Trang chủ arrow Tản mạn arrow THẾ GIỚI MẦU SẮC TRONG CON MẮT CỦA ĐỘNG VẬT
THẾ GIỚI MẦU SẮC TRONG CON MẮT CỦA ĐỘNG VẬT
17/09/2006
Image

Một con người bình thường có thể đựoc thế giới xung quanh với năm màu sắc thật là tươi mới, rõ ràng là xanh, đỏ, tím, vàng…và các màu sắc trung gian của sinh giới, tổng cộng là hơn 60 sắc khác nhau.
 
Thế còn trong con mắt của thế giới động vật thì làm sao?

Qua nghiên cứu, đại đa số những động vật có vú đều bị màu màu. Tỉ như các loài dê, chó, trâu bò, mèo.v.v… hầu như không biết phân biệt  các loại màu sắc, mà thế giới xung quanh chúng hiện lên chỉ với ba màu đen, trắng và xám thật ảm đạm đơn điệu, giống như đang xem một chiếc tivi đen trắng vậy! Trong các cuộc đấu bò tót, các đấu sĩ thường dùng một chiếc khăn màu đỏ để trêu tức các chú bò, làm cho khán giả tưởng rằng màu đỏ có thể kích thích được chúng, nhưng sự thực lại là do khi bị quấy nhiễu bằng hình ảnh động trong tầm mắt thì điều này làm chúng chẳng mấy chốc nổi xung lên, việc tương fự sẽ xảy ra cả khi ta thay bằng miếng vải có màu sắc khác.

Loài chó không thể phân biệt được màu sắc, trước mắt nó vạn vật như thể là một bức ảnh đen trắng. Giống vật này săn mồi chỉ hoàn toàn dựa vào sự nhanh nhẹn của bốn chân và khả năng nhận biết màu sắc tinh nhạy của nó mà thôi.

Một họ hàng loài người cũng bị mù màu, đó là những chú khỉ vượn, chỉ nhìn thâys một thế giới xám xịt u tối mà thôi. Các loài chuột, sóc… cũng đều bị mù màu. Hươu cao cổ có thể phân biệt được màu vàng, màu xanh lá cây và màu da cam. Loài hươu có khả năng phân biệt màu xám rõ nhất.

Một điều thú vị là giống ngựa vằn tuy bị mù màu nhưng lại có thể dùng màu sắc ngụy trang cho chính mình. Khi một con ngựa vằn đang cùng gặm cỏ với các con thú thuộc loài khác, màu đen và trắng có thể gây chú ý, một khi có động tĩnh thì chỉ cần con ngựa đầu đàn ra hiệu thỉ lập tức các con ngựa cùng bầy cũng  biết đường chạy trốn. Trong lúc chạy trốn như thế, sự giao động liên tục của hai màu đen trắng sẽ giúp những chú ngựa tẩu thoát dễ dàng.

Thế nhưng ở loài chim thì sự việc lại hoàn toàn khác hẳn, trừ một số loài chim có tập quán ăn đêm bị mù màu như loài cú vì màng mắt thiếu tế bào hình chuỳ thì đa số các loài chim bay trên trời đều có cảm giác màu sắc. Loài chim khi bay cần nhận biết điểm hạ cánh, cho nên màu sắc giúp chúng nhận biết được khoảng cách và hình dạng, vì vậy chúng có khả năng nhận biết con mồi đang bay hay đang rơi trên cây xanh xuống.Việc nhận biết được màu sắc còn giúp chúng  việc tìm bạn tình. Con chim đực biết lợi dụng màu sắc lông vũ để hấp dẫn chim cái. Thử hỏi nếu khả năng nhận biết màu sắc thì bộ lông vũ sặc sỡ diêm dúa của chàng chim đực còn đâu hấp dẫn!?

Các loài động vật dưới đa phần cũng có khả năng nhận biết màu sắc. Thử nghiệm ở giống cá mè cho thấy qua một thời gian làm quen với màu đỏ thì chúng có khả năng dựa vào màu đỏ mà lựa thức ăn. Tôm hùm, tép, ngay cả những động vật bò sát như rùa, ba ba hay thằn lằn cũng có thể nhận biết được màu sắc.

Các loài côn trùng tuy là sinh vật cấp thấp, nhưng khả năng nhận biết hết màu sắc so với động vật có vú là cao hơn. Loài chuồn chuồn là loài côn trùng nhạy bén với màu sắc nhất, xếp sau là loài bướm và giống ngài. Nhặng và muỗi cũng có khả năng nhận biết màu sắc. Loài ruồi rất ghét màu lam, thế cho nên chúng không bao giờ đến gần các rèm che hoặc vật thể có màu này. Loài muỗi có thể phân biệt màu vàng, lam và và màu đen, đặc biệt thích màu đen. Những chú ong mật chăm chỉ trong vườn hoa sặc sỡ đủ màu lại không thể phân biệt được màu đỏ. Đối với chúng thì màu đỏ và đen là như nhau. Ông mật có thể biết được màu xanh, vàng, lam nhưng màu da cam, vàng, xanh lá cây dưới mắt chúng là như nhau, và điếu tương tự cũng sẽ xảy ra với màu lam và màu tím. Thế nhưng ong mật lại có thể nhận biết được màu của tia tử ngoại, cũng như nhìn thấy những tia mà con người khó nhận ra được.
 
Nguyễn Hạnh
                                                                                                                                          (Theo báo Độc giả số tháng 7-2006)

                                                                                                                                                

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >