Trang chủ arrow Bài viết arrow LỞ BÀN TAY, BÀN CHÂN, LỞ MÓNG
LỞ BÀN TAY, BÀN CHÂN, LỞ MÓNG
20/10/2007




Đông y gọi là lở bàn tay là “Nga chưởng phong” gọi lở bàn chân là “Thấp cước khí”, gọi lở móng là “Khôi chỉ” (ngón màu tro). 

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1 - Nơi tổn hại ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khe ngón chân, quá trình hiện rõ mạn tính.

2 - Nói chung phân làm ba loại hình, mỗi hình có thể tồn tại riêng hoặc cùng tồn tại.

- Rữa nát hình: Ưa phát ở khe ngón chân 3, 4, 5, da dẻ ẩm mềm, mặt da phát trắng, rất ngứa, mặt da sau khi lau chùi lộ ra da hồng nhiều ẩm ướt, thấm ra nước vàng.

- Bọc nước hình: Lòng bàn tay mọc ra bọc nước nhỏ, sau khi khô biểu hiện rõ rạng da hình tròn, có thể hợp khép thành mảng lớn, bờ cõi rõ ràng.

Hai thể loại hình kể trên thường phát vào mùa hạ, hoặc mùa hạ nặng thêm.

- Sừng hóa hình: Lòng bàn tay , lòng ban chân phát sinh chất sừng tăng sinh, da dẻ khô ráo, thô nháp, có bám mạt vảy, mùa đông dễ sinh nứt nẻ.

3 - Lở móng: Thường trước hết là lở ở bàn tay, bàn chân, kế đó móng khô biến hình tro.

4 - Lở bàn chân ở mùa tiết hạ, thu dễ phát kèm viêm nhiễm. Bệnh ở tay chân nổi lên bọc nước như đầu kim cho đến to như hạt đậu vàng hoặc bọc mủ, bong da, rữa nát, thấm ra dịch, ngứa gãi giống như dạng tổn hại của thấp chẩn cấp tính. Nghiêm trọng thì có thể dẫn tới viêm ống bạch mạch, viêm hạch bạch huyết, đan độc.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

1 – Chữa cục bộ

a - Tễ ngâm Hoắc hoàng, thuốc nước Nga chưởng phong ngâm chìm, đối với lở bàn tay, bàn chân, móng, đều có hiệu quả.

b - Lá trắc bá tươi nửa cân, giấm 1 cân, đun sôi, đợi sau khi nguội, ngâm chìm bàn tay, bàn chân mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 – 20 phút, 1 tuần làm một liệu trình, không khỏi thì thay thuốc, lại trị một liệu trình nữa. Cách này cũng trị lở móng.

c - Bôi ngoài bằng rượu Thổ cẩn bì. Đối với loại hình rữa nát khe ngón, trước hết dùng bột mai mực, bột hoạt thạch, bột ngũ bội tử, nhận 1 – 2 loại thêm lượng khô phàn bằng nhau rắc vào khe ngón, đợi sau khi khô lại dùng phương trên (Rượu thổ cẩn bì) để chữa.

d - Dùng 2 – 4 lạng Nhất chi hoàng hoa, sắc lấy nước đậm, để bàn tay, bàn chân ngâm trong nước thuốc 30 phút, mỗi buổi sớm tối ngâm một lần, 7 ngày là một liệu trình.

e - Trị lở bàn chân bị viêm nhiễm, tham khảo viêm nhiễm hóa mủ của ngoại khoa loại giống như dạng thấp chẩn dùng tễ rửa viêm da 1 lạng, sắc với nước, đợi nguội ngâm chìm chân có bệnh. Hoặc dùng xa tiền thảo tươi (cỏ mã đề), rau sam tươi sắc đợi nước nguội ngâm chìm, thổ cẩn bì = vỏ cây dâm bụt mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 20 – 30 phút, sau khi lau khô, đắp cao dính thanh đại tán.

2 - Chữa bằng châm cứu

Châm huyệt Thừa sơn hoặc dưới Thừa sơn nửa thốn, kích thích mạnh, không lưu kim. Tiến kim thường 2 – 3 thốn, cảm giác kim  tê lan đến đầu chót ngón chân thì hiệu quả càng tốt. Mỗi ngày một lần, 4 – 6 ngày là một liệu trình, lấy chữa rữa nát hình hiệu quả là tốt.

GHI CHÚ CÁC PHƯƠNG THUỐC

1. Tễ ngâm Hoắc hoàng: Hoắc hương 1 lạng, Hoàng tinh, Đại hoàng, Phèn đen mỗi thứ 4 đồng cân, giấm 1 cân (căn cứ vào lượng dùng nhiều ít, có thể dựa vào tỉ lệ đó mà tăng thêm).

Ngâm thuốc vào giấm sau 5 đến 7 ngày lọc bỏ bã thuốc thì thành. Đem tay chân có bệnh ngâm chìm ở trong giấm, căn cứ vào điều kiện mỗi ngày ngâm mấy giờ đồng hồ, thời gian cộng các buổi ngâm dồn lại phải được trên 24 giờ đồng hồ , bệnh nặng thì thời gian ngâm cần kéo dài hơn. Thời gian chữa, chân tay không được dùng xà phòng. Lở móng phải đem cắt hết móng đi sau đó mới dùng thuốc.

2. Thuốc nước Nga chưởng phong: Thổ cẩn bì 1 lạng, Khổ sâm 5 đồng cân, Bách bộ 5 đồng cân, Hùng hoàng 1 đồng cân, giấm 2 cân, ngâm chìm 1 ngày, sau khi đun hơi nóng thêm đợi dùng. Mỗi ngày ngâm tay chân có bệnh 1 lần, mỗi lần 20 – 30 phút, liên tục 10 ngày. Thời gian chữa cấm dùng xà phòng. Bệnh lở móng tay, móng chân, khi dùng thuốc cần cắt sạch móng mới ngâm.

3. Rượu Thổ cẩn bì: Thổ cẩn bì 90gr, liễu toan 25gr, dầu cam 25 Cm3, cồn tinh khiết 300 cm3. Đem thổ cẩn bì thả vào trong cồn ngâm chìm 7 ngày, bỏ bã còn được 250 cm3 lại Liễu toan (a xít sunfuric) dùng riêng cồn lắc đều xong mới rót vào dầu cam là thành. Dùng hợp ở lở toàn thân, lở đùi, lở lớp ngói, lở tay chân và viêm da do thần kinh.

4. Tễ rửa viêm da: Đại hoàng, Hoàng cầm, Khổ sâm, lượng bằng nhau, nghiền chung thành bột, mỗi thứ 5 đồng cân hoặc 1 lạng. Khi dùng lấy nước đun sôi ngâm hoặc đun sôi rồi bỏ bã sử dụng.


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >