Trang chủ arrow Dược học arrow Sâu chít
Sâu chít
03/01/2020
"Sâu chít" công năng của nó cũng không kém Đông trùng hạ thảo. "Chít" thuộc loài thảo, có bông giống bông lau, thân cao từ 1 đến 2 mét, lá dài như lá mía. Tại các sườn đồi núi miền trung du, giống này mọc rất nhiều. Từ tháng 11, 12 âm lịch trở đi, bắt đầu đâm bông. Nhân dân miền đó hái lá về để gói bánh - tục gọi là bánh tẻ - thay lá tre mai - còn bông thì cắt làm chổi. Chổi chít quét rất bền, thợ nề thường dùng làm chổi quét vôi. Cứ từ cuối tháng 11, sang tháng 12 âm lịch, hễ thấy trong bụi chít, cây nào cụt ngọn không đâm bông, thì biết ở trong thân có sâu. Cắt lấy từ đoạn giữa cây đem về, chẻ đôi ra, sẽ thấy ở trong có một con sâu, hệt như con tằm sắp chín.

Khi đã cắt được cây chít đem về, lấy sẵn chậu nước sạch, hòa vào một nhúm muối, bấy giờ mới xé cây chít, lấy sâu thả vào chậu nước, để qua một đêm cho nó mửa hết dãi (sức sống của nó rất dai, ngâm nước qua một đêm mà vẫn sống), ngâm qua một đêm, hôm sau để vào chảo đất sấy khô, rồi muốn ngâm mật ong hay ngâm rượu tùy ý. Rượu sâu chít rất tốt cho bệnh ở Phế và Mệnh môn hỏa suy.

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >