Trang chủ arrow Dược học arrow Mật một số động vật
Mật một số động vật
13/11/2016

Mật lợn: Vị đắng, lạnh, không độc. Chữa thương hàn nhiệt khát (sách Thương hàn luận có bài Chư đởm thang); trị chứng thời khí nhiệt độc, lao cực, tiêu khát; năm chứng cam của trẻ con, bôi đầu trẻ con chốc lở; chữa mắt đỏ kéo màng. Hòa vào nước gội đầu, làm cho tóc đen nhánh.

Mật chó: Vị đắng, bình hơi có độc. Có tác dụng làm sáng mắt, bôi đắp lên các mụn lở lâu ngày không khỏi. Phàm các chứng đau thuộc huyết ứ tụ đọng và bị thương tổn, hòa vào rượu uống nóng, ứ huyết sẽ dồn xuống hết.

Mật bò (trâu): Vị đắng, rất lạnh, không độc. Có tác dụng làm sáng mắt, tan các mụn sưng; trừ tâm phúc nhiệt khát, cầm chứng kiết lỵ và miệng khô rộp.

Mật gà: Vị đắng, hơi hàn, không độc. Chữa các chứng mắt không tỏ, lở loét, lở xung quanh tai, bôi mỗi ngày vài ba lần; chấm vào bấc đèn rồi rỏ vào mắt sưng đỏ, rất hay. Bôi bệnh trĩ loét cũng hay.

Mật vịt: Vị đắng, cay, không độc. Giải nhiệt độc, bôi vào bệnh trĩ lở loét, giỏ vào mắt đau đỏ khi mới phát. 

Mật ngỗng: Vị đắng, lạnh, không độc. Giải nhiệt độc, bôi vào bệnh trĩ khi mới mọc thì tan.

Mật ếch: Chữa trẻ em mất tiếng, lấy mật giỏ lên lưỡi sẽ nói được ngay.

Mật hươu: Vị đắng, lạnh, không độc. Có tác dụng tiêu thũng, tán độc.

Mật quạ: Có tác dụng làm sáng mắt, chữa bệnh mù, thanh manh, màng mộng, loét mí mắt, đều dùng mật giỏ. (lấy mật quạ rất khó. Phải nuôi sẵn cho thật quen. Chờ khi nó ngủ, dùng dao sắc, chặt một nhát cho đứt hẳn đầu, rồi mổ ra lấy mật ngay, thì mật còn nguyên. Nếu thịt nó lúc sống, thì mật chỉ còn túi rỗng, bên trong hết mật).

Mật chuột: Dùng mật chuột giỏ mắt, chữa được thanh manh, quáng gà; giỏ vào tai chữa bệnh điếc - Trong Chữa hậu phương của Cát Hồng khen ngợi mật chuột chữa điếc rất là hay. Cát Hồng nói: có thể chữa được bệnh điếc đã lâu tới 30 năm. Nếu mới điếc giỏ độ 3 lần là khỏi. Khi mới giỏ, điếc sẽ tăng, nhưng trong vòng 10 ngày sau sẽ khỏi.

Mật cá chép: Vị đắng, lạnh, không độc. Giỏ vào mắt đau, nhiệt và đỏ, thanh manh, mắt kéo màng, sưng; giỏ vào tai chữa điếc.

Mật cáo: Phàm người bị chết ngất, lấy mật cáo hòa vào nước nóng, cạy răng đổ cho uống sẽ sống.

Mật rùa: Sau khi lên đậu mắt sưng, hàng tháng không mở ra được, lấy mật rùa giỏ vào, rất hay.

Mật ba ba: Vị cay. Có tác dụng chữa khỏi điếc, khỏi mù (giỏ), làm tan mòn chưng, giả, bĩ, tích; lở loét âm môn và trĩ hạch. Dùng một cái mật ba ba, mài với mực, thêm vào ít Băng phiến, bảo bệnh nhân nằm, lấy lông gà chấm thuốc bôi vào chỗ trĩ.

Mật cá diếc: Bôi lên chứng Cam lở nát; giỏ vào họng chữa hóc.

Mật cá quả: Các loại mật đều đắng, chỉ có mật cá quả không đắng. Dùng giỏ vào chứng sưng đau trong họng (hầu tý), bệnh dù nặng cũng có thể khỏi.

Mật dê: Vị đắng, lạnh, không độc. Có tác dụng chữa đau mắt, thanh manh, màng trắng, đau mắt gió, nước mắt chảy dàn dụa

Mật gấu: Khổ, hàn, không độc. Trừ bỏ màng mắt, làm sáng mắt, giết các loại trùng thuộc bệnh Cam, có tác dụng khỏe dạ dầy, trấn kinh, các chứng thời khí nhiệt nhiều, biến thành Hoàng đản; mùa hè kiết lỵ mãi không khỏi; Cam lở bụng đau...


Cách lấy mật chuột

Theo Bản thảo thì sau khi bắt được chuột, buộc chặt, lấy nước sôi dội lên cho chết, rồi rạch cổ nó ra có thấy một túi nhỏ sắc đỏ tức là mật của nó (Án: mọi thứ mật sắc xanh, duy có mật chuột sắc đỏ, cũng là một điều lạ).


Cách lấy mật quạ

Muốn lấy được mật quạ phải nuôi sẵn một con cho thật quen. Chờ khi nó ngủ, dùng dao sắc, chặt một nhát cho đứt hẳn đầu, rồi mổ ra lấy mật ngay, thì mật còn nguyên. Nếu thịt nó lúc còn sống, thì mật chỉ còn túi rỗng, bên trong hết mật. 


Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >