Trang chủ arrow Âm nhạc dân tộc arrow BẲNG BU
BẲNG BU
01/11/2006

 Bẳng bu là nhạc cụ họ hơi, chi dỗ, rập, không định âm của người Thái và một số cư dân sống ở vùng Tây bắc Việt Nam.



Bẳng bu được làm bằng tre. Đó là những ống tre rỗng hai đầu, đường kính khoảng 8 - 10 cm và chiều dài 40 - 80 cm. ở một vài nơi người ta dùng ống có mấu kín ở một đầu. Các ống dài ngắn khác nhau để tạo ra những âm thanh cao thấp khác nhau, tuy nhiên người chế tác không được quan tâm đến độ cao xác định.
 
Bẳng bu là nhạc khí của nữ giới (ngày nay cả nam giới cũng chơi). Khi chơi, mỗi cô gái hai tay cầm hai ống dỗ, rập một đầu ống xuống tấm ván hay sàn nhà. Nếu ống có một đầu mấu thì dỗ đầu mấu xuống. Âm thanh sẽ tạo ra mô hình nhịp điệu, tiết tấu ứng với các động tác và các bước chuyển động của đội hình múa.

Bẳng bu thường được diễn tấu trong nghi lễ nông nghiệp, đệm cho điệu múa của ông Mo (ví dụ: Lễ ?Xên lẩu nó? - Mừng mùa mǎng mọc). Các lễ này có nội dung phồn thực, cầu cho người yên vật thịnh, mùa màng tốt tươi.

Nguyễn Hạnh (Theo tư liệu âm nhạc)
 
 

 
 
 
 


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >