Trang chủ arrow Tản mạn arrow NÕ NƯỜNG - TƯ DUY PHỒN THỰC
NÕ NƯỜNG - TƯ DUY PHỒN THỰC
26/02/2008

 Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở. Để làm được hai điều trên, những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối, khác biệt với một số nền văn hóa khác như Ấn Độ chẳng hạn, chỉ thờ sinh thực khí của nam mà thôi.

 

Nghi thức Nõ Nường và các hiện tượng xoay quanh nó chính là biểu hiện của Phồn Thực. Người trong cuộc dùng những hình thức mô phỏng giao phối giữa hai cơ quan sinh dục nam và nữ để cầu sự nảy nở sinh sôi.

"Trước linh vị thần miếu - thần Nõ Nường, “ đôi trò’’ nam thanh, nữ tú đứng sau chủ tế, hướng mặt vào nhau, sẵn sàng đợi lệnh diễn trò. Chủ tế, sau khi khấn xong lời thần chú - cầu xin, gieo quẻ âm dương và lạy xong ba lạy thì bước lên cạnh bàn thờ, mở hòm lấy vật “hèm’’ (ngày trước vật hèm là cái mo nang và dùi gỗ vông, xong việc thì thả xuống hồ ngâm lấy nước tưới ruộng, để diệt trừ sâu rầy cho mùa màng cây trái xum xuê (thời chưa có thuốc trừ sâu); nay làm bằng gỗ, sơn đỏ, xong việc là cất vào hòm đặt trong tủ, để trên gác xép sau bàn thờ, còn gọi là bàn thờ thượng, có cầu thang, đến giờ chủ tế lên bê xuống lấy Nõ trao cho nam, lấy Nường trao cho nữ, rồi bước ngang sang phải (bàn thờ) ba bước, quay lại, chếch hướng về đôi trò, miệng hô: “linh tinh tình phộc’’ đồng thời hai tay khoát lên tạo thanh hình chữ “V’’ trước trán - đèn tắt, tuần tự hô ba lần."

Lễ hội Nõ Nường là lễ hội ngợi ca về sự cường tráng và hoạt động “linh tinh tình phộc” của Nõ Nường, tức “vật hèm”: Nõ to và dài như “giằng cối xay” còn Nường thì rộng và sâu như “cối xay lúa’’đó là biểu tượng. Ở đây không còn quan niệm “dâm” và “tục” nữa.

Nõ Nường mang đậm đà tư duy của người Việt cổ. Nó được ra đời rất sớm, từ thời dân tộc ta mới hình thành tư tưởng. Đến thời đại văn minh Đông Sơn, dòng lễ hội vòng đời này được hoàn thiện về ý nghiã và nghệ thuật, được ghi lại thành hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và lan toả, truyền kỳ trong văn hoá đân tộc.

 

 

Nguyễn Hạnh (Từ nhiều tư liệu Văn hóa dân gian)


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >