Trang chủ arrow Tản mạn arrow BÀN TÍNH
BÀN TÍNH
15/01/2007
Image

Thế giới đã xếp phát minh về Bàn tính của người Trung Quốc là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nền văn minh Trung Hoa thời cổ đại. Đây là một cống hiến lớn đối với nền văn minh thế giới.

Có nhiều giả thuyết về sự ra đời của Bàn tính. Đây chính là một vấn đề tiêu tốn nhiều giấy mực của các học giả đời xưa. Trong cuốn "Tâm biên tương đối tứ ngôn", sách học vỡ lòng thời Nguyên, bàn tính đã là nội dung dậy vỡ lòng cho nên rất có thể nó đã trở thành một đồ vật quen thuộc, vì vậy nhiều người lại cho rằng sự xuất hiện của nó ít nhất phải vào đời Tống. Ngoài ra, các hiện vật khảo cổ về bàn tính thời Tống có hình thức nhìn từ bên ngoài đã tương đối hoàn thiện, không còn dáng vẻ của một vật dụng thô sơ nữa. Bên cạnh đó, thời kỳ chiến tranh loạn lạc, Ngũ Đại Thập Quốc, trước thời kỳ nhà Tống, sự phát triển văn hóa kỹ thuật mới bị ngưng trệ, khả năng ra đời của bàn tính vào thời đó là rất khiêm tốn. Đời Đường là thời kỳ phong kiến hưng thịnh trong lịch sử Trung Quốc, kinh tế văn hóa đều phát triển rực rỡ, người đời Đường cần có những công cụ tính toán mới thay cho những chiếc que tính đã được sử dụng suốt một thời kì hai nghìn năm. Vì vậy, các nhà toán học cho rằng sự ra đời của bàn tính có thể vào đời Đường.

Nhà đại số họ đời Thanh cho rằng Bàn tính xuất hiện vào thời Nam Bắc triều, Đông Hán. Ông căn cứ vào những ghi chép trong cuốn Số Thuật Ký Dị về 14 cách tính Bàn tính của nhà toán học đời Đông Hán là Từ Nhạc. Đoạn văn miêu tả đó đã được chú giải như sau: Ý kiến thứ 2 của Mai Khả Chiến, nhà đại số học đời Thanh cho là bàn tính xuất hiện vào thời Nam Bắc Triều, Đông Hán. Ý kiến này căn cứ vào nhà toán học thời Đông Hán là Từ Nhạc đã viết cuốn "Số thuật ký dị" trong đó nghi chép lại 14 cách tính gọi là "Cách tính bàn tính". Sau này, nhà toán học triều đại Bắc Chu đã chú giải đoạn văn này như sau: "Khắc bản là 3 phần, 2 phần trên dưới để bi lăn, phần ở giữa để định vị tính toán. Vị trí 5 viên bi, viên bi trên khác màu với 4 viên bị dưới mỗi viên là 1 đơn vị, 4 viên dưới cầm trịch gọi là "Không đối tứ thời". Viên bị chạy 3 nơi gọi là "Vĩ tam tài".

Trong bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Trương Trạch Đoan “ Thanh Minh Thượng Hà Đồ” người ta đã phát hiện ra một chi tiết rất thú vị là ở góc vẽ quầy chính một hiệu thuốc có đặt một cái Bàn tính, một chiếc Bàn tính mang dáng dấp Bàn tính cải tiến ngày nay. Phát hiện đó cho thấy cho thấy có lẽ Bàn tính có thể đã xuất hiện từ đời Đường, phổ biến vào đời nhà Tống. Ý kiến này còn được khẳng định hùng hồn một lần nữa khi vào năm 1921 các nhà khảo cổ đã đào được một chiếc Bàn tính tại một di chỉ của người đời Tống ở Hà Bắc, Trung Quốc. Trong kho sách cổ, có một nhà thơ cuối đời Tống đầu đời Nguyên là Lưu Nhân trong sách Tịnh Mộc tiên sinh văn tập đã từng viết một bài thơ nhan đề là Cái Bàn tính càng chứng tỏ sự thịnh hành của Bàn tính trong giai đoạn này.

Nhưng một ý kiến được cho là thuyết phục khác đã được đề ra là Bàn tính ra đời vào giữa đời Nguyên. Các thư tịch thời kỳ này đã ghi lại những câu ngạn ngữ nhắc đến sự xuất hiện của Bàn tính, nói lên sự phổ cập của chúng vào thời đó.

Vào thời Minh thì Bàn tính đã trở nên quen thuộc trong dân chúng ở Trung Quốc. Sách Lỗ Ban Mộc Kinh viết vào những năm Vĩnh Lạc đã ghi được kích thước và quy cách rõ ràng về cách chế tạo một chiếc Bàn tính. Cũng vào thời kỳ này, có rất nhiều quyển sách hướng dẫn sử dụng Bàn tính như Trực Chỉ Toán Pháp Thống Tổng của Trình Đại Vệ, Toán Chân Toán Pháp của Từ Tân Lỗ được coi là những giáo trình khuôn mẫu về Bàn tính.

Có một quốc gia được coi là xứ sở của máy tính ở châu Á là Nhật Bản vẫn luôn dành cho những chiếc Bàn tính thô sơ nhưng thần diệu một tình cảm trân trọng. Điều đó thể hiện ở chỗ những Bài học về phép toán đầu tiên trong bậc Tiểu học chính là những bài học về Bàn tính. Trong thời kỳ của công nghệ vi tính ngày nay, chiếc Bàn tính dường như đã bị quên lãng. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng trở nên kém đi về tính khoa học kỳ diệu.

Nguyễn Hạnh 


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >