Trang chủ arrow Bài viết arrow BỆNH VẢY NẾN (Bài 26)
BỆNH VẢY NẾN (Bài 26)
24/10/2007
Image


BỆNH VẢY NẾN (NGÂN TIẾT)

Bệnh vảy nến lại gọi là “Ngưu bì tiên”. Đông y có bệnh danh “bạch biết”, “Tùng bì tiên”. Do huyết phần có nhiệt, ngoại cảm phong tà đánh nhau ở da dẻ, lâu ngày phong thắng huyết  táo, da dẻ mất đi sự nuôi dưỡng mà thành.

 

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN 

1 – Bệnh phát chậm chạp, dễ dàng phát trở lại, thời kỳ đầu thường mùa Hạ khỏi mùa Đông phát, sau đó thì mùa  Hạ nhẹ mùa Đông nặng.

2 - Chẩn da thường phân bố ở da đầu và mặt, mặt dưới của tứ chi, nghiêm trọng thì phát bệnh khắp toàn thân. Cá biệt có ca bệnh các khớp đốt nhỏ bị sưng to, như biểu hiện loại dạng phong thấp viêm khớp đốt.

3 -  Chẩn da thì bờ cõi rõ ràng, hơi hiện rõ ban đỏ nổi cao lên, trên đó lại thường dày lên vảy da màu bạc trắng, sau khi cạo bỏ bụi vẩy, có màng mỏng phát sáng, lại cạo có điểm dạng xuất huyết. Chẩn da có hình chấm giọt, hình đồng tiền, hình địa đồ. Tình hình hoạt động của chẩn da có thời gian tiến hành, thời gian dứt yên, thời gian lùi đi.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

a – Biện chứng thí trị.

- Huyết nhiệt hình: Chẩn mới không ngừng xuất hiện, chẩn cũ tiếp tục to rộng, sắc ban đỏ tươi, bụi vẩy giáp dầy.

Cách chữa: Thanh nhiệt lương huyết.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ: Hoa hòe thang gia vị

Sinh hòe hoa, Sinh địa, Thổ phục linh, Sinh thạch cao, mỗi vị đều một lạng, Tử thảo, Thăng ma, mỗi vị đều 3 đồng cân, Ngứa nhiều gia thương nhĩ tử 3 đồng cân, Địa phu tử 3 đồng cân.

- Huyết táo hình: Chẩn mới dừng phát sinh, chẩn cũ màu sắc hồng tối, bụi vảy khô khan, ngứa gãi.

Cách chữa: Dưỡng huyết, nhuận táo, khử phong.

PHƯƠNG THUỐC ĐƯA RA LÀM VÍ DỤ

Sinh hà thủ ô 5 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Khương hoạt 3 đồng cân, Đại hồ ma 3 đồng cân, Thổ phục linh 1 lạng, Bạch hoa xà 1,5 đồng cân, Ô tiêu xà 3 đồng cân.

b - Chữa cục bộ

Hoa tiêu, Phác tiêu, Khô phàn, dã cúc hoa, lượng dùng căn cứ vào chẩn da nhiều ít, sắc nước rửa, mỗi ngày 1 lần rửa xong bôi gia vị hoàng liên cao.

c – Phương lẻ vị thuốc cây cỏ

- Thạch lựu bì (sao thành than, nghiền nhỏ mịn) 1 phần, dầu vừng 3 phần, trộn thành hồ dạng lỏng, đắp chỗ bệnh, mỗi ngày 2 lần. Chế tế cao mềm: 15% bột thạch lựu bì, thêm một ít dầu paraphi 1% Chương não, 1% phenol (C6H5OH) và vadơlin, trộn đều thành cao mềm bôi đắp.

- Bột ô tiêu xà 1 đồng cân , bột đương quy 1 đồng cân, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, uống liền 1 – 2 tháng.

d - Liệu pháp châm cứu

Lấy huyệt: Khúc trì, Huyết hải, Túc tam lý, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, Phi dương, kích thích mức vừa phải, mỗi ngày châm một lần. Nội quan với Thần môn, Tam âm giao với Phi dương thay nhau sử dụng, các huyệt còn lại đều sử dụng hàng ngày, 15 ngày là một liệu trình.

e – Liệu pháp chữa mới.

Chỗ 1/3 trên sau vành tai có tĩnh mạch nhỏ, khêu nặn ra máu từ 1 – 5 giọt, cách ngày khêu nặn một lần. Bắt đầu châm thì phải chọn điểm khêu ở đầu chót nhất, nếu như bắt đầu  khêu đã nặn tĩnh mạch ở vùng gốc tai, một lần đã làm phá vỡ tĩnh mạch sẽ ảnh hưởng đến các lần khêu nặn về sau.

GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC

1 – Gia vị hoàng liên cao (Xem ở bài 11 - Thấp chẩn mạn tính).


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >