Trang chủ arrow Tản mạn arrow Sáu THANH CỦA TIẾNG VIỆT (1)
Sáu THANH CỦA TIẾNG VIỆT (1)
31/12/2007

 

Khi tìm lại trong vốn hiểu biết của mình, tôi nhận ra rằng: yếu tố chủ đạo của tiếng Việt, cũng giống như tiếng nói của các dân tộc anh em trong nước, chúng đều do kết hợp giữa Thanh và Âm mà thành.

Nhưng xem xét kỹ thêm, tôi thấy ở tiếng Việt, nhân tố tập quán, qui ước xã hội nằm ở yếu tố Âm chiếm phần nhiều; nhân tố bản năng tự nhiên thì ngược lại, nó nằm trọn vẹn ở trong yếu tố Thanh.Tôi đã trình bày những chứng cứ rõ rệt trong cách đặt tên cho 6 thanh tiếng Việt của cổ nhân, gồm: Thượng thanh, Khứ thanh, Đoản bình thanh, Trường bình thanh, Hồi thanh và Hạ thanh.

Các cụ xưa xếp thứ tự  6 thanh từ cao xuống thấp là có dụng ý, mỗi thanh dựa vào một dáng đầu và cổ con người khi phát âm ra tiếng có thanh đó như sau:

Thượng Thanh : Khi nói, dáng đầu và cổ ngửa lên cao đến mức có thể. Đường đi của hơi thanh ra thẳng hướng đầu và cổ.

Khứ thanh : Khi nói, dáng đầu và cổ hơi ngửa lên, tiếng phát ra bay đi rất xa. Đường đi của hơi thanh ở phần cuối hất vọt lên, như vấp phải vật cản.

Đoản bình thanh : Khi nói, dáng đầu và cổ ngay ngắn, ngang bằng, như nhìn về đường chân trời.  Đường đi của hơi thanh ngắn.

Trường bình thanh : Khi nói, dáng đầu và cổ ngay ngắn, ngang bằng. Đường đi của hơi thanh dài, đồng thời từ từ hạ thấp xuống một chút ít.

Hồi thanh : Khi nói, dáng đầu và cổ cúi nhanh xuống, liền theo đó, đưa dáng đầu và cổ về tư thế ngang bằng, ngay ngắn. Đường đi của hơi thanh giống như một vật thể có tính đàn hồi, khi rơi xuống đất liền bị nẩy vòng trở lại. Hoặc như tiếng nói hướng vào trong hang đá, có sự vang vọng trở lại.

Hạ thanh : Khi nói, dáng đầu và cổ cúi gập xuống rất nhanh, giữ nguyên dáng đó cho tới khi hoàn thành âm từ. Đường đi của hơi thanh như rơi thẳng xuống rất nhanh và bị giữ ngay lại ở dưới đó.

Đầu đời nhà nguyễn, một vị linh mục nước ngoài đến truyền đạo Gia Tô ở nước ta, ngài được chúa Nguyễn yêu mến ban cho tên là Bá Đa Lộc. Do yêu cầu của việc biên soạn sách Giáo Lý, sách kinh thánh, ngài đã cùng các giáo đồ là sỹ phu phong kiến Việt Nam, đem mẫu tự la - tinh ghép lại thành chữ Việt mới, thay cho cách dùng chữ Hán cổ ghép vần thành chữ Nôm trước đó vẫn dùng . Các vị này đã theo đúng những mô tả về dáng đầu và cổ khi người nói, theo diễn tiến đường đi của từng hơi thanh, dùng cách mô phỏng bằng nét bút vẽ lại, nay ta gọi đó là dấu của thanh tiếng Việt. Trong 6 thanh, có một thanh không mang dấu, 5 thanh còn lại, mỗi thanh mang một dấu riêng. Dấu của thanh như sau :

Thượng thanh : Mang dấu sắc,ghi ở phía trên các nguyên âm, như: Á,ắ, ấ, é, ế, í, ó, ố, ớ, ú, ứ.

 Khứ thanh : Mang dấu ngã, ghi ở phía trên các nguyên âm, như : A, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư.

Trường bình thanh : Mang dấu huyền, ghi ở phía trên các nguyên âm, như : À, ằ, ầ, è, ề, ì, ò, ồ, ờ, ù, ừ.

Đoản bình thanh : Không mang theo dấu, như : A, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư.

Hồi thanh : Mang dấu hỏi, ghi ở phía trên các nguyên âm, như : Ả, ẳ, ẩ, ẻ, ể, ỉ, ỏ, ổ, ở, ủ, ử.

Hạ thanh : Mang dấu nặng, ghi ở phía dưới nguyên âm, như : Ạ, ặ. ậ, ẹ, ị, ọ, ộ, ợ, ụ, ự.

Các dấu thanh này, cùng với các nguyên âm của tiếng Việt, đã làm cho chữ Việt Nam, văn Việt Nam trở thành công cụ truyền tải thứ ngôn ngữ giầu nhạc tính, mang đậm sắc thái rất riêng biệt của Việt Nam.

Trịnh Vân Hải ( Trích bài của thầy Lê Văn Sửu )


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >