Trang chủ arrow Tản mạn arrow TƯ LIỆU THIÊN CHÚA GIÁO TRONG KHO SÁCH CHỮ HÁN XƯA
TƯ LIỆU THIÊN CHÚA GIÁO TRONG KHO SÁCH CHỮ HÁN XƯA
24/12/2006
Image

Về khái niệm đạoThiên Chúa và các nhà giáo sĩ dường như lúc đầu quá xa lạ đối với những người dân bình thường. Những gì được ghi lại về giáo phái này cũng như các linh mục chỉ được thấy trong các tạp kí xưa.

 

Sách cổ chép: “ Người nước Bỉ đều theo đạo Gia Tô, không thờ cúng cha mẹ, chỉ tôn Thiên Chúa, phía bên hữu có giáo đường thờ Thánh Mẫu, nét mặt như con gái, tay bồng một đứa trẻ, tức Thánh Gia Tô (Jesus Christ).

Trong sách Thánh dụ quảng huấn của vua Thế Tông nhà Thanh ( 1723-1735) có dụ rằng: “Giáo Tây Dương tôn sùng Thiên Chúa…”

Sách Kiên Biều Bí Tập chép: “ Nước Đại Tây Dương ở phía Tây Trung Quốc, cách xa sáu vạn dặm. Tên đất gọi là Âu Hải Quốc...Ở xứ đó nhân dân đều thờ đạo Thiên Chúa, không ai biết đến Trung Quốc có các giáo Nho, Thích, Đạo. Thiên Chúa là chúa tể trước tiên, sinh ra người và vạn vật. Họ làm miếu để thờ phụng chung…”

Cuối đời Thế Tông nhà Minh, niên hiệu Gia Tĩnh (1522-1566), có người Tây Phương tên là Lợi Mã Đậu (Matteo Ricci) rủ mười người bạn vượt biển đi du lịch, đi qua hơn mười nước, qua sau vạn dặm đường, trải qua sáu năm mới đến xứ An Nam, qua biên giới vào đất Quảng Đông. Lúc đó những người đi theo đều chết cả, chỉ có Lợi Mã Đậu có thuật lạ, tài hít khí trời mà thoát hết bệnh tật. Ở Quảng Châu hơn hai mươi năm, thông hiểu cả văn tự ngữ ngôn Trung Quốc, trở thành một nhà nghiên cứu Trung Hoa nổi tiếng. Theo sách cổ thì Lợi Mã Đậu râu tía mắt xanh, nước da mặt đỏ như hoa đào, năm ngoại năm mươi tuổi mà như thanh niên đang xoan. Ông sống khiêm nhường, đúng lễ, ai cũng quý mến.

Năm Đinh Dậu niên hiệu Vạn Lịch (1597) đời Minh Thần Tông, Lý Quân Thực gặp ông ta ở đất Dự Chương, cùng nhau nói chuyện, được ông cho xem nhiều vật lạ như: Đồng Hồ Cát, Bình Pha Lê vẽ nhiều họa tiết…đặc biệt có thứ giấy như da người đàn bà đẹp được dùng đóng kinh điển của bản quốc.

Theo nghiên cứu của các nhà học giả đời trước thì ngoài Lợi Mã Đậu còn có Nam Hoài Nhân (Ferdnandus Verbiest 1623-1688), tên tự Trung Quốc là Huân Khanh, là Đôn Bá, giáo sĩ truyền giáo của giáo hội Bỉ, Ngải Nho Lược (Giuleo Aleni, người Ý), Thang Nhược Vọng (Joannes Adam Schall von Bell, người Đức)…đều là những người tinh thông học thuật từng đến Trung Quốc truyền giáo.

Chính những nhà truyền giáo như thế một thời được gọi là Tây Nho ( Học giả phương Tây) hoặc Tây Thổ Thánh Nhân ( Bậc Thánh đất Tây Phương), những người đã cho người Đông Phương chúng ta biết đến những phép toán Tam Giác Lượng, phép xem sao Zodiac (Hoàng Đạo), đồng hồ báo thức…

Xem qua những điều trên đây, chúng ta hiểu thêm hơn về đạo Thiên Chúa, con người và những bước đường lịch sử phát triển trong quá trình đến với phương Đông.

Nguyễn Hạnh


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >