096)

Marpa sinh trưởng tại Chukhyer miền Nam Tây Tạng. Ngài học tiếng Phạn và thụ nhận một số giáo pháp từ Lama Drogmi Lotsawa thuộc dòng Sakya. Không bằng lòng với sự tu học này, Marpa quyết định bán hết tất cả tài sản của mình lấy vàng để đi Ấn Độ tìm cầu giáo pháp và truyền bá về Tây Tạng.Ngài sang Ấ Ðộ được một đại sư tên Naropa tryền dạy,về lại Tây-Tạng Marpa mở rộng những công trình học thuật của mình,truyền bá mật tông truyền thống mà ông đã tu luyện thành công,Ngài Marpa lập trường lấy tên là New Kagyu,thâu nhận hàng trăm đệ tử,truyền bá bí quyết mật tông những thứ đã được hấp thụ từ đại sư Naropa(Một trong 84 người đại sư xuất chúng của Ấn Ðộ thời bấy giờ)
Tuy ngài là cư sĩ nhưng luôn tự tại trong cuộc sống thế tục.


Ngài đã chọn Milarepa làm người trì giữ dòng truyền thừa kế tục.
Milarepa (1052 - 1135)

Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng.Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái.Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín.Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận trước những ác nghiệp của mình, Ngài quyết định đi tìm thầy học đạo để tịnh hóa tội chướng. Để tịnh hóa những ác nghiệp của Milarepa, đại đạo sư Marpa bắt Milarepa phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khó khăn trước khi dạy Ngài giáo pháp. Tự một mình Milarepa xây dựng tòa nhà hình tròn ở phương đông, tòa nhà bán nguyệt ở phương tây, tòa nhà hình tam giác ở phương bắc và tòa nhà hình vuông ở phương nam. Nhưng cứ hễ vừa sắp xây xong tòa nhà nào thì Marpa lại bắt phá đi, xây lại theo hướng khác. Cuối cùng, sau khi Milarepa hoàn thành xong một tòa nhà cao chín tầng theo sự chỉ dạy của Marpa, Marpa mới chính thức bắt đầu truyền dạy giáo pháp cho Milarepa, và xem Milarepa như người con tâm huyết của mình.
 Gampopa (1079 - 1153)


Gampopa sinh ra trong bộ tộc Nyi tại Nyal thuộc miền Nam Tây Tạng. Ngài được phụ thân nuôi dưỡng, dạy dỗ thành một thầy thuốc. Năm 16 tuổi, Gampopa đã là một thầy thuốc trứ danh và một đại học giả tinh thông về Mật Thừa. Gampopa lập gia đình và có hai con nhưng vợ con Ngài đều bị chết trong một đại dịch. Sự trải nghiệm thương đau này đã khiến Gampopa xả bỏ đời sống thế tục, xuất gia tu hành.
Lần đầu tiên nghe thánh danh Milarepa, Ngài lập tức cảm thấy trong mình trào dâng lòng sùng kính sâu xa và nhận ra rằng Milarepa chính là đức Bản sư tiền định của mình. Gampopa bán hết nông trang lấy vàng cho chuyến đi tìm gặp Milarepa ở miền Tây Tây Tạng. Milarepa nhận ra Gampopa chính là đệ tử và truyền trao toàn bộ giáo pháp dòng Kagyud cho Ngài. Sau khi thụ giáo với Milarepa, Gampopa đi tới Dagpo để nhập thất tu tập thiền định trong nhiều năm và xây dựng ngôi tự viện Dagla Gampo.

Phagmo Drukpa (1100 - 1170)

Phagmo Drupa sinh ra trong một gia đình nghèo làm nghề không lương thiện ở tỉnh Kham miền Đông Tây Tạng. Mặc dù vậy, Ngài không hề bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của gia đình. Ngay từ trước khi hạnh ngộ Gampopa, Phagmo Drupa đã có đầy đủ những phẩm chất của một Thành tựu giả. Trong mọi cử chỉ hành động, Ngài đều khiêm cung và bình đẳng với tất cả mọi người bất kể địa vị xã hội như thế nào, bất kể giàu hay nghèo. Ngài đặc biệt từ bi thương xót những người gặp cảnh ngộ bất hạnh và thường hay bố thí tài vật cho họ mặc dù ngay bản thân mình cũng không có đủ.Mặc dù đã đạt được những thành tựu như vậy nhưng Phagmo Drupa vẫn cảm thấy mình cần sự chỉ dạy của một bậc Thầy giác ngộ. Do đó, Ngài viếng thăm tự viện Dagla Gampo. Ngay giây phút hạnh ngộ Gampopa và sau một thời gian đàm đạo ngắn, Phagmo Drupa lập tức chứng ngộ bản tâm trí tuệ và hoàn toàn thực chứng viên mãn chân lý tuyệt đối. Trong những ngày tiếp theo, Ngài hoàn toàn thành thục đốn chứng Mahamudra.
Pháp vương Jinten Sumgon (1143-1217)

Đây là vị tổ lừng danh là đấng bảo hộ ba cõi trong Phật giáo Tây tạng. Ngài sinh năm 1143 tại tỉnh Kham miền đông Tây tạng trong gia đình Drugyal Kyura. Ngài đã thành quả vị Phật ngay trong đời này và là đệ tử tâm đắc nhất của đức Phagmo Drupa. Khi ngài nghe tên đức Phagmo Drupa ngài đã tràn trề tâm hỉ lạc và nhận ra đây chính là vị thầy của mình. Ngài được đức Phagmo Drupa ấn chứng là đệ tử Chân Truyền của ngài. Và đây là vị tổ sáng lập tông phái Drikung Kagyupa.

Nói về Kinh Điển của Mật Tông có rất nhiều và theo lịch sử được kết tập tại chùa Vikramasita, nơi có những đạo sư Kim Cang Thừa vĩ đại tại Ấn Độ. Các bộ kinh quan trọng nhất của Mật Tông gồm có :

Bí Mật Tập Hội Tam Nghiệp – Guhyasamaya Tantra
Mật Pháp Thời Luân Kim Cang – Kalachakra Tantra
Đại Tì Lô Giá Na Mật Pháp – Mahavairocana Tantra
A nậu đa la du dà pháp – Anuttara Yoga Tantra
Tối Thắng Lạc Luân Kim Cang - Chakrasamvara Tantra
Đại Tì Lô Giá Na Thần Biến Gia Trì – MahaVairocana Sutra

Và còn rất nhiều bộ kinh khác. Việt Nam chúng ta đã dịch được khá nhiều kinh điển của Mật Tông như trong bộ Mật Tạng Phật Giáo Việt Nam, nhưng vẫn còn thiếu khá nhiều bộ kinh quan trọng khác. Riêng kinh điển của Bộ Tối Thượng Du Dà – Anutara Tantra là chưa thấy . Để phục vụ cho việc tự tu của chính mình tôi đã dịch nguyên cả bộ kinh Thời Luân Kim Cang và các nghi quỹ của pháp này. Vì nó mật truyền không phải ai cũng được đọc và thực hành cho nên tôi không dám phổ biến nhiều.

Từ Ấn độ, Kim Cang Thừa dần được truyền sang Tây Tạng, Nhật bản, Mông Cổ, Nga, Trung Quốc. Riêng bộ Tối Thượng Du Dà Mật không được truyền sang Trung Quốc và Nhật Bản, bây giờ có thể có nhưng chưa thấy có nhiều người tu. Tại Việt Nam hầu như Mật Tông Tây Tạng đã được nhiều Phật tử biết đến, tuy nhiên khá ít người tu và bị nhiều rào cản về ngôn ngữ cùng với việc thiếu kinh điển nghi quỹ.

Việc truyền thừa trong mật giáo rất rõ ràng từ thầy truyền cho trò. Làm một mối liên hệ không đứt mạc được coi như sự thừa hưởng một gia tài – gia tài tâm linh. Chúng ta là người đệ tử thì hãy chuẩn bị thân tâm cho thật kỹ càng trước khi có sự truyền thừa sảy ra. Được ví von như một cái bình rỗng đang chờ được rót nước vào từ một cái bình khác – vị thầy – và cái bình đó phải thật sạch sẽ không nứt vỡ và bẩn .

Để nhận sự truyền thừa hiểu đơn giản đó là thọ pháp, không giống như việc bạn đi đến gặp một ai đó rồi nhận một đồ vật vào tay là xong. Thọ pháp gia trì phải được sự tham gia bằng cả tâm hồn của mình.  Và vì mối dòng truyền thừa có nhiều điểm khác nhau cho nên chúng ta phải hiểu đầu tiên là chúng ta thọ cái gì từ ai và như thế nào . Đừng biến mình thành một kẻ chỉ cần đến là được cứu rỗi . Đây không đơn thuần là việc quý vị trả tiền cho quầy thu ngân rồi vào với bác sĩ là xong – đến với Kim Cang Thừa với tư tưởng đó thì quả là điên rồ. Hãy chí tâm cầu học nơi đạo sư, điều đó là điều tuyệt vời nhất.
Trách nhiệm cũng như điều quan trọng nhất của người thừa kế là giữ gìn truyền thống và không được đi sai khỏi những giáo lý của dòng . Đó là làm thế nào để tìm được cái bản tánh Kim Cang của mình chứ không phải việc mặc những bộ đồ, dùng những pháp khí … là hình thức bên ngoài.

Trong cách này hay cách kia tôi luôn luôn noi gương đức Phật, dạy những giáo lý đúng thời và đúng người. Và điều quan trọng là không có sự phân biệt các đệ tử, mọi người đều giống nhau, đều bị kềm kẹp trong cõi sinh tử luân hồi và đều có Phật tính. Và những giáo lý mà quý vị nhận được cũng chẳng có gì khác với những giáo lý mà chúng tôi đã được nhận. Có chứng ngộ cao hay không điều còn lại là tuỳ thuộc vào quý vị mà thôi.

Để đón nhận sự truyền thừa mật pháp hay bất cứ giáo lý Kim Cang Thừa nào người đệ tử phải học cách khiêm tốn. Ở Tây Tạng thường ví việc này với một tách trà . Khi chúng ta cầm ấm để rót trà vào chúng ta không nói rằng tách trà kém cỏi hơn cái ấm, nhưng cái tách để rót trà – giáo pháp – vào đương nhiên là phải thấp hơn cái ấm trà – đạo sư – để có thể rót đầy giáo lý vào bạn. Hãy thực sự khiêm tốn và cởi mở đón nhận những gì mình được truyền trao cho. Nước –giáo pháp- phải chảy xuống bạn, đơn giản vậy thôi!

Sự chướng ngại lớn nhất là kiêu mạn. Cho dù bạn là ai thì hãy nên nhớ rằng phải rất khiêm tốn . Người khiêm tốn ham học hỏi đi dâu cũng được người khác tân tình chỉ dạy còn người kiêu mạn thì luôn gặp khó khăn bị từ chối hay không được truyền dạy hết lòng.

Nếu có đủ các phẩm chất tốt của một cái bình là bạn đã sẵn sàng để nhận sự trao truyền dòng nước Pháp. Theo giáo lý Kim Cang Thừa thì tốt hơn là chúng ta đừng bao giờ liên hệ gì với giáo lý này bởi vì nó là một con dao hai lưỡi – bạn sẽ cắt cái gì đó một cách nhanh chóng hay là cắt chính cánh tay của mình. Nếu bạn nghĩ rằng bạn bắt buộc phải theo Mật Giáo thi bạn nên hoàn toàn tuân phục nó và rộng mở để năng lực Mật Thừa tràn đầy vào trong quý vị . Để làm được điều đó bạn cần có một vị thầy.

Điều này có thể được ví như bạn là một bóng đèn và đang chờ được cắm dây điện vào ổ cắm để phát sáng . Công đoạn này được gọi là Quán Đảnh  tiếng Phạn là Abhiseka.
Nhiều người nghe nói về những chứng ngộ thú vị của Mật Thừa, những mẩu chuyện hấp dẫn về con đường giải thoát nhanh chóng chóng và họ bị cuốn hút. Tôi cho rằng Mật Thừa rất lôi cuốn và hấp dẫn, đặc biệt nhất là khi nó hoàn toàn gắn liền với khoa học – về khí cạnh nào đó – như năng lượng hay sự tự đống hoá. Khi chúng ta hỏi rằng ai đó muốn đi bộ hya đi tháng máy lên trên. Chắc hặn phần đông sẽ chọn cách đi thang máy vì họ không quen lành những việc thể lực. Quan điểm này thì hoàn toàn trái ngược với Mật Thừa bởi vì giáo lý này phải cần sự bền bỉ và cố gắng lớn lao. Nếu bạn nghĩ rằng Mật thừa là con đường nhanh chóng giác ngộ và bạn sẽ đạt được kết quả nhanh nhất thì đó là ý nghĩ của một kẻ khùng điên. Các bạn không muốn bỏ thời gian thiền định tu tập để đi tìm sự giác ngộ mà lại mong cầu con đường đưa đến giải thoát nhanh chóng nhất – bạn muốn thành Phật mau chóng ngay và luôn.
Tôi ở nước ngoài nên quả thật khoái món phở ăn liền do Viêt Nam sản xuất, một lần khi ăn nó tôi chợt nhận ra rằng bây giờ ai cũng muốn cái “liền”. Tôn giáo cũng không ngoại lệ. Con người đi tìm cái liền liền và họ tìm đến với Mật thừa cho rằng Thành Phật Ăn Liền . Họ hi vọng một cách vô cùng trẻ con và ngây thơ rằng ngồi xuống và thiền định theo giáo lý Kim Cang Thừa là họ sẽ đạt được giác ngộ. Họ trở nên vô cùng sốt sắng, nóng này – đây là một phần của sự hèn nhát. Họ không muốn đối mặt với sự khó khăn và chỉ mong cái kết quả cuối cùng – thực sự theo tôi thì nó đã không bao giờ dến. Theo quan niệm như vậy, bạn sẽ chẳng bao giờ chứng ngộ được sự an lạc mà Kim Cang Thừa đem lại.
Người tu trì Mật thừa luôn luôn sống trong trạng thái hồi hộp với những gì diễn ra cho họ là sự hồi hộp lo sợ xem việc của mình làm đúng hay sai và nó có đem lại an lạc hay không. Giáo lý Kim Cang thừa chỉ ra rằng có vô số những lỗi lầm mà bạn đã làm khi chưa tu trì Kim Cang Thừa – nhưng khi vào Kim Cang Thừa những lỗi lầm đó được nhân lên rất nhiều đó chính là lý do họ luôn lo sợ nơm nớp. Ngược lại nếu những gì họ có thể tạo ra là an lạc và giải thoát chân chính – nó cũng sẽ được nhân lên rất nhiều lần để rồi giúp bạn lên tới đỉnh điểm của sự giác ngộ một cách nhanh chóng nhất. Sự hồi hộp này có hai tác dụng chính mà rất bổ ích đó là nó dập tắt đi trong bạn sự tự mãn cho rằng ta đủ và tự kiêu cho ta hơn hết thảy mọi người. Thực hành nó thì nguy hiểm vô cùng và nếu bạn không muốn tìm hiểu con đường cho rõ ngọn ngành mà đi bừa theo nó thì ắt hẳn cái chờ bạn là một hố sâu.
Những giáo lý tự quán thân mình như bổn tôn – bổn tôn du dà – một mặt có thể giúp cho bạn thấy mình là Phật. Mặt khác nó sẽ đem đến sự lầm tưởng của bạn rằng bạn đã là Phật rồi và bạn đi rêu rao rằng ta là một vị Phật, chẳng khác nào giáo phái Thanh Hải Vô Thượng sư, bà này cho rằng mình đã thành Phật và còn là vô thượng sư – không ai có thể trên bà ta hết và điều này là một sự nực cười. Bà ta đã bị cái lò lửa bản ngã của mình nướng cháy đen như một củ khoai lang và kéo theo hàng ngàn người – những củ khoai lang khác ngộ nhận mình là Phật. Chỉ cần bỏ ra chút ít là có thể kéo lại hàng đống.
Chính vì vậy mà tôi luôn cảnh cáo cho những học trò của mình rằng hãy cẩn thận, bạn phải hiểu rằng bạn đang trên một bàn chông và phải biết sự nguy hiểm khi đang ngồi trên nó. Nhiều người ở trong tình thế nguy hiểm mà không biết rằng họ đang ở một tình thế nguy hiểm, hành giả Kim Cang Thừa cũng vậy, chẳng mấy ai nhận ra rằng họ đang đùa giỡn với dục vọng và luôn luôn trong tình thế vô cùng nguy hiểm. Vì vậy mà người hành giả cần được cảnh cáo càng nhiều càng tốt và nên được người thày căn dặn đúng mức. Chúng ta gọi đó là sự khủng hoảng về tâm linh – lúc nào cùng lo sợ và hồi hộp với những chứng ngộ mà bạn sẽ có được. Thành của khoai lang cháy hay thành một món ăn thơm phức- còn tuỳ vào sự khôn ngoan cửa bạn. Nếu ban cho rằng ta đây thật là giỏi giang và tự mãn với nó thì sẽ có lúc bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trình độ tâm linh của mình cháy xém và đen thui – một củ khoai khủng khiếp.
Trong tiến trình tu tập Mật thừa bạn sẽ gặp phải những chứng ngộ bất ngờ và làm cho bạn vô cùng thích thú – đó chính là lý do mà tôi nói rằng nếu tu trì cái này bạn sẽ tiến được từng giờ từng phút. Tu trì hôm nay khác hôm qua và sự chứng ngộ giờ này khác giờ trước rất nhiều. Nó đem lại sự bất ngờ mới mẻ và một thế giới quan hoàn toàn khác so với những gì trước đây mà bạn thấy. Những gì trước đây bạn cho là bình thường và chẳng bao giờ quan tâm tới nó, và khi tu trì bạn chợt nhận ra nó rất đẹp và có sức lôi cuốn. Bình thường bạn đi rửa bát và chẳng bao giờ để ý đến những bong bóng xà phòng đầy màu sắc, chúng nên thơ và vô cùng lộng lẫy. Để khi tu trì Kim Cương Thừa đạt đến trình độ chứng ngộ nào đó – bạn mới để ý rằng thế giới xung quanh bạn vô cùng tuyệt diệu, có những chú chim hót, làn mây bầu trời . Tất cả hoà quyện lại thành một thế giới tràn đầy hỉ lạc và vô cùng viên mãn. Đó chính là cái an lạc được kiến lập ngay trong khi bạn tu tập Kim Cang Thừa.
Nếu bạn là hành giả Kim Cang Thừa nghiêm túc thì bạn sẽ cảm nhận rằng mỗi ngày một khác và chúng ta luôn trong tình trạng khám pha mới mẻ. Một ngày chúng ta nhận ra được hàng ngàn cái mới mẻ và luôn luôn rộng mở để đón chào sự an lạc và hồi hộp với cái sẽ đến và chúng ta chuyển hoá nó ra sao. Nó chính là cái mà con đường Mật Tông đem tới cho bạn – đây quyến rũ và tác động. Nó làm cho bạn luôn trong sự khủng hoảng , lo sợ và đó chính là sự nghiêm trọng của Mật Thừa. Hãy cố gắng làm một củ khoai lang ngon lành .
Tóm lại bạn cần một vị thầy đủ phẩm chất theo Mật Thừa và có một sự truyền thừa liên tục không gián đoạn . Bạn hãy nên là một người học trò đủ phẩm chất và cởi mở sẵn sàng thu thập những giáo pháp được truyền thừa.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Sáu 18, 2010, 04:09:23 PM »

Vị Thầy Tâm Linh - Guru

Mọi kinh điển đều nói rằng – việc giác ngộ đều có nhờ việc đi theo một vị thầy. Không ai có thể giác ngộ chỉ bằng sự thông minh sẵn có của bạn. Chúng ta cần có một người chỉ đường vững chắc và hiểu biết. Bạn nên hiểu rằng bạn không thể đi trên con đường này nếu không hiểu biết về nó và cũng không có người chỉ dẫn nốt. Vì thế hãy tìm cho mình một vị Kim Cang Đạo Sư thích hợp nhất. Trong truyền thống Mật Tông, chúng tôi đi theo một vị Guru – Bổn sư và lam theo những gì vị đó dạy bảo với tâm thành kính tột cùng.
Chúng ta cần có một vị thầy tâm linh ở bên cạnh và dạy chúng ta cách vượt qua khó khăn và dẫn chúng ta đi lên. Mọi người đều được sự dạy bảo tốt đẹp nhờ đi theo một vị thầy tâm linh đủ phẩm chất. Ở đây – trong thời đại này, nhiều người mong cầu rằng vị thầy của họ có những phép lạ này kia hay năng lực làm những việc phù chú. Đôi khi có người tìm vị thầy chỉ bởi vì ông này có tướng mạo đẹp đẽ…
Thực sự thì một vị thầy có đủ phầm tính chỉ đơn giản là Ngài thấm đẫm trí tuệ và có lòng từ bi vô hạn. Thông hiểu các quy tắc lễ nghi Kim Cang Thừa và giúp cho hành giả có được sự hiểu biết và thực hành đúng đắn về Kim Cang Thừa. Bạn không nên và không được theo một vị thầy mà bản tính vị đó có chứa những sự sa đoạ về phẩm chất và ích kỉ tự kiêu. Chúng ta biết rằng mọi vật luôn bị ảnh hưởng một phần của ngoại cảnh và vì thế ở bên cạnh một vị thầy có lòng bi mẫn và trí tuệ hiểu biết Kim Cương Thừa là một điều vô cùng may mắn cho bạn và tác động ảnh hưởng của việc này thì cực kỳ tốt đẹp.
Đức Liên Hoa Sinh dạy:
Không khảo sát vị thầy
Tựa như uống thuốc độc
Không khảo sát đệ tử
Như lao vào vách đá.
Bạn đặt niềm tin vào vị thầy vì những giáo lý của ngài và mong mỏi rằng ngài sẽ cho bạn sự tiến triển. Tuy nhiên nếu bạn gặp một vị thầy không đủ phẩm chất, luôn nâng cao mình và nói xấu những đạo sư khác, luôn tự mãn với bản thân và dạy sai những giáo lý, vi phạm các giới nguyện Mật Thừa – điều này có nghĩa bạn nên xa rời ngay tức khắc và tìm một vị đủ phẩm tánh khác.Hãy rất cẩn thận và đề phòng tìm hiểu. Khi đã hiểu được rồi hãy hoàn toàn phó thác mình cho vị thầy. Bản chất của ngài là một vị Phật với đầy đủ lòng từ bi vô hạn. Điều đó sẽ được chứng minh qua sự tử tế vô bờ bến. Bạn sẽ hiểu rằng tâm ngài là Phật, khẩu ngài là Pháp, thân ngài là Tăng. Ngài hoàn toàn thanh tịnh và có chăng trong thân xác người, ngài hiển lộ những hình thức ốm đau bệnh tật để chỉ cho ta thấy cõi đời vô thường. Mọi hành vi của ngài luôn luôn thiện xảo, hãy hiểu rằng việc gặp và được một vị đạo sư chỉ dạy rất là hi hữu. Khi bạn theo sát một vị đạo sư hãy cố gắng làm theo những lời mà ngài căn dặn, dạy dỗ và cố gắng thực hành các giáo pháp mà ngài truyền ban. Bạn hãy cố gắng làm hài lòng vị thầy và không làm phiền lòng ngày ngay cả khi đổi cả mạng sống. Sự giác ngộ giải thoát hay chứng ngộ của bạn hoàn toàn tuỳ thuộc vào thầy.
Hãy bằng tất cả tấm lòng của mình tu trì giáo pháp ngài truyền ban, đó là cách cúng dường thiện xảo với vị thầy.  Ngoài ra, hãy cung cấp thức ăn và của cải để cúng dường vị thầy, đó là cách cúng dường bình thường. Hãy cố gắng trau dồi chính mình và đi theo một vị thầy chân chính và làm cho nó trở nên thật tốt đẹp.
Đôi khi người ta phạm vào sự chấp tướng và luôn luôn đi theo các vị Lạt ma nổi tiếng và nghĩ rằng như vậy sẽ giúp cho họ dễ giải thoát hơn. Kỳ thực họ chẳng bao giờ được tiếp cận đủ với các vị này để học đạo một cách thấu suốt, vì vậy hãy khôn ngoan chọn vị thầy mà mình có thể gần gũi. Bạn nên hiểu rằng một vị Lạt ma lớn hay nhỏ không có nghĩa là ngài không đủ sự gia trì, mà tất cả nằm trong bạn. Tín tâm của đệ tử nhiều hay ít mà thôi. Vị thầy chính là viên ngọc như ý vô giá ban cho bạn mọi thứ bạn mong muốn vì vậy phải hết sức cố gắng.
Mọi lỗi lầm mà bạn phạm phải không những chỉ mình bạn gánh chịu, thầy của bạn cũng nằm trong quỹ đạo đó. Tôi luôn được sự dạy bảo rằng – là một vị thầy – không được phép dạy học trò không đúng thời, khi hoàn cảnh chưa thích hợp và không thấu hiểu căn cơ của đệ tử mình. Người thầy càng nhiều đệ tử thì càng nhiều trách nhiệm. Và vị vậy tôi cũng không muốn có quá nhiều trách nhiệm – một vài người học trò nhưng thật xuất sắc. Vậy thôi, tôi không muốn trở thành một củ khoai lang cháy xém vì người được tôi dẫn dắt đã cháy ra tro bên cạnh tôi. Đó chính là luật của sự khai mở mật pháp không hợp thời. Kim Cương Thừa có một hệ thống đảm bảo như vậy để tránh sự lạm dụng. Hãy biết rằng hầu hết những quán đảnh được cho tràn lan thì không thể có đủ sự thấu hiểu của vị thầy đối với sự chứng ngộ của học trò của mình.
Nếu những đạo sư nghĩ rằng họ không có bất cứ trách nhiệm gì với những hành giả Mật Thừa thì họ đã nhầm, họ sẽ vẫn phải chịu sự quả báo chung với học trò của mình. Cho nên sẽ rất rất rất cần cẩn thận. Sự truyền trao không gián đoạn của giáo lý mật thừa cho đến nay là nhờ vào liên hệ đặc biệt này.
Do vậy nên sự truyền thừa Mật Giáo được phát triển rõ ràng suôn sẻ và lành mạnh, không có ai dám đi sai lầm và nếu có – họ cũng đã biến mất . Những người còn sót lại cả thầy và trò đều có được sự chứng ngộ Kim Cang , do đó mà họ còn tồn tại đến bây giờ , thế thôi. Mật pháp thì luôn phải được bảo vệ và truyền trao một cách vô cùng cẩn thận. Đừng đưa một cây súng cho một kẻ sát nhân mà hãy đưa cho một người muốn bảo vệ mọi loài. Đó là lý do mà giáo pháp Mật Thừa cần được mật truyền, không thể lơ là.
Chúng ta có thể tự hỏi tại sao lại phải biến Kim Cang Thừa thành giào lý mật truyền? Bí mật của Mật thừa có chứa đựng những gì lạ ?
Theo tôi thì chẳng có gì đặc biệt và lạ lẫm – tuy nhiên nó đáng được giữ bí mật bởi những kết quả nó đem lại. Nó là những kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại cho ta và dạy ta cách đùa vui với thế giới bên ngoài, cách học hỏi và sử dụng năng lượng của mình. Cảm nhận được sự hiện hữu của các năng lực bên ngoài mà khi chưa học Mật thừa bạn cho rằng chúng rất bình thường. Chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi chúng, ban đầu chúng ta chỉ muốn thoáng nhìn cái năng lượng hiện hữu của nó và tiếp theo là cầm lấy và bị ảnh hưởng bởi nó. Có tốt và có xấu – và việc của chúng ta là chuyển nó thành tốt. Đó là cái được giữ bí mật để phòng hờ những ai không đủ phẩm chất sẽ không tiếp cận được nó và không bị cháy khét lẹt. Và những ai tiếp cận được chúng thì phải có một căng bản vững vàng rồi.
Câu nói này được dạy hàng vạn lần “ Bạn không nên vào ngay Mật thừu, hãy bắt đầu bằng Tiểu Thừa sau đó đi tới Đại Thừa và cuối cùng mới là giáo lý Kim Cang Thừa. Thông thường sự chuẩn bị này được tiến hành trong ba năm vơi các pháp sơ khởi. Đó là một điều cần thiết. Bạn hãy hoàn thành cách bài tập về nhà rồi sau đó hãy nghĩ đến chuyện học bài tiếp theo. Cố gắng làm sao khi chúng ta chạm vào cái đặc sắc và hoàn mĩ của Mật Thừa ta đã có đủ căn bản vững chắc về nó.
Đọc cuốn sách này có lẽ đơn thuần quý vị cũng có một cảm nhận nào đó về con đường hoa lệ này. Nó thật khó diễn tả bằng lời và đúng hơn, cần sự trải nghiệm.
Mật Thừa nguy hiểm nhưng nó dành cho ai có lòng dũng cảm, và cái cuối cùng mà nó đem đến chính là sự an lạc vô bờ bến. Và vị thầy chính là người sẽ dẫn dắt quý vị trên con đường đó, và tạo điều kiện cho các anh đến thế giới chân thật.Trong truyền thống của Tiểu Thừa bậc thầy đối với chúng ta như một con người đầy trí tuệ, người luôn dạy dỗ chúng ta và dẫn dắt ta đi từng bước. Sự quan hệ này của thầy với trò thì đơn giản và rõ ràng. Trong truyền thống Đại thừa chúng ta xem vị thầy như một Thiện Tri Thức- Người Bạn Đạo, người hướng dẫn và cùng chúng ta tu trì . Chỉ dẫn cho ta lúc nào nên và không nên. Trong truyền thống Kim Cang Thừa thì sự quan hệ thầy trò cáng chặt chẽ và quan trọng hơn, sự tương quan này rất trực tiếp và mang tính cá nhân.
Đó chính là người giúp ta tiếp xúc và Mật thừa và sử dụng nó một cách thích hợp. Làm sao để giáo lý Kim Cang Thừa không làm cho ta bị tổn hại đi. Ngài luôn thấu biết khi nào cần làm gì với ta. Thực sự thì, ngài chính là ta. Việc vị đạo sư hiểu được học trò của mình là rất quan trọng và cần thiết.

Qua chương này, bạn hãy biết cách nương tựa một vị thầy một cách đúng đắn với trí tuệ thanh tịnh.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Sáu 21, 2010, 11:13:49 AM »

     Cách đây cũng khá lâu rồi tôi được một ông anh dẫn đến nhà thầy Nguyễn Văn Rạng (thầy dạy mật tông và cùng là một trong những thành viên của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người ) ở gần trường ĐHBK Hà nội. Trước đó thì tôi cũng rất thích học Mật tông nhưng không hiểu sao hôm đến nhà thầy Rạng tôi có cảm giác sợ sợ, mặc dù vẫn thích mật tông nên tôi cung đọc và tìm hiểu thêm về mật tông nhưng có lẽ chưa có duyên nên tôi vẫn chưa dám học.
 
    Trong mật tông có học về chữ vạn


Mỗi khi chúng ta có dịp đến lễ viếng chùa chiền, chiêm ngưỡng kim thân chư Phật, Bồ Tát, thường thì ngay trên bệ thờ giữa chính điện tôn trí một pho tượng đấng Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật, hoặc tam tôn tam thế Phật, bằng đủ mọi chất liệu đồng, gỗ, ciment, thạch cao.... tượng ngồi hoặc đứng, dáng thế uy nghi, từ bi viên mãn, và chúng ta rất dễ dàng trông thấy một dấu ấn trước ngực kim thân Phật, được người đời gọi là dấu chữ Vạn. Nhưng ý nghĩa của chữ vạn này như thế nào tôi cũng chưa hiểu rõ lắm. Các bạn ai học Mật tông rồi thì giảng giải cho anh em được rõ nhé.
Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
Whisky
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 134


Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Sáu 21, 2010, 12:35:44 PM »

     Cách đây cũng khá lâu rồi tôi được một ông anh dẫn đến nhà thầy Nguyễn Văn Rạng (thầy dạy mật tông và cùng là một trong những thành viên của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người ) ở gần trường ĐHBK Hà nội. Trước đó thì tôi cũng rất thích học Mật tông nhưng không hiểu sao hôm đến nhà thầy Rạng tôi có cảm giác sợ sợ, mặc dù vẫn thích mật tông nên tôi cung đọc và tìm hiểu thêm về mật tông nhưng có lẽ chưa có duyên nên tôi vẫn chưa dám học.
 
    Trong mật tông có học về chữ vạn


Mỗi khi chúng ta có dịp đến lễ viếng chùa chiền, chiêm ngưỡng kim thân chư Phật, Bồ Tát, thường thì ngay trên bệ thờ giữa chính điện tôn trí một pho tượng đấng Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật, hoặc tam tôn tam thế Phật, bằng đủ mọi chất liệu đồng, gỗ, ciment, thạch cao.... tượng ngồi hoặc đứng, dáng thế uy nghi, từ bi viên mãn, và chúng ta rất dễ dàng trông thấy một dấu ấn trước ngực kim thân Phật, được người đời gọi là dấu chữ Vạn. Nhưng ý nghĩa của chữ vạn này như thế nào tôi cũng chưa hiểu rõ lắm. Các bạn ai học Mật tông rồi thì giảng giải cho anh em được rõ nhé.

Cái này em hỏi anh Gúc nhà em.
Chữ Vạn (tiếng Phạn: स्वस्तिक svastika) là một biểu tượng chữ thập với bốn đầu mút cong về góc trái và hướng sang bên trái, có hướng xoay ngược chiều kim đồng hồ. Tên gọi svastika (gồm chữ sv và asti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là "phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng". Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ giáo, đôi khi còn được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư.

Đây là biểu tượng của sự may mắn, đã từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên. Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar.

Chữ Vạn được coi là biểu tượng của Phật giáo, hàm chứa Phật tính. Đây là một trong 80 vẻ đẹp của Phật. Trong truyền thống đạo Bon bản địa của Tây Tạng, chữ Vạn là biểu tượng của sự vĩnh hằng, bất biến. Chữ svastika của đạo này quay ngược chiều kim đồng hồ, hoặc cùng chiều kim đồng hồ

Chữ Vạn được xuất hiện trên ngực hoặc trên lòng bàn tay và gót chân của Phật hoặc các Jinas. Nó còn được dùng làm hoa văn trang trí trên vải, tạo thành đường viền cho mẫu thiết kế.
Nhưng thực ra ý của em không nằm ở cái chỗ đó..
Logged

Rượu cứ ngon là rượu!
Whisky Mỹ hay Vodka Nga, giờ có mặc cảm gì,
Whisky
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 134


Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Sáu 21, 2010, 12:48:29 PM »

Mà muốn nói đến ông anh quá cố Hitler, chưởng giáo Quốc xã của em cơ. Cái chữ Vạn, dấu thập ngoặc ấy trong suôt những năm 30,40 từng làm mưa làm gió trên giang hồ. Anh Hitler nhà em cho khâu hình chữ Thập ngoặc trên nền trắng tròn vào cánh tay áo của các đảng viên Quốc xã. Lá cờ có hình chữ Thập ngoặc về sau trở thành lá cờ chung cho nước Đức phát xít.

Chẳng rõ anh Hitler em có ngụ ý gì trong việc hình chữ Thập ngoặc quay sang phải hay không, hay cũng chẳng bận tâm tới việc quay sang phải hay trái. Mí lại, cờ của Đức Quốc xã, chữ Vạn được in nghiêng đấy nhé.
Nhớ lại năm đó, anh Hit mà nghe em, không oánh Liên Xô mà giúp các bạn Nhật chiếm đóng các bạn Khựa, mở rộng Mật tông ra khỏi Tây Tạng, vượt ranh giới Hy Mã Lạp Sơn để kết hợp với đảng Quốc xã tung  hoành thiên hạ thì sự nghiệp cơ đồ đâu có thảm đến vậy.

Ô hô, ai tai..
Tối nay em mà ăn được tí lô đề bóng bánh gì thì sẽ rủ bạn giai em đi gọi hồn một phát, xem bác Hit em chuyển thế nơi đâu, đặng lôi bác về Tứ Hải uống sữa tươi tán phét cho vui.

Các bác thấy được không ạ?? Cheesy
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 25, 2010, 04:22:04 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Rượu cứ ngon là rượu!
Whisky Mỹ hay Vodka Nga, giờ có mặc cảm gì,
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Chín 25, 2010, 12:21:17 AM »

Tây Tạng đã có Phật sống đời thứ 6

(VTC News) - Báo giới Trung Quốc ngày 4/7 loan tin, sáng nay 4/7/2010 đã diễn ra nghi thức lựa chọn Linh đồng cho chức vụ Đạt Lai Lạt Ma – Phật sống Tây Tạng đời thứ 6 tại chùa Đại Chiếu, Lasa thủ phủ khu tự trị Tây Tạng.



Lobsang Dorjee, một cậu bé đã được lựa chọn làm lãnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng trong tương lai và sẽ trở thành vị Phật sống thứ 6 của khu tự trị.

Lobsang Dorjee, một cậu bé đã được lựa chọn làm lãnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng trong tương lai và sẽ trở thành vị Phật sống thứ 6 của khu tự trị này sau khi được chính quyền khu tự trị Tây Tạng chính thức phê chuẩn.

Có mặt trong buổi lễ này gồm các quan chức đứng đầu khu tự trị Tây Tạng, Ủy ban Tôn giáo chính phủ Trung Quốc, các cao tăng Phật giáo Tây Tạng và đông đảo người dân.


5 giờ sáng ngày 4/7/2010, nghi thức lựa chọn Linh đồng bắt đầu. Sau một thời gian tiến hành lựa chọn kỹ càng theo những quy định, giới luật nghiêm mật của Phật giáo Tây Tạng, có 3 ứng viên được chọn ra tham dự nghi thức này.

Tên của 3 cậu bé được viết bằng chữ Tạng và chữ Hán vào thẻ bài, sau đó bỏ vào một chiếc bình vàng vừa được các nhà sư thỉnh từ trong điện ra và đậy kín lại.

Tên của 3 ứng viên được chọn ra tham dự nghi thức này được bỏ vào bình vàng.

Panchen Lama đời thứ 11 dẫn đầu chư tăng tụng kinh niệm chú trước kim tượng Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, sau đó mở bình và rút ra thẻ bài bất kì và tuyên bố: Lobsang Dorjee thuộc huyện Long Tử khu Sơn Nam, Tây Tạng đã trở thành Linh đồng, Phật sống tương lai đời thứ 6 của Phật giáo Tây Tạng.

Lạt ma Dawa Tsering, hội trưởng Hội Phật giáo khu Sơn Nam, trưởng ban tuyển chọn Linh đồng thực hiện nghi thức viết tên ứng viên lên thẻ bài và đặt vào bình vàng 

Một quan chức xác nhận tên tuổi ứng viên linh đồng ghi trên thẻ bài.

Hình thức lựa chọn Phật sống của Phật giáo Tây Tạng được hình thành từ thế kỷ thứ 13 sau khi lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng hệ phái Mũ đen viên tịch, từ đó về sau các hệ phái học theo phương thức này để lựa chọn lãnh tụ tinh thần các đời kế nhiệm.

Trải qua thế kỉ 14, 15 có nhiều biến đổi khác nhau, cuối cùng hình thành chế độ “Lưỡng đại Phật sống” cùng tồn tại ở Tây Tạng, đó là Đạt Lai Lạt Ma và Panchen Lama được vua Khang Hy nhà Thanh công nhận năm 1713.

Sau khi Phật sống đời thứ 5 viên tịch ngày 11/3/2000, các chức sắc Phật giáo Tây Tạng và chính quyền khu đã suy cử ra một ban chuyên trách việc tìm kiếm các ứng viên Linh đồng cho chức vụ Phật sống đời thứ 6 theo những nghi thức bí truyền.

Hồng Vũ (Theo Tân Hoa Xã, Sina)
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Chín 27, 2010, 10:37:01 AM »

Chữ vạn còn là dấu âm dương trong đạo Phật, chứ không riêng của Mật tông.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Mười Hai 04, 2010, 03:19:34 PM »

Sở dĩ đưa bài này vào đây vì nó có hơi hướng truyền thừa, chuyển kiếp của các vị Lạt ma Tây Tạng. Mời quý vị cùng theo dõi và bình luận cho vui dịp cuối tuần:
 
- Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là người đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
 

Bài 1:  Linh hồn sống lại

Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987, đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tiến khoẻ mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ấp đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuồi. Lúc này chị Thuận cũng không thể sinh thêm con vì lý do sức khỏe.

Có kiếp luân hồi?

Con mất, vợ chồng anh Tân suy sụp. Anh nghỉ việc, ra làm tự do. Vợ chồng anh tưởng như sẽ phải sống với nhau trong sự côi cút không con, thì một ngày đầu năm 2006, bỗng có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!

Nhấp chén nước, thả những vòng khói thuốc lá chậm rãi, anh Tân đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện ly kỳ này. Khi Tiến mất, cháu đang là học sinh trường mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Cô giáo dạy cháu Tiến là cô Đông và chính cô Đông là người đã phát hiện ra cháu Tiến đã “lộn về nguyên bản” ở cháu Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/ 2002.

Cháu Bình
Lần đầu tiên cô Đông thấy cháu Bình có những biểu hiện rất lạ, cô hỏi chuyện, cháu bảo cháu không muốn học ở đây, cháu muốn được học ở trường của cháu. Cô Đông hỏi lại, thế trường cháu ở đâu? "Trường Hoa Hồng ở ngoài thị trấn", cháu Bình trả lời.

Sao lại là trường Hoa Hồng, làm sao cháu biết trường đó, cô Đông thắc mắc. “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây, cô Đông sởn hết cả tóc gáy. Cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân, và lẽ nào…

Thời gian tiếp theo, cô Đông âm thầm tìm hiểu và biết thêm. Một lần chị Dự mẹ cháu Bình đánh cháu vì cháu nghịch bẩn hết áo quần. Rơm rớm nước mắt, thằng bé bảo: “Mẹ đừng đánh con, bẩn áo quần thì mẹ đưa con về nhà con để con lấy”.

Chỉ nghĩ trẻ con nói nên chị Dự không để ý gì. Những lần khác chị Dự có đánh Bình lại bảo “con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng là cháu lại đòi được về nhà.

Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, điên tiết chị Dự bảo "thích thì ngồi lên xe tao chở đi". Bình ngồi sau xe bảo mẹ chở ra thị trấn, từ chợ thị trấn Bình bảo mẹ chở đến cuối sân vận động và rẽ vào phố Hữu Nghị. Đến số nhà 25, chính là nhà anh Tân, Bình xuống xe nói với mẹ “nhà con đây”.

Tuy nhiên nhà đóng cửa, chị Dự lại chở Bình về. Một lần nữa, chị Dự đi chợ thị trấn và cho Bình đi cùng. Khi đến chợ, Bình lại nằng nặc đòi mẹ “đưa về nhà con”, hai mẹ con lại đến trước nhà anh Tân. Sau khi thấy cửa đóng then cài, mẹ con lại ra về.

Mặc dù Bình nói vậy nhưng chưa bao giờ bao giờ chị Dự để ý gì vì nghĩ Bình chỉ là một đứa trẻ mới 4 tuổi. Câu chuyện thực sự “nóng” từ ngày cô Đông phát hiện ra những biểu hiện lạ ở Bình cùng với lời chị Dự kể. Từ đó, cô Đông mới hoài nghi thực sự.

Chị Dư (ngoài cùng bên trái) cùng cháu BÌnh và vợ chồng anh Tân
Cô Đông đem chuyện kể lại với những giáo viên trong trường, trong đó có cô Phương. Là người quen biết với chị Thuận, nên cô Phương đã lập tức kể lại câu chuyện ly kỳ này cho chị Thuận nghe: “Cô vào trong bản Cọi xem sao, nghe nói thằng Tiến nó “lộn” về vào cháu Bình đang học ở trường trong đó”.

Cũng chẳng dám tin và đem chuyện kể lại với chồng, anh Tân lập tức giục vợ phải vào xem sao. Trước đây, khi cháu Tiến mới mất có một bà xem bói người Mường nói với anh rằng: “Anh đừng buồn, cháu Tiến linh thiêng lắm rồi sẽ quay về với anh thôi”. Lần khác anh đi xem bói tận Hoà Bình, ông thầy cũng nói điều tương tự.

Là người không mê tín nên lúc đó anh chỉ nghĩ rằng người ta động viên mình. Thế nhưng lúc nghe vợ kể lại câu chuyện Tiến "lộn" về trong bản Cọi, anh Tân cũng bán tín bán nghi và phân vân liệu lời thầy bói năm xưa có chăng lại là sự thật? Anh đã quyết định phải một lần đi tìm hiểu xem sao.

Hành trình tìm lại con

Một ngày sau, anh Tân đã cùng với chị Thuận tìm đến bản Cọi, tìm đến nhà vợ chồng Hoan - Dự. Vốn chưa biết nhau, nhưng khi đến nhà, anh Tân cứ làm như đã quen biết gia đình từ lâu lắm. Không nhận ra ai nhưng chị Dự, anh Hoan cũng không dám hỏi vì nhỡ đâu người quen lâu rồi mình không nhận ra nếu hỏi lại…vô duyên.

Sau mấy câu hỏi thăm anh Tân bắt đầu hỏi đến cháu bé: Thằng bé Bình đâu nhỉ bác ngắm tý xem lớn đến đâu rồi? Chị Dự cho biết cháu đang đi chơi cùng chúng bạn, một lát sau chị Dự cũng gọi cháu về để anh Tân gặp mặt. Về đến nhà thằng bé cứ lấm lét nấp sau cảnh cửa.

Cháu Bình tình cảm với anh Tân, chị Thuận
Anh Tân buông lời: Có nhớ bác không, bác mua nhiều bi cho cháu đây này. “Biết rồi, lúc nãy thấy hai người đi đầu làng, biết rồi”. Nghe thằng bé nói vậy anh Tân phát hoảng. Sao nó lại biết mình vào đây cơ chứ.

Sau vài câu chuyện hai bên trở nên thân tình, anh Tân ngỏ ý muốn đưa cháu Bình về nhà chơi, anh Hoan chị Dự đồng ý. Riêng thằng bé nghe nói được đi là leo tót lên xe và chiều hôm đó anh Tân đưa cháu Bình về nhà mình.

Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.

Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục, nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm.

Anh Tân hỏi: “Cháu đang tìm gì?” - “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói, anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi, để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình.

Sau bữa cơm, anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về, nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường:

- Đây là giường con, chỗ con nằm ở đây.

- Thế cháu hay nằm thế nào?

- Con nằm thế này này (nói rồi Bình nằm sấp xuống giường).

Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa, vợ chồng anh Tân lặng người, chị Thuận chỉ còn biết úp mặt vào lưng chồng khóc sụt sùi, bởi thằng bé có những cử chỉ giống con mình năm xưa quá.

Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giềng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không...
 
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
không chiếu
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 3


« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Tư 12, 2013, 10:47:29 PM »

xin cho em hỏi chút,trong diễn đàn mình có ai tu theo pháp môn chuẩn đề k các bác Shocked Shocked Shocked
Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Tư 14, 2013, 06:29:04 AM »

Có một vài người nhưng lâu lâu không thấy vào diễn đàn.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Sáu 11, 2013, 03:32:19 PM »


Các bậc chân sư chấp nhận rằng Đức Phật chỉ ra con đường giác ngộ, nhưng họ tuyên bố Thượng đế chính là sự giác ngộ, hay một trạng thái nhận thức mà chúng ta đang tìm kiếm.
« Sửa lần cuối: Tháng Sáu 07, 2017, 11:25:58 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn