Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 29, 2024, 06:27:40 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1] 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ẨM THỰC ĐẤT MŨI  (Đọc 34194 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 04:54:37 PM »


Vọp nướng chấm muối tiêu - đặc sản ẩm thực Cà Mau

Món ăn này vừa mang hương vị đặc biệt, vừa mang niềm vui bất tận cho khách tứ phương. Cà Mau bây giờ rất hiếm vọp, vì nó trở thành món ăn quý hiếm.

Lựa loại vọp ta, rửa sạch, để ráo nước, sắp vào đĩa. Gia vị gồm muối tiêu chanh thêm bột ngọt, các loại rau cải. Lò than cháy đều, đặt lên bàn, để vỉ nướng lên trên. Ðặt vọp lên vỉ, có thể nhiều con cùng một lúc. Khi tiệc đến lúc nào hứng thì món vọp nước sẽ làm cho rôm rả hết ý! Lúc vọp há miệng là vừa chín tới, ăn rất ngọt. Ðể lâu sẽ chín quá, khô nước, thịt dai, nhạt nhẽo.


« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 03, 2008, 10:34:46 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 05:02:52 PM »

Rùa rang muối - Đặc sản Cà Mau
 

Rùa là một loại động vật hoang dã có rất nhiều ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Có nhiều loại rùa, nào là rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém..., nhưng ngon nhất là rùa vàng, kế đến là rùa nắp, không có thì “xài đỡ” rùa quạ, chớ rùa hôi hay rùa dém thì đúng như cái tên của nó, nghe mùi là thấy không ngon rồi.

Trước đây rùa sống trong tự nhiên rất nhiều, người dân Cà Mau tha hồ săn bắt đem ra chợ bán. Thời gian gần đây, để bảo vệ động vật hoang dã khỏi bị tuyệt chủng nên chính quyền tỉnh Cà Mau đã cấm săn bắt, buôn bán rùa tự nhiên mà chỉ cho phép buôn bán rùa nuôi (giống như người ta nuôi tôm, cua, sò huyết hay nghêu vậy).

Rùa có thể làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ, nhưng ngon nhất vẫn là món rùa rang muối, vừa dễ làm, dễ tìm gia vị, vừa được thưởng thức cách ăn dân dã đặc biệt của người xứ Cà Mau.

Cắt cổ rùa lấy huyết, hứng huyết rùa vào chén. Rượu đế trong như mắt mèo hay rượu nếp trắng pha huyết rùa người sành ăn không bao giờ bỏ qua. Nghe nói rượu pha huyết rùa tác dụng không kém rượu pha huyết rắn hổ hay rượu ngâm ngọc dương.

Đem rùa đã cắt cổ trụng nguyên con vào nước sôi chừng vài phút, vớt ra cạo rửa rùa cho sạch nhớt. Cắt cổ rùa hơi khó, không có kinh nghiệm sẽ rất khó cắt thành công, vì vậy không cắt cổ cũng không sao. Nếu bạn cắt cổ rùa cho chảy hết máu ra thì rang muối xong thịt rùa sẽ trắng như thịt gà, nhìn rất đẹp. Còn để nguyên con rùa còn sống trụng nước sôi, cạo rửa rồi bỏ vô nồi muối thì khi chín thịt rùa sẽ có màu đỏ bầm, nhìn không đẹp nhưng ăn thịt bổ hơn. Nếu bạn để rùa sống bỏ vô nồi nước sôi trụng thì phải nấu nước sôi bằng cái nồi hơi lớn hơn con rùa một chút, có nắp đậy kín, nước sôi hé nắp ra bỏ rùa vô rồi đậy lại liền, giằng kín (không thôi rùa giẫy văng nước tùm lum), chừng chút xíu thì rùa chết mới vớt ra cạo rửa.

Chuẩn bị một cái nồi đất to, có nồi đất là tốt nhất, không có nồi đất thì dùng đỡ nồi kim loại đáy dầy. Dùng nồi đất thì tiếng muối nổ đỡ đinh tai nhức óc và không hư nồi, có thể dùng lại nồi nhiều lần. Còn bạn dùng nồi kim loại đốt khô với nhiệt độ cao và lâu như vậy đáy nồi sẽ bị cháy nên không thể dùng nồi đáy mỏng mà phải dùng nồi loại đáy dày, rang muối xong 1 con rùa thì bạn có hy vọng… bị hư thêm một cái nồi thì rất tốn kém. Muối hột phải chọn loại hột thật lớn, càng lớn càng tốt, cứ 1 ký rùa thì 1 ký muối.

Đổ muối hột vào nồi, để nguyên con rùa đã làm sạch và ráo nước vào nồi (không cần mổ bụng hay tách mai). Đậy nắp nồi lại càng kín càng tốt vì càng kín thì rùa càng mau chín. Bắc nồi lên bếp, vặn to lửa cho muối nổ đến khi nào không còn nghe tiếng muối nổ nữa thì nhắc nồi xuống, lấy rùa ra, dùng dao chẻ vỏ, móc bỏ bộ lòng. Rùa thường ăn các loại nấm, kể cả nấm độc nên không được ăn bộ lòng rùa, dễ bị trúng độc.

Xé thịt rùa ra cho vào dĩa. Vậy là bạn có thể thưởng thức món rùa rang muối chấm muối tiêu chanh hoặc muối ớt kèm với rau răm. Đưa cay bằng một vài ly rượu nếp trắng mới cảm nhận hết cái hương vị thơm giòn, ngon ngọt, béo ngậy của thịt rùa, vị cay cay của rau răm, rau húng, vị cay nồng, ngòn ngọt của rượu nếp…, mà thầm khâm phục người Cà Mau thời khai hoang lập ấp đã sáng tạo ra cách tận hưởng sản vật trời cho có một không ai ở vùng đất tận cùng Tổ quốc này.
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 05:03:34 PM »

Lươn um lá nhàu - Đặc sản ẩm thực Cà Mau

Người Trung Quốc gọi con lươn là "sâm đất". Thật vậy, ăn lươn um với lá nhàu, vừa bổ, vừa mát, vừa ít đau lưng. Loại lươn cỡ 2 - 3 con một ký, làm sạch. Lót cọng xả đập dập ở đáy xong, xấp thêm ít lớp lá nhàu (rửa sạch) rồi khoanh lươn tròn trong xoong cho gọn, bắc lên bếp. Ðổ nước cốt dừa vào, đun sôi để lửa hơi nhỏ cho lươn mềm.

Ðậu phộng rang vàng giã nhỏ, tương tàu vắt bớt nước tán nhỏ, cho cả hai vào nửa chén nước cốt dừa (nước nhất) thêm vào một ít muối, xả, ớt (băm nhỏ), bột ngọt để làm nước chấm .Khi thấy da lươn bị nứt, lấy đũa bẻ, lươn gãy là vừa ăn, đừng để quá chín.

Múc lươn um ra tô, để lá nhàu phía dưới, khoanh lươn gọn trong tô, chế lên vài ba muỗng nước cốt dừa (nước nhất), rải đậu phộng rang giã nhỏ lên trên. Mùi thơm và vị béo của lươn um lá nhàu, thưởng thức một lần, mãi mãi khó quên! nhớ ăn lúc còn nóng mới ngon. Nếu để lươn um trong lẩu thì tha hồ thêm lá nhàu, hoặc rau ngổ. Cả hai thứ này đều mát gan bổ thận. Ăn lươn um lá nhàu thì chớ uống bia. Dùng rượu đế Cái Tàu mới thật hấp dẫn khẩu vị!
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 05:04:09 PM »

Cá lóc nướng trui - đặc sản ẩm thực Cà Mau


Muốn ăn cá lóc nướng trui phải chọn vào tháng chạp chụp đìa (từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch) lúc này cá rất ngon, thân béo tròn lòng cá tràn mỡ .

Lựa loại cá nặng từ 400 - 500 gram, chặt sậy, hoặc tre, trúc xỏ lụi, rồi cắm cá xuống đất, đuôi chỏng lên trời. Không nướng bằng lửa than mà nướng bằng bổi khô như rơm, sậy, cỏ. Cứ tha hồ cho cá cháy thành than. Khi lửa tàn, cạo sạch lớp vẩy bên ngoài rồi để cá lên tấm lá chuối đã lau sạch, lật cá nằm sấp lấy đũa rọc trên sống lưng từ đầu tới đuôi. Banh ra làm đôi, cá hãy còn bốc khói nghi ngút, với một mùi thơm đặc biệt!

Nước mắm phải lựa loại thật ngon, pha thêm ít đường, tỏi ớt và nửa trái chanh. Dùng bánh tráng cuốn với rau sống, dấp cá, rau thơm, rau cần, kèm theo chuối chát, khế, khóm xắt mỏng. Ăn cá lóc mà quên vài chai xị đế, lại rượu Tân Lộc ngâm "Minh Mạng thang" với tắc kè thì thật thiếu điệu nghệ quá chừng! Nhất là khi được ngồi trên bờ đìa, bờ chuối, gió thổi vi vu, nhất là gió chướng còn mang hơi rạ thơm nồng.
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 05:04:43 PM »

Khô sặt Cà Mau

 
Khô cá sặt rằn còn gọi là khô cá bổi, giống cá rằn ri nâu xám, con lớn bằng cả bàn tay. Miền Tây nơi nào cũng có cá sặt rằn, nhưng nơi nhiều mà ngon là ở vùng U Minh của bán đảo Cà Mau và những vùng ngập lũ của sông Cửu Long. Cá sặt rằn thường chỉ ăn phiêu sinh và rong tảo trong nước. Sặt rằn hiện chưa có cá nuôi, người ta chỉ mới khai thác trong tự nhiên. Cá sặt rằn chiên xù hay nấu canh cải thì tuyệt. Thịt cá sặt rằn thơm lắm, lại dai mà ít xương hơn cá rô. Ở Cà Mau, cứ vào dịp từ tháng mười hai kéo dài đến tháng ba là người ta thu hoạch cá sặt. Nhà nào có đìa cạn sớm hay kẹt tiền sắm tết thì người ta tát sớm. Còn nhà nào khá giả, đìa sâu thì thư thả sang tháng hai, tháng ba để con cá lớn thêm chút. Dạo này, người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, nên khi bắt được con cá nào có trứng người ta thả trở lại. Cá sặt làm khô ngon nhất là lúc cá to bằng ngón tay, cân khoảng bốn con cá tươi thì được một ký. Khi cá khô, một ký khoảng từ 8 đến 10 con. Để làm khô, cá phải được cạo thật sạch vảy, làm thật sạch ruột rồi ngâm nước muối qua một đêm. Sau đó ngâm lại bằng nước lạnh để xả sạch nước muối trước khi phơi. Cá phải phơi đủ ba nắng, mà nắng tốt thì mình con khô mới trong, sớ thịt mới dai. Trước đây, khô được người ta dự trữ để ăn trong những dịp thiếu thực phẩm tươi. Nhưng nay thì chúng đã trở thành đặc sản, thành thực phẩm đặc biệt trong mùa tết. Ba ngày tết, nhiều nhà thường mua trữ một vài ký khô sặt loại ngon trong nhà. Để khi ngán thịt ngán thà, để khi cần làm nhanh một dĩa mồi lai rai đãi khách người ta lại mang con khô ra chế biến. Món ăn từ khô sặt dễ làm, nhanh nhất là có thể nướng rồi xé nhỏ ra chấm với muối ớt, cũng có thể chặt nhỏ từng miếng bằng hai ngón tay rồi chiên lên chấm nước mắm me để nhâm nhi với bia, với rượu đều hợp. Chịu khó một chút thì làm gỏi, cũng nhanh thôi. Khô đem nướng hoặc chiên lên, dùng sống dao đập giập cho mềm sớ thịt rồi xé nhỏ ra, bỏ bớt phần xương và trộn với một trong các thứ như xoài băm, trái cóc gọt vỏ bào mỏng hay lá sầu đâu. Nếu không sẵn những thứ này thì trộn với dưa leo hay hành tây xắt sợi cũng được. Dĩa gỏi làm xong, chan nước mắm chua ngọt vào, trộn thêm ít rau mùi xắt nhỏ là có một món ăn với cơm, cơm nguội càng tốt, thật tuyệt, làm mồi nhậu lại càng “bắt”.
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Năm 13, 2008, 05:06:55 PM »

Lẩu mắm U Minh - Cà Mau
 

Món cá rô, cá lóc nướng trui, cá trê vàng nướng vỉ ăn với nước mắm gừng hay món gỏi ong, cháo ong, ong mật chiên giòn,.… Tuy nhiên nếu bạn đã đến U Minh thì đừng quên thưởng thức Lẩu mắm. Món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà, da diết làm sao!

Nguyên liệu chính của món lẩu mắm U Minh cũng là mắm sặc (nhưng phải là mắm ngon). Mắm được nấu rả thịt, lược kỹ xương, nêm nếm bột ngọt, đường cho vừa ăn rồi cho vào lẩu. Để cho dậy mùi người ta còn bổ sung thêm một ít lá sả bằm mịn, phần gốc sả đập giập cho vào lẩu. Bí quyết làm cho nước lẩu có vị béo, thơm và sánh người ta cho vào một ít sữa bò thay đường. Lẩu mắm hạp với nhiều lọai thịt hay cá tùy thích. Nhưng lẩu mắm U Minh nhất định phải được nấu với cá đồng. Ngon nhất là lươn, cá rô mề, cá lóc to hoặc cá trê trắng mới trúng sách.

Ngòai cá ra, lẩu mắm có thể được bổ sung thêm thịt cua đồng, ốc lác, thịt ba rọi,... Nhưng điều thú vị nhất khi ăn món lẩu mắm là được thưởng thức rất, rất nhiều lọai rau đồng. Lẩu mắm là món quy tụ nhiều lọai rau hoang dã nhất. Có thể đúng khi nói rằng, không có món ăn nào trên thế giới lại được ăn kèm với nhiều lọai rau như lẩu mắm. Đặc biệt, lẩu mắm của xứ U Minh không thể nào thiếu đọt choại, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác,v.v… Người ăn sẽ được thưởng thức hương vị: ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay, của nhiều, rất nhiều lọai rau đồng sẵn có ở vùng đất U Minh.

Lẩu mắm đã trở thành món không thể thiếu ở nhiều nhà hàng sang trọng trong cả nước. Về nguyên tắc chế biến đều giống nhau. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có sự khác biệt bởi việc sử dụng lọai thịt cá nào và dùng rau nào ăn kèm cho hợp với phong thổ của quê hương. Song, dù bạn là người xứ nào, nhưng với bữa tiệc lẩu mắm ở rừng U Minh chắc chắn sẽ là dư vị đậm đà, dung dị và da diết không thể nào quên! Bởi nó gợi lại những ấn tượng quá khứ và kỷ niệm của lớp lớp tiền nhân thời mở cõi.
Logged
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Chín 26, 2008, 01:47:34 PM »

Rất cảm ơn người đã giới thiệu về các món đặc sản của Đất Mũi , nơi em dang cư ngụ. Nhưng anh ơi, nếu cá lóc nướng trui mà ăn đúng điệu Đất Mũi thì phải chấm với muối ớt và bốc bằng tay. Chất liệu dùng để nướng cá là rơm khô, vì chỉ có mùi rơm khô mới làm mùi cá nướng thơm đậm đà hơn, và rau ăn kèm nhất định phải có lá lụa và đọt sộp nữa. Còn nước mắm tỏi ớt chanh đường chỉ dùng cho nhà hàng và người thành phố thôi.

Còn lẩu mắm Uminh thì không bao giờ có sữa bò (chỉ là khúc biến tấu của món ăn dân dã này thôi), vì mùi sữa sẽ làm mất đi mùi thơm đặc trưng của mắm. Để tôn thêm mùi thơm của mắm và khử mùi tanh, người ta thường cho vào  một ít ngãi bún đập dập, và rau đồng chính hiệu còn phải có rau dừa chỉ, lá hẹ nước,và bông súng chỉ.
Hôm nào nếu có ACE nào của diển đàn Tứ Hải có dịp vào Đất Mũi, alô cho em nhé. Em sẽ tự tay làm những món này để đải khách phương xa.


Lẩu mắm Cà Mau đây
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 03, 2014, 07:06:00 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
MQ dưới bánh xe khổng lồ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 26



Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Chín 26, 2008, 02:11:41 PM »

Chào bạn, nghe những lời trên tôi biết bạn là người miền trong, lãng mạn và tình cảm dạt dào. Nhưng có lẽ sự biến tấu luôn là tính cố hữu của nghệ thuật mà ẩm thực cũng không tránh được xu thế đó.
Logged
vuonggia79
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


muathuhanoi_2605
Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Chín 26, 2008, 02:52:09 PM »


Bạn Uyên viết rấ chất đất mũi rùi! Chắc là phải vô một chuyến gọi là " đích mục sở thị" để đựơc thưởng thức mấy món "zin" của đất mũi rùi!
Logged

uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Chín 27, 2008, 09:54:41 AM »

Chào bạn, nghe những lời trên tôi biết bạn là người miền trong, lãng mạn và tình cảm dạt dào. Nhưng có lẽ sự biến tấu luôn là tính cố hữu của nghệ thuật mà ẩm thực cũng không tránh được xu thế đó.

Rất cảm ngưỡng mộ về độ tinh tế của bạn trong nhận xét.
Va U. cũng rất đồng ý với bạn rằng trong nghệ thuật ẩm thực luôn có những khúc biến tấu để phù hợp khẩu vi từng người và từng vùng miền.
Tuy nhiên, ở đây U. muốn nói về hương vi nguyên thủy của món ăn, và còn một đặc điểm nữa: Uminh là một vùng nông thôn sâu và nghèo so với cá huyện khác của Cà Mau, nên việc cho sữa vào món lẩu mắm là hơi xa xỉ (vi thực tế ở đây chưa chắc trẻ con có sữa để uống).
Còn nói về khúc biến tấu của món này của người Cà Mau nhé.
Ta có thể cho vào một ít xương heo để vị của nước lẩu đậm đà hơn, và một ít cà tím để nước lẩu có thể sánh hơn mà vẫn giữ được hương vị ban đầu của mắm.
Hoặc ta có thể nấu mắm với nước dừa để có độ thanh tao.
Còn món ốc, ta có thể ngâm vào nước có pha với một chút ớt hiểm đập dập qua một đêm cho ốc nhả hết chất dơ. Sau đó ta ngâm vào nước dừa độ 4 giờ và vớt ra luộc lại để nguội, cạy thịt  và cho vào lẩu, hoặc cũng có thể xào lên cho vào lẩu.
Hoặc ta có thể luộc ốc và nghêu bằng coca cola và cạy thit cho vào lẩu.
Ta có thể điểm xuyết cho món ăn thêm phần hấp dẩn bằng các loại hoa rau như : bông điển điển, bông so đủa, bông lục bình và một ít kinh châm tươi.....
Rất cảm ơn bạn vì  đã qua tâm đến một vùng quê cuối trời Việt Nam, nơi mà người ta vẫn nói "muổi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh"
Thân ái.

« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 15, 2008, 02:31:52 PM gửi bởi uyennd72 » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2008, 10:03:20 AM »

Khô sặt Cà Mau

 
. Cá sặt rằn thường chỉ ăn phiêu sinh và rong tảo trong nước. Sặt rằn hiện chưa có cá nuôi, người ta chỉ mới khai thác trong tự nhiên. Cá sặt rằn chiên xù hay nấu canh cải thì tuyệt.
. Cá sặt làm khô ngon nhất là lúc cá to bằng ngón tay, cân khoảng bốn con cá tươi thì được một ký. Khi cá khô, một ký khoảng từ 8 đến 10 con.

Cá sặt bổi hiện nay đã có cá nuôi và trung tâm sản xuất giống. Trung tâm uy tín nhất hiện nay là trung tâm giống Trần Văn Thời (tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời). Cá sặt bổi nuôi ăn thức ăn thừa của cá tra hoặc cá basa. Cá tự nhiên, muốn đạt trọng lượng 4 con cá tươi/kg phải nuôi ít nhất là 24 tháng, cá nuôi ăn thức ăn chỉ mất 14 tháng, và có thể thu hoạch bất kỳ thời điểm nào. Cá sặt bổi hợp với vùng nước của Uminh  & Trần Văn Thời. Uyennd72 đã nuôi nên đây là kinh nghiệm thực tế.
Còn cá sặt bổi tươi thì nấu canh chua khóm, chứ không nấu canh cải được, vì nó sẽ bị hôi rong. Hoặc có thể kho với tương (tương đậu nành), cá có thể chiên vàng rồi kho hoặc cá để tươi , tương vắt lấy nước xào với dầu tỏi và thả cá vào kho đều được.
Nếu có dịp ra Hà Nội, nhất định mình sẽ tặng các bạn vespa Hà nội một ít khô cá này và sẽ tự tay chế biến nó thành mồi nhậu tại Tứ Hải quán. Nhưng có điều, khô mua tại chợ nên chất lượng không được như  tự làm đâu nhé.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 06, 2008, 10:14:12 AM gửi bởi uyennd72 » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
vuonggia79
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


muathuhanoi_2605
Email
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2008, 10:07:55 AM »

 
 Uyên làm mồi nhậu thế này thì chưa uống đã có người say rồi.
Rất cảm kích tình cảm của Uyên dành cho anh em Vespa HN.
Logged

uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Mười Hai 13, 2008, 03:36:52 PM »

Đặc sản ba khía Rạch Gốc  

Về với vùng đất Rạch Gốc (thuộc xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau). Từ trung tâm Tp. Cà Mau, khoảng hơn một giờ đồng hồ đi bằng tàu cao tốc sẽ đến cửa biển Rạch Gốc.

Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ, thì chắc chắn những ai đến đây cũng sẽ rất thích thú với một món ăn mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương: ba khía.

Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có địa phương này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Khoảng tháng 7, tháng 8 Âm lịch hàng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía này ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.
Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được. Muối ba khía không nên mặn quá, cũng không muối lạt quá. Vì nếu mặn thì thịt sẽ xẵng lại, còn nếu lạt quá thì thịt mau bủng, ăn mất ngon.

Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần đặc biệt; gồm sả băm nhuyễn, trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia vị cho vừa ăn. Với cách ăn này, thịt của ba khía rất ngọt, thơm do hòa với hơi cay của ớt, sả và chút chua, nồng của cơm mẻ; ba khía luộc ăn cùng với nước chấm sẽ là một món ăn không thể quên.

Với hai món ăn độc đáo từ ba khía Rạch Gốc của vùng đất mũi, bạn nên đến tận địa phương vào những ngày tháng 7, tháng 8 Âm lịch này để được thưởng thức một cách trọn vẹn.




ba khía trộn - món này có một vị khách hàng người Nga bảo mùi vị giống món trứng cá hồi Caviar


ba khía luộc

ba khía đào hang đây
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 02, 2014, 04:33:17 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Mười Hai 13, 2008, 03:54:17 PM »

Rùa rang muối - Đặc sản Cà Mau
 

Rùa là một loại động vật hoang dã có rất nhiều ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Có nhiều loại rùa, nào là rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém..., nhưng ngon nhất là rùa vàng, kế đến là rùa nắp, không có thì “xài đỡ” rùa quạ, chớ rùa hôi hay rùa dém thì đúng như cái tên của nó, nghe mùi là thấy không ngon rồi.

Trước đây rùa sống trong tự nhiên rất nhiều, người dân Cà Mau tha hồ săn bắt đem ra chợ bán. Thời gian gần đây, để bảo vệ động vật hoang dã khỏi bị tuyệt chủng nên chính quyền tỉnh Cà Mau đã cấm săn bắt, buôn bán rùa tự nhiên mà chỉ cho phép buôn bán rùa nuôi (giống như người ta nuôi tôm, cua, sò huyết hay nghêu vậy).

Rùa có thể làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ, nhưng ngon nhất vẫn là món rùa rang muối, vừa dễ làm, dễ tìm gia vị, vừa được thưởng thức cách ăn dân dã đặc biệt của người xứ Cà Mau.

Cắt cổ rùa lấy huyết, hứng huyết rùa vào chén. Rượu đế trong như mắt mèo hay rượu nếp trắng pha huyết rùa người sành ăn không bao giờ bỏ qua. Nghe nói rượu pha huyết rùa tác dụng không kém rượu pha huyết rắn hổ hay rượu ngâm ngọc dương.

Đem rùa đã cắt cổ trụng nguyên con vào nước sôi chừng vài phút, vớt ra cạo rửa rùa cho sạch nhớt. Cắt cổ rùa hơi khó, không có kinh nghiệm sẽ rất khó cắt thành công, vì vậy không cắt cổ cũng không sao. Nếu bạn cắt cổ rùa cho chảy hết máu ra thì rang muối xong thịt rùa sẽ trắng như thịt gà, nhìn rất đẹp. Còn để nguyên con rùa còn sống trụng nước sôi, cạo rửa rồi bỏ vô nồi muối thì khi chín thịt rùa sẽ có màu đỏ bầm, nhìn không đẹp nhưng ăn thịt bổ hơn. Nếu bạn để rùa sống bỏ vô nồi nước sôi trụng thì phải nấu nước sôi bằng cái nồi hơi lớn hơn con rùa một chút, có nắp đậy kín, nước sôi hé nắp ra bỏ rùa vô rồi đậy lại liền, giằng kín (không thôi rùa giẫy văng nước tùm lum), chừng chút xíu thì rùa chết mới vớt ra cạo rửa.

Chuẩn bị một cái nồi đất to, có nồi đất là tốt nhất, không có nồi đất thì dùng đỡ nồi kim loại đáy dầy. Dùng nồi đất thì tiếng muối nổ đỡ đinh tai nhức óc và không hư nồi, có thể dùng lại nồi nhiều lần. Còn bạn dùng nồi kim loại đốt khô với nhiệt độ cao và lâu như vậy đáy nồi sẽ bị cháy nên không thể dùng nồi đáy mỏng mà phải dùng nồi loại đáy dày, rang muối xong 1 con rùa thì bạn có hy vọng… bị hư thêm một cái nồi thì rất tốn kém. Muối hột phải chọn loại hột thật lớn, càng lớn càng tốt, cứ 1 ký rùa thì 1 ký muối.

Đổ muối hột vào nồi, để nguyên con rùa đã làm sạch và ráo nước vào nồi (không cần mổ bụng hay tách mai). Đậy nắp nồi lại càng kín càng tốt vì càng kín thì rùa càng mau chín. Bắc nồi lên bếp, vặn to lửa cho muối nổ đến khi nào không còn nghe tiếng muối nổ nữa thì nhắc nồi xuống, lấy rùa ra, dùng dao chẻ vỏ, móc bỏ bộ lòng. Rùa thường ăn các loại nấm, kể cả nấm độc nên không được ăn bộ lòng rùa, dễ bị trúng độc.

Xé thịt rùa ra cho vào dĩa. Vậy là bạn có thể thưởng thức món rùa rang muối chấm muối tiêu chanh hoặc muối ớt kèm với rau răm. Đưa cay bằng một vài ly rượu nếp trắng mới cảm nhận hết cái hương vị thơm giòn, ngon ngọt, béo ngậy của thịt rùa, vị cay cay của rau răm, rau húng, vị cay nồng, ngòn ngọt của rượu nếp…, mà thầm khâm phục người Cà Mau thời khai hoang lập ấp đã sáng tạo ra cách tận hưởng sản vật trời cho có một không ai ở vùng đất tận cùng Tổ quốc này.



Rùa vàng đặc sản đây - loại này con không lớn, nhưng là loại rùa ngon nhất. Rùa vàng này đem chưng với dây tơ hồng ăn  trị  bệnh tim rất hay.


Bắt rùa
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 02, 2014, 04:36:17 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Mười Hai 13, 2008, 04:01:40 PM »

Chả trứng mực đất Mũi  

"Câu mực tuy cực mà vui
Khoái ăn trứng mực, lui cui câu hoài"

Trứng mực có gì quyến rũ các ngư phủ đến nỗi trở thành ca dao để trẻ con vùng U Minh thuộc lòng. Người nội trợ trứ danh nào sáng chế món ăn này đến giờ chưa ai biết. Dù vậy, dân câu mực vẫn cứ "lui cui câu hoài" để vừa có tiền lại vừa đáp ứng nhu cầu "khoái ăn trứng mực" của mình, của người.
Trứng mực chiên thành chả có màu vàng rộm như chả quế. Đẹp mắt và có mùi thơm đặc trưng. Chả cắt từng lát chừng ngón tay, dọn ra bàn cùng rau thơm và bánh tráng. Cuốn từng cuốn, chấm nước mắm nhĩ, hay muối tiêu chanh. Món đặc sản này đem đến cho người ăn cái mềm mại của rau, cái dai mềm của bánh tráng, cái dẻo xốp, béo bùi của trứng mực, không lẫn được với bất kỳ món ăn nào.
Thường, những miếng chả trứng mực đặc biệt này, người dân quê biển Cà Mau dành đãi khách phương xa. Nó cũng là món quà quý dùng gửi tặng bà con quyến thuộc tha phương kiếm sống, ăn để mà ngậm ngùi thương nhớ quê nhà. Nếu có dịp về xứ biển Cà Mau, bạn nhớ đòi ăn cho được chả trứng mực, vì đó là một món ngon chỉ có ở vùng đất mũi!


« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 02, 2014, 04:38:12 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
Trang: [1] 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn