Trang chủ arrow Âm nhạc dân tộc arrow KÈN XARANAI
KÈN XARANAI
01/11/2006
 Kèn Xaranai là nhạc cụ định âm duy nhất trong các nhạc cụ khác nhau của dân tộc Chǎm. Xaranai thuộc họ hơi chi dǎm kép.

Loa kèn thân tròn, hơi bầu ở giữa, loe ở đầu, dài khoảng 10 - 11 cm, làm bằng ngà voi, sừng trâu hoặc gỗ quí (trắc, cẩm lai).Thân kèn là một ống rỗng ruột làm bằng gỗ quí (lim xanh, mun), dài 20 - 21 cm lớn dần về phía tiếp giáp với loa kèn. Thân kèn có 8 lỗ bấm,7 lỗ bấm trên cách đều nhau khoảng 2 cm (lỗ số 1 kể từ loa kèn trở xuống),1 lỗ bấm dưới (nằm giữa lỗ 6 và 7, sát phần tiếp giáp với cọc dǎm). Cọc dǎm dài 6 cm, làm bằng bạc hoặc đồng thau uốn thành hình tổ sâu. Phần lớn cắm vào thân kèn, phần nhỏ dùng để gắn dǎm kèn. Dǎm kèn (lưỡi gà) làm bằng lá nón hoặc lá buông.

Kèn Xaranai có các âm: Đô - Mi - Fa - Sol - La - Si. Khi thổi kèn Xaranai người thổi không được ngắt hơi. Để đạt được kỹ thuật này người ta ứng dụng cách luồn hơi (dùng một phần hơi nhỏ ở khoang miệng đẩy vào dǎm kèn, cùng lúc lấy hơi đằng mũi chứa đầy phổi). Kèn Xaranai có vai trò lớn trong dàn nhạc truyền thống của người Chǎm vì âm thanh của kèn vang, khoẻ và thường đi giai điệu khi hòa tấu.

Nguyễn Hạnh (Theo tư liệu Âm nhạc)

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước