Trang chủ arrow Âm nhạc dân tộc arrow ĐINH TÁC TA
ĐINH TÁC TA
01/11/2006

 Đing Tác Ta, tên gọi một loại nhạc cụ khá phổ biến của dân tộc Êđê. Được xếp vào nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do.


 
Đing Tác Ta được chế tác bằng một thân nứa dài 42 cm, đường kính 2 cm. ống nứa này cắm xuyên qua một vỏ quả bầu khô. Phần nứa trong lòng quả bầu có đặt một lưỡi gà bằng tre.

Sáo có 3 lỗ bấm, 2 lỗ bấm trên cách nhau 5 cm và một lỗ bấm dưới.

Khi thổi miệng ngậm vào núm quả bầu, ngón cái tay phải bấm một đầu nứa (phần nứa ngắn). Còn các ngón tay cái, trỏ, giữa của tay phải bấm vào 3 lỗ trên thân sáo (phần nứa dài), có thể thể hiện được nhiều kỹ thuật như: đánh lưỡi, rung, láy tiếng v,v... Đing Tác Ta có âm lượng khá lớn, âm sắc ngọt, trong, khoẻ và vang.

Người ta hay sử dụng Đinh Tác Ta trên nương rẫy, lúc đi đường, hay trong sinh hoạt giao duyên.


  Nguyễn Hạnh (theo tư liệu âm nhạc)


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >