Trang chủ arrow Dược học arrow Hoàng bá
Hoàng bá
18/03/2021
Khí vị: Vị đắng tính hàn, không độc là thuốc của kinh Túc thiếu âm. Lại nói: là thuốc của kinh Thủ quyết âm, thuốc dẫn kinh của Túc thái âm, tính trầm mà giáng xuống, là âm dược; ghét Can tất.

Chủ dụng: Làm cho thấp nhiệt ở hạ tiêu tan đi, tả long hỏa nấp ở phần âm, trừ phiền nhiệt, nóng trong xương, bổ thận mạnh âm, tẩy Can sáng mắt, chứng hoàng đản nhiệt kết trong dạ dày, ruột và ngũ tạng, chữa kiết lị, trĩ nội, tả tướng hỏa có thừa, cứu Thận thủy không đủ, lở miệng, ghẻ lở có trùng xức bôi được, có công chữa chứng trường phong hạ huyết liên tục, nhiệt lị đi ra huyết rất thần hiệu, Bàng quang kết nhiệt, phụ nữ đới, lậu, âm khí lở loét, đỏ mũi tê cổ họng, ung thư phát bối, sưng vú, lở rốn cũng dùng được. Đông Viên nói: Tả long hỏa nấp ở hạ tiêu, yên giun đũa gây nôn khan ở thượng tiêu. (Đàn ông lở ngọc hành dùng nó tán thành bột bôi vào; môi lưỡi lở thì nướng với mật rồi tán bột bôi vào).

Hợp dụng: Được Tri mầu thì tư âm giáng hỏa, dùng để trị lao; được Thương truật thì trừ thấp thanh nhiệt, chủ yếu để trị tê liệt.

Cấm kị: Phàm hỏa thực thì trị, hỏa hư thì bổ, người ta không có hỏa thì không sống được, dùng Hoàng bá tả hỏa thì tổn thương sinh khí, chỉ có chứng thấp nhiệt, thực nhiệt thì tạm dùng được, nếu người thận hư, tỳ yếu thì nên cấm hẳn. Đan Khê nói: Mạch hữu bộ Xích Vi hoặc mạch tả Xích Vượng thì đều không nên dùng Hoàng bá.

Cách chế: Cho vào thuốc tễ nên tẩm mật nướng vàng, cho vào thuốc chữa Thận nên tẩm muối và rượu sao tới mầu nâu sẫm, cho vào thuốc bôi cam miệng thì phơi khô, không cho gần lửa. Nếu chứng hỏa thịnh thì tẩm đồng tiện chưng lên dùng.

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >