Trang chủ arrow Bài viết arrow THIỀN Y TUỆ TĨNH
THIỀN Y TUỆ TĨNH
30/10/2007
Image

Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, đi tu lấy hiệu là Tuệ Tĩnh. Ông xuất thân từ một gia đình bần nông, cha là Nguyễn Công Vĩ, mẹ là Hoàng Thị Ngọc ở Nghĩa Lư, huyện Dạ Cẩm, Hồng Châu (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương).

 

Theo truyền thuyết ở địa phương, ông sinh trưởng dưới triều Trần Dụ Tông (thế kỷ 14), lúc lên 6 tuổi, cha mẹ đều mất. Ông được nhà sư chùa Hải Triều ở Yên Trang gần đấy đưa về nuôi cho ăn học (chùa Hải Triều sau gọi là chùa Nghiêm Quang tức chùa Giám ở xã Cẩm Sơn, vì bị đất lở, đã dời đến xã Tân Sơn cùng huyện Cẩm Bình). Đến năm 10 tuổi, Bá Tĩnh lại được sư cụ chùa Giao Thuỷ ở Sơn Nam (Nam Định) đưa về cho ở học với nhà sư chùa Dũng Nhuệ trong huyện. Ở đấy, ông được gọi là Tiểu Huệ, nên có biệt danh là Huệ Tĩnh. Ông được học văn và học thuốc để giúp việc chữa bệnh ở chùa.

Đên năm 22 tuổi, ông đi thi hương trúng bảng, nhưng vẫn ở chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Ông tiếp tục việc chữa bệnh giúp dân ở chùa này và phát triển thêm một số cở sở chữa bệnh ở các chùa lân cận, như chùa Hộ Xá (Nghĩa Xá). Năm 30 tuổi, ông trở về trụ trì chùa Yên Trang. Ông đã tu bổ chùa này với một số chùa khác (24 ngôi) ở hạt Sơn Nam và quê hương, huấn luyện y học cho các tăng ni để mở rộng việc chữa bệnh làm phúc.

Năm 45 tuổi, ông thi đình đậu Hoàng Giáp. Năm 55 tuổi ông bị bắt đi sứ sang Trung Quốc. Ông được nhà Minh giữ lại làm việc ở viện Thái y, rồi mất ở bên ấy, không rõ năm nào.

Sự nghiệp trước tác:

- Về phật học, ông đã giải nghĩa bằng chữ Nôm sách Thiền Tông, Khoá Hư Lục của vua Trần Thái Tông soạn.

- Về y học, ông đã soạn các sách Dược tính chỉ nam và Thập Tam phương gia giảm (theo Hải Dương phong vật chí), nhưng phần nguyên tác của Tuệ Tĩnh không còn trọn vẹn do binh hoả, cụ thể như các thư tịch của ta đã bị quân nhà Minh phá huỷ hồi đầu thế kỷ 15 khi chúng sang xâm chiếm nước ta. Những tác phẩm còn lại cho đến ngày nay đều do người đời sau biên tập lại với tài liệu thu thập trong nhân dân.

Trịnh Vân Hải
(Trích từ sách Tuệ Tĩnh Toàn Tập)


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >